1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập nhóm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế công lập tại việt nam

25 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tại Các Cơ Sở Y Tế Công Lập Tại Việt Nam
Tác giả Nhóm MINIONS, Nhóm 4
Người hướng dẫn Ths. Bùi Văn Chiêm
Chuyên ngành Quản lý nguồn nhân lực công
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thừa Thiên Huế
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 755,53 KB

Nội dung

Nguồn nhân lực y tế:- Nguồn nhân lực y tế được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là “tất cả mọingười tham gia vào các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe” , là trung tâm củamỗi hệ thố

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC

CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM

Môn học: Quản lý nguồn nhân lực công

Lớp học phần: N01

Thừa Thiên Huế, ngày 26 tháng 5 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU iv

I LỜI MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài: 5

2 Mục tiêu nghiên cứu: 5

3 Đối tượng nghiên cứu: 5

II 5

1.1 Những vấn đề chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực tại cơ sở y tế công lập 5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản: 5

1.1.2 Ý nghĩa của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 6

1.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực y tế 8

1.2.1 Xác định cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp 8

1.2.2 Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực.8 1.2.3 Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực 8

1.2.4 Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực: 9

1.2.5 Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực 10

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực y tế 11

1.3.1 Những nhân tố bên ngoài 11

1.3.2 Những nhân tố thuộc ngành y 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM 12

2.1.Đặc điểm nguồn nhân lực tại các cơ sở ý tế công lập ở Việt Nam 12

2.1.1 Số lượng nhân lực y tế 13

2.1.2 Hệ thống cơ sở y tế 16

2.1.3 Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực y tế: 16

Trang 3

2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực y tế: 17 2.3 Ưu điểm nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế công lập ở Việt Nam 18 2.4 Hạn chế của nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế công lập

ở Việt Nam 19 2.5 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại các cơ sở

y tế công lập ở Việt Nam 22 KẾT LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU

Trang 5

I LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay thì vai trò, vị trícủa nguồn lực con người trở nên quan trọng hơn hết đối với quá trình phát triển củamột quốc gia hay một địa phương Con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất,quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khỏe là vốn quý nhất của conngười và của toàn xã hội Vì vậy đầu tư cho sức khỏe chính là đầu tư cho sự phát triểnkinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người là tráchnhiệm của toàn xã hội

Lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng ta và Nhà nước luôn quan tâmcông tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân Đảng, Nhà nước, đã quan tâm xây dựngđội ngũ cán bộ Y tế và đạt nhiều kết quả quan trọng Đội ngũ cán bộ ngành Y tế đãtrưởng thành toàn diện, phát huy truyền thống, nâng cao y đức, đáp ứng ngày càng tốtnhu cầu y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, nguồn lực y tế là nguồnlực quan trọng nhất quyết định phạm vi và chất lượng y tế Do đó đòi hỏi phải có độingũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ về chuyên môn cũng như quản lý, đa dạng về cácchuyên khoa, chuyên ngành Vì vậy phát triển nguồn nhân lực cho ngành y tế là vấn

đề bức xúc, cấp thiết, đòi hỏi sự quan tâm hỗ trợ của các cấp và các ngành trong tỉnh

và cả phạm vi toàn quốc

2 Mục tiêu nghiên cứu:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn đào tạo và phát triển tại các cơ sở

y tế công lập ở Việt Nam

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo và pháttriển nguồn nhân lực tại các cơ sở y tế công lập tại Việt Nam

II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

Trang 6

1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:

1.1 Nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài:

1.2 Nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài:

2 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẠO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CỒNG LẬP TẠI VIỆT NAM

2.1 Một số khái niệm liên quan

2.1.3 Nguồn nhân lực y tế:

- Nguồn nhân lực y tế được Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa là “tất cả mọingười tham gia vào các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khỏe” , là trung tâm củamỗi hệ thống y tế

- Tại Việt Nam, các nhóm đối tượng “nhân lực y tế” bao gồm các cán bộ, nhânviên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm trong hệ thống y tế, các cơ sở đào tạo

và nghiên cứu khoa học y dược và tất cả những người khác đang tham gia vào cáchoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe

- Đặc điểm nguồn nhân lực y tế

+ Là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khoẻ của con người

và tính mạng của người bệnh

+ Lao động ngành y là những người có chuyên môn cao, phẩm chất đạo đức tốt

Trang 7

+ Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực y tế cần sự đầu tư lớn, sự phối hợp chặt chẽ

và có kế hoạch

2.1.4 Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp,chính sách và biện pháp nhằm tạo ra sự thay đổi tích cực về số lượng, chất lượng và

cơ cấu nguồn nhân lực, được biểu hiện ở việc hoàn thiện và nâng cao kiến thức, kỹnăng, nhận thức của nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sựphát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển

2.1.5 Cơ sở y tế công lập:

Cơ sở y tế công lập là các cơ sở y tế được quản lý và vận hành bởi chính phủhoặc các cơ quan chức năng của chính phủ Các cơ sở y tế công lập thường được xâydựng để cung cấp các dịch vụ y tế cho cộng đồng, đặc biệt là cho những người có thunhập thấp hoặc không có bảo hiểm y tế Các cơ sở y tế công lập có thể bao gồm bệnhviện, trạm y tế, phòng khám và các cơ sở y tế khác

2.2 Ý nghĩa của việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế

a Đối với các tổ chức

Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả sẽ nâng cao tay nghề, trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc và công tác này còn làm cải thiện đượcmối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, xóa bỏ được sự thiếu hiểu biết, sự tranh chấp,ngăn chặn sự căng thẳng, mâu thuẫn tạo ra bầu không khí đoàn kết thân ái trong môitrường làm việc để cùng phấn đấu phát triển

b Đối với người lao động:

- Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của người lao động về phát triển nghề nghiệp

và thăng tiến trong tương lai

- Tạo sự gắn bó giữa lao động và tổ chức

- Tạo sự thích ứng giữa người lao động với công việc hiện tại cũng như trongtương lai

- Tạo sự chuyên nghiệp cho người lao động

Trang 8

- Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họđang làm

- Có thái độ tích cực và có động lực phấn đấu trong công tác, có cơ hội thăngtiến

- Nâng cao trình độ nhận thức, đạo đức của người lao động đối với việc họ đanglàm

c Đối với sự phát triển của ngành, địa phương:

Một nguồn nhân lực dồi dào, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao sẽ tạo ra các

kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhằm tối ưu hóa nguồn tài nguyên sẵn có nhằm thúc đẩy

sự phát triển của ngành Từ đó phát triển địa phương, quốc gia

d Đối với nền kinh tế:

Giữa các nguồn lực như con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, khoa học côngnghệ có mối quan hệ nhân quả với nhau, nhưng trong ñó nguồn nhân lực ñược xem

là nguồn lực nội sinh chi phối quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.Nguồn nhân lực là nhân tố quyết ñịnh việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo cácnguồn lực khác Phát triển nguồn nhân lực càng cao thì việc sử dụng các nguồn lựckhác ngày càng hiệu quả

2.3 Nội dung phát triển nguồn nhân lực y tế

2.3.1 Xác định cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp

Cơ cấu nguồn nhân lực thể hiện thành phần, tỷ trọng của các thành phần nhânlực bộ phận và các mối quan hệ giữa bộ phận đó so với tổng thể Xác định cơ cấunguồn nhân lực tức là xây dựng sao cho cơ cấu đó đáp ứng được nhiệm vụ, mục tiêuchiến lược của tổ chức Tiêu chí đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực:

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo trình độ chuyên môn

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo lĩnh vực, ngành nghề đào tạo

- Cơ cấu nguồn nhân lực theo độ tuổi, giới tính - Cơ cấu nguồn nhân lực theovùng…

2.3.2 Phát triển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nguồn nhân lực

Trang 9

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là toàn bộ kiến thức, sự hiểu biết, khả năng làmviệc của người lao động đối với một lĩnh vực hay chuyên môn nào đó

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực phụ thuộc vào hệ thốnggiáo dục đào tạo, chính sách, tập quán,…

Do đó, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực, các tổchức cần có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu của công việc Tiêuchí đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL:

- Số lượng người lao động theo các trình độ đào tạo

- Tỷ lệ của từng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ trong tổng số

- Số lượng nhân lực được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ở các trình độ hàngnăm

- Tỉ lệ gia tăng chất lượng nhân lực được đào tạo

2.3.3 Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặcnhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống hay công việc nào đóphát sinh trong cuộc sống

Phát triển kỹ năng của NNL là nâng cao khả năng chuyên biệt của NNL nhằmđáp ứng nhu cầu cao hơn trong công việc, trang bị kỹ năng mới cho việc thay đổi côngviệc mới trong tương lai

Để đánh giá kỹ năng của nguồn nhân lực phải dựa vào tiêu chí đánh giá mức độthành thạo công việc được thực hiện và thường sử dụng các công cụ đo lường địnhtính như:

- Khả năng đảm nhận, khả năng hoàn thành, mức ñộ hoàn thành công việc củangười lao động;

- Khả năng vận dụng kiến thức vào các thao tác của công việc, sự thành thạo, kỹxảo

- Khả năng xử lý tình huống, khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý, khả năngứng xử trong giao tiếp

Trang 10

2.3.4 Nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực:

Trình độ nhận thức là ý thức, trách nhiệm của người lao động đối với công việc,

vị trí công việc họ đang đảm nhận và vai trò của họ đối với mọi người trong tổ chức Trình độ nhận thức của người lao động được phản ánh thông qua các chỉ tiêunhư trình độ văn hóa, chính trị, xã hội, tính tự giác và khả năng nhận thức

Để nâng cao trình độ nhận thức cần nâng cao toàn diện cả trình độ kiến thức,phẩm chất đạo đức và năng lực công tác cho người lao động Tiêu chí về nâng caonhận thức của NNL:

- Ý thức, hành vi, thái độ tổ chức kỷ luật, tinh thần tự giác và hợp tác

- Trách nhiệm và niềm say mê nghề nghiệp, yêu nghề, đóng góp tích cực cho cơquan, năng động trong công việc

- Khả năng tham gia các hoạt động xã hội, thích nghi và điều chỉnh, chịu áp lựctrong công việc

- Thái độ trong giao tiếp,các mối quan hệ xã hội, ứng xử trong công việc và cuộcsống

2.3.5 Nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Động lực là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định, hoặc thúcđẩy, kích thích người lao động làm việc động lực được hình thành bởi nhu cầu là lợiích, sự thỏa mãn các điều kiện nhất định để sống và phát triển

Nâng cao động lực là tổng thể các chính sách, biện pháp, công cụ, nghệ thuậtquản lý tác động lên người lao động nhằm thúc đẩy họ phấn khởi, hăng say, tự nguyệnhơn khi làm việc để thực hiện mục tiêu của tổ chức và người lao động một cách cóhiệu quả

Việc nâng cao động lực thông qua 3 yếu tố chính:

a Chính sách tiền lương

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họhoàn thành công việc Tiền lương bao gồm: Lương cơ bản, thưởng, các khoản phụcấp, các khoản phúc lợi xã hội,…

Trang 11

Tiền lương có vai trò thúc ñẩy người lao động cố gắng trong công việc, tạo độnglực kích thích người lao động tích cực làm việc, nâng cao năng suất và hiệu quả thựchiện công việc nếu yếu tố này được thực hiện công bằng và hợp lý

b Cải thiện môi trường, điều kiện làm việc

Điều kiện làm việc là tổng hợp các yếu tố liên quan tới cơ sở vật chất, phươngtiện, trang bị làm việc, nơi làm việc và môi trường xung quanh Muốn tạo động lựclàm việc cho nhân viên, tổ chức cần cải thiện điều kiện làm việc bằng các cách thứcsau:

- Thay đổi tính chất công việc

- Cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường

- Thực hiện tốt các chính sách an toàn lao động, đầu tư máy móc thiết bị chuyêndùng

c Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp

Nhân viên nào cũng ước muốn có những bước tiến trong sự nghiệp Đây là nhucầu chính đáng, là điều cần phải làm của các tổ chức trong việc sử dụng nhân lực cótrình độ cao

Do đó, tổ chức tổ chức nên đưa ra những tiêu chuẩn, tiêu chí để nhân viên biết

và phấn đấu, thực hiện dân chủ, hợp lý các chính sách về đề bạt, bố trí cán bộ,

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực y tế

2.4.1 Những nhân tố bên ngoài

a Điều kiện tự nhiên :

Yếu tố tự nhiên chi phối trực tiếp đến đời sống văn hóa sinh hoạt của con người,

có ảnh hưởng nhất định đến phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực y

tế nói riêng Mỗi khu vực khác nhau thì vị trí địa lý cũng khác nhau, từ đó ảnh hưởngđến dân cư và vấn đề chăm sóc, khám chữa bệnh Các điều kiện tự nhiên, địa hình, đấtđai, khí hậu đều có ảnh hưởng nhất định đến phát triển nguồn nhân lực y tế

b Đặc điểm về kinh tế:

Trang 12

Cơ cấu kinh tế thay đổi thì sẽ tác động mạnh đến số lượng và chất lượng nguồnnhân lực ở các ngành, trong đó có cả ngành y tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao địaphương sẽ có điều kiện về vật chất hơn, mặt khác con người biết quan tâm chăm sócsức khỏe hơn, nhu cầu về y tế, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân cũngtăng lên Vì vậy, khả năng thu hút nguồn nhân lực y tế về địa phương và khả năng đàotạo cho nguồn nhân lực y tế cũng cao hơn

c Đặc điểm văn hoá - xã hội :

Quy mô dân số và sự phát triển dân số cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nguồnlực y tế Dân số tăng lên đòi hỏi số lượng nhân viên y tế phải tăng lên tương ứng đểđảm bảo quy trình khám chữa bệnh cho người dân Dân số tăng nhanh dẫn đến tìnhtrạng thiếu hụt nhân lực, không đáp ứng kịp thời các dịch vụ y tế, tỷ lệ sinh cao làmcho các bệnh của trẻ sơ sinh cũng phát triển, cũng gây cho ngành y tế nhiều khó khăn.Văn hóa, lối sống có tác động đến đến việc hoạch định, xây dựng và phát triển nguồnnhân lực của địa phương

2.4.2 Những nhân tố thuộc ngành y

a Sự phát triển của ngành y tế:

Sự phát triển của ngành y tế đòi hỏi phải cần phải phát triển nguồn nhân lực y tếtoàn diện cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, phù hợp với chiến lược pháttriển của nguồn nhân lực Việt Nam nhằm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân

b Chế độ, chính sách đãi ngộ của nhà nước:

Chế độ đãi ngộ của nhà nước góp phần nâng cao động lực thúc đẩy đối với cán

bộ y tế, từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác khám, chữa bệnh

c Chính sách thu hút nguồn nhân lực y tế:

Các địa phương cần quan tâm, có những chính sách ưu đãi đối với nguồn nhânlực như: Hỗ trợ ban đầu về tài chính, nhà đất; hỗ trợ đào tạo, quan tâm tuyển dụngnhân lực, bố trí và sắp xếp nhân lực hợp lý để thu hút nguồn nhân lực y tế

d Chính sách đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ :

Trang 13

Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển, những vấn đề về sức khỏe và bệnh tậtcủa con người luôn thay đổi theo chiều hướng đa dạng hơn thì việc đào tạo, cập nhậtkiến thức và kỹ năng đối với nhân lực y tế là một tất yếu Muốn nâng cao trình ñộchuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực các tổ chức cần có kế hoạch đào tạo vàbồi dưỡng nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu của công việc

e Môi trường và điều kiện làm việc:

Cơ sở vật chất - kỹ thuật của ngành y tế là điều kiện vật chất cơ bản giúp thỏamãn nhu cầu bệnh nhân Cơ sở vật chất y tế đầy đủ và hiện đại sẽ tạo điều kiện chođội ngũ cán bộ y tế làm việc và phát huy hiệu quả năng lực của mình trong quá trìnhkhám chữa bệnh

f Khả năng đầu tư tài chính của nhà nước:

Nguồn kinh phí ảnh hưởng đến hầu hết các yếu tố khác, quyết định sự phát triểncủa ngành y về cả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và cả nguồn nhân lực Đây là yếu tốquyết định khả năng đào tạo, thu hút và sử dụng có hiệu quả nhân lực y tế

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM

2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại các cơ sở ý tế công lập ở Việt Nam

2.1.1 Số lượng nhân lực y tế

Nhờ việc triển khai các chủ trương, chính sách và giải pháp đồng bộ của Nhànước về phát triển y tế, số lượng nhân lực y tế đã tăng cả về số lượng và chất lượng.Theo niên giám thống kê năm 2020, tổng số cán bộ trong toàn ngành y tế là 488,3nghìn người (tăng 15,8 nghìn người so với năm 2018), trong đó có 84,8 nghìn bác sĩ(bao gồm tiến sĩ, thạc sĩ); 28,5 nghìn dược sĩ (kể cả tiến sĩ, thạc sĩ); gần 3,1 nghìn cán

bộ y tế công cộng (bao gồm cả tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân y tế công cộng); 49,2 nghìn ysĩ; 17,5 nghìn điều dưỡng đại học; 91,8 nghìn điều dưỡng cao đẳng và trung học; 20,3nghìn kỹ thuật viên, 72,7 nghìn dược sĩ trung học, kỹ thuật viên dược (số liệu báo cáocủa Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Hiện nay, thị trường lao động y tế nước ta đang có sự phân bổ nguồn nhân lựcmất cân đối, bất hợp lý theo vùng, miền, lĩnh vực Số lượng bác sĩ chủ yếu tập trung

Ngày đăng: 06/08/2024, 09:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w