Chương 1: MỞ ĐẦU1.1 Lí do Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềcác vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam từ Cách mạng dân tộc dân chủ đếnCách Mạng xã hội
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG - -
BÀI TIỂU LUẬN MÔN
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Cách mạng giải phóng dân tộc
GVHD: ThS Trần Tiến NHÓM: 4
Lớp : 22LU111
Trang 2Đồng Nai, ngày 18 tháng 3 năm 2024
DANH SÁCH NHÓM TIỂU LUẬN
Nhóm: 4 -
3 Nguyễn Thị Hoàng Kim 0384200018 Thành viên
Trang 3- Thời gian: 17h, ngày 14 tháng 3 năm 2024
- Địa điểm: Highlands Coffee – Đồng Khởi
- Nội dung chính: Đánh giá kết quả làm việc nhóm
1 Nhật ký công việc:
- Ngày 14/3/2024
- Nội dung công việc: Tổng hợp nội dung
1 Mã Ngọc Gia Hân Chương 3 + Kết luận
2 Nguyễn Yến Nhi Tổng hợp nội dung và làm
bài tiểu luận
3 Nguyễn Thị Hoàng Kim Chương 2 ( Mục 1+2+3)
4 Nguyễn Thị Mỹ Anh Chương 1
5 Nguyễn Nhật Hào Chương 2 ( Mục 4+5+6)
2 Đánh giá kết quả làm việc nhóm:
nhiệt tình
Chất lượng công việc
THÀNH VIÊN ĐẠI DIỆN
Trang 4(Ký tên, ghi rõ họ tên)
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại họcLạc Hồng đã tạo điều kiện để sinh viên chúng em có một môi trường học tập thoảimái về cơ sở hạ tầng cũng như cơ sở vật chất
Chúng em chân thành cảm ơn thầy Trần Tiến đã hướng dẫn tận tình để nhómchúng em hoàn thành tiểu luận này Hi vọng thông qua những nỗ lực tìm hiểu củatất cả các thành viên, nhóm 4 sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh vềcách mạng giải phóng dân tộc Lâu nay, tên tuổi Hồ Chí Minh đã trở nên gần gũi vàquen thuộc không những đối với dân tộc Việt Nam mà còn trên toàn thế giới Nhắcđến Hồ Chí Minh người ta sẽ nghĩ ngay đến một con người vĩ đại, thông minh, tàigiỏi, một con người giản dị, chân chất Hồ Chí Minh là con người Việt Nam ưu túđiển hình của mọi thời đại Suốt cuộc đời hoạt động Người đã dành phần lớn tâm tư
và sức lực cho sự nghiệp vĩ đại là tìm ra con đường cách mạng giải phóng dân tộc.Đây cũng là một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh
Trong bài tiểu luận này chúng em sẽ trình bày một cách tương đối có hệthống về vấn đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc”. Quabài tiểu luận, chúng em sẽ nêu lên được sự cống hiến của Hồ Chí Minh trong việclàm phong phú thêm những vấn đề lớn trong kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác –Lê-nin như về vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc
Tuy nhiên, vấn đề chúng em đề cập đến có nội dung lý luận rất lớn, nên bàitiểu luận không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định Vì thế chúng emmong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ giảng viên
Chúng em xin chân thành cám ơn!
Tập thể nhóm 4
Trang 6Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềcác vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam từ Cách mạng dân tộc dân chủ đếnCách Mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo những nguyên lý
cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam,đồng thời là sự kết tinh tinh hoa của dân tộc giải phóng giai cấp và giải phóng conngười
Con đường giải phóng dân tộc của đất nước ta phải trải qua rất nhiều khókhan Bác là người đã tìm ra con đường đó, trong tư tưởng Hồ Chí Minh thực thiCách mạng giải phóng dân tộc là một chủ đề lớn, khẳng định sự thành công của dântộc ta là nhờ thực hiện một đường lối cách mạng đúng đắn Vì vậy, chúng em chọn
đề tài này nhằm phân tích rõ hơn về cách mạng giải phóng dân tộc và để hiểu sâusắc hơn về con đường đi đến thắng lợi của dân tộc ta
1.2 Mục đích:
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc
Giúp chúng ta có thêm kiến thức về con đường đi đến độc lập tự do của ViệtNam ta
Giúp chúng ta nắm vững những kiến thức đã học và có thêm nhiều kiến thứcmới
Trang 71.3 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin từ tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh, báo chí, truyền hình,các trang mạng xã hội, trang báo giấy, điện tử…cùng những hiểu biết bản thân để
hệ thống thông tin thành từng chương, từng mục rõ ràng, khoa học Sau đó đưa ranhận xét đánh giá, kết luận đề tài trên phương diện khách quan nhất
Chương 2: NỘI DUNG
2.1 Khái niệm
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc vềnhững vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và pháttriển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa vàphát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhânloại
Từ khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng em sẽ phân tích 03 nội dung cốt lõi
về nội dung, vị trí, vai trò, sức sống trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm lý luận, phản ánh nhữngvấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin
trong điều kiện mới, kết hợp với các giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóanhân loại Cùng với chủ nghĩa Mác – Lê-nin tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tưtưởng của Đảng và cách mạng Việt Nam
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho thắng lợi của cách mạngViệt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc trong
Trang 8thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, và ngày nay là xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2.2 Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh
- Tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người
- Tư tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sứcmạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Tư tưởng về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc
- Tư tưởng về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự củadân, do dân, vì dân
- Tư tưởng về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân
- Tư tưởng về phát triển kinh tế và văn hóa, không ngừng nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của nhân dân
- Tư tưởng về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
- Tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau
- Tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, Đảng viên vừa
là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân
2.3 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
2.3.1 Cơ sở khách quan
2.3.1.1 Hoàn cảnh lịch sử trong nước và quốc tế đầu thế kỷ XX
Trang 9- Trong nước, Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước có
nhiều biến động Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phụctrước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng,thừa nhận nền bảo hộ của chúng trên toàn Việt Nam Đầu thế kỷ XX, các cuộckhai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự biếnchuyển và phân hóa
- Quốc tế cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh ,
tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị của chúng trênphạm vi toàn thế giới
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công và sự ra đời của Quốc
tế Cộng sản (tháng 3-1919), phong trào công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩaphương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông đã
có quan hệ với nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc
2.3.1.2 Những tiền đề tư tưởng, lý luận
- Các giá trị truyền thống của dân tộc: Đó là truyền thống yêu nước, kiêncường bất khuất; là tinh thần tương thân tương ái, lòng nhân nghĩa, ý thức cố kếtcộng đồng; là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách; là trí thông minh,tài sáng tạo, quý trọng hiền tài, khiêm tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộckhác để làm giàu cho văn hóa dân tộc
- Tinh hoa văn hóa nhân loại: Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóaphương Đông với các thành tựu hiện đại của văn minh phương Tây, đó chính là nétđặc sắc trong quá trình hình thành tư tưởng, văn hóa, nhân cách Hồ Chí Minh
- Chủ nghĩa Mác – Lê-nin: Chủ nghĩa Mác – Lê-nin là cơ sở thế giới quan và
phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê-nin
Trang 10ở Hồ Chí Minh diễn ra trên nền tảng của những tri thức văn hóa tinh túy được chắtlọc, hấp thụ và vốn hiểu biết phong phú, tích lũy qua thực tiễn đấu tranh vì mục tiêucứu nước và giải phóng dân tộc.
2.3.2 Nhân tố chủ quan
- Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh
- Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn
2.4 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời – nhân tố quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc.
Lịch sử nước ta từ khi đế quốc Pháp xâm lược đầu những năm 1920 đãchứng kiến hơn 300 cuộc đấu tranh hết sức anh hùng của dân tộc ta chống đế quốcPháp xâm lược Nhưng cuối cùng đều không giành được thắng lợi vì chưa có mộtđường lối cứu nước đúng đắn
Trong vòng 7 tháng, từ ngày 17-06-1929 đến ngày 01-01-1930, ở nước ta đãxuất hiện 3 tổ chức cộng sản: Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng
và Đông Dương cộng sản liên đoàn Các tổ chức cộng sản ra đời là hợp với xu thếphát triển tất yếu của lịch sử dân tộc và thời đại
Sau khi ra đời, 3 tổ chức cộng sản đã có sự tranh giành ảnh hưởng, tranhgiành quần chúng và công kích lẫn nhau Đây là mâu thuẫn trong quá trình pháttriển đi lên của phong trào cộng sản Việt Nam Tình hình ấy phản ánh sự ấu trĩ vàkhuynh hướng biệt phái, tiểu tư sản Trong phong trào công nhân và phong trào yêunước ở thuở ban đầu Đông Dương cộng sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng đãnhiều lần trao đổi thư từ để giải quyết những bất đồng những vẫn không giải quyếtđược Đông Dương cộng sản liên đoàn chưa có ban chấp hành Trung ương của liênđoàn Những người cộng sản và những người yêu nước chân chính đều nhận thấy
Trang 11cần phải sớm khắc phục hiện tượng này: thành lập một Đảng cộng sản thống nhấtthực sự mác xít, leninnit để lãnh đạo cách mạng tiến lên giành thắng lợi
Trước tình hình ấy, quốc tế cộng sản đã gửi thư cho những người cộng sản ởĐông Dương yêu cầu thống nhất lại thành một Đảng duy nhất Bức thư nêu rõ:
“Cho tới nay quá trình thành lập một Đảng cộng sản là rất chậm so với sự phát triểncủa phong trào cách mạng Đông Dương Việc thiếu một Đảng cộng sản duy nhấttrong lúc phong trào quần chúng công nhân và nông dân ngày càng phát triển, đãtrở thành một điều nguy hiểm vô cùng cho tương lai trước mắt của cuộc cách mạng
ở Đông Dương” Trong thư còn nêu rõ: “Nhiệm vụ quan trọng nhất và cấp báchnhất của tất cả những người cộng sản Đông Dương là thành lập một Đảng cáchmạng có tính chất giai cấp của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng cộng sản có tínhquần chúng ở Đông Dương Đảng đó phải chỉ có một và là tổ chức cộng sản duynhất ở Đông Dương
Từ ngày 06-01 đến ngày 07-02-1930 hội nghị hợp nhất được tiến hành tạinhà một người công nhân lao động nghèo ở bán đảo Cửu Long gần Hương Cảng.Tham dự hội nghị có hai đại biểu của Đông Dương cộng sản Đảng là Trịnh ĐìnhCửu và Nguyễn Đức Cảnh và hai đại biểu của An Nam cộng sản Đảng là NguyễnThiệu và Châu Văn Liêm Đông Dương cộng sản liên đoàn vì thành lập muộn hơnnên không kịp cử đại biểu đến dự Hội nghị tiến hành dưới sự chủ trì của đồng chíNguyễn Ái Quốc, đại biểu của quốc tế cộng sản Sau một quá trình làm việc khẩntrương các đại biểu đã hoàn toàn nhất trí tán thành ý kiến của đồng chí Nguyễn ÁiQuốc về thong nhất các Đảng phái hiện có trong nước thành một Đảng duy nhất lấytên là Đảng Cộng Sản Việt Nam
Hồ Chí Minh đã xây dựng được một Đảng cách mạng tiên phong, phù hợpvới thực tiễn Việt Nam, gắn bó với nhân dân,với dân tộc, một lòng phụng sự nhândân, được nhân dân, được dân tộc thừa nhận là đội tiên phong của mình
Trang 12Theo Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam là đảng của giai cấp côngnhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam Kết hợp với lý luận Mác –
Lê-Nin về Đảng cộng sản với thực tiễn cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã vậndụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê-nin trên một loạt vấn đề về cáchmạng giải phóng dân tộc, xây dựng nên một lý luận cách mạng giải phóng dân tộc
Hồ Chí Minh cho rằng Đảng cộng sản Việt Nam là “Đảng của giai cấp vô sản”đồng thời là “Đảng của dân tộc Việt Nam” Khi khẳng định Đảng cộng sản ViệtNam là Đảng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam Hồ Chí Minh đã nêu mộtluận điểm quan trọng bổ sung thêm cho lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin vềĐảng cộng sản định hướng cho việc xây dựng
Đảng cộng sản Việt Nam thành một Đảng có sự gắn kết chặt chẽ với giai cấpcông nhân, với nhân dân lao động và cả dân tộc Việt Nam
Ngay từ khi mới ra đời, đảng do Hồ Chí Minh sáng lập đã quy tụ được lựclượng và sức mạnh của toàn bộ giai cấp công nhân và cả dân tộc Việt Nam Đó làmột đặc điểm và đồng thời là một ưu điểm của Đảng Nhờ đó ngay từ khi mới rađời, Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối vởi cách mạng và trở thành nhân
tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam
2.5 Vai trò và sức mạnh của yếu tố dân tộc trong tư tưởng cứu nước của Hồ Chí Minh
2.5.1 Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của các dân tộc
Quan điểm về vấn đề này trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thể hiện:
Phải đảm bảo cho các dân tộc, quyền dân tộc cơ bản, đó là: Quyền được sốngtrong hoà bình, độc lập, tự do, bình đẳng, hạnh phúc
Trang 13 Độc lập dân tộc gắn với sự thống nhất quốc gia, sự vẹn toàn lãnh thổ đấtnước.
Độc lập dân tộc gắn với quyền tự quyết dân tộc, tức là quyền được lựa chọncon đường phát triển không phụ thuộc vào bên ngoài
Độc lập dân tộc phải gắn với ấm no, hạnh phúc cho nhân dân
Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, nếu kẻ nào xâm phạm thì phải kiênquyết chiến đấu để giành lại
2.5.2 Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập
Tư tưởng xuyên suốt của Hồ Chí Minh là: “Ở các nước thuộc địa, chủ nghĩadân tộc là một động lực lớn của đất nước”, thể hiện:
Để đưa sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng lợi ở các nướcthuộc địa, nhất là ở Việt Nam thì phải khơi dậy và phát huy được động lựcnày Nếu không làm được điều đó cách mạng sẽ không thể thành công
Quốc tế Cộng sản phải “phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc
tế Cộng sản” Bởi vì nếu chủ nghĩa dân tộc thắng lợi, chủ nghĩa dân tộc sẽbiến thành chủ nghĩa quốc tế
2.5.3 Yếu tố dân tộc trong cách mạng Việt Nam
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lê-nin đã chỉ rõ mối quan hệ khôngthể tách rời giữa vấn đề dân tộc với vấn đề giai cấp, cũng như giữa dân tộc và dânchủ Song căn cứ tình hình ở các nước tư bản phương Tây giữa thế kỉ XIX đầu thế
kỉ XX mà Mác, Ăng-ghen cũng như Lê-nin đều coi trọng yếu tố giai cấp hơn, đềulấy sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản làm nhiệm vụ trung tâm và điều kiện cho
sự nghiệp giải phóng dân tộc và thuộc địa, Mác, Ăng-ghen viết: “Hãy xóa bỏ tìnhtrạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng bị
Trang 14xóa bỏ Khi mà sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn nữathì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo”.
Vận dụng học thuyết cách mạng vô sản của Mác vào hoàn cảnh chủ nghĩa tưbản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc và từ thực tiễn phong trào cách mạngthuộc địa những năm đầu thế kỉ XX, Lê-nin đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề dân tộc.Tại đại hội lần thứ II của Quốc tế Cộng sản (1920), Lê-nin đề xuất thay danh từ
“dân chủ tư sản” bằng “dân tộc cách mạng” Theo ông, ý nghĩa của việc thay thế ởchỗ những người cộng sản phải ủng hộ và chỉ ủng hộ những phong trào giải phóng
có tính chất tư sản trong các nước thuộc địa Nhưng với 2 điều kiện: Một là, phongtrào đó thực sự cách mạng; hai là, những lãnh tụ của phong trào đó không ngăn cảnnhững người cộng sản tuyên truyền, giáo dục và tổ chức quần chúng theo tinh thầncách mạng Lên-nin chỉ rõ: “Nếu không có được những điều kiện như thế thì nhữngngười cộng sản ở trong nước đó phải đấu tranh chống giai cấp tư sản cảilương,trong đó có cả những anh hùng của quốc tế Căn cứ vào 2 điều kiện đó màLê-nin đã ủng hộ và giúp đỡ Tôn Dật Tiên và cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc.Đại hội lần thứ VI Quốc tế cộng sản (1928) đã tổng kết phong trào cách mạngthuộc địa và khẳng định yếu tố dân tộc có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình cáchmạng của tất cả các nước thuộc địa và nửa thuộc địa
Để phát huy yếu tố dân tộc khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam, Ngườichủ trương đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng, các lực lượng và các cá nhânyêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đấu tranh chống đế quốc và tay sai, giải phóngdân tộc để tới xã hội cộng sản
2.5.4 Yếu tố dân tộc là một động lực lớn của cách mạng Việt Nam
Trong khi nhiều người cộng sản thì phê phán chủ nghĩa dân tộc, đánh giá chủnghĩa dân tộc là sản phẩm và thành quả của giai cấp tư sản thì từ 1924, Hồ ChíMinh đã viết: “chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn của đất nước” Bằng câu nói