MỞ ĐẦU
Bạo lực gia đình hiện nay đang là một vấn đề “nóng”, không riêng một quốc gia nào mà là một vấn đề mang tính toàn cầu Bạo lực gia đình xảy ra ở khắp mọi nơi Nó không chỉ làm băng hoại các giá trị đạo đức mà còn để lại những nỗi đau nhức nhối cho người trong cuộc nói riêng và toàn xã hội nói chung Trong cuộc sống hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề Bạo lực gia đình càng được xã hội quan tâm sâu sắc hơn Đây là một dạng tệ nan xã hội gây hậu quả ở nhiều mức độ lên đời sống gia đình và xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bản thân nạn nhân, gia đình và cả những người xung quanh Ảnh hưởng đến các giá tri đạo đức, nhân cách con người và gián tiếp tạo nên những mầm mống của tệ nạn xã hội và tội phạm nguy hiểm khác trong xã hội.
Theo một nghiên cứu toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới năm 2013, 35% phụ nữ trên toàn thế giới đã từng bị bạo lực về thể chất hoặc tình dục Tại Việt Nam, số liệu từ các cơ quan chức năng gần đây công bố cho thấy: 58% phụ nữ cho biết đã từng chịu ít nhất một trong ba hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời 87% nạn nhân bạo lực gia đình chưa tìm kiếm sự hỗ trợ từ các dịch vụ công Điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng xâm hại, bạo lực với trẻ em vẫn diễn biến phức tạp và trở thành vấn đề bức xúc cho xã hội Trung bình mỗi năm có khoảng 1.000 vụ xâm hại tình dục trẻ em nữ và trẻ em gái thường không chỉ là các nạn nhân phổ biến của bạo lực gia đình mà còn là đối tượng dễ bị buôn bán, lạm dụng tình dục và bạo lực ngoài môi trường gia đình
Hậu quả của bạo lực gia đình gây ra là một đặc biệt nghiêm trọng, nó không chỉ gây tổn thương đến cuộc sống, sức khoẻ, danh dự của các thành viên trong gia đình, mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng của các tệ nạn như: mại dâm, ma tuý, người lang thang cơ nhỡ, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ
Qua đó cho thấy bạo lực không còn là việc nội bộ tự giải quyết trong mỗi gia đình, mà đã trở thành một tệ nạn cần có sự quan tâm của toàn xã hội.
1
Trang 2Trong đề tài “Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòngchống Bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay”, tôi đi vào nghiên cứu, tìm hiểu
thực trạng của vấn đề bạo lực trong gia đình Việt Nam
trong những năm gần đây Từ đó nêu bật hậu quả cũng như kinh nghiệm và giải pháp của nạn bạo hành trong gia đình hiện nay.
Trang 3CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm gia đình và thành viên gia đình
Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội Không giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp cho xã hội Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000)
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình hạt nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ…
Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau về thành viên gia đình.
Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia đình là những người cùng được ghi tên trong một sổ hộ khẩu; hoặc là những người cùng sống trong một gia đình…
Trang 4Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt (bao gồm cả con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể )
Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người sống trong cùng một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và con cái, vợ và chồng, những người khác sống cùng như người giúp việc, giữa những người đã từng là con dâu với cha mẹ chồng, đã từng là con rể với cha mẹ vợ, giữa những người sống chung với nhau như vợ chồng Những người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với nhau những công việc của gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ứng xử giữa họ với nhau Theo chúng tôi, đây là quan niệm đúng đắn về thành viên gia đình, có thể áp dụng trong các quan hệ pháp lý bởi vì sự điều chỉnh của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cần xuất phát từ mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau giữa những cá nhân là thành viên gia đình chứ không đơn thuần xuất phát từ những quan hệ như hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng.
1.1.2 Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình
Trong tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức, trấnáp hoặc lật đổ" Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động
chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…
Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý củacác thành viên gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thànhviên khác trong gia đình” (Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình) Nóimột cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các thành viên gia đình vận dụng sức mạnhđể giải quyết các vấn đề gia đình” [21, tr 27] Gia đình là tế bào của xã hội, là
hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu
Trang 5nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
Trang 6- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
1.2 Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình
1.2.1 Phong tục, tập quán
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay Tính gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc biệt cho những người đàn ông trong gia đình: họ có "quyền" quyết định những vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình Thậm chí, có người coiviệc sử dụng bạo lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình Đi cùng với đó là tư tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, " vợ chồng đóng cửa bảo nhau" nên những việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can thiệp vào Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay.
Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận những truyền thống tốt đẹp như: kính già yêu trẻ, con cái phải hiếu thảo với cha mẹ hay những triết lý Nho giáo tiến bộ “phu thê cung kính như khách” đã và đang có những tác động tích cực tới việc bảo vệ những thành viên yếu thế trong các gia đình: người già được kính trọng, trẻ con được yêu thương, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau… Những tư tưởng này nếu được phát huy và áp dụng phù hợp với xã hội hiện nay thì sẽ góp phần quan trọng, tích cực trong phòng, chống bạo lực trong các gia đình Việt Nam
1.2.2 Tâm lý
Khái niệm tâm lý được đề cập ở đây không phải là tâm lý xã hội nói chung mà là tâm lý của từng thành viên trong gia đình với tư cách là cha, mẹ, con, anh, chị, em…với nhau và với vấn đề bạo lực gia đình.
Tâm lý của mỗi cặp vợ chồng nói chung vẫn là: “Phu xướng phụ tùy”, đề cao vai trò tự chủ của đàn ông trong gia đình Điều này có lúc đã làm mất đi quyền tự vệ của người vợ trước những hành vi bạo lực của chồng mình Điều này đã ăn sâu vào suy nghĩ của rất nhiều thế hệ người Việt Nam: vợ đánh chồng luôn bị coi là hành vi xấu, bị cả xã hội lên án; còn người chồng đánh vợ thì mặc nhiên được gọi là “biết dạy vợ”; hành vi “đòi hỏi” của người chồng luôn được coi là chính đáng và người vợ có nghĩa vụ phải phục tùng theo… Hơn thế nữa,
Trang 7với người đàn ông, việc sử dụng sức mạnh thể chất để khẳng định mình dường như đã là một thói quen, một điều không thể thiếu; và thực sự khả năng kiềm chế của họ cũng không bằng phụ nữ nên rất dễ “động chân động tay” khi phải giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng: trong suy nghĩ của một số phụ nữ, việc đay nghiến, chì chiết chồng là hoàn toàn bình thường, mà không hề nghĩ đó là hành vi bạo lực, gây ra những tổn thương về tinh thần cho người chồng.
Cha mẹ luôn dành những tình cảm yêu thương, trân trọng cho con cái mình Song quan niệm về giáo dục của phần đông người Việt vẫn là “ yêu cho roi cho vọt” Chính vì vậy, việc cha mẹ đánh đập, mắng mỏ con cái được coi là bình thường, thậm chí là cần thiết và không thể thiếu để dạy con thành người Những đứa con trong gia đình phải chấp nhận sự giáo dục này, và cuối cùng cũng cảm thấy đó là bình thường để chịu đựng Bên cạnh đó, nhiều bậc cha mẹ vẫn có suy nghĩ con cái là “của mình”, nên mình có quyền đối xử tùy ý, người khác không được can thiệp vào
Với các thành viên khác trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính trên nhường dưới” vẫn được đề cao Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa, sự áp đặt của những thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏ hơn trong gia đình là khá phổ biến và thường xuyên vì quan niệm “khôn không đến trẻ, khỏe không đến già” Trong xã hội hiện nay, điều này thường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia đình
1.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội luôn là yếu tố tác động mạnh tới các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội Kinh tế khó khăn thường gây nên sự căng thẳng, tranh chấp trong gia đình, là nhân tố dẫn tới các hành vi bạo lực về thể chất, tinh thần không đáng có Việc thiếu thốn về vật chất cũng làm cho các thành viên trong gia đình không có điều kiện giao lưu, học tập, tiếp cận những tri thức tiến bộ cũng như không được định hướng về cách ứng xử trong gia đình, khiến tình trạng bạo lực càng dễ có nguy cơ xảy ra Tuy nhiên, ở rất nhiều gia đình, dù điều kiện vật chất đầy đủ nhưng vẫn có hiện tượng bạo lực gia đình Điều này có thể
Trang 8được lý giải như sau: khi kinh tế phát triển, các thành viên trong gia đình có xu hướng thỏa mãn các lợi ích cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm chăm sóc tới nhau; hoặc vì quá ham mê các lợi ích kinh tế mà phát sinh tranh chấp giữa những người thân trong gia đình Ở những gia đình này, bạo lực về tinh thần có xu hướng phát triển hơn bạo lực về thể chất, kinh tế hay tình dục bởi vì những nhu cầu này đều có thể được đáp ứng phần nào bằng tiền bạc
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa bên ngoài, xu hướng bạo lực có chiều hướng gia tăng trong xã hội Việt Nam: mọi người đều dễ dàng tìm đến việc sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn phát sinh Ngoài ra, sự suy giảm các giá trị truyền thống cũng làm gia tăng những hành vi bạo lực gia đình vốn hiếm gặp trước đây: Vợ đánh chồng, con cái đánh đập, mắng chửi bố mẹ, bạo lực tình dục trong gia đình, đặc biệt là với trẻ em…
1.2.4 Định kiến giới
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam từ hàng ngàn năm nay và thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi chính đáng của người phụ nữ Người vợ, người mẹ thường không có được sự tôn trọng xứng đáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi về vật chất, về tinh thần và thường xuyên phải chịu những tổn thương: bị đánh đập, bị xúc phạm danh dự, bị cưỡng ép tình dục… Ngay cả với trẻ em, quan niệm “con gái là con người ta” cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn so với bé trai Sự bất bình đẳng về giới này được cả xã hội chấp nhận, thậm chí cả chính những người phụ nữ cũng coi đó là bình thường Điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn tới nạn bạo hành với người phụ nữ trong gia đình.
1.2.5 Trình độ dân trí
Những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới việc phòng, chống bạo lực gia đình nêu trên đều có thể được giải quyết phần nào bằng việc nâng cao trình độ dân trí Khi được tiếp xúc với những tri thức tiến bộ, được hiểu biết về vai trò của gia đình, quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình cũng như những quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi vi phạm trong lĩnh vực này sẽ giảm xuống Như đã phân tích ở trên, những yếu tố như tâm lý, phong tục tập quán, quan điểm giới… đã làm cho những người có hành
Trang 9vi bạo lực gia đình, nạn nhân và những người xung quanh, thậm chí cả những cơ quan có thẩm quyền cho rằng hành vi đó là đúng, là được phép và không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào Chính vì vậy mà tình trạng bạo lực gia đình vẫn phổ biến và không được ngăn chặn một cách hiệu quả Nhưng nếu trình độ dân trí được nâng cao, vị trí của gia đình và mỗi thành viên gia đình được khẳng định, kiến thức pháp luật được cung cấp đầy đủ thì những hành vi bạo lực sẽ khó có cơ hội phát triển: nạn nhân hiểu rõ quyền của mình và có thể áp dụng những biện pháp tự bảo vệ cần thiết; người có hành vi bạo lực biết tính chất sai trái của hành vi và những hậu quả có thể phải gánh chịu, do đó sẽ phải cân nhắc kỹ càng; những người xung quanh, những cơ quan có thẩm quyền khi biết được nghĩa vụ và quyền lợi của mình sẽ tham gia phòng, chống bạo lực gia đình một cách tích cực, chủ động hơn.
1.3 Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội Ý nghĩacủa việc phòng, chống bạo lực gia đình
1.3.1 Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội
Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng miền trên cả nước Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lại những hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế… đối với nạn nhân Đặc biệt, với trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này Những trẻ em là nạn nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực Còn với những em phải chứng kiến nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực giữa bố mẹ chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên những chấn thương tâm thần đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời Những đứa trẻ này thường lo lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng chán đời, học hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểm hơn, đây chính là mảnh đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tương lai, khi mà những đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong gia đình.
Trang 10Bạo lực gia đình cũng làm phát sinh nguy cơ gây tan vỡ và suy giảm sự bền vững của gia đình Báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao cho biết: trong 5 năm (2000-2005), toà án các địa phương giải quyết 352.047 vụ việc về hôn nhân, gia đình, trong đó gần 200.000 vụ ly hôn do bạo lực gia đình, hành vi đánh đập, ngược đãi chiếm 53,1% trong các nguyên nhân dẫn đến ly hôn Còn theo báo cáo của Bộ Công an, trên toàn quốc cứ 2-3 ngày lại có 1 người bị chết có liên quan đến bạo lực gia đình [26] Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi hành vi bạo lực đã xâm phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ giữa vợ với chồng, hủy hoại tình cảm yêu thương gắn bó giữa vợ và chồng Thậm chí hôn nhân chỉ còn là cái cớ, là vỏ bọc để ngụy biện cho hành vi bạo lực.
Với những tác động tiêu cực như trên đối với mỗi cá nhân, gia đình, bạo lực gia đình cũng để lại hậu quả nặng nề cho toàn xã hội Trước hết, nó làm suy thoái đạo đức nghiêm trọng: khi mà những quan hệ thiêng liêng, bền vững (tình cảm vợ chồng, sự hiếu thảo với cha mẹ, tình nghĩa anh em…) bị xâm phạm một cách thô bạo thì chúng ta có quyền đặt câu hỏi liệu những giá trị nào còn có thể tồn tại? Bên cạnh đó, hành vi bạo lực còn tác động xấu đến trật tự xã hội: những người xung quanh, những người chứng kiến hành vi sẽ cảm thấy bất bình, thấy ức chế và không tin vào những giá trị tốt đẹp; hoặc khi đã vô tâm, lãnh đạm thì chính họ sẽ thực hiện hành vi này, làm gia tăng xu hướng bạo lực trong xã hội Về kinh tế, bạo lực gia đình cũng để lại nhiều thiệt hại: làm giảm năng suất lao động, tốn kém chi phí để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cho nạn nhân, chi phí để điều tra, truy tố, xét xử các vụ việc…
1.3.2 Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình
Với những hậu quả nêu trên, việc phòng, chống bạo lực gia đình có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền con người, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của các thành viên gia đình; đảm bảo sự phát triển lành mạnh của trẻ em; đảm bảo cho hạnh phúc, bình yên trong mỗi gia đình cũng như đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình trước hết là nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực gia đình, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo
Trang 11lực gia đình Không chỉ đem lại sự an toàn tạm thời cho họ mà việc hiểu biết những quy định về vấn đề này, nhận thức được tác động xấu của hành vi này tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em còn giúp họ nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình Với trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình, là thành viên của gia đình có hành vi bạo lực gia đình thì việc phòng, chống bạo lực gia đình là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trường tốt cho sự phát triển nhân cách Với những chủ thể gây ra bạo lực gia đình, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực gia đình, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm phải gánh chịu vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ.
Việc phòng, chống bạo lực gia đình sẽ nâng cao ý thức bảo vệ gia đình cho các thành viên, góp phần đảm bảo cho một gia đình dân chủ, hòa thuận, hạnh phúc, bền vững Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực, những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, mỗi thành viên gia đình sẽ có ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tôn trọng lẫn nhau, cần có những sự quan tâm đúng cách tới nhau, cần có những ứng xử hợp lý khi nảy sinh tranh chấp Từ đó, họ cũng sẽ hiểu và trân trọng hơn gia đình và những người thân của mình.
Phòng, chống bạo lực gia đình không phải là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội: các cá nhân, gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước Việc thực hiện các quy định về phòng, chống bạo lực gia đình sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, góp phần xóa bỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự thiếu quan tâm tới hành vi bạo lực gia đình cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của bạo lực gia đình Từ đó, nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò của từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người phụ nữ được nâng lên Đây là yếu tố quan trọng góp phần đảm bảo bình đẳng giới thực chất trong gia đình và xã hội cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh.
Trang 12.
Trang 13CHƯƠNG II THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAMTRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1.Bạo lực trong quan hệ vợ chồng.
Bước sang thế kỷ XXI, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến, đặt ra cho xã hội nhiệm vụ cấp bách là: Phải làm gì để bảo vệ phụ nữ trước những hành vi bạo lực?
Gia đình là tổ ấm, là nơi mang lại sự bình yên, là nơi gửi gắm bao niềm khát khao hạnh phúc của người phụ nữ Tuy nhiên trên thực tế, niềm mơ ước nhỏ nhoi, giản dị ấy dường như vẫn còn khá xa vời với một số chị em Bởi theo số liệu thống kê, có tới 58% phụ nữ từng bị bạo lực gia đình, bao gồm cả bạo lực về thể chất, tinh thần và tình dục Đặc biệt, khoảng 5% phụ nữ mang thai cho biết từng bị đánh đập trong thời gian thai sản.
Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có khoảng 8.000 vụ ly hôn có nguyên nhân từ bạo lực gia đình Còn một kết quả nghiên cứu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì cho biết có tới 72% số vụ xung đột có nguyên nhân từ sự mặc cảm của những ông chồng khi cảm thấy địa vị trụ cột gia đình của mình bị lung lay.
Bạo lực gia đình để lại những hậu quả hết sức tiêu cực: 87,5% số vụ gây tổn hại về sức khỏe, thể chất; 89% gây tổn thương về tâm lý, tinh thần, 90% gây tan vỡ gia đình; 89% gây rối loạn trật tự, an toàn xã hội; 91% ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em, gây mất niềm tin vào gia đình, dẫn đến chán học, dễ sa ngã vào tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm pháp luật
Về cơ bản, bạo lực và quan hệ vợ chồng hiện nay có thể được chia thành 3 hinh thức chính như sau.
- Bạo lực thân thể:
Bạo lực thân thể là những hành vi sử dụng cơ bắp, (tay, chân) hoặc công cụ (thậm chí cả vũ khí) gây nên sự đau đớn về thân thể đối với nạn nhân Bạo lực thân thể còn bao gồm cả việc ngắn cấm phụ nữ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như ngăn ngừa họ không được tiếp cận các nhu cầu vật chất của mình như: ăn, uống, ngủ, nghỉ
Trang 14Thực tế cho thấy bạo lực trong gia đình nhất là bạo lực chống lại phụ nữ đã và đang trở thành vấn đề khá phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, nhưng những con số thống kế số vụ bạo hành trong gia đình so với thực tế là quá ít.
Nạn nhân của bạo lực trong gia đình (xét trong quan hệ vợ chồng) thì phụ nữ chiếm đa số Thực tế cũng cho thấy không chỉ những người phụ nữ có trình độ văn hoá thấp mà cả những người phụ nữ có trình độ văn hoá tương đối cao, có địa vị trong xã hội cũng là nạn nhân của nạn bạo hành trong gia đình Trong đó bạo hành về mặt thể xác của người chồng đối với vợ là rõ nhất Nguyên nhân của nạn bạo hành thể xác đối với phụ nữ là do người chồng say rượu, cờ bạc, nghiện hút, đòi tiền để thoả mãn cơn nghiện hoặc do căng thẳng, thần kinh không ổn định, thất vọng trong cuộc sống Bạo lực về mặt thể xác đối với phụ nữ ở nông thôn cao hơn ở thành thị Phần lớn là tập trung trong các gia đình người chồng có trình độ văn hoá thấp, làm nông nghiệp, tuy nhiên cũng có những người chồng có trình độ văn hoá tương đối cao, có địa vị trong xã hội.
Bạo lực thân thể để lại hậu quả nghiêm trong đối với sức khoẻ của người phụ nữ, có những người phụ nữ bị chồng đánh đập đã phải mang thương tật suốt đời, thậm chí không ít những người vợ đã phải thiệt mạng bởi chính bàn tay của chồng mình
Như vậy bạo hành thân thể trong gia đình đã và đang là vấn đề nóng bỏng, xảy ra ở hầu hết các địa bàn trên toàn quốc và trở thành nguyên nhân chủ yếu làm tổn hại sức khoẻ, đến sự bền vững của gia đình, vi phạm pháp luật.
Bạo lực thân thể trong quan hệ vợ chồng không chỉ tác động trực tiếp đến sức khoẻ, tinh thần của người phụ nữ mà còn gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển tình cảm của trẻ em Gia đình không hoà thuận, cha mẹ đánh đập nhau sẽ tác động không tốt đến tư tưởng, làm mất niềm tin ở con trẻ vào cha mẹ của mình, không thấy được ý nghĩa của cuộc sống.
V.A.Xukhômlinxiki đã nhận xét: “Những đứa trẻ tốt thường lớn lên trong những gia đình mà bố mẹ chúng yêu thương nhau thực sự, cũng biết yêu thương và tôn trọng người khác ở những đứa trẻ đó có sự yên tính trong tâm hồn, một tâm hồn mạnh khoẻ, khoẻ khoắn, vững chắc, một niềm tin chân thành vào điều
Trang 15thiện” Chính vì vậy, cha mẹ luôn phải là tấm gương sáng để trẻ học tập và noi theo Như vậy, có thể thấy rằng bạo lực thân thể là một những những nguyên nhân chính của tình trạng ly hôn hiện nay, đẩy nhiều gia đình đến chỗ tan vỡ, đẩy trẻ em phải ra đường sống lang thang, thậm chí trở thành tội phạm Bên canh những hành động bạo lực giã man - và thô bạo thì một loại bạo lực khá phổ biến hiện này là bạo lực tình dục.
- Bạo lực tình dục:
Bạo lực tình dục là cưỡng ép, ép buộc phuu nữ phải làm những việc liên quan đến tình dục trái với mong muốn của họ; bàn luận về những bộ phận trên cơ thể phụ nữ, cưỡng hiếp, giam cầm và sử dụng công cụ tình dục; xem phụ nữ chỉ như là một đối tượng tình dục; ép phụ nữ phải quan hệ tình dục hoặc bắt phải xem các hình ảnh khiêu dâm mà người phụ nữ không muốn hoặc ép phải quan hệ tình dục khi đã bị đánh đập, cố tình gây đau đớn hoặc tổn hại cho họ trong quá trình quan hệ tình dục.
Trong đời sống vợ chồng ở nhiều gia đình, hôn nhân được hiểu như là sự cho phép người đàn ông có quyền tiếp cận tình dục với người vợ vô điều kiện và họ có sức mạnh để củng cố sự tiếp cận này thông qua cưỡng bức nếu thấy cần thiết Không ít phụ nữ khi không đồng ý quan hệ với chồng đã bị chồng chì chiết, chửi mắng thậm tệ, thậm chí bị trói vào cột nhà để hãm hiếp Bị bạo hành về tình dục đã khiến người phụ nữ có cảm giác như mình chỉ là công cụ giải quyết sinh lý của chồng nên cảm thấy quan hệ sợ mỗi khi gần gũi với chồng Trong quan hệ “phòng the”, lẽ ra người phụ nữ cũng có quyền được trân trọng thì trái lại, họ lại bị trước đi quyền được làm vợ, nghĩa là được nâng niu, chiều chuộng và được yêu thương Họ cỉ có một nhiệm vụ duy nhất là phục vụ và phục vụ.
Bạo lực tình dục đang ngày càng trở nên phổ biến ở các nông thôn và thành thị Tuy nhiên, trên thực tế nhiều người phụ nữ nói chung, thậm chí cả những người phụ nữ là nạn nhân của dạng bạo hành này cũng không biết họ đang bị bạo lực tình dục, nhiều người phụ nữ còn rất ngạc nhiên Quả thật, bạo lực tình dục còn là vấn đề khá mới mẻ với rất nhiều phụ nữ trong xã hội ta hiện nay.
Trang 16Như vậy có thể nói nạn bạo lực tình dục đã và đang trở thành vấn nạn của các gia đình và toàn xã hội Nạn nhân của tệ nạn này phần lơn là những người phụ nữ Bạo lực tình dục không chỉ gây đau đớn về mặt thể xác đối với phụ nữ mà còn gây ra hậu quả về mặt tinh thần hết sức nghiêm trọng, trở thành nỗi kinh hoàng trong đêm của rất nhiều phụ nữ Sự lạm dụng về tình dục gây ra những căn bệnh có liên quan đến sức khoẻ sinh sản khó điều trị nhất như mang thai ngoài ý muốn HIV, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hay những biến chứng thai sản Dạng bạo lực này ngày càng gây hậu quả nghiêm trọng đối với phụ nữ Tuy nhiên dạng bạo lực này không mấy ai biết và chú ý bởi vì nó được nguỵ trang một cách kín đáo bởi vỏ bọc là “quan hệ tình cảm” giữa hai vợ chồng Mặt khác, đây là vấn đề tế nhị cho nên chị em thường dấu giếm vì không muốn vạch áo cho người xem lưng” Những điều này góp phần làm cho dạng bạo lực này ngày một phát triển, đặc biệt ở nông thôn và gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với phụ nữ.
Ngoài hai hình thức bạo lực trên còn có nhiều dạng bạo lực khác làm tổn thương lớn đến người phụ nữ như không quan tâm, bỏ rơi, không nói chuyện như kiểu “chiến tranh lạnh”, chửi bới, kể cả những hành vi quản lí tiền nong chi tiêu trong gia đình Các dạng bạo lực này có thể quy vào dạng bạo lực tinh thần.
- Bạo lực tinh thần:
Với bạo lực thể xác, nỗi đau đớn thể hiện rõ ràng trên cơ thể người phụ nữ nhưng với bạo lực tinh thần thì vết thương ấy nông sâu như thế nào không ai đo đếm được Bạo lực tinh thần từng ngày từng giờ gặm nhấm ý chí, tâm can của người phụ nữ khiến những nạn nhân này luôn trong tình trạng căng thẳng dẫn đến “stress”, tâm thần ở thể nhẹ hoặc thần kinh và hậu quả đau lòng nhất là có nhiều người quá bế tắc đã phải tìm đến cái chế để giải toả.
Nếu như những vết thương tích trên cơ thể người phụ nữ do người chồng đánh đập theo thời gian cũng sẽ mờ dần thì bạo lực tinh thần lại là những vết thương khó lành, thậm chí càng theo thời gian (kéo dài tình trạng này) thì vết thương càng hằn sâu trong tâm của người phụ nữ Thực tế cho thấy bạo lực tinh thần sẽ dẫn đến tan vỡ hạnh phúc lứa đôi của các cặp vợ chồng, gây đổ vỡ cuộc