1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài thời kì quá Độ lên chủ nghĩa xã hội và quan Điểm của Đảng và nhà nước việt nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

49 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Và Quan Điểm Của Đảng Và Nhà Nước Việt Nam Về Bảo Vệ Chủ Quyền Quốc Gia Trên Không Gian Mạng
Tác giả Đinh Phước Hậu, Nguyễn Mạnh Quỳnh, Võ Việt Đăng, Phùng Trung Kiên, Lê Minh Khôi, Nguyễn Khắc Huy, Hoàng Lê Trần Thiên Trường, Nguyễn Văn Phước Tân, Trần Dương Trường An, Trần Tuấn Đức, Ngô Văn Toàn, Trần Hoàng An
Người hướng dẫn ThS. Đặng Kiều Diễm
Trường học Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng...18 2.3 Đề xuất giải pháp nâng cao việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI

THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

LỚP DT01 - NHÓM 01 - HK 241

NGÀY NỘP: 10/8/2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL

Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ( MSMH: SP1035 ) Nhóm/Lớp: DT01 Tên nhóm: 4 đôi thông HK 241 Năm học 2024

tham khảo, chỉnh format 100%

Làm phần mở đầu; kiểm soát nội dung; đảm bảo tính mạch

lạc của bài. 100%

Trang 3

3 2211733 Phùng Kiên

Làm phần kết luận; đảm bảo tính xác thực của thông tin,

Trang 4

Họ và tên nhóm trưởng:Trần Tuấn Đức , Số ĐT: Email: bỏ bôi vàng

Nhận xét của

GV: .

GIẢNG VIÊN

(Ký và ghi rõ họ, tên)

NHÓM TRƯỞNG

(Ký và ghi rõ họ, tên)

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Nhiệm vụ của đề tài 7

PHẦN NỘI DUNG 8

Chương 1 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 8

1.1 Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa 8

1.2 Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 10

1.2.1 Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam .10

1.2.2 Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 11

Chương 2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG 13

2.1 Chủ quyền các quốc gia trên không gian mạng hiện nay 13

2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng 18

2.3 Đề xuất giải pháp nâng cao việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng trong thời gian tới 32

PHẦN KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có vai trò vôcùng quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước Đây làthời kì chuyển biến đổi mới từ hình thái kinh tế đã lỗi thời lạc hậu lênmột hình thái kinh tế xã hội cao hơn văn minh hiện đại hơn Tầmquan trọng của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đượcthể hiện qua 8 phương hướng, phản ánh con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ở nước ta Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyênmôi trường đưa Việt Nam từ một quốc gia nông nghiệp truyền thống,thô sơ sang công nghiệp hóa và hiện đại hóa giúp nâng cao năngsuất lao động và phát triển kinh tế Hai là, Phát triển nên kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa đây là mô hình kinh tế mà ViệtNam lựa chọn giúp điều tiết và đảm bảo công bằng xã hội xây dựngnền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế Ba là, xây dựngnền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con ngườinâng cao đời sống nhân dân, tiến bộ và công bằng xã hội, xóa đóigiảm nghèo, nâng cao mức sống nhân dân, thu hẹp khoảng cáchgiàu nghèo, đảm bảo các đặc quyền cơ bản như giáo dục, y tế, anninh xã hội Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốcgia, trật tự, an toàn xã hội giữ vững chủ quyền, bảo vệ độc lập, toànvẹn lãnh thổ và duy trì an ninh quốc gia trong bối cảnh quốc tế cónhiều biến động Năm là, Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tựchủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, chủ động và tích cực hộinhâp quốc tế, nâng cao vị thế quốc tế đồng thời bảo vệ củng cố hệthống chính trị Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa của

Trang 7

nhân dân, do dân và vì dân Bảy là, xây dựng nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân và vì dân Tám là, xây dựngđảng trong sạch vững mạnh, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của nhànước và xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn địnhchính trị để phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế Như vậy, thời kìquá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có vai trò quyết định trongviệc xây dựng một xã hội phát triển toàn diện, công bằng, văn minh

Trong thời đại công nghệ 4.0 phát triển vượt bậc, khônggian mạng đã trở thành một phần quan trọng của đời sống của mỗingười và hơn thế nữa không gian mạng còn liên quan đến an ninhquốc phòng của mỗi quốc gia Bên cạnh những lợi ích to lớn màkhông gian mạng mang lại thì nó cũng tiềm ẩn nhiều thách thức,nguy cơ đe dọa đến an ninh quốc gia Nhận thức sâu sắc về tầmquan trọng của việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gianmạng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những đường lối, chính sách cụthể nhằm đảm ảo an toàn an ninh mạng Tăng cường năng lực côngnghệ, xây dựng đội ngũ cảnh sát mạng hay công an mạng chuyênnghiệp để phòng chống tội phạm mạng,lừa đảo và các thế lực thùđịch Đồng thời nâng cao nhận thức của người dân về an toàn anninh mạng để bảo vệ tài sản, thông tin cá nhân của người dân trướcnhững đối tượng lừa đảo qua các trang mạng xã hội hay những cuộcgọi với số lạ dễ thấy hiện nay Những quan điểm, đường lối nàykhông chỉ thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo

vệ an toàn an ninh mạng, mà còn phản ánh sự chủ động của ViệtNam trước những thách thức mới trong thời kỳ hội nhập quốc tế vàcách mạng công nghiệp 4.0

Vì vậy, nhóm chọn đề tài “ Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội quan điểm của đảng và nhà nước Việt Nam về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng ” nhằm tìm hiểu về tầm quan trọng

của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và làm rõ vai trò

Trang 8

của đảng và nhà nước trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốcgia trên không gian mạng

2 Nhiệm vụ của đề tài

Chủ quyền các quốc gia trên không gian mạng hiện nay

Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ chủquyền quốc gia trên không gian mạng

Đề xuất giải pháp nâng cao việc bảo vệ chủ quyền quốc giatrên không gian mạng trong thời gian tới

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Ở VIỆT NAM

1.1 Đặc điểm quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là

bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện vừa thuậnlợi vừa khó khăn đan xen, có những đặc trưng cơ bản:

Xuất phát từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lựclượng sản xuất rất thấp Đất nước trải qua chiến tranh ác liệt, kéodài nhiều thập kỷ, hậu quả để lại còn nặng nề Những tàn dư thựcdân, phong kiến còn nhiều Các thế lực thù địch thường xuyên tìmcách phá hoại chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc củanhân dân ta

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ramạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau Nền sảnxuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoásâu sắc, ảnh hưởng lớn tới nhịp độ phát triển lịch sử và cuộc sốngcác dân tộc Những xu thế đó vừa tạo thời cơ phát triển nhanh chocác nước, vừa đặt ra những thách thức gay gắt

Thời đại ngày nay vẫn là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bảnlên chủ nghĩa xã hội, cho dù chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô vàĐông Âu sụp đổ Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triểnkhác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay

Trang 10

gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân cácnước vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xãhội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, song theo quy luật tiến hoácủa lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là

sự lựa chọn duy nhất đúng, khoa học, phản ánh đúng qui luật pháttriển khách quan của cách mạng Việt Nam trong thời đại ngày nay.Cương lĩnh năm 1930 của Đảng đã chỉ rõ: Sau khi hoàn thành cáchmạng dân tộc, dân chủ nhân dân, sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội Đây

là sự lựa chọn dứt khoát và đúng đắn của Đảng, đáp ứng nguyệnvọng thiết tha của dân tộc, nhân dân, phản ánh xu thế phát triểncủa thời đại, phù hợp với quan điểm khoa học, cách mạng và sángtạo của chủ nghĩa Mác - Lênin

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa,như Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Con đường đilên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ quachế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trịcủa quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa,nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt đượcdưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, đểphát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại

Đây là tư tưởng mới, phản ánh nhận thức mới, tư duy mới củaĐảng ta về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tưbản chủ nghĩa Tư tưởng này cần được hiểu đầy đủ với những nộidung sau đây:

Thứ nhất, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản

chủ nghĩa là con đường cách mạng tất yếu khách quan, con đườngxây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nướcta

Trang 11

Thứ hai, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất

và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa Điều đó có nghĩa là trongthời kỳ quá độ còn nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,song sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thành phần kinh tế tư nhân

tư bản tư bản chủ nghĩa không chiếm vai trò chủ đạo; thời kỳ quá độcòn nhiều hình thức phân phối, ngoài phân phối theo lao động vẫn làchủ đạo còn phân phối theo mức độ đóng góp và quĩ phúc lợi xã hội;thời kỳ quá độ vẫn còn quan hệ bóc lột và bị bóc lột, song quan hệbóc lột tư bản chủ nghĩa không giữ vai trò thống trị

Thứ ba, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa đòi hỏi phải tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại

đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản, đặc biệt là những thành tựu vềkhoa học và công nghệ, thành tựu về quản lý để phát triển xã hội,quản lý phát triển xã hội, đặc biệt là xây dựng nền kinh tế hiện đại,phát triển nhanh lực lượng sản xuất

Thứ tư, quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ

nghĩa là tạo ra sự biến đổi về chất của xã hội trên tất cả các lĩnhvực, là sự nghiệp rất khó khăn, phức tạp, lâu dài với nhiều chặngđường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độđòi hỏi phái có quyết tâm chính trị cao và khát vọng lớn của toànĐảng, toàn dân.1

1.2 Những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

1.2.1 Những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trang 12

Vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điềukiện cụ thể của Việt Nam, tổng kết thực tiễn quá trình cách mạngViệt Nam, nhất là qua hơn 38 năm đổi mới, nhận thức của Đảng vànhân dân dân ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội ngày càng sáng rỏ Đại hội IV (1976), nhận thức của Đảng ta

về chủ nghĩa xã hội và con đường phát triển của cách mạng nước tamới dừng ở mức độ định hướng: Trên cơ sở phương hướng đúng, hãyhành động thực tế cho câu trả lời Đến Đại hội VII, nhận thức củaĐảng Cộng sản Việt Nam về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lênchủ nghĩa đã sáng tỏ hơn, không chỉ dừng ở nhận thức định hướng,định tính mà từng bước đạt tới trình độ đình hình, định lượng Cươnglĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(1991), đã xác định mô hình chủ nghĩa xã hội ở nước ta với sáu đặctrưng Đến Đại hội XI, trên cơ sở tổng kết 25 năm đổi mới, nhậnthức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa

xã hội đã có bước phát triển mới Cương lĩnh xây dựng đất nướctrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm2011) đã phát triển mô hình chủ nghĩa xã hội Việt Nam với tám đặctrưng, trong đó có đặc trưng về mục tiêu, bản chất, nội dung của xãhội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng, đó là:

Một là: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh Hai là: Do nhân dân làm chủ.

Ba là: Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất

hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp

Bốn là: Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Năm là: Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có

điều kiện phát triển toàn diện

Trang 13

Sáu là: Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn

kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển

Bảy là: Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Tám là: Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế

Một trong những phương hướng quan trọng hàng đầu là đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triểnkinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường Đây là nhiệm vụtrọng tâm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tạonền tảng vật chất vững chắc cho sự phát triển Tuy nhiên, quá trìnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa cần phải thực hiện theo hướng bềnvững, thân thiện với môi trường, phù hợp với xu thế của cuộc Cáchmạng công nghiệp 4.0 Việt Nam cần tập trung phát triển nhữngngành công nghiệp công nghệ cao, ít tiêu hao tài nguyên và nănglượng, đồng thời chú trọng phát triển kinh tế tri thức, kinh tế sốnhằm tạo động lực mới cho tăng trưởng

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB: Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trang 14

Song song với đó, việc phát triển kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xác định là một phương hướng chiếnlược Mô hình kinh tế này cần được hoàn thiện theo hướng hiện đại,hội nhập và vận hành đầy đủ, đồng bộ theo quy luật thị trường,đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa Điều này đòi hỏiphải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước,đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế, tạo môi trường kinh doanh thuậnlợi cho mọi thành phần kinh tế phát triển Bên cạnh đó, cần chútrọng phát triển các yếu tố thị trường và các loại thị trường đồng bộ,hiện đại, tăng cường vai trò điều tiết của thị trường đối với nền kinhtế

Xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàndiện, hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thầndân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học cũng là một phương hướngquan trọng Văn hóa cần được xác định là nền tảng tinh thần của xãhội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội Việcxây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải gắn với pháthuy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Việt Nam, tạo môi trường

và điều kiện để mọi người được phát triển năng lực sáng tạo Đồngthời, cần chú trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhândân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự antoàn xã hội trong tình hình mới là một yêu cầu có ý nghĩa sống còn.Điều này đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội vớicủng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàndân và thế trận an ninh nhân dân vững chắc Đồng thời, cần chủđộng ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa;kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Trang 15

Việt Nam cũng xác định rõ phương hướng đối ngoại là thựchiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa,

đa dạng hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tếtoàn diện, sâu rộng Chính sách đối ngoại cần hướng tới mục tiêu giữvững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, đồng thờinâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế Việc hộinhập quốc tế cần được thực hiện trên tinh thần giữ vững độc lập, tựchủ, bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc

Chương 2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG

2.1 Chủ quyền các quốc gia trên không gian mạng hiện nay

Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là quyền tối cao, tuyệt đối, đầy đủ

và riêng biệt của quốc gia đối với các vùng dữ liệu, thông tin trên không gian mạng doNhà nước quản lý, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bằng hệ thống chính sách, phápluật và các công nghệ phù hợp với luật pháp quốc tế Là một bộ phận quan trọngkhông thể tách rời với chủ quyền quốc gia (như đất liền, hải đảo, vùng biển, vùngtrời), do vậy các quốc gia có quyền tối cao, tuyệt đối với phạm vi không gian mạngthuộc quyền kiểm soát của mình, tức có chủ quyền quốc gia riêng trên không gianmạng1 Và trong đó bao gồm quyền kiểm soát và bảo vệ hạ tầng kỹ thuật số, thông tin,

và dữ liệu của quốc gia trong không gian mạng là những yếu tố cốt lõi của khái niệmchủ quyền không gian mạng, và các yếu tố khác như an ninh mạng, quản lý dữ liệuxuyên biên giới, bảo vệ hạ tầng quan trọng Đây là quyền của một quốc gia để kiểmsoát các nguồn lực số và thông tin trong không gian mạng của mình, đồng thời bảo vệcác tài sản này khỏi những mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong Cụ thể: Quyền kiểmsoát hạ tầng kỹ thuật số: Hạ tầng kỹ thuật số bao gồm mạng lưới viễn thông, máy chủ,

Trang 16

trung tâm dữ liệu, hệ thống mạng nội bộ của chính phủ và doanh nghiệp Quốc gia cóquyền quản lý và điều tiết các cơ sở hạ tầng này thông qua các quy định và luật pháp,đảm bảo tính toàn vẹn và an toàn của chúng Chính phủ có thể áp dụng các biện phápkiểm soát truy cập internet, đặc biệt là qua các cổng ra vào của quốc gia (internetgateways), để giám sát và ngăn chặn các cuộc tấn công mạng hoặc xâm phạm đến anninh Bảo vệ thông tin và dữ liệu: Quốc gia có quyền bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, baogồm dữ liệu của chính phủ, doanh nghiệp, và cá nhân công dân, để đảm bảo rằngchúng không bị truy cập trái phép, mất mát, hoặc sử dụng sai mục đích Điều này cũngbao gồm các biện pháp chống lại gián điệp mạng và tấn công mạng từ các tổ chứchoặc quốc gia khác, đặc biệt là đối với các hệ thống liên quan đến quốc phòng, nănglượng, tài chính và các cơ sở hạ tầng quan trọng khác An ninh mạng: Chính phủ phảiđảm bảo an ninh mạng bằng cách phát triển các chính sách và biện pháp để phòngchống tội phạm mạng và bảo vệ quyền riêng tư của người dùng Các quốc gia thường

có các trung tâm an ninh mạng quốc gia hoặc các cơ quan chuyên trách bảo vệ hạ tầngmạng, nhằm ứng phó và khắc phục sự cố khi xảy ra tấn công mạng Quản lý dữ liệuxuyên biên giới: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, dữ liệu có thể di chuyển qua biên giớiquốc gia Do đó, các quốc gia ngày càng thực hiện quy định về lưu trữ dữ liệu (datalocalization) yêu cầu các công ty phải lưu trữ dữ liệu của người dùng trong phạm vilãnh thổ quốc gia Điều này nhằm đảm bảo quốc gia có thể kiểm soát và bảo vệ dữliệu của công dân và tổ chức trong lãnh thổ mình Bảo vệ hạ tầng quan trọng: Hạ tầngquan trọng (critical infrastructure) như hệ thống năng lượng, giao thông, y tế và tàichính phụ thuộc nhiều vào mạng kỹ thuật số Do đó, việc bảo vệ các hệ thống nàykhỏi các cuộc tấn công mạng là một phần quan trọng của chủ quyền quốc gia Chủquyền mạng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảoquyền lợi của công dân trong bối cảnh không gian mạng ngày càng phức tạp và toàncầu hóa Về phạm vi, chủ quyền mạng bao gồm quyền của một quốc gia trong việckiểm soát và điều tiết hạ tầng kỹ thuật số, dữ liệu và thông tin trong biên giới quốcgia Điều này cho phép quốc gia bảo vệ các hệ thống quan trọng như viễn thông, tàichính, năng lượng khỏi các cuộc tấn công mạng và đảm bảo rằng thông tin nhạy cảm,

dữ liệu cá nhân của công dân được bảo mật Vai trò của chủ quyền mạng đối với anninh quốc gia là ngăn chặn và đối phó với các mối đe dọa mạng, từ tội phạm mạng

Trang 17

đến gián điệp và các cuộc tấn công do nhà nước khác thực hiện, qua đó bảo vệ hệthống hạ tầng quan trọng và an ninh quốc phòng Đối với quyền lợi công dân, chủquyền mạng bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân, đồng thời đảm bảo quyền tự dongôn luận trong khuôn khổ pháp luật, ngăn chặn thông tin độc hại hoặc xuyên tạc gâyảnh hưởng tiêu cực đến xã hội Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

số và các dịch vụ công nghệ, tạo điều kiện để công dân tiếp cận các tiện ích số an toàn

và hiệu quả Tuy nhiên, chủ quyền mạng cũng đối diện với nhiều thách thức như việcquản lý dữ liệu xuyên biên giới, tính toàn cầu của internet, và sự cân bằng giữa việcbảo vệ an ninh quốc gia và duy trì quyền tự do trực tuyến của công dân

Trong bối cảnh kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ, không gian mạng ngày càng trởthành một phần quan trọng trong đời sống xã hội và kinh tế của các quốc gia ÔngNguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, đã phát biểu: "Khônggian mạng là không gian mới, một phần lãnh thổ quốc gia trên không gian số Nếukhông có khả năng làm chủ và bảo vệ, quốc gia sẽ bị thiệt hại không chỉ về an ninh

mà còn về kinh tế và xã hội."3 Qua đó có thể thấy, bên cạnh nhiều tiềm năng và cơhội, các nước cũng phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo vệ chủ quyền số,đặc biệt là do các đặc điểm như tính xuyên biên giới, phi tập trung và sự lợi dụng từcác tác nhân xấu Không gian mạng ngày nay hoạt động vượt ra ngoài giới hạn địa lýcủa các quốc gia, làm cho việc kiểm soát và bảo vệ chủ quyền trở nên phức tạp hơn.Tính xuyên biên giới cho phép dữ liệu và thông tin di chuyển nhanh chóng giữa cácquốc gia, làm suy yếu khả năng kiểm soát của các chính phủ đối với thông tin củamình “Công nghệ kỹ thuật số đang ngày càng đẩy mạnh những căng thẳng pháp lý,nhân đạo và các chuẩn mực đạo đức”, và việc hạ thấp các rào cản đối với quyền truycập đã “mở ra các tiềm năng mới cho các xung đột và các cuộc tấn công ở trong vàngoài khu vực nhà nước”4, bà Izumi Nakamitsu - Đại diện Cấp cao về Các vấn đề Giảitrừ Quân bị của Liên hợp Quốc Đồng thời, sự phi tập trung của các nền tảng công

3 Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhiều lần phát biểu về các vấn đề chủ quyền

số và an ninh mạng trong nhiều diễn đàn khác nhau Phát biểu này được trích từ lần phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Việt Nam 2019 ở Hà Nội, nơi ông nhấn mạnh sự cần thiết của việc tự chủ về công nghệ

và an ninh mạng.

4 Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị thường niên về Giải trừ quân bị vào ngày 27/2 tại Geneva (Thụy Sỹ).

Trang 18

nghệ như mạng xã hội và blockchain khiến việc thực thi pháp luật gặp nhiều khókhăn, khi các hoạt động trên mạng không còn bị ràng buộc bởi một quốc gia duy nhất.

Trong bối cảnh các mối đe dọa mạng ngày càng gia tăng, cácbiện pháp bảo mật truyền thống không còn đủ hiệu quả Công nghệphi tập trung, đặc biệt là blockchain, đã nổi lên như một giải pháp anninh mạng tiềm năng nhờ vào sổ cái bất biến và kiến trúc phi tậptrung Blockchain sử dụng mạng lưới các nút phân tán và kỹ thuật

mã hóa để bảo vệ dữ liệu, đảm bảo tính toàn vẹn và bảo mật Vớikhả năng bảo vệ tài sản kỹ thuật số thông qua các cơ chế đồngthuận độc đáo, blockchain không chỉ củng cố khả năng phòng thủtrước các cuộc tấn công mạng mà còn mở ra nhiều ứng dụng đadạng trong lĩnh vực này.Không gian mạng đóng vai trò quan trọngtrong việc thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, giáo dục và hội nhậpquốc tế Nhờ tính chất "xuyên biên giới" và khả năng truyền tải, tìmkiếm thông tin nhanh chóng, không gian mạng tạo điều kiện thuậnlợi để cá nhân, cộng đồng, và quốc gia giao lưu, kết nối, chia sẻ vàlan tỏa bản sắc văn hóa, đồng thời tiếp nhận những giá trị văn hóacủa thế giới Ngoài ra, nó còn giúp tăng cường hợp tác quốc tế trongnhiều lĩnh vực và giải quyết các vấn đề chung, qua đó mở rộng mốiquan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia khác Hiện nay, cácphần mềm quản lý, dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa đã được triểnkhai rộng rãi, góp phần đáng kể vào sự phát triển của giáo dục vàđào tạo Thực tiễn trong đại dịch Covid-19 cho thấy, nếu không cókhông gian mạng, việc kết nối cộng đồng, giáo dục và thương mại sẽ

bị gián đoạn đáng kể

Thực trạng chủ quyền không gian mạng hiện nay đang đặt ranhững thách thức nghiêm trọng cho các quốc gia, đòi hỏi sự hợp tácquốc tế và những biện pháp bảo mật tiên tiến để đối phó với các mối

đe dọa đến từ tính xuyên biên giới, phi tập trung và sự lợi dụng củacác tác nhân xấu: "An ninh mạng là vấn đề quan trọng không kém gì

Trang 19

an ninh quốc phòng Việc xây dựng hệ thống phòng thủ mạng mạnh

mẽ sẽ là chìa khóa để bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từkhông gian mạng."5 – Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm Chỉ có thôngqua những nỗ lực phối hợp này, các quốc gia mới có thể bảo vệ chủquyền và an ninh của mình trong không gian số

Chủ quyền quốc gia trên không gian mạng là một vấn đề ngày càng trở nên cấpbách trong thời đại kỹ thuật số hiện nay Việc bảo vệ chủ quyền này chịu tác động củanhiều yếu tố phức tạp, đan xen giữa các yếu tố khách quan và chủ quan Chẳng hạnnhư sự phát triển công nghệ: Khi mà các công nghệ mới ra đời như IT, loT, không chỉmang lại nhiều cơ hội để phát triển mà nó còn tạo ra nhiều thách thức mới về an ninhmạng; Các loại virus ngày càng phức tạp, khó phát hiện gây ra nhiều hậu quả nghiêmtrọng như theo kết quả “Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân” doTập đoàn BKAV thực hiện tháng 12/2022, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối vớingười dùng Việt Nam ở mức 21.200 tỷ đồng (tương đương 883 triệu USD) trong năm

20226 Những thách thức từ các thế lực thù địch, tội phạm an ninh mạng: Tội phạm thìngày càng có trình độ cao và gây ra những vụ việc nghiêm trọng, điển hình vào năm

2020, đã phát hiện hệ thống thông tin mạng của hãng hàng không Mỹ là Ravn Alaska,

… đã bị tấn công bằng mã độc Gây thiệt hại cho 261.300 khách hàng và nhiều tàikhoản của nhà mạng AT&T, 267 triệu tài khoản Facebook đã bị đánh cắp7; Các thếlực thù địch dựa vào trình độ văn hóa chưa cao của người dân để tung tin giả, tin thấtthiệt gây ảnh hưởng nghiêm trọng Sự hợp tác giữa các quốc gia để chia sẻ thông tin,phối hợp điều tra và kết hợp vây bắt tội phạm còn gặp nhiều khó khăn

Bên cạnh những yếu tố trên thì cũng có những yếu tố khách quan sau: Cơ sở hạtầng của quốc gia chưa đáp theo kịp quốc tế làm cho ảnh hưởng trực tiếp đến quátrình; nguồn lực tài chính và con người đòi hỏi cao; hệ thống phát luật quốc gia sở tại

5 Tổng hợp ý từ các phát biểu của Đại tướng Tô Lâm đã đưa ra trong Hội nghị Luật An ninh mạng Việt Nam năm 2018

6 Không rõ(14/12/2022), Thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam là 21.200 tỷ đồng năm

https://baochinhphu.vn/thiet-hai-do-virus-may-tinh-gay-ra-voi-nguoi-dung-viet-nam-la-21200-dong-nam-2022-102221214155042021.htm

7 Không rõ(08/02/2021), An ninh mạng: vấn nạn mang tính toàn cầu và một số nhận định cho năm 2021, Tạp chí An toàn thông tin Truy cập từ: https://thaibinh.gov.vn/attt/tin-tuc-su-kien/an-ninh-mang-van- nan-mang-tinh-toan-cau-va-mot-so-nhan-dinh-.html

Trang 20

còn gây nhiều khó khăn, chưa hòa nhập được với luật pháp quốc tế; Năng lực phòngchống còn của các cơ quan chức năng phòng chống, bảo vệ còn bị hạn chế.

2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo

vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

Chính sách bảo vệ chủ quyền không gian mạng Việt Nam quacác kì Đại hội Đảng đã có sự thay đổi và phát triển quan trọng đểthích nghi với sự phát triển công nghệ vượt bậc của thế giới “Từngbước hoàn thiện và phát triển tư duy lý luận, chủ trương, đường lốicủa Đảng về xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược bảo vệ Tổquốc theo hướng: Tăng cường thế trận lòng dân; chủ động, kịp thờiphát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột, bảo vệ

Tổ quốc từ sớm, từ xa; Tiếp tục củng cố, tăng cường quốc phòng,

an ninh; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đấtnước, v.v Chủ động, tích cực đấu tranh phản bác các luận điểm saitrái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động”8 Và sau đây làmột số hướng chính sách quan trọng qua từng kỳ Đại hội các nămđáng chú ý:

Đại hội Đảng lần thứ XI (2011)

Trong bối cảnh mạng Internet và công nghệ thông tin ngàycàng phát triển, Đại hội XI đã đặt nền tảng cho việc xây dựng vàquản lý không gian mạng Tuy nhiên, khái niệm "chủ quyền khônggian mạng" chưa được nhấn mạnh mạnh mẽ, và việc quản lý chủyếu tập trung vào việc phát triển hạ tầng thông tin và bảo đảm antoàn, an ninh thông tin trong quá trình hội nhập quốc tế

Đại hội Đảng lần thứ XII (2016)

Tại Đại hội XII, với sự gia tăng của các mối đe dọa an ninhmạng, Việt Nam bắt đầu nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng củaviệc bảo vệ chủ quyền không gian mạng Cụ thể, các chính sách đã

8 Hùng Quân 3 yếu tố then chốt trong đảm bảo an ninh mạng, Báo Công an nhân dân điện tử, ngày 22/6/2023.

Trang 21

chú trọng hơn vào việc xây dựng một hệ thống pháp lý mạnh mẽ về

an ninh mạng, đồng thời củng cố lực lượng an ninh mạng để đối phóvới các nguy cơ từ không gian mạng, đặc biệt là các cuộc tấn côngmạng và chiến tranh thông tin

Nghị quyết Đại hội XII nhấn mạnh việc bảo đảm an toàn thôngtin, an ninh mạng trước các mối đe dọa từ các thế lực thù địch sửdụng không gian mạng để phá hoại an ninh quốc gia

Bộ Chính trị (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về

“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng” Đây là Nghịquyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thể hiện tư duy, tầm nhìnchiến lược của Đảng trong bảo vệ vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốcgia, góp phần tạo ra hệ thống hoàn chỉnh trong thực hiện nhiệm vụbảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021)

Đại hội XIII là một bước tiến lớn trong chính sách bảo vệ chủquyền không gian mạng của Việt Nam, với việc xác định không gianmạng là một trong những lĩnh vực quan trọng đối với an ninh quốcgia Chính sách an ninh mạng trong giai đoạn này được mở rộng,bao gồm nhiều khía cạnh chiến lược và mang tính hiệu quả cao hơn

Luật An ninh mạng (2018) chính thức có hiệu lực, tạo nền tảngpháp lý rõ ràng cho việc quản lý không gian mạng, bảo vệ dữ liệu cánhân và chủ quyền quốc gia trên mạng Luật này cũng quy định cácbiện pháp bảo vệ dữ liệu và yêu cầu các công ty công nghệ quốc tếphải tuân thủ quy định của Việt Nam khi hoạt động trong nước BộChính trị đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 25/7/2018 về

“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng”; Nghị quyết số30-NQ/TW, ngày 25/7/2018 về “Chiến lược An ninh mạng quốc gia”9

9 Pgs.Ts Cao Anh Dũng (22/01/2022) Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng trong bối cảnh Cuộc cách

mạng công nghiệp lần thứ tư theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Trang 22

https://doanthanhnien.vn/tin-tuc/bao-ve-nen-tang-tu-tuong-cua-dang/bao-ve-an-ninh-Chính phủ Việt Nam đã thành lập Lực lượng An ninh mạng, trựcthuộc Bộ Công an, nhằm đối phó với các cuộc tấn công mạng vàhoạt động gián điệp, đồng thời bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng mạngquốc gia.

Chuyển đổi số quốc gia: Việt Nam đang dần đẩy mạnh chươngtrình chuyển đổi số quốc gia, điều này đòi hỏi phải bảo đảm an toànthông tin và chủ quyền số Bảo vệ không gian mạng, hạn chế nhữngthành phần chống phá Đảng và nhà nước không chỉ là nhiệm vụ củacác cơ quan nhà nước mà còn là trách nhiệm của doanh nghiệp vàtoàn xã hội

Tăng cường hợp tác quốc tế: Ngoài việc bảo vệ không gianmạng trong nước, Việt Nam chủ động hợp tác với các nước khác ,cũng như tham gia các diễn đàn quốc tế về an ninh mạng nhằm bảo

vệ lợi ích và chủ quyền trên không gian mạng hạn chế sự chống phá

từ thế lực quốc tế đối với Việt Nam

Có thể nói, an toàn không gian mạng đã trở thành vấn đề nangiải của Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung, các kì Đại Hội

đã đưa ra nhiều nghị quyết quan trọng để giải quyết về vấn đềkhông gian mạng Theo tổ chức an ninh mạng Kaspersky vàSymantec, Việt Nam là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới

về nguy cơ bị nhiễm mã độc, phần mềm độc hại (qua USB, thẻ nhớ)với gần 70% người dùng máy tính có nguy cơ bị lây nhiễm cao; đứngthứ ba về số lượng người dùng di động bị mã độc tấn công nhiềunhất thế giới; đứng thứ 4 trên thế giới về nguy cơ bị nhiễm mã độckhi sử dụng Internet Hệ quả là năm 2020 có tới hơn 73% số vụ lộ,lọt bí mật nhà nước xảy ra trên không gian mạng.10 Tuy đã có nhiều

theo-dinh-huong-dai-hoi-xiii-cua-dang

quoc-gia-tren-khong-gian-mang-trong-boi-canh-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-10 Thiếu tướng, PGS, TS Cao Anh Dũng, Giám đốc Học viện Quốc tế, Bộ Công an -Bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo định hướng Đại hội XIII của

Đảng, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 14/01/2022.

Trang 23

biện pháp để hạn chế việc tấn công qua không gian mạng như “diễnbiến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phảnđộng” và những hoạt động nhắm vào những dân tộc anh em trênđất nước nhằm chia rẻ nội bộ thông qua mạng nhưng mỗi ngườichúng ta cần phải trang bị đầy đủ kiến thức để tránh những thôngđiệp phản động góp phần tạo nên một không gian mạng an toàn vănminh

Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm

2018, có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 gồm 7 chương và 43 Điều, rađời trong bối cảnh Việt Nam và thế giới đang đối mặt với nhữngthách thức mới về chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, khikhông gian này trở thành một phần không thể tách rời của chủquyền quốc gia Sự phát triển mạnh mẽ của Internet và các dịch vụtrực tuyến mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng tạo ra các mối đe dọatiềm ẩn như tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu, và tuyên truyềnchống phá Nhà nước Đặc biệt, các hành vi xâm phạm chủ quyềnquốc gia trên không gian mạng, thông qua việc thao túng thông tin,tấn công vào các hệ thống thông tin trọng yếu, đang ngày càng giatăng và phức tạp Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết về một hànhlang pháp lý vững chắc nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia trong lĩnhvực kỹ thuật số, đảm bảo an ninh mạng quốc gia và bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, tổ chức, và cá nhân. Trước bối cảnh đó, Luật An ninhmạng 2018 được ban hành, nhấn mạnh vai trò của việc bảo vệ chủquyền trên không gian mạng, giúp Việt Nam có công cụ pháp lý đểgiám sát, kiểm soát và đối phó với các mối đe dọa, đồng thời khẳngđịnh quyền kiểm soát không gian mạng như một phần không thểthiếu của chủ quyền quốc gia trong thời đại số Trong đó điều 4,6,8

và 26 đã thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về việcbảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng

Trang 24

Điều 4 của Luật An ninh mạng 2018 về nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng thông qua việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý vững chắc và cơ chế giám sát toàn diện Tác động của điều này đến chủ quyền quốc gia trên không gian mạng có thể được phân tích qua các khoản 1,2 và 6

Khoản 1 điều 4 quy định việc bảo vệ an ninh mạng như sau:

“Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”Khoản 1nhấn mạnh nguyên tắc rằng mọi hoạt động bảo vệ an ninh mạngphải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, từ đó khẳng định tính pháp lývững chắc của Nhà nước trong việc kiểm soát không gian mạng.Điều này giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền không gian mạng mộtcách hợp pháp, minh bạch và công bằng, tạo nền tảng để chống lạicác hành vi xâm phạm từ bên ngoài.Việc đảm bảo lợi ích của Nhànước và quyền lợi của tổ chức, cá nhân đồng nghĩa với việc khônggian mạng thuộc phạm vi quản lý của quốc gia, giúp Việt Nam cóquyền kiểm soát, xử lý các vi phạm trong không gian mạng nhằmbảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia

Khoản 2 điều 4 Luật an ninh mạng 2018 đã quy định: Đặt dưới

sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất củaNhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị vàtoàn dân tộc; phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng chuyên tráchbảo vệ an ninh mạng11.Khoản 2 khẳng định rằng mọi hoạt động liênquan đến an ninh mạng đều phải nằm dưới sự chỉ đạo của ĐảngCộng sản và sự quản lý thống nhất của Nhà nước, giúp bảo vệ quyềnkiểm soát và sự ổn định của không gian mạng quốc gia Điều nàythể hiện việc bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng, nơi

mà Đảng và Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong việc điều phối và

11 Quốc Hội (12/06/2018) Luật số: 24/2018/QH14 Luật An ninh mạng, truy cập từ

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Luat-an-ninh-mang-2018-351416.aspx

Ngày đăng: 09/11/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w