1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận quản lý chất lượng sản phẩm may đề tài tìm hiểu ảnh hưởng của nhu cầu thị trường đến chất lượng sản phẩm may

44 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Ảnh Hưởng Của Nhu Cầu Thị Trường Đến Chất Lượng Sản Phẩm May
Tác giả Lê Thị Thanh Huyền, Đào Thị Hường
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Nhung
Trường học Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Công nghệ may
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 2,39 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY (7)
    • 1.1. Sự phát triển về các quan niệm chất lượng sản phẩm (7)
    • 1.2. Khái niệm chất lượng sản phẩm của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) 8 1.3. Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm (8)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (9)
      • 1.4.1. Nhóm nhân tố khách quan (9)
      • 1.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan (13)
    • 1.5. Đặc điểm của chất lượng sản phẩm (18)
    • 1.6. Những yêu cầu đặt ra với chất lượng sản phẩm (19)
  • CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY (22)
    • 2.1. Thực trạng ảnh hưởng của nhu cầu thị trường đến chất lượng sản phẩm may (22)
    • 2.2. Ảnh hưởng của nhu cầu thị trường đến chất lượng sản phẩm may (23)
      • 2.2.1. Yêu cầu thiết kế và phong cách (23)
      • 2.2.2. Nguyên liệu và sản xuất (27)
      • 2.2.3. Chứng nhận và tuân thủ (29)
      • 2.2.4. Chất lượng và kiểm soát chất lượng (34)
      • 2.2.5. Thời gian và tổ chức sản xuất (36)

Nội dung

Chính vì những lý do trên, Quản lý chấtlượng sản phẩm may là một học phần quan trọng, giúp sinh viên làm quen với công việckiểm tra chất lượng trên thực tế.Một trong những phương pháp tố

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY

Sự phát triển về các quan niệm chất lượng sản phẩm

Khái niệm chất lượng sản phẩm đã xuất hiện từ lâu, ngày nay được sử dụng phổ biến và rất thông dụng hằng ngày trong cuộc sống cũng như trong sách báo Chất lượng sản phẩm là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế và xã hội Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu, nhiệm sản xuất – kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu dùng, từ sản phẩm hay từ đòi hỏi của thị trường Căn cứ vào những đặc điểm chung từ định nghĩa ta có thể phân thành các nhóm sau.

Quan niệm chất lượng siêu hình cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm Đại diện cho cách tiếp cận này là Barbara Tuchman: “ Chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm” Điều này làm hàm ý rằng sản phẩm chất lượng là những sản phẩm tốt nhất Quan niệm này mang tính triết học, trừu tượng chỉ có ý nghĩa đoan thuần trong nghiên cứu.

Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó Quan niệm này đồng nghĩa chất lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm Tuy nhiên, sản phẩm có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã xác định trước Xuất phát từ người tiêu dùng: Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng Xuất phát từ giá trị: Chất lượng được hiểu là đại dương đo bằng mối quan hệ giữa lợi ích thu được từ tiêu dùng sản phẩm với chi phí phải bỏ ra để đạt được lợi ích đó Theo A.P Vilavilov: “Chất lượng là một tập hợp những tính chất của sản phẩm chứa đựng mức độ thích ứng của nó để làm thỏa mãn những nhu cầu nhất định theo công dụng của nó với 8 những chi phí xã hội cần thiết” Theo Bohn: “ Chất lượng là mức độ hoàn hảo tại một mức giá trị chấp nhận được và không chế được sự thay đổi ở một mức chi phí hợp lý”.

Xuất phát từ mục làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, chất lượng là việc tạo ra những thuộc tính của sản phẩm, chất lượng là việc tạo ra những thuộc tính của sản phẩm mang lợi thế cạnh tranh phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường Quan niệm chất lượng tổng hợp: Ngày nay người ta thường nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm: chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ sau khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng đó Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan hệ chặt chẽ với chất lượng của dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu của việc sử dụng các nguồn lực.

Khái niệm chất lượng sản phẩm của Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) 8 1.3 Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm

Để giúp hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tổ chức Quốc tế và tiêu chuẩn hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: “Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu” Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn Do tác dụng thực tế của nó, nêu định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay Định nghĩa chất lượng ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng như cầu chủ quan của khách hàng.

Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng sản phẩm nhưng tựu chung lại thì chúng phải bao gồm những khịa cạnh sau:

- Chất lượng sản phẩm phải là một tập hợp các chỉ tiêu, những đặc trưng thể hiện tính năng kỹ thuật nói lên tính hữu ích của sản phẩm.

- Chất lượng sản phẩm phải thể hiện trong tiêu dùng và cần xem xét sản phẩm thỏa mãn tới mức nào yêu cầu của thị trường.

- Chất lượng sản phẩm phải gắn liền với điều kiện cụ thể của nhu cầu thị trường về các mặt kinh tế, kỹ thuật, xã hội và phong tục.

1.3 Các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm

Trong một sản phẩm có nhiều nhóm thuộc tính thể hiện chất lượng sản phẩm như:

- Các thuộc tính phản ánh chức năng tác dụng của sản phẩm thể hiện khả năng của sản phẩm có thể thực hiện chức năng hoạt động như mong muốn.

- Tuổi thọ sản phẩm: thể hiện khả năng giữ được tính năng tác dụng trong điều kiện hoạt động bình thường trong khoảng thời gian nhất định

- Tính thẩm mĩ của sản phẩm : là các thuộc tính thể hiện sự gợi cảm thu hút khách hàng như hình dáng màu sắc kích thước, cách trang trí, tính thời trang

- Độ tin cậy của sản phẩm : là khả năng thực hiện đúng tính năng hoạt động như thiết kế và hoạt động chính xác

- Tính kinh tế của sản phẩm thể hiện ở tiết kiệm chi phí tổng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm -Tính tiện dụng của sản phẩm thể hiện ở khả năng dễ bảo quản, dễ vận chuyển, dễ sửa chữa, dễ sử dụng

- Tính an toàn của sản phẩm khác với các thuộc tính trên đối với tính an toàn của sản phẩm do nhà nước qui định các sản phẩm phải tuân thủ qui định về tính an toàn sản phẩm

- Mức độ gây ô nhiễm của sản phẩm do các tổ chức các quốc gia qui định

Ngoài ra, những dịch vụ đi kèm sản phẩm đặc biệt là dịch vụ sau khi bán đang trở thành một trong những tiêu chí quan trọng trong thành phần chất lượng sản phẩm Trong nhiều trường hợp chúng đúng vai trò cơ bản cho sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường Tên, nhãn hiệu, danh tiếng, uy tín của sản phẩm cũng được coi như yếu tố chất lượng vô hình tác động lên tâm lý lựa chọn của khách hàng, thu hút sự chú ý và kích thích ham muốn mua hàng của họ.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm có tính tương đối cần được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với thời gian và không gian Chất lượng sản phẩm không ở trạng thái cố định, mà thay đổi theo từng kì phụ thuộc vào sự biến động của từng thị trường Chất lượng sản phẩm phải cần phải xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với điều kiện và môi trường kinh doanh, tình hình khả năng phát triển kinh tế xã hội và công nghệ trong mỗi kỳ và cửa từng nước, từng khu vực thị trường cụ thể: Chất lượng được đánh giá trên cả hai mặt khách quan và chủ quan.

1.4.1 Nhóm nhân tố khách quan

Nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững thì không còn cách nào khác là phải có một hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm Từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Hình 1.1: Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mang tính vĩ mô

Nói đến thị trường là đề cập tới các yếu tố: cung, cầu, giá cả, quy mô thị trường, cạnh tranh,…Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với sự vận động và biến đổi của thị trường, đặc biệt là nhu cầu thị trường, tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm Trên cơ sở nghiên cứu thị trường doanh nghiệp xác định được khách hàng của mình là đối tượng nào? Quy mô ra sao? Và tiêu thụ ở mức như thế nào?

Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược sản phẩm, kế hoạch sản xuất để có thể đưa ra những sản phẩm với mức chất lượng phù hợp, giá cả hợp lý với nhu cầu và khả năng tiêu dùng ở những thời điểm nhất định Bởi vì sản phẩm có chất lượng cao không phải lúc nào cũng tiêu thụ nhanh và ngược lại chất lượng có thể không cao nhưng người tiêu dùng lại mua chúng nhiều Điều này có thể do giá cả, thị hiếu của người tiêu dùng ở các thị trường khác nhau là khác nhau, hoặc sự tiêu dùng mang tính thời điểm Điều này được phản ánh rõ nét nhất với các sản phẩm mốt hoặc những sản phẩm sản xuất theo mùa vụ.

Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao, người ta chưa quan tâm nhiều tới mặt xã hội của sản phẩm. Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên thì đòi hỏi về chất lượng cũng tăng theo Đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất cao để có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp không chỉ phải sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường mà còn phải quan tâm tới khía cạnh thẩm mỹ, an toàn và kinh tế của người tiêu thụ sản phẩm.

- Trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật

Ngày nay, không cớ sự tiến nộ kinh xã hội nào không gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới Trong vài thập kỷ trở lại đây, trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước đột phá quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực mới: Tự động hóa, điện tử, ti học, công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, robot…đã tạo ra những thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất, tiết kiệm nguyên phụ liệu nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc quản lý, khai thác và vận hành công nghệ có hiệu quả cao Bởi vì, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật thì thơi giàn để chế tạo công nghệ mới thay thế công nghệ cũ dần dần được rút ngắn thời gian Sự ra đời của công nghệ mới thường đồng nghĩa với chất lượng sản phẩm cao hơn, hoàn thiện hơn Bên cạnh đó, đào tạo nhân lực để thích ứng với sự thay đổi liên tục của khoa học công nghệ không thể ngày một ngày hai mà phải có thời gian Đây cũng là những lúc khó khắn của các doanh nghiệp Việt Nam trong khi nguồn kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng không nhiều. -Hiệu lực của cơ chế quản lý

Sự phát triển, mở rộng của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào cơ chế quản lý,hành lang pháp lý của mỗi chính phủ, bao gồm cả việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của chính các đơn vị.

Cụ thể, cơ sở của hoạt động kiểm tra, kiểm soát an toàn, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa chính là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Vì vậy, mọi doanh nghiệp cần xây dựng, áp dụng, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do chính nhà nước ban hành Đây chính là nền tảng đảm bảo sự bình đẳng và phát triển ổn định quá trình sản xuất, đảm bảo uy tín và quyền lợi của nhà sản xuất và người tiêu dùng.

-Điều kiện kinh tế xã hội

Nhắc đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm mang tính vĩ mô thì chắc chắn không thể bỏ qua điều kiện kinh tế xã hội Thông thường, khi mức sống xã hội còn thấp, sản phẩm khan hiếm thì yêu cầu của người tiêu dùng chưa cao Lúc này, người tiêu dùng chưa quá khắt khe vào việc tiêu dùng sản phẩm.

Nhưng khi đời sống xã hội tăng lên cùng với ngày càng nhiều đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất và cung ứng sản phẩm, thì đòi hỏi về chất lượng cũng tăng theo Điều này đã khiến người tiêu dùng trở nên khắt khe hơn trong việc lựa chọn và tiêu thụ, thế nhưng, đôi khi họ chấp nhận mua sản phẩm với giá cao tới rất cao để có thể thỏa mãn nhu cầu cá nhân của mình.

Mức sống xã hội và yêu cầu chất lượng: Khi mức sống xã hội còn thấp và sản phẩm khan hiếm, người tiêu dùng thường chấp nhận mức độ chất lượng không cao do sự hiểu biết về các tiêu chuẩn chất lượng chưa phổ biến Ngược lại, khi đời sống xã hội tăng lên,nhu cầu về chất lượng sản phẩm cũng tăng.

Sự cạnh tranh trên thị trường: Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng sản phẩm may mặc thúc đẩy sự cải thiện chất lượng Các doanh nghiệp cần cung cấp sản phẩm chất lượng cao để giữ và thu hút khách hàng trong môi trường cạnh tranh.

Nhận thức về chất lượng: Đối với người tiêu dùng, nhận thức về chất lượng sản phẩm tăng lên khi họ có thêm thông tin và kiến thức về các tiêu chuẩn chất lượng, quy trình sản xuất và thương hiệu.

Đặc điểm của chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm được cấu thành bởi nhiều yếu tố, vì vậy nó sẽ có rất nhiều đặc điểm khác nhau Dưới đây là một vài đặc điểm chung nhất:

– Chất lượng sản phẩm là một phạm trù tổng hợp các yếu tố kinh tế, xã hội, kỹ thuật, vì vậy nó được thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, văn hoá của sản phẩm.

– Chất lượng có ý nghĩa tương đối có nghĩa là, chất lượng thường xuyên thay đổi theo không gian và thời gian Có thể ở giai đoạn này sản phẩm có chất lượng được đánh giá là cao nhưng ở giai đoạn sau thì không chắc đã cao do khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và nhu cầu của con người cũng ngày càng cao hơn Vì vậy, chất lượng chỉ được đánh giá theo từng thời điểm Các nhà sản xuất phải nắm chắc đặc điểm này để luôn luôn đổi mới và cải tiến công nghệ, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

– Chất lượng chỉ phù hợp ở từng thị trường cụ thể do nhu cầu và sở thích của người dân ở mỗi vùng là khác nhau Vì vậy khi đưa sản phẩm mới vào thi trường thì doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ thị trường đó.

– Chất lượng vừa mang tính trừu tượng vừa mang tính cụ thể Tính trừu tượng thông qua sự phù hợp, nó phản ánh mặt chủ quan của sản phẩm và phụ thuộc vào nhận thức của khách hàng Nâng cao chất lượng loại này sẽ có tác dụng tăng khả năng hấp dẫn thu hút khách hàng nhờ đó tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm Chất lượng phải thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, cụ thể được thể hiện thông qua chất lượng tuân thủ thiết kế, thông qua tính khách quan của sản phẩm Nâng cao chất lượng loại này làm giảm chi phí và tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng thực hiện chính sách giá cả linh hoạt.

– Chất lượng sản phẩm chỉ thể hiện đúng trong điều kiện tiêu dùng cụ thể, phù hợp với mục đích sử dụng nhất định.

Những yêu cầu đặt ra với chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm chính là kết quả của sự phối hợp thống nhất giữa lao động với các yếu tố công nghệ, kỹ thuật, kinh tế và văn hóa xã hội Bao hàm trong chất lượng là một tập hợp các thuộc tính thể hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đặc trưng phù hợp với môi trường xã hội và trình độ phát triển trong từng thời kỳ.

- Yêu cầu về sử dụng: phù hợp với mục đích và thời hạn sử dụng cả về hao mòn vật lý và hao mòn vô hình Để thỏa mãn yêu cầu này cần phải lựa chọn nguyên vật liệu may, các vật liệu cho phù hợp.

- Yêu cầu về vệ sinh: Đòi hỏi các sản phẩm phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của cơ thể trong quá trình sử dụng, quần áo có khả năng bảo vệ được cơ thể, chống lại được các tác động của môi trường Đồng thời không gây độc hại cho cơ thể do những tố chất có sử dụng trong quá trình dệt, nhuộm, giặt là,…

- Yêu cầu về chỉnh lý: Các chế độ giặt, ủi, hiệu chỉnh, bao gói, nhãn hiệu phải đa hiệu quản, phù hợp với sản phẩm.

- Yêu cầu về tính thẩm mỹ của sản phẩm: Phạt đạt thực hiện các biện pháp chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường sản phẩm khi đưa ra thị trường, trở thành hàng hóa phải thỏa mãn được khách hàng về cả hai mặt giá trị sử dụng và giá trị Xuất phát từ bản chất sản phẩm có hai đặc tính trên:

+ Giá trị sử dụng phản ánh công dụng cụ thể của sản phẩm làm nên tính hữu ích của nó Và khi nói đến chất lượng sản phẩm sản phẩm không thể chỉ nói đến giá trị sử dụng của sản phẩm mà phải đề cập đến cả mặt giá trị và các dịch cụ khác có liên quan trực tiếp đến sản phẩm, thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng về mặt kinh tế, chất lượng sản phẩm phải được hình thành trong tất cả mọi hoạt động, mọi quá trình tạo ra sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất giữa các quá trình trước, trong và sau sản xuất: nghiên cứu thiết kế, chuẩn bị sản xuất, sản xuất và sử dụng sản phẩm Phải đánh giá đúng vị trí, vai trò của từng yếu tố và mối quan hệ giữa các yêu tố kinh tế, xã hội và công nghệ liên quan.

1.7 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm

Nhu cầu thị trường là một trong những nhân tố cụ thể chi phối vấn đề chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp Đây không chỉ là điểm xuất phát của quá trình quản lý chất lượng, mà còn là động lực, định hướng cho mỗi đơn vị ngày càng hoàn thiện tốt hơn chất lượng sản phẩm Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân.

Thực tế cho thấy, đối với từng doanh nghiệp, đảm bảo và nâng cao chất lượng được coi là một chiến lược có tầm quan trọng mang tính sống còn Chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng tạo thành bộ khung "tam giác vàng" quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong cạnh tranh.

Nhờ có chất lượng sản phẩm, dịch vụ cao mà uy tín của doanh nghiệp được nâng lên, không những giữ được những khách hàng quen thuộc mà còn thu hút được những khách hàng tiềm năng mới Kết quả là thị phần doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, tạo cơ sở lâu dài cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Song song với sự tiến bộ như vũ bão của khoa học công nghệ và thông tin, nền sản xuất hàng hoá cũng không ngừng phát triển Cùng với đó, mức sống con người càng được cải thiện nên gắn liền với nhu cầu về hàng hóa càng đa dạng, phong phủ Đồng thời, giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất thì chất lượng là công cụ hữu hiệu nhất để doanh nghiệp cạnh tranh,.

Theo các chuyên gia, nâng cao chất lượng sản phẩm nghĩa là tăng tính năng sử dụng, tuổi thọ, độ an toàn của sản phẩm, giảm mức gây ô nhiễm môi trường, tiết kiệm được nguồn tài nguyên, tăng giá trị sử dụng trên một sản phẩm đầu ra Nhờ đó, tăng khả năng tích luỹ cho tái sản xuất, hiện đại hoá công nghệ, máy móc thiết bị, thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng đồng nghĩa với tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quá trình đổi mới, cải tiến hoạt động, tối thiểu hóa lãng phí, phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa Nhờ đó, lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng sẽ được tăng cao.

Có thể nói, trong điều kiện nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập với thế giới, các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong và ngoài nước Chính vì vậy sẽ phải cạnh tranh với hàng nhập ngoại có mẫu mã phong phú, đa dạng và rất tiện lợi cho người sử dụng.

Các doanh nghiệp Việt Nam muốn cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài cần phải biết vận dụng chiến lược cơ bản trước mắt và lâu dài chính là nâng cao chất lượng sản phẩm.

Theo các chuyên gia kinh tế, chỉ có sản phẩm, hàng hoá có chất lượng cao doanh nghiệp mới mở rộng được thị trường mà cụ thể ở đây là mở rộng khả năng xuất khẩu Đây chính là tiền đề để hoà nhập vào thị trưởng khu vực, thị trường thế giới, tạo điều kiện phát triển kinh tế nước nhà.

ẢNH HƯỞNG CỦA NHU CẦU THỊ TRƯỜNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY

Thực trạng ảnh hưởng của nhu cầu thị trường đến chất lượng sản phẩm may

Đầu tiên phải kể đến chính là nhu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng tăng của người tiêu dùng, do sự phát triển của nền kinh tế càng ngày người tiêu cùng càng có những đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm.

Nhu cầu thị trường là một trong những nhân tố cụ thể chi phối vấn đề chất lượng sản phẩm các doanh nghiệp Đây không chỉ là điểm xuất phát của quá trình quản lý chất lượng, mà còn là động lực, định hướng cho mỗi đơn vị ngày càng hoàn thiện tốt hơn chất lượng sản phẩm.

Theo đó, nếu doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường, sẽ khiến người tiêu dùng tăng khả năng chi trả và sẵn sàng chi trả để có được. Để làm tốt việc này, doanh nghiệp cần nâng cao khả năng dự báo, sẵn sàng các kế hoạch để đối phó rủi ro tiềm tàng xuống thấp nhất Cuối cùng, và từ dự báo có thể chuyển thành ‘tính toán’ nhu cầu thị trường với độ chính xác cao.

Theo ông Lê Hoàng Ân - Tổng giám đốc Tổng công ty Dệt may Việt Nam thì "Yếu tố quyết định thắng lợi trong cuộc cạnh tranh này chỉ còn là chất lượng, giá cả và dịch vụ khách hàng Cạnh tranh bằng giá trị gia tăng sẽ là xu hướng và là chiến lược sống còn cho mỗi doanh nghiệp dệt may Việt Nam " Vấn đề nổi cộm đối với ngành dệt may hiện nay là các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ sản xuất các sản phẩm thông dụng và hình thức kinh doanh chủ yếu theo phương thức gia công; Phần lớn các doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì sản xuất ra những sản phẩm có tính truyền thống mà không quan tâm đến việc thay đổi mẫu mã mới để tiếp cận với yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước; Chưa chú ý xây dựng được kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với xu hướng phân công lao động trong nền kinh tế thị trường; Các viện mẫu thời trang chưa thực sự gắn với sản xuất và thị trường nên không có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến và phát triển thương mại Bên cạnh đó, tình trạng máy móc, thiết bị của Việt Nam còn lạc hậu, đặc biệt là trong ngành dệt Cho đến nay trong số các doanh nghiệp dệt quốc doanh chỉ có khoảng gần 20% máy móc đạt chất lượng sản xuất hiện đại Điều đó đã dẫn đến hậu quả là nhiều doanh nghiệp chỉ hoạt động dưới 50% công suất Để có thể giải quyết được bài toán về thị trường, giảm bớt áp lực cạnh tranh các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn phải chú trọng tới yếu tố cạnh tranh bằng việc nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ Đó là tạo ra các sản phẩm với mẫu mã thiết kế độc đáo, tiện dụng; chất lượng được cải thiện, gắn liền với tính năng mới để có thể vừa kích cầu vừa tránh bớt được áp lực cạnh tranh Đối với các sản phẩm dệt may, việc thiết kế mẫu mã làm sao cho phù hợp ngày càng trở nên quan trọng để có thể thu hút được khách hàng Hiện tại để đối phó với chi phí lao động ngày càng cao, ngành công nghiệp dệt của Đài Loan, Hàn Quốc, Tây Âu đang dịch chuyển mạnh mẽ theo hướng tăng cường công tác mẫu mã thiết kế và đặc biệt, tập trung nghiên cứu sản xuất các sản phẩm dệt "chức năng" tạo ra các sản phẩm nhiều tính năng hơn như: độ bền, độ hút ẩm, tính năng an toàn, tính năng vệ sinh Vì thế Việt Nam phải nhanh chóng nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa thêm nhiều lợi ích mới, đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng của thị trường Cùng với hoạt động thiết kế, việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm giữ vai trò hết sức quan trọng bởi nó có khả năng làm tăng giá trị sản phẩm nhiều lần Bên cạnh đó cần chuyển đổi phương thức sản xuất từ gia công sang kinh doanh trực tiếp với việc tăng cường thiết kế sản phẩm nhằm tăng hiệu quả kinh doanh

Nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm là chiến lược lâu dài và hết sức khó khăn nhưng thực sự đó là hướng phát triển tích cực và đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay Những việc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang tiến hành chỉ là những bước khởi đầu trên con đường đầy gian khó ấy Con đường cạnh tranh của toàn ngành dệt may Việt Nam còn nhiều khắc nghiệt và chỉ đi đúng hướng mới có thể tồn tại và phát triển.

Ảnh hưởng của nhu cầu thị trường đến chất lượng sản phẩm may

2.2.1 Yêu cầu thiết kế và phong cách

Nhu cầu thời trang cao Là mặt hàng có sức tiêu thụ khá cao, khi mà nhu cầu làm đẹp của người dùng là rất lớn, họ luôn mong muốn được làm mới bản thân và thay đổi phong cách thời trang theo ngày Trung bình mỗi một phụ nữ, một tháng có nhu cầu mua mới từ 2-5 bộ đồ mới, như vậy mặt hàng thời trang này rất có tiềm năng tiêu thụ

Nhu cầu thị trường thường xuyên biến đổi theo xu hướng và sở thích của người tiêu Nhu cầu thị trường thường xuyên biến đổi theo xu hướng và sở thích của người tiêu dùng.

Do đó, các doanh nghiệp may cần phải theo kịp xu hướng này để đảm bảo sản phẩm của họ có thể bán được Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nếu không có sự chú trọng đúng đắn vào quy trình thiết kế và sản xuất.

Nguồn hàng thời trang hiện nay trên thị trường Việt Nam rất phong phú và đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, chất lượng và cả giá cả Những mặt hàng này được nhập khẩu từ nhiều thị trường như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp,… thậm chí hàng Việt Nam cũng ngày càng được khách hàng quan tâm.

Mỗi một thị trường sẽ thích hợp với từng đối tượng khác nhau, đáp ứng được tối đa nhu cầu của nhiều khách hàng Không chỉ thời trang dành cho thanh niên mới được phổ biến, mà ngày nay thời trang dành cho trẻ em, người lớn tuổi cũng rất đa dạng.

Hình 2.1: Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chất lượng hóa nhu cầu của mình

Không còn chạy theo những mặt hàng có giá rẻ bất kể xuất xứ và chất lượng của nó như thế nào, bây giờ, người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng chất lượng hóa nhu cầu của mình ĐẸP – ĐỘC – LẠ là tiêu chí đầu tiên khi khách hàng chọn mua một mặt hàng thời trang cho bản thân.

Họ sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn gấp 2, gấp 3 lần, thậm chí gấp nhiều lần để sở hữu một “bộ cánh” thật thời thượng và chất lượng Cũng chính vì thế, người dùng Việt Nam đang có xu thế “tẩy chay” hàng Trung Quốc với chất lượng kém và được bày bán tràn lan trên thị trường Thế nên, muốn mở cửa hàng thời trang, bạn cần phải hiểu rõ hành vi, nhu cầu của người tiêu dùng.

Hình 2.2: Quan tâm đến tiêu chí ĐẸP – ĐỘC – LẠ

Chất liệu và lựa chọn vải: Thiết kế đặt ra yêu cầu cụ thể về chất liệu và loại vải Sự lựa chọn chất liệu không chỉ ảnh hưởng đến vẻ ngoại hình mà còn đến cảm giác, thoải mái và độ bền của sản phẩm.

Cấu trúc thiết kế: Cách mà sản phẩm được thiết kế, từ việc cắt may đến cấu trúc tổng thể, đều có ảnh hưởng đến chất lượng Một thiết kế chính xác và tỉ mỉ có thể tạo ra sản phẩm với form dáng đẹp và vừa vặn.

Chi tiết thiết kế: Các chi tiết nhỏ trong thiết kế, như túi, cúc, dây nịt, cũng đóng vai trò quan trọng trong chất lượng tổng thể của sản phẩm Chúng cần được đính kèm và may mắn màng để đảm bảo tính chất lượng và bền bỉ. Đường may và hoa văn: Chất lượng của đường may, cũng như hoa văn nếu có, ảnh hưởng đến sự bền vững và thẩm mỹ của sản phẩm Đường may đều đặn, chắc chắn, và hoa văn đẹp mắt là những yếu tố quan trọng.

Kỹ thuật may: Sự thành thạo trong kỹ thuật may cũng quyết định đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm Việc sử dụng cữ, dưỡng, hay các kỹ thuật may khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự chắc chắn và tinh tế của sản phẩm.

Màu sắc và in ấn: Sự lựa chọn màu sắc và chất lượng in ấn có thể làm thay đổi vẻ ngoại hình của sản phẩm Màu sắc nên được chọn lựa cẩn thận để đảm bảo sự bền vững qua thời gian.

Tất cả những yếu tố trên tỉ lệ thuật với chất lượng sản phẩm may mặc Chất lượng sản phẩm may mặc càng cao các yếu tố càng được đầu tư Và các yếu tố đó đều phụ thuộc vào nhu cầu thị trường Khi nhu cầu tăng cao, đòi hỏi về sự đa dạng và sáng tạo trong thiết kế cũng tăng lên Nhu cầu thị trường cao thường đi kèm với mong đợi của khách hàng đối với sự đa dạng trong sản phẩm Các doanh nghiệp cần cung cấp nhiều lựa chọn về mẫu mã, màu sắc, và kiểu dáng để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

2.2.2 Nguyên liệu và sản xuất

Nhu cầu thị trường may mặc có thể tác động đến lựa chọn nguyên liệu và quy trình sản xuất Nếu có áp lực để giảm giá sản phẩm may mặc, có thể có xu hướng sử dụng nguyên liệu rẻ hơn hoặc cắt giảm chi phí trong quy trình sản xuất Điều này có thể dẫn đến sự giảm chất lượng nếu không được quản lý chặt chẽ.

Lựa chọn nguyên liệu và quy trình sản xuất đều có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của sản phẩm may mặc Sự chọn lựa thông minh về nguyên liệu cùng với quy trình sản xuất chất lượng cao sẽ đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn chất lượng.

Ngày đăng: 13/03/2024, 14:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w