Gia đình được coi là "tế bào xã hội có tính sản sinh" đối với mỗi quốc gia, và sự tồn tại, phát triển của gia đình đóng vai trò quyết định đến sức mạnh và trường tồn của quốc gia và dân
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN
ĐỀ TÀI
THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY
LỚP CC01 - NHÓM 14 - HK 232
NGÀY NỘP: 30/03/2024 Giảng viên hướng dẫn: ThS.Đặng Kiều Diễm
Thành phố Hồ Chí Minh – 2024
Trang 22
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)
Nhóm/Lớp: CC01 Tên nhóm:14 HK 231 Năm học 2023-2024
Đề tài:
THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG
BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên nhóm trưởng: Đỗ Võ Kim Khuê, Số ĐT: 0763574929, Email: khue.dokhuekim057@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV:
phân công
% Điểm BTL
Điểm
1 2152142 Đỗ Võ Kim Khuê Chương 2, 2.2 100%
3 2111147 Lê Thị Việt Hằng Chương 2, 2.3 100%
4 2113040 Trần Hoàng Duy Chương 2, 2.1 100%
5 2152958 Nguyễn Nhật Tân Phần kết luận 100%
6 2053479 Nguyễn Lê Anh Thư chương 1, 1.1 và 1.2 100%
Trang 33
PHẦN MỞ ĐẦU……… 4 PHẦN NỘI DUNG ……… 6 Chương 1 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI ……… 6 1.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
……… 6
1.2 Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình……… 7
1.3 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình……… 8
1.4 Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa xã hội………9 Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……….12 2.1 Khái quát tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay………12 2.2 Thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay………… 14 2.3 Đề xuất giải pháp nâng cao việc phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian tới……… 16
PHẦN KẾT LUẬN……… 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 20
Trang 44
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Gia đình, như một khối tế bào cơ bản và tự nhiên, hình thành nên cơ sở của từng cộng đồng và xã hội Gia đình đóng vai trò trung tâm trong cuộc sống của mỗi cá nhân, đảm bảo không chỉ đời sống vật chất mà còn tinh thần cho mỗi thành viên Đây là một giá trị xã hội vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong văn hóa người Á Đông, trong đó có Việt Nam Gia đình được coi là "tế bào xã hội có tính sản sinh" đối với mỗi quốc gia, và sự tồn tại, phát triển của gia đình đóng vai trò quyết định đến sức mạnh và trường tồn của quốc gia và dân tộc.1
Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Trong bối cảnh hiện nay, nguồn nhân lực tham gia vào công cuộc này ngày càng phải đạt trình độ và yêu cầu cao, với yêu cầu chú trọng đến những phẩm chất như lòng yêu nước, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, tri thức, sức khỏe, và kỹ năng lao động xuất sắc Gia đình được coi là một môi trường quan trọng, trực tiếp tham gia vào việc giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách Đây là nơi tạo lập những phẩm chất tích cực cho từng cá nhân, đồng thời đóng góp quan trọng vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định và bền vững Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay
Tuy nhiên với một vai trò quan trọng như vậy vẫn có một vài hiện tượng xấu ở một
số gia đình tại Việt Nam hiện nay Bạo lực gia đình đang là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam, ảnh hưởng đến sức khỏe và an sinh xã hội của nhiều gia đình Thực trạng này
1 Bộ văn hóa, thể thao và du lịch (2023), “Gia đình và vị trí, vai trò của gia đình trong xã hội hiện đại”, trang 1
Trang 55
thể hiện sự đa dạng trong các hình thức bạo lực, từ thể chất đến tinh thần, tình dục và kinh
tế Mặc dù đã có những nỗ lực trong việc thống kê và nghiên cứu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn cần vượt qua Vấn đề này không chỉ phản ánh yếu tố cá nhân mà còn liên quan đến văn hóa và giáo dục
Để giải quyết thực trạng bạo lực gia đình, Việt Nam cần tăng cường giáo dục cộng đồng để nâng cao nhận thức và kỹ năng giải quyết xung đột Cũng quan trọng là cải thiện
hệ thống pháp luật, tăng cường thực thi và điều chỉnh hình phạt để đảm bảo công bằng và hợp lý Đồng thời, cần xây dựng các chương trình hỗ trợ tâm lý và xã hội cho nạn nhân, cũng như tạo cơ hội để người xâm phạm tham gia các chương trình điều trị Đây là những bước quan trọng nhằm xây dựng một môi trường gia đình an toàn và lành mạnh tại Việt Nam
Vì vậy, nhóm chọn đề tài “ Vấn đề gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Thực trạng và giải pháp phòng,chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay ” nhằm
làm rõ vai trò của gia đình và giải pháp phòng, chống tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam
2 Nhiệm vụ của đề tài
Làm rõ:
- Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
- Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kì quá
độ lên chủ nghĩa xã hội
- Khái quát tình hình bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay
- Thực trạng phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay
- Đề xuất giải pháp nâng cao việc phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian tới
Trang 66
PHẦN NỘI DUNG Chương 1 XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1.1 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa
xã hội
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại Trong quá trình này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là một tất yếu Gia đình đơn (còn gọi là gia đình hạt nhân) đang trở nên rất phổ biến ở các
đô thị và cả ở nông thôn - thay thế cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trò chủ đạo trước đây
Quy mô gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mô gia đình hiện đại đã ngày càng được thu nhỏ lại Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước, cá biệt còn có
số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ
Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra Sự bình đẳng nam - nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chứcnăng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới
Tất nhiên, quá trình biến đổi đó cũng gây ra những phản chức năng như tạo ra sự ngăn cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở lực trong việc gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Xã hội ngày càng phát triển, mỗi người đều bị cuốn theo công việc của riêng mình với mục đích kiếm thêm
Trang 77
thu nhập, thời gian dành cho gia đình cũng vì vậy mà ngày càng ít đi Con người dường như rơi vào vòng xoáy của đồng tiền và vị thế xã hội mà vô tình đánh mất đi tình cảm gia đình Các thành viên ít quan tâm, lo lắng và ít giao tiếp với nhau hơn, mối quan hệ gia đình vì thế mà trở nên rời rạc, lỏng lẻo 2
1.2 Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, việc xây dựng gia đình ở Việt Nam được định hình và ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, đặc biệt là sự biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
Thứ nhất, chức năng sinh đẻ (tái sản xuất con người) là chức năng đặc thù của gia đình, không một cộng đồng nào có thể thay thế Chức năng này không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm, sinh lý tự nhiên của con người, đáp ứng nhu cầu duy trì nòi giống của gia đình, dòng họ mà còn đáp ứng nhu cầu về sức lao động của xã hội, nó quyết định đến mật độ dân cư của một quốc gia và quốc tế, một yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội
Thứ hai, chức năng nuôi dưỡng và giáo dục Có thể thấy rằng chức năng này mang tính đa dạng bởi vì gia đình vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cái, nhưng có thể có sự chia sẻ trách nhiệm với hệ thống giáo dục công cộng Trong đó, vừa
có ảnh hưởng giáo dục của cá nhân với cá nhân (cha mẹ với con cái, anh chị em với nhau, ông bà với cháu chắt v.v ), vừa có ảnh hưởng giáo dục của tập thể gia đình tới từng cá nhân (truyền thống gia đình, văn hóa gia đình, đạo đức, v.v )
Thứ ba, chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng Ở mỗi hình thức gia đình tùy theo từng giai đoạn phát triển của xã hội, chức năng kinh tế của gia đình có sự khác nhau, cả
về quy mô sản xuất, sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổ chức sản xuất và phân phối Đặc biệt khi trong quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chức năng kinh tế của gia đình có thể chuyển đổi từ hệ thống tự trang trải sang mô hình hỗ trợ từ nhà nước Đồng thời, tiêu
2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), “Chương 7 – Vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội”, Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (Dành cho sinh viên đại học khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, trang 258-259
Trang 88
dùng trong gia đình có thể trở nên đa dạng hơn, với sự tiếp cận đến nhiều loại hàng hóa và dịch vụ mới
Thứ tư, chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý và duy trì tình cảm gia đình Các mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái, vợ - chồng, anh chị em với nhau được duy trì bởi các chuẩn mực nhất định về tình cảm (hiếu, nghĩa, thủy chung…)
1.3 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình
Hiện nay, quan hệ hôn nhân và vợ chồng trong gia đình Việt Nam đã và đang trải qua những thay đổi tích cực, thể hiện sự tiến bộ và thích ứng của xã hội đương đại trong việc xây dựng một môi trường gia đình lành mạnh và hòa hợp Đồng thời, sự biến đổi này cũng đối mặt với những thách thức lớn như tỷ lệ ly hôn, ngoại tình, ngày càng gia tăng để lại những hậu quả và khó khăn
Trong gia đình theo truyền thống, vai trò của người chồng thường được xem như trụ cột, sở hữu quyền lực trong mọi khía cạnh Tuy nhiên, thời nay, xuất hiện nhiều mô hình gia đình khác nhau đồng thời tồn tại mô hình mà người phụ nữ đảm nhận vai trò chủ chốt của gia đình cũng ngày càng trở nên phổ biến Đồng thời, mô hình mà cả hai vợ chồng cùng chia sẻ quyền lực và trách nhiệm trong việc quản lý gia đình cũng trở thành một phần quan trọng trong cộng đồng
Sự biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình: trong gia đình theo truyền thống Việt Nam, sự ảnh hưởng và quyền lực của người chồng thường được tôn trọng và coi là người đại diện hợp pháp duy nhất của gia đình Trái lại, vai trò của người vợ thường bị giới hạn ở mức thấp hơn, thường chỉ làm nhiệm vụ chăm sóc gia đình và nuôi dưỡng con cái Tuy nhiên, trong thời đại hiện đại, quan hệ vợ chồng
đã trải qua nhiều biến đổi đáng kể Vị trí và vai trò của phụ nữ trong gia đình cũng như trong xã hội đã được thúc đẩy và khẳng định Đặc biệt, giá trị về bình đẳng và dân chủ trong mối quan hệ vợ chồng từ văn hóa phương Tây đã được nhập khẩu vào văn hóa truyền thống Từ đó, đã hình thành các giá trị và chuẩn mực văn hóa mới, điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ và chồng trong gia đình ngày nay
Trang 99
1.4 Phương hướng cơ bản xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
Tiếp tục triển khai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vai trò và ý nghĩa của gia đình cũng như công tác xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam ngày nay tiếp tục được đặt lên hàng đầu Các cấp ủy, chính quyền, và các tổ chức đoàn thể từ cấp trung ương đến
cơ sở đều cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của gia đình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Việc này được coi là một trong những yếu tố quan trọng định hình sự phát triển bền vững kinh tế - xã hội Cấp ủy và chính quyền cần phải tích hợp nội dung và mục tiêu của công tác xây dựng và phát triển gia đình vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như vào chương trình kế hoạch công tác hàng năm của các bộ, ngành, và địa phương
Thứ hai, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, kinh tế
hộ gia đình
Xây dựng và điều chỉnh chính sách phát triển kinh tế - xã hội là một yếu tố quan trọng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự ổn định và phát triển kinh tế của các hộ gia đình Chính sách này cũng nhấn mạnh vào việc hỗ trợ ưu tiên cho sự phát triển kinh tế của các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như gia đình liệt sỹ, gia đình thương binh bệnh binh, gia đình dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, cũng như gia đình ở vùng sâu, vùng xa và vùng khó khăn
Chính sách này cũng nhấn mạnh vào việc hỗ trợ kịp thời cho các gia đình trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là trong việc sản xuất các sản phẩm mới và sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại chỗ, cũng như hỗ trợ cho việc tham gia sản xuất phục vụ xuất khẩu Ngoài ra, cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn
và dài hạn để giảm đói giảm nghèo, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất, mở rộng và
Trang 1010
phát triển kinh tế, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động kinh tế trang trại, giúp các hộ gia đình có thể vươn lên và làm giàu một cách bền vững
Thứ ba, kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thời tiếp thu những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.
Gia đình truyền thống đã được hình thành và phát triển qua nhiều thế hệ trong lịch
sử dân tộc, mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc Bởi vì những thách thức và khó khăn khi mô hình gia đình truyền thống đang đối mặt khi bước vào thời kỳ mới Do
đó, để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, Nhà nước và các tổ chức văn hóa cần phải nhận biết, duy trì những giá trị tích cực của gia đình truyền thống, đồng thời tìm hiểu và khắc phục những hạn chế và hủ tục cũ của gia đình Xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay là việc xây dựng một mô hình gia đình hiện đại, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế Việc này đòi hỏi sự kế thừa và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, kết hợp với những giá trị tiến tiến của gia đình hiện đại để phản ánh sự phát triển của xã hội Mục tiêu cuối cùng là tạo ra những gia đình lành mạnh, là tế bào cơ bản của xã hội và là ngôi nhà
ấm áp của mỗi cá nhân
Thứ tư, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá.
Gia đình văn hóa được xem như một mô hình gia đình tiên tiến và là một mục tiêu
mà nhiều gia đình Việt Nam hướng đến Đây là gia đình đầm ấm, hòa thuận, phát triển, mạnh mẽ và hạnh phúc; thực hiện đúng nghĩa vụ công dân và kế hoạch hoá gia đình; đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã có tác động tích cực đến nền tảng gia đình bằng cách thúc đẩy quy tắc ứng xử lịch sự và phát huy giá trị đạo đức truyền thống của gia đình Việt Nam Chất lượng cuộc sống gia đình ngày càng được nâng cao Do đó, để phát triển gia đình Việt Nam hiện nay, cần tiếp tục nghiên cứu và mở rộng xây dựng các
mô hình gia đình văn hóa trong bối cảnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa với những giá trị mới tiên tiến cần được thấu hiểu và dự báo