- Bản sao các giấy tờ sau đây:+ Giấy tờ pháp lý của ông A đối với người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp; + Giấy tờ pháp lý của ông A đối với chủ sở hữu công ty là ông A hoặcgiấy
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI
ĐỀ LTM1.N4 (TS TRẦN QUỲNH ANH)
Trang 2NHÓM 0 - LỚP: 4805 - CA THẢO LUẬN:
NHÓM 0
Hà Nội, 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 6
1 Ông A nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao? Hãy tư vấn cho ông A thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đó? 6
1.1 Loại hình doanh nghiệp ông A nên lựa chọn và phân tích lý do 6
1.1.1 Cơ sở pháp lý 6
1.1.2 Phân tích 6
1.2 Thủ tục đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên 7
1.2.1 Cơ sở pháp lý 7
1.2.2 Thủ tục đăng ký 7
1.2.3 Đăng ký giấy phép kinh doanh rượu 8
2 Giả sử ông A đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo gợi ý của anh/ chị và tự đăng ký vốn của doanh nghiệp là 5 tỷ đồng 30 ngày sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ông A đã hoàn tất việc chuyển giao 3,5 tỷ đồng cho doanh nghiệp, nhưng sau đó không tiếp tục thực hiện góp vốn nữa 9
2.1 Số vốn ông A chưa góp đủ sẽ được xử lý như thế nào? 9
2.1.1 Cơ sở pháp lý 9
2.1.2 Phân tích 9
2.2 Ông A muốn thuê B về làm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có được không? Nếu không, vì sao? Nếu có, B phải đáp ứng các điều kiện gì? 10
2.2.1 Cơ sở pháp lý 10
2.2.2 Phân tích 10
2.3 Giả sử sau 2 năm kinh doanh, tổng vốn + tài sản của doanh nghiệp: 6 tỷ, tổng nợ phải thanh toán: 9 tỷ Hãy xác định “trách nhiệm của doanh nghiệp” + “trách nhiệm của ông A” với các khoản nợ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại? 11
2.3.1 Cơ sở pháp lý 11
2.3.2 Phân tích 11
2.4 Giả sử ông A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại doanh nghiệp đó cho người khác Ông A phải làm gì? 12
2.4.1 Cơ sở pháp lý 12
2.4.2 Phân tích 12 2.5 Giả sử ông A chết, người thừa kế chỉ có vợ và con gái 20 tuổi Họ
Trang 4có thể thừa kế doanh nghiệp đó không? Nếu có, họ cần thực hiện thủ
tục gì? Nếu không, hãy tư vấn phương án xử lý tình huống cho họ? 13
2.5.1 Cơ sở pháp lý 13
2.5.2 Phân tích 13
KẾT LUẬN 18
PHỤ LỤC I: DANH MỤC MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
PHỤ LỤC II: CƠ SỞ PHÁP LÝ 21
PHỤ LỤC III: BẢNG BIỂU 33
Trang 5MỞ ĐẦU
Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự
do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Nhà
nước tạo đủ mọi điều kiện để công dân thực hiện quyền này, trong đó có việcthành lập doanh nghiệp, dẫn chứng thể hiện qua số liệu về doanh nghiệp thànhlập mới giữa năm 2021 (116.900 doanh nghiệp) và năm 2022 (148.500 doanhnghiệp), tỷ lệ tăng lên đến 27%1 và đang có xu hướng tăng mạnh trong nhữngnăm tới Số lượng doanh nghiệp tăng đồng nghĩa với việc trọng trách quản lýdoanh nghiệp của nhà nước càng lớn Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp,mỗi lĩnh vực kinh doanh có sự quản lý khác nhau của Nhà nước; ví dụ đối vớidoanh nghiệp kinh doanh rượu có cồn từ 5,5 độ trở lên ngoài đảm bảo đầy đủđiều kiện được quy định trong Luật doanh nghiệp, Nghị định 01/2021/NĐ-CP,thì còn phải đảm bảo điều kiện quy định trong Nghị định số 105/2017/NĐ-CP
Để tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực kinh doanh mặt hàng rượu có độ cồn từ 5,5 độtrở lên đặc biệt là những điều kiện, thủ tục thành lập công ty, nhóm chúng em
đã lựa chọn đề 04 của TS Trần Quỳnh Anh để nghiên cứu:
“Tháng 1/2022, ông A muốn thành lập doanh nghiệp một chủ để kinh doanh rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên, tại thành phố Hồ Chí Minh.
1 Ông A nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao? Hãy tư vấn cho ông A thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đó?
2 Giả sử ông A đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo gợi ý của anh/ chị
và tự đăng ký vốn của doanh nghiệp là 5 tỷ đồng 30 ngày sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ông A đã hoàn tất việc chuyển giao 3,5 tỷ đồng cho doanh nghiệp, nhưng sau đó không tiếp tục thực hiện góp vốn nữa 2.1 Số vốn ông A chưa góp đủ sẽ được xử lý như thế nào?
1Minh Ngọc (29/12/2022), “Năm 2022, số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường tăng mạnh”,
https://baochinhphu.vn/nam-2022-so-doanh-nghiep-gia-nhap-va-tai-gia-nhap-thi-truong-tang-manh-1022212 29120245759.htm , truy cập ngày 29/09/2024.
Trang 62.2 Ông A muốn thuê B về làm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có được không? Nếu không, vì sao? Nếu có, B phải đáp ứng các điều kiện gì?
2.3 Giả sử sau 2 năm kinh doanh, tổng vốn và tài sản của doanh nghiệp là 6
tỷ, tổng nợ phải thanh toán là 9 tỷ Hãy xác định trách nhiệm của doanh nghiệp và của ông A với các khoản nợ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại?
2.4 Giả sử ông A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại doanh nghiệp đó cho người khác Ông A phải làm gì?
2.5 Giả sử ông A chết, người thừa kế chỉ có vợ và con gái 20 tuổi Họ có thể thừa kế doanh nghiệp đó không? Nếu có, họ cần thực hiện thủ tục gì? Nếu không, hãy tư vấn phương án xử lý tình huống cho họ?”
Trang 7NỘI DUNG
1 Ông A nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao? Hãy tư vấn cho ông A thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đó?
1.1 Loại hình doanh nghiệp ông A nên lựa chọn và phân tích lý do
Dựa trên bảng so sánh các loại hình doanh nghiệp ở nước ta hiện naycăn cứ vào Luật Doanh nghiệp 20202, Ông A nên lựa chọn loại hình doanhnghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Kinh doanh rượu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện4, đòi hỏi sựquản lý chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước, nên việc thành lập công ty TNHHmột thành viên có tư cách pháp nhân sẽ giúp ông A dễ dàng đáp ứng các yêucầu pháp lý và quản lý rủi ro tốt hơn
4 Điều 7 Luật đầu tư 2020.
3 Khoản 2, Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020.
2 Xem Phụ lục I
Trang 8Về tổ chức, điều hành ở công ty trách nhiệm hữu hạn đơn giản hơn sovới công ty cổ phần; về mặt pháp lý công ty trách nhiệm hữu hạn thường ítchịu sự ràng buộc pháp lý hơn so với công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên của ông A có thể pháthành trái phiếu để huy động vốn khi đáp ứng đầy đủ các quy định của phápluật, điều lệ công ty và căn cứ vào nhu cầu của công ty5
Ông A được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp củamình cho người khác và phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định Trườnghợp ông A chuyển nhượng một phần vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhânkhác có thể làm thay đổi mô hình công ty Công ty phải tổ chức hoạt độngtheo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty
cổ phần và đồng thời thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanhnghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định6
1.2 Thủ tục đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
1.2.1 Cơ sở pháp lý
- Điều 23, Điều 24, Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020
- Điều 24 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp (cóhiệu lực từ ngày 04/01/2021)
- Điều 4, Điều 13 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu(sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP)
1.2.2 Thủ tục đăng ký
Về hồ sơ đăng ký hoạt động 7
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp8
- Điều lệ công ty9
9 Điều 24, Luật Doanh nghiệp 2020.
8 Điều 23, Luật Doanh nghiệp 2020.
7 Điều 24, Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
6 Giáo trình Luật Thương mại, Tập 1, Chương V.
5 Khoản 4, Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020.
Trang 9- Bản sao các giấy tờ sau đây:
+ Giấy tờ pháp lý của ông A đối với người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp;
+ Giấy tờ pháp lý của ông A đối với chủ sở hữu công ty là ông A hoặcgiấy tờ pháp lý của ông A đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cửngười đại diện theo ủy quyền
Về quy trình, thủ tục đăng ký hoạt động 10
Ông A hoặc đại diện nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tạiNghị định 01/2021/NĐ-CP, nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơidoanh nghiệp đặt trụ sở chính
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệthống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiệnđược quy định ở Khoản 2, Điều 32, Nghị định 01/2021/NĐ-CP và quy định
Trong trường hợp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chưa được chấp thuậntrên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, ông A có thể dừngthực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, quy định cụ thể tại khoản 5, ĐiềuĐiều 32, Nghị định 01/2021/NĐ-CP
1.2.3 Đăng ký giấy phép kinh doanh rượu
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP được sửađổi bởi khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP Theo đó, hiện nay
10 Điều 32, Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Trang 10thương nhân bán lẻ rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên phải thực hiện xin cấpGiấy phép bán lẻ rượu; đồng thời, đáp ứng điều kiện bán lẻ rượu tại điều 13Nghị định số 105/2017/NĐ-CP.
Như vậy ngoài việc phải đăng ký loại hình doanh nghiệp thì ông A cònphải đăng ký giấy phép kinh doanh rượu Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻrượu được quy định cụ thể tại Điều 23, Nghị định số 105/2017/NĐ-CP
2 Giả sử ông A đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo gợi ý của anh/ chị và tự đăng ký vốn của doanh nghiệp là 5 tỷ đồng 30 ngày sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ông A đã hoàn tất việc chuyển giao 3,5 tỷ đồng cho doanh nghiệp, nhưng sau đó không tiếp tục thực hiện góp vốn nữa.
2.1 Số vốn ông A chưa góp đủ sẽ được xử lý như thế nào?
lệ Số vốn ông A chưa góp đủ là 1,5 tỷ trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ tàichính của công ty trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệvẫn thì ông A vẫn phải có trách nhiệm đóng góp
Trang 112.2 Ông A muốn thuê B về làm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có được không? Nếu không, vì sao? Nếu có,
B phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Điều 82 Luật Doanh nghiệp 2020: Giám đốc, Tổng giám đốc
- Điều 85 Luật Doanh nghiệp 2020: Cơ cấu tổ chức quản lý công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu
2.2.2 Phân tích
Ông A hoàn toàn có thể thuê B về làm Tổng giám đốc và người đạidiện theo pháp luật của doanh nghiệp Bởi vì, nếu ông A lựa chọn loại hìnhdoanh nghiệp là doanh nghiệp tư nhân thì ông A phải đứng ra làm đại diệncủa doanh nghiệp Tuy vậy trong trường hợp ông A lựa chọn loại hình doanhnghiệp là Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên thì căn cứ theo khoản 2
Điều 85 Luật Doanh nghiệp năm 2020: “Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch Công
ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc”,
thì theo đó, ông A có thể thuê ông B về làm Tổng giám đốc và người đại diệntheo pháp luật
Tiêu chuẩn, điều kiện mà B phải đáp ứng để có thể trở thành TổngGiám đốc công ty như sau:
Căn cứ Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020: Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc.
1 Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2 Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công
ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Trang 12Vậy tiên quyết, là B phải là người có năng lực pháp luật dân sự và nănglực hành vi dân sự đầy đủ B không được thuộc các đối tượng quy định tạikhoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020 cũng như B phải có trình độchuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh bởi đối với chức vụ Tổnggiám đốc, B phải điều hành cũng như quản lý một doanh nghiệp, nên để đảmbảo có thể thực hiện công việc hiệu quả, đòi hỏi ở B phải có kiến thức cũngnhư kinh nghiệm trong lĩnh vực của doanh nghiệp Và ngoài ra để có thể phùhợp với phương hướng phát triển cũng như quy cách làm việc của công ty, Bcũng cần đảm bảo phù hợp với các điều lệ của công ty (nếu có).
B cũng không được phép thuộc các đối tượng quy định tại khoản 2,Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020
Nếu B không thuộc những đối tượng này và thoả mãn các điều kiện tạiĐiều 64 Luật Doanh nghiệp, B có thể được thuê về để đảm nhận chức vụTổng giám đốc và người đại diện theo pháp luật của công ty ông A
2.3 Giả sử sau 2 năm kinh doanh, tổng vốn + tài sản của doanh nghiệp: 6
tỷ, tổng nợ phải thanh toán: 9 tỷ Hãy xác định “trách nhiệm của doanh nghiệp” + “trách nhiệm của ông A” với các khoản nợ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại?
Đối với trách nhiệm của doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên có
tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp11 Bởi vậy, công ty TNHH 1 thành viên có sự tách bạch giữa tài sản
11 Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp
Trang 13của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty Khi công ty chấm dứt tồn tại sẽphải chịu trách nhiệm thanh toán nợ bằng toàn bộ tài sản của công ty Ở đâycông ty của ông A đang có tổng số vốn điều lệ và tài sản doanh nghiệp là 6 tỷ,trong đó tổng số nợ phải thanh toán là 9 tỷ Vậy nên công ty của ông A sẽphải dùng toàn bộ số vốn và tài sản của công ty (6 tỷ) để thanh toán khoản nợđang có.
Đối với trách nhiệm của ông A: Vì khi này, công ty ông A đã có tưcách pháp nhân nên tài sản của ông A và tài sản của doanh nghiệp hoàn toàntách biệt với nhau Đối với khoản nợ của công ty, ông A hoàn toàn không phảichịu trách nhiệm với tài sản riêng của mình mà chỉ cần chịu trách nhiệm vềcác khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều
lệ của công ty
2.4 Giả sử ông A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại doanh nghiệp đó cho người khác Ông A phải làm gì?
2.4.1 Cơ sở pháp lý
- Khoản 1, khoản 2 Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020
- Khoản 1, khoản 6 Điều 53 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng kýdoanh nghiệp
2.4.2 Phân tích
Trong trường hợp ông A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn củamình tại doanh nghiệp cho người khác, ông A cần phải thực hiện thủ tụcchuyển nhượng phần vốn góp và thay đổi chủ sở hữu công ty
Căn cứ theo Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020, khi có sự thay đổi nộidung trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty TNHH 1 thànhviên (thay đổi chủ sở hữu, thay đổi loại hình doanh nghiệp…), doanh nghiệpcủa ông A cần phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn
10 ngày kể từ ngày có thay đổi Ông A cần thực hiện quy trình chuyểnnhượng phần vốn góp và thay đổi chủ sở hữu công ty như sau:
Trang 14Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng vốn góp Hồ sơ bao gồm thông
báo về việc chuyển nhượng, quyết định của hội đồng thành viên về việcchuyển nhượng, mẫu hợp đồng chuyển nhượng vốn góp, biên bản thanh lýhoặc các giấy tờ chứng minh đã hoàn tất chuyển nhượng, CMND/ CCCD/ hộchiếu của thành viên mới
Bước 2: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng và ra quyết định về việc thay
đổi chủ sở hữu
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi chủ sở hữu công ty Các loại giấy tờ
cần có trong bộ hồ sơ được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 53 Nghị định số01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nộp hồ sơ
thay đổi chủ sở hữu công ty tới Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch vàĐầu tư tỉnh - nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Bước 5: Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký
kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.12
Bước 6: Doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch và Đầu tư để nhận kết quả Bước 7: Thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển
nhượng vốn với Cơ quan thuế
2.5 Giả sử ông A chết, người thừa kế chỉ có vợ và con gái 20 tuổi Họ có thể thừa kế doanh nghiệp đó không? Nếu có, họ cần thực hiện thủ tục gì? Nếu không, hãy tư vấn phương án xử lý tình huống cho họ?
2.5.1 Cơ sở pháp lý
- Khoản 3 điều 78 luật doanh nghiệp 2020
- Điểm a, khoản 1 Điều 651 Luật dân sự 2015:
2.5.2 Phân tích
a Trường hợp ông A có để lại di chúc cho vợ và con gái
12 Khoản 6 Điều 53 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
Trang 15Đối với trường hợp ông A có để lại di chúc cho vợ và con gái 20 tuổi,thì sau khi ông A chết, tài sản sẽ căn cứ theo di chúc (ý chí của ông A) đểphân chia và thừa kế doanh nghiệp đó.
b Trường hợp ông A không để lại di chúc cho con gái
Ở trường hợp này ông A chết và không để lại di chúc thì phần tài sảncủa ông A được chia theo pháp luật Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 LDN 2020thì vợ và con gái 20 tuổi của ông A thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên họ sẽ trởthành thành viên của công ty cũng như hoàn toàn được quyền thừa kế doanhnghiệp Thủ tục để vợ và con gái ông A được thừa kế doanh nghiệp bao gồm:
Bước 1: Xác định di sản, phần thừa kế của từng người thừa kế theo
pháp luật Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục xác nhận quyền
sở hữu của mình với phần di sản được người chết để lại bao gồm:
+ Tờ khai về quan hệ thừa kế (theo mẫu do VPCC cấp);
+ Giấy tờ về tài sản thừa kế (như số đỏ hoặc giấy đăng ký xe…);
+ Giấy chứng tử của người để lại di sản thủ kế;
+ Giấy khai sinh của người để lại di sản thừa kế (hoặc giấy tờ khácchứng minh cha, mẹ của người để lại di sản thừa kế là ai, nếu người để lại disản không có Giấy Khai Sinh);
+ Giấy chứng tử của cha, mẹ của người để lại di sản thừa kế (nếu cha,
mẹ cũng đã chết) Chứng minh, hộ khẩu của cha mẹ (nếu còn sống)
+ Giấy kết hôn của người để lại di sản thừa kế hoặc giấy tờ khác chứngminh tình trạng hôn nhân của người để lại di sản thừa kế (nếu người để lại disản thừa kế có vợ, có chồng);
+ Giấy Khai sinh các con của người để lại di sản thừa kế (nếu người đểlại di sản thừa kế có con, bao gồm con đẻ; con nuôi, cho dù còn sống hay đãchết)
+ Chứng minh nhân dân (hoặc căn cước CD); Sổ hộ khẩu của tất cảnhững người đừng khai nhận di sản thừa kế hoặc thỏa thuận phân chia di sảnthừa kế
Trang 16Bước 2: Công ty mà người để lại thừa kế góp vốn thực hiện các thủ tục
điều chỉnh thông tin thành viên, sửa đổi điều lệ, cấp lại giấy chứng nhận gópvốn, sổ đăng ký thành viên và chứng minh quyền sở hữu tài sản của ngườinhận thừa kế theo pháp luật
Đối với mô hình công ty TNHH 1 thành viên thì việc chuyển nhượngphần vốn góp của ông A cho vợ và con gái có thể dẫn tới thay đổi chủ sở hữucông ty (chuyển nhượng toàn bộ vốn góp) hoặc phải chuyển đổi mô hình công
ty thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần
Thủ tục chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
4 Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật củadoanh nghiệp
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty; Giấy tờ pháp
lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đốivới người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức và văn bản cửngười đại diện theo ủy quyền
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lýcủa tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Trong đó:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân:
+ Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứngminh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực
Trang 17+ Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giátrị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.
Giấy tờ pháp lý của tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác
5 Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ chứng minh hoàn tất việcchuyển nhượng trong trường hợp chuyển nhượng phần vốn góp; Hợp đồngtặng cho trong trường hợp tặng cho phần vốn góp; Bản sao văn bản xác nhậnquyền thừa kế hợp pháp của người thừa kế trong trường hợp thừa kế theo quyđịnh của pháp luật
6 Nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty về việc huy độngthêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác và giấy tờ xác nhận việc góp vốn củathành viên mới trong trường hợp huy động vốn góp của thành viên mới
7 Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn,mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng kýgóp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư
8 Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu khôngphải là người đại diện theo pháp luật Văn bản này không bắt buộc phải côngchứng, chứng thực
Lưu ý: Công ty có thể đăng ký chuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồngthời đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nộidung đăng ký doanh nghiệp khác
Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đăng kýchuyển đổi loại hình doanh nghiệp đồng thời đăng ký thay đổi người đại diệntheo pháp luật thì người ký hồ sơ là Chủ tịch Hội đồng thành viên đối vớicông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sau chuyển đổi
Thủ tục thay đổi chủ sở hữu:
1 Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty (mẫu Phụ lục II-4 ban hànhkèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) do chủ sở hữu hoặc người đại diện
Trang 18theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới hoặc người đại diện theopháp luật của chủ sở hữu mới ký;
2 Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhậnchuyển nhượng là cá nhân hoặc bản sao Giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản saoGiấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao Văn bản
cử người đại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng
là tổ chức Đối với chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy tờ pháp
lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Các loại giấy tờ theo pháp luật quy định:
Đối với cá nhân:
- Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứngminh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực
- Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giátrị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực
Đối với thành viên là các tổ chức: Quyết định thành lập hoặc Giấychứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác
3 Bản sao Điều lệ sửa đổi, bổ sung của công ty có thể thuộc Điều lệsửa đổi, bổ sung trong trường hợp chủ sở hữu của công ty sau khi thay đổi là
cá nhân hoặc Điều lệ sửa đổi, bổ sung trong trường hợp chủ sở hữu của công
ty sau khi thay đổi là tổ chức
4 Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp hoặc các giấy tờ chứng minhhoàn tất việc chuyển nhượng phần vốn góp;
5 Văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn,mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng kýgóp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư
6 Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu khôngphải là người đại diện theo pháp luật Văn bản này không bắt buộc phải công
Trang 19chứng, chứng thực; kèm theo bản sao hợp lệ các loại giấy tờ cá nhân củangười được ủy quyền.
Lưu ý: Sau khi được cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng
ký doanh nghiệp thì công ty phải thông báo công khai trên Cổng thông tinquốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Thủ tục thay đổi chủ sở hữu và thủ tụccông bố nội dung đăng ký doanh nghiệp có thể được thực hiện đồng thời mộtlúc)
Bước 3: Sau khi được xác nhận là thành viên của Công ty, người nhận
thừa kế được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình với tài sản góp vốn,trong đó là quyền bán và chuyển nhượng phần vốn góp
Trang 20KẾT LUẬN
Mỗi loại hình doanh nghiệp đều được Luật Doanh, các nghị định liênquan quy định một cách cụ thể; mỗi lĩnh vực kinh doanh cũng được nhà nướcquy định vô cùng chặt chẽ, giúp kiểm soát doanh nghiệp một cách hệ thống vàhiệu quả Theo đề bài, ông A có thể lựa chọn một trong số những hình doanhnghiệp đã được quy định trong Luật Doanh nghiệp 2020 Tuy nhiên đối vớinhững doanh nhân, việc tiếp cận Pháp luật có thể đôi phần gặp nhiều khókhăn; qua bài làm trên, chúng em đã giúp ông A lựa chọn loại hình doanhnghiệp phù hợp, xử lý những vấn đề pháp lý xoay quanh Câu chuyện vềdoanh nghiệp và những vấn đề pháp lý xung quanh không phải là những điềuhiếm gặp; hiện nay xã hội phát triển, ngày càng nhiều doanh nghiệp đượcthành lập và cũng phát sinh ra nhiều vấn đề phức tạp Hiểu được tầm quantrọng của vấn đề, trong quá trình làm bài chúng em đã phân bổ thời gian, tìmhiểu vấn đề và chắt lọc thông tin một cách kỹ càng; tuy nhiên, vì chưa đượctiếp xúc nhiều với cơ sở thực tiễn nên bài làm của chúng em có thể còn nhiềuthiếu sót, kính mong giảng viên thầy cô có thể xem xét và góp ý để chúng em
có thể bổ sung thêm kiến thức, xây dựng cơ sở lý thuyết vững chắc Chúng
em xin cảm ơn