1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ông a nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào vì sao hãy tư vấn cho Ông a thủ tục Đăng ký thành lập doanh nghiệp Đó

45 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ông A Nên Lựa Chọn Loại Hình Doanh Nghiệp Nào? Vì Sao? Hãy Tư Vấn Cho Ông A Thủ Tục Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp Đó
Tác giả Ts. Trần Quỳnh Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương Mại
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 359,87 KB

Nội dung

Như vậy, so sánh song song giữa việc lựa chọn thành lập hai loại hìnhdoanh nghiệp nêu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy ưu điểm của loại hình công tyTNHH một thành viên so với doanh nghiệ

Trang 1

cc BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT THƯƠNG MẠI

ĐỀ LTM1.N4 (TS.Trần Quỳnh Anh)

Lớp niên khóa : 4818 Nhóm : 06

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

MỤC LỤC 2

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM 3

ĐỀ BÀI 4

DANH MỤC KÝ HIỆU HOẶC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

MỞ ĐẦU 5

NỘI DUNG 5

C ÂU 1: Ô NG A NÊN LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO ? V Ì SAO ? H ÃY TƯ VẤN CHO ÔNG A THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ĐÓ ? 5

1.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp 5

1.1.1 Loại hình Công ty TNHH một thành viên 5

1.1.2 Doanh nghiệp tư nhân 7

1.2.Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp 10

C ÂU 2: G IẢ SỬ ÔNG A ĐÃ LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO GỢI Ý CỦA ANH / CHỊ VÀ TỰ ĐĂNG KÝ VỐN CỦA DOANH NGHIỆP LÀ 5 TỶ ĐỒNG 30 NGÀY SAU KHI NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP , ÔNG A ĐÃ HOÀN TẤT VIỆC CHUYỂN GIAO 3,5 TỶ ĐỒNG CHO DOANH NGHIỆP , NHƯNG SAU ĐÓ KHÔNG TIẾP TỤC THỰC HIỆN VIỆC GÓP VỐN NỮA 12

2.1 Xử lý số vốn ông A chưa góp đủ 12

2.2 Ông A muốn thuê B về làm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có được không? Nếu không, vì sao? Nếu có, B phải đáp ứng các điều kiện gì? 13

2.3 Giả sử sau 2 năm kinh doanh, tổng vốn và tài sản của doanh nghiệp là 6 tỷ, tổng nợ phải thanh toán là 9 tỷ Hãy xác định trách nhiệm của doanh nghiệp và của ông A với các khoản nợ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại 14

2.3.1 Về trách nhiệm của doanh nghiệp 14

2.3.2 Về trách nhiệm của ông A 15

2.4 Giả sử ông A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại doanh nghiệp cho người khác Ông A phải làm gì? 15

2.5 Xử lý trong trường hợp ông A qua đời, người thừa kế chỉ có vợ và con gái 20 tuổi: 17

2.5.1 Cơ sở pháp lý 17

2.5.2 Thực hiện thủ tục thừa kế 17

KẾT LUẬN 19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

PHỤ LỤC I 21

PHỤ LỤC II 30

PHỤ LỤC III 41

Trang 3

BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC NHÓM

Mức độ hoànthành

Họp nhóm Kết

luậnxếploại

KýtênĐạt Không

đạt

Tốt TB Khá Tham

gia đủ

Đónggóp

3 Nguyễn Thị Thuỳ

Trang

481853

Trang(Nhóm trưởng)

481854

5 Nguyễn Xuân Lê

Tùng

481857

Trang 5

2 Giả sử ông A lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo gợi ý của anh/chị và

tự đăng ký vốn của doanh nghiệp là 5 tỷ đồng 30 ngày sau khi nhận giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp, ông A hoàn tất chuyển giao 3,5 tỷ đồng cho doanhnghiệp, nhưng sau đó không tiếp tục thực hiện góp vốn nữa

2.1 Số vốn ông A chưa góp đủ sẽ được xử lý như thế nào?

2.2 Ông A muốn thuê ông B làm Tổng Giám đốc và người đại diện theopháp luật của doanh nghiệp, có được không? Nếu không, vì sao? Nếu có, B phảiđáp ứng các điều kiện gì?

2.3 Giả sử sau 2 năm kinh doanh, tổng vốn và tài sản của doanh nghiệp là 6

tỷ, tổng nợ phải thanh toán là 9 tỷ Hãy xác định trách nhiệm của doanh nghiệp

và của ông A với các khoản nợ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chấm dứt sựtồn tại?

2.4 Giả sử ông A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tạidoanh nghiệp đó cho người khác Ông A phải làm gì?

2.5 Giả sử ông A chết, người thừa kế chỉ có vợ và con gái 20 tuổi Họ có thểthừa kế doanh nghiệp đó hay không? Nếu có, họ cần thực hiện thủ tục gì? Nếukhông, hãy tư vấn phương án xử lý tình huống cho họ?

DANH MỤC KÝ HIỆU HOẶC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

MỞ ĐẦU

Thống kê những năm gần đây cho thấy Việt Nam là một trong những nước đạtđược tiến bộ quan trọng trong việc thành lập thị trường để đảm bảo công nghiệphóa và hiện đại hóa Cùng với đó, Việt Nam đang ký hiệp định thương mại tự dovới nhiều quốc gia trên thế giới để mở rộng thị trường Thể theo quyền tự dokinh doanh quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namnăm 2013, Luật Doanh nghiệp đã và đang dần được hoàn thiện, tạo điều kiện

“cởi trói” cho các doanh nghiệp khi được tự do lựa chọn loại hình mong muốn vàphù hợp để đầu tư Một trong số đó phải kể đến loại hình Công ty TNHH, môhình doanh nghiệp được thừa nhận lần đầu tiên trong Luật Doanh nghiệp năm

1999, được các nhà đầu tư ưa chuộng bởi sự kết hợp hoàn hảo những ưu điểmcủa các loại hình doanh nghiệp khác Chính vì thế nhóm 6 chúng em xin phép

lựa chọn đề bài số 04 để làm rõ hơn về cơ cấu, điều kiện, thủ tục cũng như hồ sơ

hoàn chỉnh để sẵn sàng kinh doanh với loại hình công ty TNHH một thành viên

NỘI DUNG Câu 1: Ông A nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Vì sao? Hãy tư vấn cho ông A thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đó?

1.1 Lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

Theo như yêu cầu của ông A mong muốn thành lập doanh nghiệp một chủ

để kinh doanh Vậy nên ta có 2 loại hình doanh nghiệp phù hợp, đủ điều kiện đểtiến hành kinh doanh là: Công ty TNHH một thành viên và Doanh nghiệp tưnhân Tuy nhiên, việc lựa chọn ông A nên chọn loại hình doanh nghiệp Công tyTNHH một thành viên thì sẽ tối ưu hóa được lợi ích hơn cho ông A dựa trênnhững phân tích sau đây:

1.1.1 Loại hình Công ty TNHH một thành viên.

Thứ nhất, về điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên:

Theo Khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, tổ chức, cá nhân có

quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam có thể thành lập công tyTNHH một thành viên khi phải đáp ứng điều kiện như sau:

Trang 7

 Tổ chức có tư cách pháp nhân;

 Cá nhân từ đủ 18 tuổi; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự (Căn cứ khoản 1

Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 thì người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi)

 Không thuộc các đối tượng bị nhà nước cấm thành lập công ty theo quy

định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thứ hai, xét về đặc điểm thành lập của công ty TNHH một thành viên : 

 Số lượng thành viên trong công ty: chủ sở hữu của công ty TNHH do một

 Quyền mua cổ phần hoặc góp vốn của các công ty khác: công ty khác có thểgóp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, vốn góp

Thứ ba, xét về ưu, nhược điểm của công ty TNHH một thành viên: 

Công ty TNHH một thành viên có những ưu điểm sau: 

Công ty TNHH một thành viên cho phép ông A có toàn quyền quyết địnhmọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty và không cần phải xin ý kiếnhay góp ý từ các chủ thể khác và việc quản lý công ty cũng đơn giản hơn. 

Có tư cách pháp nhân nên chủ đầu tư chịu TNHH trong phạm vi số vốnđiều lệ, vì vậy hạn chế được rủi ro của chủ sở hữu khi tiến hành hoạt động sản

Trang 8

xuất kinh doanh Các đối tác kinh doanh thường ưa thích việc giao kết hợp đồngvới các pháp nhân, ngoài ra việc đầu tư mở rộng kinh doanh cũng sẽ dễ dànghơn Có thể đầu tư, thành lập góp vốn vào các công ty khác hoặc đầu tư và cáccông ty cấp dưới để trở thành một nhóm công ty Do đó, việc đầu tư vào công tyTNHH một thành viên là thích hợp hơn cho các nhà đầu tư muốn sở hữu mộtdoanh nghiệp mà không có sự hợp tác với các nhà đầu tư khác và hướng đến sựchuyên nghiệp trong kinh doanh. 

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì đối với loại hình công ty TNHH một thành viên vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau đây: 

Hệ thống pháp luật điều chỉnh công ty TNHH một thành viên khắt khehơn doanh nghiệp tư nhân Bị hạn chế trong việc huy động vốn bởi công tyTNHH một thành viên không được phát hành cổ phiếu. 

Nếu có nhu cầu huy động thêm vốn góp của cá nhân, tổ chức khác, sẽ phảithực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH haithành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. 

1.1.2 Doanh nghiệp tư nhân.

Thứ nhất, về điều kiện thành lập doanh nghiệp tư nhân:

Căn cứ Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 và khoản 1 Điều 189 Luật Doanhnghiệp 2020 quy định riêng đối với doanh nghiệp tư nhân thì:

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịutrách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp;

 Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào;

 Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Chủdoanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viênhợp danh của công ty hợp danh;

Trang 9

 Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổphần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHH hoặc công ty cổphần;

 Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký.Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư,trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng vàtài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng

và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản

Thứ hai, về đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân:

 Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ, không có

tư cách pháp nhân do tài sản của công ty và chủ doanh nghiệp hoàn toàn táchbiệt;

sản công ty và tài sản cá nhân là một bởi trách nhiệm pháp lý gán cùng với tàisản cá nhân;

phải chịu trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra còn có quyềnbán, nhượng lại và chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu các nghĩa vụ về doanhnghiệp phát sinh trước khi bán mà chưa thực hiện;

Thứ ba, về ưu, nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân:

Việc thành lập doanh nghiệp tư nhân có những ưu điểm sau: 

Trang 10

 Vì chế độ chịu trách nhiệm của doanh nghiệp tư nhân là vô hạn nên có thể

dễ dàng có được lòng tin từ khách hàng và các đối tác hơn (khách hàng hạn chếđược tối đa rủi ro khi hợp tác)

 Doanh nghiệp tư nhân ít bị chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật hơn, cóthể kiểm soát được rủi ro vì chỉ có duy nhất một người làm đại diện theo phápluật của doanh nghiệp

Như vậy, nếu lựa chọn loại hình doanh nghiệp tư nhân ông A được toànquyền trong việc quyết định mọi hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

Tuy nhiên, việc thành lập doanh nghiệp tư nhân còn có những hạn chế sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư

nhân, có thể thấy doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập với chủ sở hữudoanh nghiệp bởi chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về toàn bộ tài

sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tại Điều 190 Luật

Doanh nghiệp 2020 quy định về quản lý doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh

nghiệp tư nhân phải chịu nghĩa vụ pháp lý, trách nhiệm với mọi hành độngdoanh nghiệp

Như vậy, so sánh song song giữa việc lựa chọn thành lập hai loại hìnhdoanh nghiệp nêu trên ta có thể dễ dàng nhận thấy ưu điểm của loại hình công tyTNHH một thành viên so với doanh nghiệp tư nhân như sau:

Một, về tách biệt tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp:

Công ty TNHH một thành viên: Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản

nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ Điều này

có nghĩa là tài sản cá nhân của chủ sở hữu sẽ được bảo vệ khi công ty gặp khókhăn

Hai, về huy động vốn:

Trang 11

Công ty TNHH một thành viên: Việc huy động vốn cho Công ty TNHH mộtthành viên có thể dễ dàng hơn thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.Điều này giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động.

Ba, về quản lý chuyên nghiệp:

Công ty TNHH một thành viên: Công ty TNHH một thành viên thường có cơcấu tổ chức rõ ràng hơn, với các bộ phận và chức năng được phân chia cụ thể.Điều này giúp quá trình quản lý và điều hành doanh nghiệp trở nên chuyênnghiệp hơn

Bốn, thích hợp cho các dự án lớn và lâu dài:

Công ty TNHH một thành viên: Với tính ổn định và khả năng huy động vốn lớn,công ty TNHH một thành viên phù hợp hơn cho các dự án kinh doanh có quy môlớn và thời gian hoạt động dài

Như vậy, thông qua những phân tích trên có thể thấy từ khả năng thànhlập doanh nghiệp, tối ưu hóa lợi ích đến đáp ứng được các yêu cầu mà các nhàđầu tư đặt ra thì ông A nên lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp công tyTNHH một thành viên là phù hợp nhất. 

1.2.Tư vấn thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Sau khi lựa chọn loại hình phù hợp là Công ty TNHH một thành viên, ông

A cần thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin, các tài liệu liên quan đến công ty

Thông tin cần chuẩn bị như: tên công ty, địa chỉ công ty, người đại diệntheo pháp luật, vốn điều lệ, ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh, các giấy tờ liênquan

 Nếu thành viên là cá nhân thì cần chuẩn bị: giấy CMND, Căn cước côngdân/Hộ chiếu (còn hạn theo quy định) Các giấy tờ này gồm 2 bản được sao ychứng thực

Trang 12

 Nếu thành viên là tổ chức thì chuẩn bị: Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp, Giấy quyết định thành lập doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh và cácgiấy tờ như CMND/Căn cước công dân/Hộ chiếu của người đại diện cho tổ chức.Các giấy tờ này phải được công chứng không quá 3 tháng.

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên

Theo Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cần có những loại giấy tờ khithành lập công ty TNHH một thành viên như sau:

 Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên1;

 Điều lệ công ty TNHH do cá nhân làm chủ sở hữu2;

 Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luậtcủa doanh nghiệp;

 Bản sao Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân;

 Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệpthành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nướcngoài;

Trường hợp không phải Chủ sở hữu hoặc người đại diện theo pháp luậtcủa doanh nghiệp trực tiếp nộp hồ sơ thì người được ủy quyền phải nộp bản saohợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:

 Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhândân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực

 Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thaythế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực, kèm theo văn bản ủy quyền theo quy địnhcủa pháp luật cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp

Bước 3: Nộp hồ sơ

1 Chi tiết xem thêm tại phụ lục I.

2 Chi tiết xem tại phụ lục II.

Trang 13

Theo khoản 1 điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020, người thực hiện thủ tụcnộp hồ sơ có thể nộp qua các phương thức:

 Nộp tại Phòng ĐKKD tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính;

 Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính;

 Nộp hồ sơ trực tuyến qua mạng điện tử tại Cổng Thông tin Đăng ký doanhnghiệp Quốc gia

Lưu ý về thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng ĐKKD hoàn tất kết quả giải quyết và chuyển cho Bộ phận một cửa phòng ĐKKD trả kết quả.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận

hồ sơ.

Bước 4: Nhận kết quả

Người thực hiện thủ tục có thể nhận kết quả hồ sơ bằng hai phương thức sau:

Phương thức thứ nhất, nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại bộ phận một cửa

phòng ĐKKD

Phương thức thứ hai, nhận kết quả thông qua dịch vụ bưu chính.

Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

Khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ sở hữu công

ty thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên Cổng thông tin quốcgia Nội dung công bố bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và lĩnhvực/ngành nghề hoạt động Đây là bước rất quan trọng trong thủ tục thành lậpcông ty TNHH một thành viên

Trang 14

Lưu ý: Thời hạn công bố chỉ trong 30 ngày kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 6: Nộp phí, lệ phí thành lập doanh nghiệp

Theo Thông tư 47/2019/TT-BTC, để thành lập công ty TNHH một thànhviên do cá nhân làm chủ sở hữu cần nộp các loại phí, lệ phí sau:

 Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần;

 Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần

Lưu ý: Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh 3

Câu 2: Giả sử ông A đã lựa chọn loại hình doanh nghiệp theo gợi ý của anh/chị và tự đăng ký vốn của doanh nghiệp là 5 tỷ đồng 30 ngày sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, ông A đã hoàn tất việc chuyển giao 3,5 tỷ đồng cho doanh nghiệp, nhưng sau đó không tiếp tục thực hiện việc góp vốn nữa.

2.1 Xử lý số vốn ông A chưa góp đủ.

Theo quy định tại khoản 2 điều 75 Bộ Luật Doanh Nghiệp 2020, Ông A

phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thànhlập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp

Trong trường hợp ông A không góp đủ số vốn điều lệ 5 tỷ đồng trong thờihạn quy định, cụ thể là: Sau khi góp 3,5 tỷ đồng thì ông A đã không thực hiệnviệc góp vốn nữa, thì ông A cần phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn

30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ sao cho số vốn điều lệbằng với số vốn thực tế đã góp ở trên là 3,5 tỷ đồng đồng thời phải chịu tráchnhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính củacông ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi

vốn điều lệ theo quy định tại khoản 3 điều 75 Bộ luật Doanh Nghiệp 2020.

3 Khoản 3 ĐIều 5 Thông tư 47/2019/TT-BTC.

Trang 15

Căn cứ vào khoản 4 điều 75 Bộ luật Doanh Nghiệp 2020, ông A cần chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với nghĩa vụ tài chính của công tykhi không góp đủ, góp đúng hạn vốn điều lệ

2.2 Ông A muốn thuê B về làm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, có được không? Nếu không, vì sao? Nếu có, B phải đáp ứng các điều kiện gì?

Ông A có thể thuê B về làm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luậtcủa doanh nghiệp.Căn cứ vào khoản 1 điều 82 Bộ luật Doanh Nghiệp 2020, ông

A có thể bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ khôngquá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty

Theo khoản 3 điều 79 Bộ luật Doanh Nghiệp 2020: “Công ty phải có ít

nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc” Ông B là Tổng giám đốc và có thể làm người đại diện theo pháp luật của

công ty. 

Ông B có thể làm tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật khi có

hành vi dân sự đầy đủ và đáp ứng các điều kiện theo khoản 3 điều 82 Bộ luật

Doanh Nghiệp 2020: 

“a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này; b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.”

2.3 Giả sử sau 2 năm kinh doanh, tổng vốn và tài sản của doanh nghiệp là 6

tỷ, tổng nợ phải thanh toán là 9 tỷ Hãy xác định trách nhiệm của doanh nghiệp và của ông A với các khoản nợ của doanh nghiệp khi doanh nghiệp chấm dứt sự tồn tại.

Trang 16

Để doanh nghiệp của ông A chấm dứt sự tồn tại thì phải đáp ứng nhữngđiều kiện quy định tại khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020, cụ thể:

“Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ,

nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 cùng liên đới chịu trách nhiệm

về các khoản nợ của doanh nghiệp.”

Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về công

ty TNHH một thành viên như sau: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi

là chủ sở hữu công ty) Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”

Từ quy định trên, khi doanh nghiệp của ông A chấm dứt sự tồn tại vớitổng vốn và tài sản là 6 tỷ đồng nhưng tổng nợ phải thanh toán là 9 tỷ đồng thìtrách nhiệm của doanh nghiệp và của ông A với các khoản nợ sẽ được xác định

cụ thể như sau:

 2.3.1 Về trách nhiệm của doanh nghiệp.

Theo khoản 1 điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “Công ty TNHH

một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (chủ sở hữu công ty), chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi tài sản của công ty.” Như vậy công ty TNHH

một thành viên do ông A sở hữu là một pháp nhân độc lập, điều này có nghĩa làcông ty sẽ chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính bằngtoàn bộ tài sản của công ty, nhưng không vượt quá phạm vi tài sản mà công ty

có. Như vậy, trong trường hợp này tổng tài sản của công ty là 6 tỷ đồng Vì vậy,công ty sẽ dùng 6 tỷ này để trả nợ

2.3.2 Về trách nhiệm của ông A.

Trang 17

Theo khoản 1 Điều 75 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định rõ ràng rằng

ông A phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ củacông ty Do ông A đã góp 3,5 tỷ vào doanh nghiệp nên ông phải chịu tráchnhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty là 3,5 tỷ. 

Đồng thời ông A không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản cá nhân cho

các khoản nợ vượt quá vốn góp vào công ty theo quy định tại khoản 4 Điều 75

Luật Doanh Nghiệp 2020.

Trong trường hợp tổng tài sản của doanh nghiệp là 6 tỷ nhỏ hơn tổng nợphải thanh toán là 9 tỷ, dù sau khi thanh lý toàn bộ tài sản công ty không đủ khảnăng thanh toán hết tiền nợ Phần nợ còn lại là 3 tỷ sẽ là khoản nợ không thể đòiđược từ phía công ty Ông A không có trách nhiệm dùng tài sản cá nhân để bùđắp phần nợ này

2.4 Giả sử ông A muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại doanh nghiệp cho người khác Ông A phải làm gì?

Với tư cách là chủ công ty TNHH một thành viên ông A hoàn toàn cóquyền được chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho một cá nhân, tổ

chức khác căn cứ theo quy định của điểm h khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp

2020.

Đầu tiên ông A cần làm thủ tục chuyển nhượng vốn góp của công tyTNHH một thành viên gồm các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi (chuyển nhượng vốn góp).

 Hồ sơ bao gồm: thông báo, quyết định của người đại diện theo pháp luậtcủa công ty hoặc chủ sở hữu; hoặc biên bản họp của hội đồng thành viên về việcthay đổi đăng ký doanh nghiệp

 Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp có chữ ký xác nhận của hai bên

 Giấy xác nhận đã hoàn tất chuyển nhượng vốn góp có xác nhận của đại diệnpháp luật của doanh nghiệp

Trang 18

 Biên bản thanh lý hoàn thiện việc chuyển nhượng

Bước 2: Nộp hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở

Căn cứ vào khoản 1 điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, chủ sở hữu công ty

TNHH một thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sảnkhác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty Do đó, khi ông Achuyển nhượng toàn bộ số vốn của mình cho người khác thì đồng thời nghĩa vụvới số vốn của ông không còn nữa; thay vào đó, nghĩa vụ đó sẽ được chuyểngiao sang cho người nhận chuyển nhượng Điều đó cũng đồng nghĩa với việcngười nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ doanh nghiệp mới Bởi vậy ông Acần thực hiện các thủ tục liên quan đến việc thay đổi chủ sở hữu công ty

Bước 3: Ra quyết định thay đổi chủ sở hữu công ty.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi chủ sở hữu doanh nghiệp 4

 Thông báo thay đổi chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên do chủ sởhữu hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mớihoặc người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu mới ký;

 Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân trong trường hợp người nhận chuyểnnhượng là cá nhân hoặc bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức, bản sao giấy tờpháp lý của cá nhân đối với người được ủy quyền và bản sao văn bản cử ngườiđại diện theo ủy quyền trong trường hợp người nhận chuyển nhượng là tổ chức

Bước 5: Nộp hồ sơ cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở

Sau 5 - 7 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ

sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Bước 6: Doanh nghiệp đến Sở Kế hoạch đầu tư để nhận kết quả.

4 Khoản 1 Điều 53 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

Trang 19

Bước 7: Thực hiện kê khai và nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn với

Cơ quan thuế.

2.5 Xử lý trong trường hợp ông A qua đời, người thừa kế chỉ có vợ và con gái 20 tuổi:

2.5.1 Cơ sở pháp lý.

Căn cứ theo khoản 1 điều 651 BLDS 2015 về thừa kế theo pháp luật, vợ và con gái 20 tuổi của ông A là người thừa kế hợp pháp Theo khoản 3 điều 78 Luật

doanh nghiệp 2020, từ khi ông A qua đời, vợ và con gái của ông có quyền thừa

kế công ty TNHH một thành viên của ông theo quy định của pháp luật

Họ có thể tiếp nhận tài sản của doanh nghiệp, bao gồm cả phần vốn góp vàquyền sở hữu doanh nghiệp Tuy nhiên, việc thừa kế doanh nghiệp, đặc biệt làloại doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng như rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên,còn phụ thuộc vào các quy định pháp lý liên quan

2.5.2 Thực hiện thủ tục thừa kế.

Bước 1: Khai nhận thừa kế: vợ và con gái của ông A cần thực hiện việc

khai nhận thừa kế tài sản theo quy định của pháp luật dân sự, bao gồm việc phân chia di sản và đăng ký quyền sở hữu tài sản thừa kế.

Bước 2: Cập nhật thông tin doanh nghiệp: sau khi khai nhận thừa kế, họ

cần thực hiện việc thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp để cập nhật người đại diện theo pháp luật mới.

Trường hợp 1: Chỉ có một người là chủ sở hữu công ty (mẹ hoặc con gái)

thì vẫn giữ nguyên loại hình công ty TNHH một thành viên

Trường hợp 2: Cả hai người thừa kế đều đồng thời là chủ sở hữu công ty

thì cần thay đổi loại hình doanh nghiệp từ công ty TNHH một thành viên sangcông ty TNHH hai thành viên

Thủ tục này được thực hiện tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đăng

ký Sau khi được xác nhận là thành viên của công ty, người nhận thừa kế được

Trang 20

thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình với tài sản góp vốn, trong đó là quyềnbán và chuyển nhượng phần vốn góp.

Bước 3: Xin giấy phép kinh doanh rượu (nếu cần thiết), họ có thể phải xin

cấp lại giấy phép đủ điều kiện kinh doanh rượu nếu giấy phép hiện tại không còn hiệu lực hoặc nếu có sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của công ty.

*Điều kiện đặc thù ngành kinh doanh rượu:

Đối với ngành nghề kinh doanh rượu, vợ và con gái cần phải đảm bảorằng họ đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao

gồm việc xin cấp giấy phép đầy đủ điều kiện kinh doanh rượu theo Điều 22 nghị

định số 53/VBHN-BCT về kinh doanh rượu:

“Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu (01 bộ) bao gồm:

1 Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này 5 ;

2 Bản sao Giấy, chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp

lý tương đương;

5 Tài liệu về hệ thống bán buôn rượu gồm một trong hai loại sau:

a) Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống bán buôn rượu kèm bản sao Giấy phép bán lẻ rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống bán buôn rượu;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh của doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp để kinh doanh rượu.

6 Tài liệu liên quan đến nhà cung cấp rượu:

a) Bản sao các văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất trong nước, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác, trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến kinh doanh phù hợp với hoạt động của thương nhân sản xuất, thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn khác;

5 Chi tiết xem thêm tại phụ lục III.

Trang 21

b) Bản sao Giấy phép sản xuất rượu, Giấy phép phân phối hoặc Giấy phép bán buôn rượu của các nhà cung cấp rượu.”

Như vậy, cần phải kiểm tra xem liệu họ có đủ điều kiện để kinh doanh mặthàng này hay không, đặc biệt là khi họ có thể chưa có kinh nghiệm hoặc chưa cógiấy phép kinh doanh rượu cá nhân

Trong trường hợp, vợ và con gái ông A không muốn tiếp tục kinh doanh

hoặc không đáp ứng đủ điều kiện để kinh doanh rượu, họ có thể lựa chọnphương án bán lại công ty cho một bên khác hoặc chuyển nhượng phần vốn gópcho người khác hoặc giải thể doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

KẾT LUẬN

 Qua tình huống trên, với những phân tích chi tiết và cụ thể, ông A đã tìm rađược loại hình thích hợp nhất là công ty TNHH một thành viên Trong tất cả cácdoanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường hiện tại thì có lẽ số lượngcông ty thuộc loại hình Công ty TNHH chiếm đa số và thường được các chủdoanh nghiệp lựa chọn khi bắt đầu thành lập công ty Vậy đây liệu có phải là giảipháp hoàn chỉnh không? Đối với thị trường Việt Nam, câu trả lời tại thời điểmnày là có Nhờ vào các ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với Doanh nghiệp tư nhân,ông A có thể yên tâm thành lập công ty TNHH một thành viên để kinh doanhrượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên theo đúng những quy định của pháp luật LuậtDoanh nghiệp năm 2020 đã và đang mở rộng, khắc phục những hạn chế nhằmtạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nước nhà nóichung

Trang 22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Văn bản pháp luật

1 Bộ luật Dân sự năm 2015

2 Luật Doanh nghiệp năm 2020

3 Nghị định 53/VBHN-BCT của Bộ Công thương ngày 14 tháng 5 năm 2020 vểkinh doanh rượu

4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của chính phủ ngày 4 tháng 1 năm 2021 về đăng

ký doanh nghiệp

II Giáo trình, sách tham khảo

1 Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Luật Thương Mại tập 1, Nxb Tưpháp, Hà Nội, năm 2021

2 Nguyễn Thị Dung (Chủ biên), Luật Kinh tế (Sách chuyên khảo), Nxb Laođộng, Hà Nội, năm 2022

Ngày đăng: 28/11/2024, 20:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w