1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ông a, bà b và công ty cổ phần c cùng góp vốn thành lập bệnh viện tư nhân x (dưới hình thức công ty cổ phần) theo giấy phép thành lập Được sở y tế tp hcm cấp

14 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích nghĩa vụ thuế của Bệnh viện tư nhân X và ông A
Chuyên ngành Luật thuế
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2022
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 61,86 KB

Nội dung

* Đối với hành vi bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế: Bệnh viện tư nhân X phải nộp thuế Giá trị gia tăng, vì: - Thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế mà bệnh viện X bán là hàng hóa sử dụng cho k

Trang 1

Tình huống 1

Ông A, bà B và công ty cổ phần C cùng góp vốn thành lập Bệnh viện tư nhân X (dưới hình thức công ty cổ phần) Theo Giấy phép thành lập được Sở Y tế Tp.HCM cấp thì Bệnh viện tư nhân X có chức năng khám chữa bệnh và bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y

tế Để thực hiện hoạt động kinh doanh, Bệnh viện tư nhân X nhập khẩu một chiếc ô tô loại 8 chỗ ngồi để làm tài sản cố định cho bệnh viện Anh (chị) hãy cho biết:

1 Với các hành vi gồm khám chữa bệnh, bán thuốc, dụng cụ y tế và nhập khẩu

ô tô, Bệnh viện tư nhân X phải nộp những loại thuế gì? Tại sao? [ CT]

* Đối với hành vi khám chữa bệnh: Bệnh viện tư nhân X không phải nộp loại thuế nào

vì không là đối tượng chịu thuế của một sắc thuế nào theo quy định của pháp luật

* Đối với hành vi bán thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế: Bệnh viện tư nhân X phải nộp

thuế Giá trị gia tăng, vì:

- Thuốc chữa bệnh, dụng cụ y tế mà bệnh viện X bán là hàng hóa sử dụng cho kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam, thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 và không được liệt kê trong danh mục đối tượng được miễn thuế tại Điều 5 Luật này

- Bệnh viện tư nhân X là tổ chức kinh doanh hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định tại Điều 4 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008

* Đối với hành vi nhập khẩu ô tô: Bệnh viện tư nhân X phải nộp thuế nhập khẩu, thuế

tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng

a) Thuế nhập khẩu: Ô tô nhập khẩu là hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu biên

giới Việt Nam là đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo khoản 1 Điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu 2016 Bệnh viện X là người nộp thuế vì là chủ hàng hóa nhập khẩu theo khoản 1 Điều 3 Luật thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu 2016

b) Thuế tiêu thụ đặc biệt: Xe ô tô 8 chỗ ngồi là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

vì là xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi theo điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2008 Bệnh viện X là người nộp thuế vì là tổ chức nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế theo Điều 4 Luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt 2008

c) Thuế giá trị gia tăng: Ô tô của bệnh viện nhằm sử dụng cho kinh doanh ở Việt

Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng

2008 Bệnh viện X là người nộp thuế vì là tổ chức nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng theo Điều 4 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008

Trang 2

Sửa bài:

Với tất cả những hoạt động kinh doanh trên đều phải chịu thuế TNDN vì nó đều là những doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh…

- Hoạt động khám chữa bệnh

+ Không phải hoạt động đặc biệt nên không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

+ Thuế GTGT: Điều 5 (không chịu thuế GTGT)

- Bán thuốc và dụng cụ y tế

+ Thuế GTGT:

- Nhập khẩu ô tô:

2 Giả sử Bệnh viện tư nhân X nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì toàn bộ phần thuế giá trị gia tăng đã nộp đầu vào đối với hành vi nhập khẩu ô tô được xử lý như thế nào ở khâu đầu ra? [TRÂN NGÔ]

Căn cứ vào khoản 3 Điều 14 TT 219/2013 “tài sản cố định là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng vào kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ” Như vậy, Trong trường

hợp trên, ô tô loại 8 chỗ ngồi để làm tài sản cố định cho bệnh viện nếu có trị giá bằng hoặc thấp hơn 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, nếu có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng (giá chưa có thuế GTGT) thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ

Toàn bộ phần thuế giá trị gia tăng đã nộp đầu vào đối với hành vi nhập khẩu ô tô được xử

lý như sau:

- Trong trường hợp số thuế GTGT đầu vào < số thuế giá trị gia tăng ở đầu ra thì căn

cứ Điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Thuế GTGT thì bệnh viện tư nhân X phải nộp tiền thuế cho phần chênh lệch giữa số thuế đầu ra và số thuế đầu vào

- Trong trường hợp số thuế GTGT đầu vào = số thuế giá trị gia tăng ở đầu ra thì căn

cứ Điểm a khoản 1 Điều 12 Luật Thuế GTGT thì thuế giá trị gia tăng đầu vào nói trên được khấu trừ toàn bộ

Trang 3

- Trong trường hợp số thuế GTGT đầu vào > số thuế giá trị gia tăng ở đầu ra thì bệnh viện tư nhân nói trên sẽ được hoàn lại phần thuế GTGT chênh lệch

+ Nhỏ hơn 1.6 tỷ  được khấu trừ

+ Còn lại  không được khấu trừ

* Lưu ý sản phẩm đầu ra nếu chịu thuế thì phần GTGT tương ứng sẽ được khấu trừtruwftrtr

3 Vào đầu năm, Bệnh viện tư nhân X tiến hành chia cổ tức năm trước cho A, B và

C Hỏi A, B, C có thực hiện nghĩa vụ thuế gì cho nhà nước không? Vì sao? [BTRÂN]

Ông A và bà B phải nộp thuế thu nhập cá nhân bởi vì ông A và bà B có thu nhập chịu thuế từ đầu tư vốn lợi tức cổ phần theo điểm b khoản 3 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007

Công ty cổ phần C không phải nộp thuế bởi vì công ty C có được thu nhập từ hoạt động góp vốn vào Bệnh viện tư nhân X Bên cạnh đó, Bệnh viện tư nhân X đã phải nộp thuế theo quy định của Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp rồi nên Công ty C được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp theo khoản 6 Điều 4 N*ghị định 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi,

bổ sung năm 2021)

4 Bệnh viện tư nhân X được một tổ chức phi chính phủ nước ngoài tài trợ 3 máy xét nghiệm, nhập khẩu từ Nhật Bản Hỏi Bệnh viện có phải thực hiện nghĩa vụ thuế

gì cho hành vi này không? Tại sao? [YẾN]

Bệnh viện X phải nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng, vì:

- Thuế nhập khẩu: hàng hóa được tài trợ là hàng hóa được nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam là đối tượng chịu thuế nhập khẩu theo khoản 1 Điều 2 Luật thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu 2016 Bệnh viện X là người nộp thuế vì là chủ hàng hóa nhập khẩu theo khoản 1 Điều 3 Luật thuế Xuất khẩu, Thuế Nhập khẩu 2016

- Thuế giá trị gia tăng: 3 máy xét nghiệm của bệnh viện được tài trợ nhằm sử dụng cho kinh doanh ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng theo Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 Bệnh viện X là người nộp thuế vì là tổ chức nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng theo Điều 4 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008

Trang 4

- Vào giữa năm, Bệnh viện tư nhân X có tổ chức cho những nhân viên có thành tích tốt trong công việc đi du lịch tại tỉnh Điện Biên với chi phí là 300 triệu đồng Hỏi khoản chi này có được trừ khi tính thuế TNDN của Bệnh viện tư nhân X không? Tại sao? [HÀ VY]

- Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 9 Văn bản hợp nhất 09/VBHN-BTC, khoản chi nói trên sẽ thuộc khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động, cụ thể là chi nghỉ mát Do đó khoản chi này này có thể được trừ khi tính thuế TNDN của Bệnh viện tư nhân X nếu doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định và tổng số chi đối với một lao động không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế

Tình huống 2.

Tháng 8 năm 2022, ông A có một số khoản thu nhập sau: (1) thu nhập từ tiền lương tại trường ĐH X là 25 triệu đồng; (2) cho thuê nhà trọ là 15 triệu đồng; (3) thu nhập từ tiền chia cổ tức tại công ty cổ phần Y là 5 triệu đồng; (4) thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Y là 10 triệu đồng, (5) bán một căn nhà và đất ở trị giá 800 triệu đồng Ông A

có một người con là B 10 tuổi; một người con là C, 19 tuổi, thi rớt đại học ở nhà; một người vợ là D (35t) ở nhà nội trợ; cả B, C, D đều không có thu nhập và sức khỏe bình thường Khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với ông A, anh (chị) hãy xác định:

1 Những ai là người phụ thuộc vào ông A? Tại sao? [KT]

Người phụ thuộc của ông A là người con B: 10 tuổi là con ruột dưới 18 tuổi nên là người phụ thuộc theo điểm d.1.1 khoản 1 Điều 9 TT 111/2013/TT-BTC

2 Những khoản thu nhập nào được tính giảm trừ gia cảnh? Tại sao? [QUANG TRƯỞNG]

Những khoản thu nhập được tính giảm trừ gia cảnh là: Thu nhập từ tiền lương trường Đại học X và thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng Y Giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân chỉ áp dụng đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công Bản thân người nộp thuế nghiễm nhiên được giảm trừ và chỉ được giảm trừ cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế Và các khoản thu nhập không được tính giảm trừ gia cảnh là thu nhập từ kinh doanh (tiền cho thuê nhà trọ và tiền bán 1 căn nhà và đất ở) và thu nhập từ đầu tư vốn ( tiền chia cổ tức tại công ty cổ phần Y)

Trang 5

3 Hãy tính thuế TNCN của ông A phát sinh trong tháng 8 năm 2022? [TRINH]

-Theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì thu nhập chịu thuế gồm: thu nhập từ tiền lương tại trường ĐH X; thu nhập cho thuê nhà trọ; thu nhập từ tiền chia cổ tức tại công ty cổ phần Y và thu nhập từ việc bán một căn nhà và đất ở Còn thu nhập

từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại ngân hàng được miễn thuế TNCN theo Khoản 7 Điều 4 Nghị định 65/2013/NĐ-CP

+TNTT từ tiền lương = 25tr - 15,4tr = 9,6tr (CSPL: Khoản 1 Điều 21 Luật Thuế TNCN; điểm d, đ Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC và Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14)

-> Thuế phải nộp từ thu nhập tiền lương là: 5tr*5% + 4,6tr*10% = 710.000đ (CSPL: Khoản 1 Điều 21 và Điều 22 Luật Thuế TNCN)

+Thuế phải nộp từ thu nhập từ tiền chia cổ tức = 10tr*5% = 250.000đ (CSPL: Khoản 2 Điều 21 và Điều 23 Luật Thuế TNCN)

+Thuế phải nộp từ thu nhập bán một căn nhà và đất ở = 800tr*2% = 16tr (CSPL: Khoản 2 Điều 21 và Điều 23 Luật Thuế TNCN)

+Thuế phải nộp từ thu nhập cho thuê nhà trọ = 15tr*5% = 750.000đ (CSPL: Khoản 1 Điều 3 và điểm b Khoản 3 Điều 10 Luật Thuế TNCN)

=> Nghĩa vụ thuế TNCN của ông A phát sinh trong tháng 8 năm 2022 = 710.000 + 250.000 + 16tr + 750.000 = 17.710.000

4 Giả sử cũng trong tháng 8 năm 2019, ông A có thỉnh giảng tại ĐH Z với tiền thù lao một khóa học là 5 triệu đồng Anh (chị) hãy cho biết phương thức tính thuế TNCN đối với khoản thu nhập này như thế nào? [TRÂM LÊ]

Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thì tiền thù lao nhận được dưới hình thức hoạt động giảng dạy sẽ thuộc thu nhập từ tiền lương, tiền công Do đó, tiền thù lao khóa học 5 triệu đồng mà ông A thỉnh giảng tại ĐH Z sẽ được tính là thu nhập từ tiền lương, tiền công và sẽ được tính thuế theo thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công theo Điều 11 Luật Thuế TNCN

Trang 6

5 Hành vi (2) và (5) có chịu thuế GTGT không? Nếu có thì tính thuế GTGT theo phương pháp nào? Tại sao? [TUYÊN]

Hành vi (2) phải chịu thuế GTGT, vì hàng hóa ông A dùng để là kinh doanh là đối tượng chịu thuế GTGT theo Điều 3 Luật thuế GTGT 2008 Ông A là người nộp thuế theo Điều 4 Luật này Khi đó thuế GTGT ông A phải nộp được tính theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng vì là cá nhân kinh doanh theo điểm a khoản 2 Điều 11 Luật thuế GTGT 2008 (Cá nhân kinh doanh tại Điều 4 được xem là cơ sở kinh doanh)

Hành vi (5) phải chịu thuế GTGT cho phần của căn nhà, nhưng không phải chịu phần giá trị sử dụng đất Vì chuyển quyền sử dụng đất không phải là đối tượng chịu thuế theo khoản 6 Điều 5 Luật thuế GTGT 2008, chỉ chịu thuế cho phần chuyển nhượng tài sản có trên đất Khi đó, số thuế GTGT ông A phải nộp được tính theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng vì là cá nhân kinh doanh theo điểm a khoản 2 Điều 11 Luật thuế GTGT 2008

6 Tiền chia cổ tức cho ông A có được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN của công ty Y không? Tại sao? [CT]

Không được coi là chi phí được trừ vì không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 1, điều 9 luật thuế TNDN

Tình huống 5:

Ông Thanh Bình hiện là giám đốc công ty TNHH X với mức lương mỗi tháng 30 triệu đồng Bên cạnh đó, ông Bình còn góp vốn vào Công ty CP thương mại dịch vụ Y Năm 2019 ông được chia cổ tức là 120 triệu đồng (thời điểm chia cổ tức vào tháng 03 năm 2020) Ông còn là thành viên Ban Kiểm soát của Công ty Y và được trả thù lao 25

triệu đồng/tháng Hỏi:

1 Các khoản thu nhập nói trên của ông Bình là đối tượng chịu thuế gì? Tại sao? [TRÂN NGÔ]

Trang 7

- Khoản thu nhập từ mức lương mỗi tháng 30 triệu cho công việc làm giám đốc công ty TNHH X là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công vì đây là tiền lương của ông Bình, căn cứ vào điểm a, khoản 2 Điều 3 LTTNCN và điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2023 thì thu nhập từ tiền lương là một trong các khoản thu nhập chịu thuế

- Khoản thu nhập từ cổ tức của Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Y (120 triệu đồng chia vào tháng 03/2020) là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động đầu tư vốn

vì cổ tức là khoản thu nhập từ việc đầu tư vốn vào công ty cổ phần và theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 3 Luật thuế TNCN và điểm b, khoản 3, Điều 2 Thông tư 111/2023 thì thu nhập từ đầu tư vốn (bao gồm cổ tức) thuộc đối tượng chịu thuế TNCN

- Khoản thu nhập từ việc là thành viên Ban Kiểm soát của Công ty Y và được trả thù lao

25 triệu đồng/tháng là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công vì tiền nhận được từ tham gia ban kiểm soát doanh nghiệp được xem là thu nhập từ tiền lương, tiền công theo điểm d, khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNCN điểm d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2023

2 Nghĩa vụ thuế thu nhập của Ông Bình khác nhau như thế nào trong trường hợp ông là người độc thân và không nuôi dưỡng người nào so với trường hợp Ông Bình có 1 mẹ già (70 tuổi) không có thu nhập; 1 người vợ (40 tuổi) là chủ doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan; 1 người con (20 tuổi) không có thu nhập, đang học tại trường Đại học X [BẢO TRÂN]

- Trường hợp Ông Bình là người độc thân và không nuôi dưỡng người nào thì Ông Bình chỉ được giảm trừ gia cảnh cho chính mình là 11 triệu đồng theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14

- Trường hợp Ông Bình có 1 mẹ già (70 tuổi) không có thu nhập; 1 người con (20 tuổi) không có thu nhập, đang học tại trường Đại học X thì Ông Bình được giảm trừ gia cảnh cho bản thân ông, mẹ già và người con là 8,8 triệu đồng (4,4 triệu/1 tháng x 2) theo khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14

3 Anh (chị) hãy xác định loại thu nhập nào trong tình huống trên được áp dụng để tính

giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân cho ông Bình? Giải thích tại sao? [YẾN]

Trang 8

Căn cứ khoản 1 Điều 19 LTTNCN thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập tiền lương, tiền công của ông Bình Trong tình huống trên thì ông Bình có 2 nguồn thu nhập có thể xem như tiền lương, tiền công: (1) 30 triệu đồng/tháng đối với chức vụ là giám đốc trong Công ty TNHH X và (2) 25 triệu đồng/tháng đối với chức vụ là thành viên Ban kiểm soát của Công ty Y

Đối với thu nhập (1) thì như phân tích tại câu 1 sẽ xảy ra 2 trường hợp: thu nhập chịu thuế TNCN và thu nhập chịu thuế TNDN Vì vậy thu nhập 25 triệu đồng/tháng là thu nhập được áp dụng để tính giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nhập chịu thuế Còn thu nhập 30 triệu đồng/tháng thì nếu thuộc trường hợp là đối tượng chịu thuế của thuế TNCN thì sẽ là thu nhập được áp dụng để tính giảm trừ gia cảnh, còn nếu thuộc trường hợp là đối tượng chịu thuế của thuế TNDN thì không được áp dụng để tính giảm trừ gia cảnh

4 Anh (chị) hãy xác định những người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân cho ông Bình và giải thích tại sao? [HÀ VY]

Theo khoản 3 Điều 19 Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân, người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng

- Trường hợp ông Bình là người độc thân và không nuôi dưỡng người nào: ông Bình không được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vì không có đối tượng nào thỏa mãn điểm d khoản 1 Điều 9 TT111/2013/TT-BTC

- Trường hợp ông Bình có 1 mẹ già (70 tuổi) không có thu nhập; 1 người vợ (40 tuổi) là chủ doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan; 1 người con (20 tuổi) không có thu nhập, đang học tại trường Đại học X thì người phụ thuộc là mẹ và người con Vì:

+ Theo tiết d.3 điểm d và tiết đ.2 điểm đ khoản 1 Điều 9 TT111/2013/TT-BTC, người mẹ thỏa điều kiện đã ngoài độ tuổi lao động và không có thu nhập Vì thế được xem là người phụ thuộc của ông Bình

+ Người con đang học đại học, không có thu nhập đã đáp ứng điều kiện tại tiết d.1.3 điểm d khoản 1 Điều 9 TT111/2013/TT-BTC là con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học và không có thu nhập hoặc có thu nhập

Trang 9

bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng nên cũng được xác định là người phụ thuộc của ông Bình

5 Ngoài ra ông Bình còn là nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Anh chị hãy

tư vấn cho ông bình về nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ giao dịch chứng khoán của ông [KT]

- Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, giao dịch các loại chứng khoán, bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền và các công cụ tài chính khác Thị trường chứng khoán giúp kết nối các nhà đầu tư với các tổ chức phát hành chứng khoán (công ty cổ phần, chính phủ, các tổ chức tài chính) nhằm mục đích huy động vốn và phân phối lại tài sản tài chính.

Khi ông Bình là nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, ông sẽ có những thu nhập tính thuế sẽ phát sinh có thể là:

i) Thu nhập từ lợi nhuận từ việc chuyển nhượng chứng khoán, khi ông bán

chứng khoán với giá cao hơn giá mua, phần chênh lệch đó được xem là một dạng thu nhập chuyển nhượng vốn và phải chịu thuế TNCN theo điểm b khoản 4 Điều 3 LTTNCN 2014 Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 111/2013/TT-BTC quy định về Thuế suất và cách tính thuế, khi ông Bình chuyển nhượng chứng khoán phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần;

Nếu ông Bình đã đăng ký thuế, có mã số thuế tại thời điểm làm thủ tục quyết toán thuế và xác định được thu nhập tính thuế của từng loại chứng khoán theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 2, Điều 11 Thông tư 111/2013 thì ông sẽ áp dụng nộp thuế theo thuế suất 20% và được trừ số thuế đã tạm nộp theo thuế suất 0,1% trong năm tính thuế

Khi ông Bình đã nộp thuế 0,1% mà không có yêu cầu xác định lại thuế 20% trên thực lãi thì không phải quyết toán và được xác định là hoàn thành nghĩa vụ thuế

ii) Thu nhập cổ tức từ việc đầu tư vào cổ phiếu của công ty cổ phần, nếu ông

Bình đầu tư vào cổ phiếu từ các công ty niêm yết thì phần cổ tức nhận được theo điểm b khoản 3 Điều 3 LTTNCN 2007

Trang 10

Nếu phần cổ tức ông Bình nhận được là tiền mặt thì phần thu nhập này sẽ được xem là thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn quy định cụ thể tại điểm g khoản 3 Điều 2

TT 111/2013 Lúc này phần thu nhập này sẽ chịu mức thuế suất 5% theo khoản 4 Điều 10 TT này Thuế TNCN được khấu trừ trực tiếp từ số tiền cổ tức tiền mặt trả cho ông bởi tổ chức phát hành chứng khoán Ông Bình không cần phải lập tờ khai thuế TNCN cho khoản thu nhập này

6 Doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan do vợ ông Bình làm chủ, kinh doanh ngành hàng vải và phụ kiện may mặc, thu nhập hàng tháng của doanh nghiệp chịu thuế gì? Nghĩa vụ thuế có gì khác so với việc bà Loan thành lập hộ hinh doanh thay vì lập doanh nghiệp tư nhân? [QUANG TRƯỞNG]

Doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan do vợ ông Bình làm chủ, kinh doanh ngành hàng vải

và phụ kiện may mặc, thu nhập hàng tháng của doanh nghiệp chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2, Luật Thuế TNDN

Nếu bà Loan thành lập hộ kinh doanh thay vì lập doanh nghiệp tư nhân thì bà Loan phải chịu thuế TNCN theo quy định của Luật thuế TNCN Hộ kinh doanh là nhóm chủ thể mà

có thể hiểu là các cá nhân tiến hành hoạt động mang tính chất kinh doanh, phù hợp với sự điều tiết của Luật thuế TNCN

Hộ kinh doanh có thể không đảm bảo yêu cầu của một tổ chức vì thường được thành lập trên cơ sở gia đình → chịu thuế thu nhập cá nhân

7 Ông Bình và Bà Loan đồng sở hữu 2 căn nhà liền kề nhau Do thiếu vốn kinh doanh, ông bà nhất trí bán một căn nhà cho công ty 3M Nghĩa vụ thuế phát sinh trong giao dịch này như thế nào? [TRINH]

Nghĩa vụ thuế phát sinh trong giao dịch này là thuế thu nhập cá nhân Theo điểm b

Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế TNCN giao dịch này thuộc trường hợp thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở Ta thấy rằng việc ông Bình và bà Loan nhất trí bán một căn nhà cho công ty 3M thì ông bà sẽ nhận thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở đó hay nói cách khác là đã phát sinh thu nhập cá nhân, đồng thời, thu nhập này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam được quy định tại Điều 2 Luật này Và nghĩa vụ thuế này sẽ do một trong hai hoặc cả hai cùng thực hiện

Ngày đăng: 22/10/2024, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w