1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thảo luận quản lý nguồn nhân lực xã hội đề tài phát triển nguồn nhân lực

41 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC  BÀI THẢO LUẬN QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC XÃ HỘI ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Học phần : Quản lý nguồn nhân lực xã hội Nhóm 3 Lớp HP : 231_ENEC1311_01 Giảng viên hướng dẫn: Ts Bùi Thị Kim Thoa Hà Nội, ngày 10 tháng 9 năm 2023 0 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .3 NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI MỘT QUỐC GIA 4 1.1 Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực xã hội 4 1.1.1 Khái niệm 4 1.1.2 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực .4 1.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 5 1.2.1 Khái niệm 5 1.2.2 Nội dung Chính sách phát triển nguồn nhân lực 5 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Chính sách phát triển nguồn nhân lực 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SINGAPORE (1965 ĐẾN NAY) 6 2.1 Bối cảnh của Singapore 6 2.2 Thực trạng nguồn nhân lực của Singapore (1965 đến nay) 9 2.2.1 Quy mô, cơ cấu NNL 9 2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực .13 2.2.3 Việc làm và thu nhập của NLD .16 2.2.4 Đánh giá chung về NNL 22 2.3 Các chính chính sách phát triển NNL của Singapore 24 2.3.1 Giai đoạn bùng nổ công nghiệp hoá và chuyển đổi số 24 2.3.2 Giai đoạn phát triển ngành dịch vụ 26 2.4 Tác động của các chính sách phát triển NNL tại Singapore 33 1 2.4.1 Giai đoạn bùng nổ công nghiệp hoá và chuyển đổi số 33 2.4.2 Giai đoạn phát triển ngành dịch vụ 34 2.4.3 Nhận xét 35 CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM 36 KẾT LUẬN .39 TÀI LIỆU THAM KHẢO 40 2 LỜI MỞ ĐẦU Nguồn nhân lực được xem là tài sản quan trọng nhất của bất kỳ quốc gia nào và việc đầu tư vào con người luôn là một điều tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chỉ có thể thực hiện được khi việc phát triển nguồn nhân lực của quốc gia đó được quan tâm và chú trọng Để thực hiện được điều này, mỗi quốc gia cần xây dựng một chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia thông qua một hệ thống các chính sách, các kế hoạch, chương trình hoạt động dựa trên những nguồn lực hiện có để hướng đến việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế trong dài hạn Trên thế giới, trong đó có khu vực Châu Á, đã có nhiều nước thành công trong ban hành và thực hiện các chính sách nhân lực như Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore… Đây chính là những bài học giá trị nhằm phát triển nguồn nhân lực: Về cơ cấu, chất lượng, số lượng, … dành cho Việt Nam Thông qua đề tài "Phát triển nguồn nhân lực", nhóm 3 lựa chọn phân tích thực trạng nguồn nhân lực Singapore, cùng các chính sách mà Singapore đã áp dụng, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm phù hợp với điều kiện nhân lực tại Việt Nam 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI MỘT QUỐC GIA 1.1 Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực xã hội 1.1.1 Khái niệm Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là tập hợp toàn bộ con người có thể tham gia vào hoạt động lao động, sản xuất của một tổ chức, doanh nghiệp, hay nền kinh tế  Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường, tức là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và có sức khỏe  Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội  Nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp và nền kinh tế Nó là yếu tố quyết định đến năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp và nền kinh tế Phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao chất lượng, năng lực của nguồn nhân lực, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội  Theo nghĩa rộng, phát triển nguồn nhân lực bao gồm tất cả các hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, tác phong công nghiệp, năng lực sáng tạo, khả năng thích ứng với sự thay đổi của người lao động  Theo nghĩa hẹp, phát triển nguồn nhân lực bao gồm các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng cho người lao động 1.1.2 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực 1.1.2.1 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với tổ chức, doanh nghiệp 4 Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp: Phát triển nguồn nhân lực giúp người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng, từ đó nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, khả năng cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp Đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội: Phát triển nguồn nhân lực giúp người lao động phát huy khả năng sáng tạo, đổi mới, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động: Phát triển nguồn nhân lực giúp người lao động có cơ hội học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống Tiết kiệm chi phí và tài nguyên cho doanh nghiệp: không cần đổi mới nhân sự quá nhiều vì năng lực không thích ứng Tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp xúc với tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ trong hoạt động kinh doanh Tạo sự cam kết với nhân sự lâu dài 1.1.2.2 Vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với nền kinh tế Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao: Phát triển nguồn nhân lực giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế Giải quyết vấn đề thất nghiệp: Phát triển nguồn nhân lực giúp người lao động có cơ hội nâng cao trình độ, kỹ năng, từ đó có việc làm và thu nhập ổn định 1.2 Chính sách phát triển nguồn nhân lực 1.2.1 Khái niệm Chính sách phát triển nguồn nhân lực là một chuỗi các quyết định do nhà nước ban hành nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra trong phát triển nguồn nhân lực xã hội nhằm nâng cao chất lượng, năng lực của nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội 5 1.2.2 Nội dung Chính sách phát triển nguồn nhân lực Chính sách phát triển nguồn nhân lực bao gồm các nội dung chính sau:  Xác định vấn đề và mục tiêu của chính sách:  Vấn đề của chính sách xuất hiện dưới dạng mâu thuẫn hay cần phải xử lý  Phải lựa chọn vấn đề có tính cấp thiết  Xây dựng các giải pháp của chính sách:  Giải pháp cần xuất phát từ những nguyên nhân chính yếu  Khi xây dựng giải pháp phải tính đến các nguồn lực khác được huy động khi thực hiện giải pháp  Lựa chọn, thông qua, ban hành chính sách  Trong các giải pháp được đưa ra, phải lựa chọn phương án phù hợp nhất  Một số tiêu chuẩn lựa chọn giải pháp: đủ mạnh, khả thi, hiệu quả 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến Chính sách phát triển nguồn nhân lực Các nhân tố ảnh hưởng đến Chính sách phát triển nguồn nhân lực được chia thành 2 nhóm chính:  Nhóm nhân tố bên ngoài: Yếu tố kinh tế - xã hội: Sự phát triển kinh tế - xã hội là nhân tố quyết định đến nhu cầu phát triển nguồn nhân lực Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cũng tăng lên Yếu tố môi trường: Môi trường kinh doanh, môi trường xã hội tác động đến phát triển nguồn nhân lực  Nhóm nhân tố bên trong: Tình hình nguồn nhân lực: Tình hình nguồn nhân lực của tổ chức, doanh nghiệp, nền kinh tế là cơ sở để xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực Mục tiêu phát triển của tổ chức, doanh nghiệp, nền kinh tế: Mục tiêu phát triển của tổ chức, doanh nghiệp là cơ sở để xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp 6 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI SINGAPORE (1965 ĐẾN NAY) 2.1 Bối cảnh của Singapore 2.1.1 Điều kiện tự nhiên - xã hội của Singapore Singapore, tên đầy đủ Cộng hòa Singapore, là một quốc đảo có chủ quyền tại khu vực Đông Nam Á với diện tích 710 km2, nằm ngoài khơi về mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía Bắc, tiếp giáp tiểu bang Johor của Malaysia về phía Bắc và đối diện đảo Riau của Indonesia về phía Nam Dân số hiện tại của Singapore khoảng 6 triệu người vào ngày 14/09/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Dân số Singapore hiện chiếm 0,07% dân số thế giới Singapore đang đứng thứ 114 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ Singapore là một trong 5 thành viên tham gia sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là nơi đặt Ban thư ký APEC, một thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á, Phong trào không liên kết Khối thịnh vượng chung Anh cũng nhiều tổ chức quốc tế lớn khác Người dân Singapore sở hữu cuốn hộ chiếu quyền lực hạng 2 toàn cầu (2021) và từng nhiều lần vươn lên dẫn đầu thế giới, đồng thời là quốc gia phát triển duy nhất trong khu vực Đông Nam Á 2.1.2 Kinh tế Singapore Singapore là đất nước với nền kinh tế thị trường tự do cùng mức độ phát triển cao Đây là quốc gia có nhiều doanh nghiệp lớn vận hành trong nước nhất nhờ mức thuế thấp (doanh thu thuế chỉ chiếm 14,2% GDP) Singapore là nơi đặt trụ sở của APEC Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân) Các doanh nghiệp nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Singapore Singapore là quốc gia có nguồn vốn FDI đầu tư ra nước ngoài lớn trên thế giới và quốc gia này đồng thời cũng được hưởng lợi từ dòng vốn FDI đến từ các nhà đầu tư và tổ chức trên toàn cầu nhờ có môi trường đầu tư hấp dẫn và chính trị ổn định Ngành xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn là đồ điện tử, hóa chất và dịch vụ cộng thêm với vị thế là trung tâm quản lý tài sản của khu vực đã đem lại cho Singapore nguồn thu 7 đáng kể để phát triển kinh tế cho phép quốc gia này nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên và nguyên liệu thô không có sẵn trên lãnh thổ Singapore còn có chiến lược giúp nó có năng lực cạnh tranh hơn so với nhiều nước láng giềng trong việc đóng vai trò như một trạm trung chuyển hàng hóa Chỉ số toàn cầu hóa của Singapore thuộc hàng cao nhất thế giới với mức trung bình vào khoảng 400% trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2011 Cảng Singapore được coi là hải càng bận rộn thứ hai thế giới xét về khối lượng hàng hóa 2.1.3 Nhân tố tác động đến chính sách phát triển Giai đoạn công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu 1965 - 1970 Đây là giai đoạn Singapore mới tách khỏi Liên bang Malaysia, giành độc lập Singapore đã phải đối mặt với những vấn đề xuất phát từ việc chỉ có thị trường nội địa nhỏ với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao 70% hộ gia đình Singapore phải sống trong điều kiện và hoàn cảnh vô cùng tồi tệ và 1/3 số người dân phải sống nhờ trong các khu ổ chuột ở ngoại ô thành phố Tỷ lệ thất nghiệp trung bình rơi vào khoảng 14%, GDP bình quân đầu người là 516 đô la Mỹ và một nửa dân số không biết chữ Ở giai đoạn đầu này, trọng tâm giáo dục của đất nước là giải quyết nạn mù chữ, đảm bảo rằng tất cả mọi người dân đều có khả năng đọc và viết Đây cũng là giai đoạn khởi đầu của quá trình công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu Giai đoạn này, nguồn nhân lực của Singapore mới dừng lại ở trình độ kỹ năng cơ bản Do đó,Singapore hướng đến một số cải cách: Đưa đào tạo kỹ thuật và dạy nghề vào trong chương trình giảng dạy ở bậc trung học cơ sở; thành lập mới một số trường dạy nghề, trường kỹ thuật; chuyển các khoa đào tạo kỹ sư, kiến trúc sư ở các trường cao đẳng và trường trung học về trường đại học; cho phép người học chủ động về thời gian và bậc đào tạo; mở rộng sự liên kết đào tạo với các cơ sở nước ngoài; Những cải cách bước đầu trong hệ thống giáo dục đã đáp ứng một phần nhân lực lãnh nghề cho nền kinh tế đất nước Giai đoạn tải cấu trúc nền kinh tế 1970 – 1980 Đây là giai đoạn nền kinh tế của Singapore phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới Nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào nước ngoài: sự suy giảm nguồn lực lao động; sự nổi lên của các nước láng giềng ở khu vực Đông Nam Á có lợi thế về lao động rẻ Trong điều kiện như vậy, buộc Singapore phải thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và phát triển những 8 ngành sử dụng nhiều chất xám và thích ứng với những biến đổi của nền kinh tế, xã hội Do đó, đòi hỏi phải phát triển một nguồn nhân lực đại chúng chất lượng cao Giai đoạn phát triển công nghệ cao để hình thành nền kinh tế tri thức từ năm 1990 đến nay Từ những năm 1990 trở lại đây, tình hình thế giới, khu vực có những biến đổi to lớn Đặc biệt là xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng diễn ra sâu rộng Làn sóng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã tác động sâu sắc đến nền kinh tế, chính trị, xã hội của các nước trên thế giới Hầu như các nước đều chú trọng đầu tư đến sự phát triển của một nền công nghiệp tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao Vốn là một đất nước phát triển sớm các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi trình độ trí tuệ cao, Singapore không ngừng tập trung xây dựng một nguồn lực lao động có tay nghề, chuyên môn và đảm bảo tính chuyên nghiệp Vì vậy, Chính phủ Singapore đã tiến hành cải cách giáo dục một cách toàn diện với nhiều quyết sách lớn: Đưa công nghệ vào giảng dạy ở tất cả các bậc học của hệ thống giáo dục; thay đổi nội dung, chương trình giảng dạy ở cả ba cấp phổ thông; cải cách hệ thống giáo dục, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất Nhờ sự điều chỉnh chính sách giáo dục đó, Singapore xây dựng được đội ngũ nhân lực đa dạng, có đẳng cấp quốc tế ở các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là nhân lực công nghệ thông tin phù hợp với các lĩnh vực kinh tế tri thức 2.2 Thực trạng nguồn nhân lực của Singapore (1965 đến nay) 2.2.1 Quy mô, cơ cấu NNL  Quy mô NNL Quy mô nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của nền kinh tế Với những nỗ lực của chính phủ và người dân, quy mô nguồn nhân lực Singapore đã có những bước tiến đáng kể trong những năm qua Dân số của Singapore vào thời điểm này là khoảng 6 triệu người Trong số này, một phần đáng kể là lực lượng lao động có đủ độ tuổi và khả năng lao động NĂM DÂN SỐ LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG 1965 3.434.000 1.292.000 9

Ngày đăng: 24/03/2024, 06:46

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w