1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn môn chủ nghĩa xã hội khoa hc Đề tài chương 2 vấn Đề gia Đình trong thời kì quá Độ lên chủ nghĩa x hội

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 370,43 KB

Nội dung

Từ đó tạo nên những khó khăn trong việc duy trì tình cảm gia đình cũngnhư các giá trị văn hóa truyền thống và có thể dẫn đến sự rạn nứt các mối quan hệ.Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA



BÀI TẬP LỚN MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

ĐỀ TÀI CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI LỚP L12 - NHÓM 09 - HK 241 NGÀY NỘP 21/09/2024 Giảng viên hướng dẫn: ThS.Đặng Kiều Diễm

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL

Môn: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC (MSMH: SP1035)

Điể m BTL

Ký tên

6 2213783 Nguyễn Hoàng Anh Tuấn Lí do, nhiệm vụ đề tài 100%

Trang 3

7 2213609 Phan Duệ Triết Chương 1, 1.1 100%

Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Hải Trung Số ĐT: 0379117326 Email: trung.nguyen2004@hcmut.edu.vn

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Nhiệm vụ của đề tài 3

PHẦN NỘI DUNG 4

Chương 1 VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 4

1.1 Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội 5

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình 6

1.2 Những cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 8

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội 8

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội 11

1.2.3 Cơ sở văn hóa 13

1.2.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ 16

Chương 2 THỰC TRẠNG VIỆC KẾT HÔN MUỘN Ở GIỚI TRẺ HIỆN NAY 21

2.1 Thực trạng lười yêu, ngại cưới ở giới trẻ hiện nay 21

2.2 Xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ hiện nay 23

2.2.1 Mặt tích cực 23

2.2.2 Mặt hạn chế 24

2.3 Biện pháp hạn chế xu hướng kết hôn muộn ở giới trẻ hiện nay 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

Trang 5

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 

Từ xưa đến nay, gia đình luôn được xem như một cộng đồng đặc biệt chungsống  dưới một mái nhà mà tất cả mọi người trong đó đều có các mối quan hệ gần gũivới nhau Qua từng thời kì, gia đình luôn thay đổi theo để thích nghi với thời đại đó.Nhưng dù thay đổi thì gia đình vẫn luôn được xem như một nơi gìn giữ truyền thốngvăn hóa của một dân tộc Trong thời kì đất nước đang quá độ lên chủ nghĩa xã hội, quy

mô và cấu trúc của gia đình cũng dần biến đổi theo hướng nhỏ gọn hơn Tuy nhiên,với sự ảnh hưởng và phát triển của xã hội và sự toàn cầu hóa hiện nay đã khiến chocác gia đình phải đối mặt với nhiều vấn đề lớn Những điều này vô tình tạo ra nhiềuvấn đề tiêu cực cho các thành viên trong gia đình, gây nên những bức tường vô hìnhngăn cách họ Từ đó tạo nên những khó khăn trong việc duy trì tình cảm gia đình cũngnhư các giá trị văn hóa truyền thống và có thể dẫn đến sự rạn nứt các mối quan hệ.Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, các mạng xã hội phát triển khiến việc cậpnhật thông tin ngày càng nhanh, đặc biệt là với giới trẻ bây giờ Các thông tin vềnhững vấn đề tiêu cực trong các gia đình càng được giới trẻ biết đến, cùng với đấtnước đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các vấn đề ấy càng được xuấthiện rộng rãi hơn Từ đó vô hình chung tạo nên cho giới trẻ nỗi lo lắng về vấn đề kếthôn và lập gia đình Không những thế, với việc xã hội ngày càng phát triển khiến cho

áp lực về kinh tế của giới trẻ lại càng lớn hơn so với các thế hệ đi trước Dẫn đến giớitrẻ ai cũng dành thời gian cho công việc và hoàn thiện bản thân trước khi tiến đến hônnhân Bên cạnh đó, công nghệ phát triển đã tạo cho việc tìm đối tượng hẹn hò ngàycàng dễ dàng và nhanh chóng khiến giới trẻ không còn xem vấn đề yêu và kết hôn làvấn đề cấp bách nữa Tóm lại tất cả các điều trên đều dẫn đến một cái nhìn đáng quanngại cho giới trẻ về sau

Vì vậy, nhóm chọn đề tài “Vấn đề gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã

hội và thực trạng việc kết hôn muộn của giới trẻ hiện nay” nhằm nghiên cứu và phân

tích kỹ hơn Qua đó hiểu rõ và có được những góc nhìn sâu rộng Từ đó đưa ra đượchướng giải quyết cho các vấn đề nêu trên

Trang 6

2 Nhiệm vụ của đề tài

Làm rõ:

- Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình

- Những cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Thực trạng lười yêu, ngại cưới ở giới trẻ hiện nay

- Xu hướng kết hôn muộn của giới trẻ hiện nay

- Biện pháp hạn chế xu hướng kết hôn muộn ở giới trẻ hiện nay

Trang 7

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 Khái niệm, vị trí và chức năng của gia đình

1.1.1 Khái niệm

Gia đình là một cộng đồng người đặc biệt được hình thành, duy trì và củng cốchủ yếu dựa trên các mối quan hệ cơ bản, có vai trò quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của xã hội Khi đề cập tới vấn đề về gia đình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho rằng:

“Quan hệ thứ ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử: hằng ngày táitạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôinảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, đó là gia đình.”

Để một gia đình được hình thành thì phải tồn tại hai mối quan hệ cơ bản là quan

hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống Quan hệ hôn nhân là mối quan hệ giữa nam và

nữ sau khi kết hôn và được công nhận bởi pháp luật và nhà nước Quan hệ huyết thống

là quan hệ giữa những người cùng dòng máu, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân Đây làmối quan hệ tự nhiên, là yếu tố mạnh mẽ nhất gắn kết các thành viên trong gia đình lạivới nhau Trong một gia đình tồn tại sự gắn bó, liên kết, gắn bó, ràng buộc và sự phụthuộc lẫn nhau bởi nghĩa vụ, quyền lợi và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình.Ngoài hai quan hệ cơ bản thì trong một gia đình còn có thể có nhiều mối quan hệ phátsinh khác như quan hệ giữa ông bà và cháu, quan hệ giữa các anh chị em, v.v

Quan hệ huyết thống tuy là một trong hai mối quan hệ cơ bản của một gia đìnhtuy nhiên ở Việt Nam cũng như nhiều nơi trên thế giới đã công nhận quan hệ giữangười đỡ đầu và con nuôi được công nhận pháp lý cũng là một quan hệ gia đình Cảhai mối quan hệ huyết thống và đỡ đầu đều có một đặc điểm chung là có sự nuôidưỡng, sự quan tâm và chăm sóc lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. 

Như vậy, nói cách khác, gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt,được hình thành, duy trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyếtthống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định và nghĩa vụ của các thanh viêntrong gia đình

Trang 8

1.1.2 Vị trí của gia đình trong xã hội

Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội Theoquan điểm duy vật, Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: Nhân tố quyết định trong lịch sử là sự sảnxuất và sự tái sản xuất Bản thân sự sản xuất có hai loại, một là sản xuất ra tư liệu sinhhoạt và những công cụ thiết yếu và hai là sản xuất ra bản thân con người Với quanđiểm coi việc duy trì nòi giống là tái sản xuất ra con người thì trong đó một gia đìnhđược ví như một tế bào, xã hội là một cơ thể và gia đình là một đơn vị để tạo ra xã hội

đó Chính vì vậy để có một xã hội, tức “cơ thể” lành mạnh thì phải quan tâm và xâydựng tốt các “tế bào”, tức các gia đình Tuy nhiên, mức độ tác động của gia đình đốivới xã hội không phải lúc nào cũng như nhau trong mọi thời điểm Nó còn phụ thuộc

và chế độ xã hội và đường lối của chế độ đó, các chính sách của giới cầm quyền và cáckết cấu, đặc điểm của mỗi hình thức gia đình trong thời điểm đó Trong một xã hội mà

sự bất bình đẳng trong mối quan hệ xã hội và quan hệ gia đình diễn ra khiến cho sự tácđộng của gia đình đối với xã hội bị hạn chế Chỉ khi con người được yên ấm, hòathuận trong gia đình thì mới có thể toàn tâm toàn ý lao động để phát triển và đóng gópcho xã hội và đất nước và ngược lại Chính vì thế nên việc xây dựng các mối quan hệ

xã hội, quan hệ gia đình bình đẳng hạnh phúc luôn là mục tiêu hàng đầu của các nhàcầm quyền trong chế độ xã hội hiện đại

Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cánhân của mỗi thành viên Gia đình đã luôn gắn bó chặt chẽ đối với mỗi cá nhân, từ lúclọt lòng và suốt quá trình phát triển cho đến khi kết thúc Gia đình đã luôn là môitrường mà mỗi cá nhân được nuôi dưỡng, chăm sóc để từ đó trưởng thành và pháttriển Một con người có nhân cách tốt, có trí lực và thể lực thì mới được coi là mộtcông dân tốt trong xã hội Để đạt được những phẩm chất đó thì gia đình là nhân tốkhông thể thiếu, vì chỉ khi được sinh ra và lớn lên trong một gia đình mà trong đó tồntại sự yên ổn và hạnh phúc thì con người mới có được động lực để phát triển Trongmỗi gia đình luôn tồn tại sự gắn kết giữa các thành viên tạo dựng một không gian sốnghài hòa, đầy tình thương và sự tôn trọng lẫn nhau để các cá nhân trong gia đình có thểchia sẻ niềm vui và gánh nặng cuộc sống, giúp đối mặt và vượt qua những khó khăntrong cuộc sống

Trang 9

Gia đình thực chất cũng chỉ là một xã hội thu nhỏ, là cộng đồng đầu tiên mà mỗicon người được trải nghiệm, nhân cách con người khi phát triển sẽ ảnh hưởng rấtnhiều bởi gia đình bởi vì quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa các mối quan hệ trongmột gia đình là điều mà không một cộng đồng nào khác có thể thay thế được Tuynhiên nhân cách một cá nhân không chỉ có thể được trao dồi chỉ bằng gia đình mà cònphải đến từ các mối quan hệ khác ngoài xã hội Quan hệ xã hội giúp cá nhân phát triểncác kỹ năng mà gia đình không thể như là kỹ năng giao tiếp,v.v Mỗi cá nhân khôngchỉ là thành viên của gia đình mà còn là một thành viên của xã hội Quan hệ trong giađình vì thế cũng là mối quan hệ xã hội Không có cá nhân ngoài gia đình cũng nhưkhông tồn tại cá nhân nào bên ngoài xã hội Gia đình là nơi cộng đồng xã hội tác độngđến cá nhân Các thông tin, hiện tượng có thể biến đổi thành các tác động tích cựchoặc tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối sống,nhân cách, v.v Có những vấn đề quản lý xã hội phải thông qua hoạt động gia đình đểtác động tới cá nhân Chính vì vậy ở bất cứ xã hội nào, bất cứ thời điểm nào trong lịch

sử, giai cấp cầm quyền muốn quản lý xã hội thì đều phải coi trọng việc xây dựng vàcoi trọng gia đình. Minh chứng là trong xã hội phong kiến nơi mà quan hệ gia trưởng,độc đoán là xu hướng chủ đạo, vì thế những người phụ nữ trong xã hội này phải chịunhững quy định khắt khe và bất bình đẳng Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hộithì bình đẳng được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, vì chỉ như thếthì con người mới thật sự được giải phóng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

“Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa”1 Vì vậyviệc chủ trương thực hiện các chính sách chế độ hôn nhân một vợ một chồng, thựchiện bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ được ưu tiên, đây là đặc điểm khácbiệt về quan điểm quan hệ gia đình trong chủ nghĩa xã hội so với các chế độ xã hộitrước đó

1.1.3 Chức năng cơ bản của gia đình

Chức năng của gia đình mà không một cộng đồng nào khác có thể thay thế được

đó là khả năng tái sản xuất con người Đây là chức năng đặc thù của mọi gia đình,giúpcho con người giải tỏa và đáp ứng các nhu cầu tâm, sinh lý và là điều kiện cần thiết đểđáp ứng đủ nhu cầu về sức lao động của xã hội Tuy chức năng này được diễn ra trong

1 Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sdđ, tập 12, trang 300

Trang 10

từng gia đình nhưng đây lại là một vấn đề xã hội bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến mật

độ dân cư và nguồn lao động của một đất nước Tùy theo từng nơi trên thế giới và nhucầu của xã hội mà chức năng này sẽ được khuyến khích hay hạn chế bởi vì trình độphát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động mà mỗigia đình cung cấp

Bên cạnh việc tái sản xuất con người thì việc nuôi dưỡng và giáo dục chính conngười đó cũng là một trong những chức năng quan trọng của gia đình Đây là chứcnăng hết sức quan trọng mặc dù trong xã hội tồn tại nhiều cộng đồng khác nhau cũngthực hiện chức năng này tuy nhiên đều không thể thay thế gia đình Bởi vì khi đượcsinh ra thì gia đình là cộng đồng đầu tiên mà con người được gia nhập cho nên mỗingười đều chịu sự giáo dục của cha mẹ  và người thân trong gia đình trước tiên vànhững hiểu biết mà gia đình mang lại cho mỗi cá nhân thường sẽ là những kiến thứcđầu tiên về thế giới nên chúng sẽ để lại ấn tượng và dấu ấn sâu đậm trong mỗi conngười Vì vậy gia đình là mái trường đầu tiên của mỗi cá nhân, nơi mà sẽ dạy conngười về văn hóa và giáo dục, và dưới mái trường đó mỗi một thành viên trong giađình đều là những chủ thể sáng tạo những giá trị văn hóa và là khách thể chịu sự giáodục của các thành viên khác trong gia đình Chức năng này thể hiện tình cảm cao đẹpcủa cha mẹ đối với con cái mà còn thể hiện được trách nhiệm của gia đình đối với xãhội, vì khi ấy gia đình đang đóng góp một vai trò to lớn trong việc đào tạo thế hệtương lai của xã hội, đồng thời mỗi con người sẽ từng bước được xã hội hóa Nếu giáodục gia đình luôn không gắn liền với giáo dục xã hội, con người sẽ khó hòa nhập cùngvới xã hội và việc giáo dục sẽ trở nên kém hiệu quả Vì thế, để một cá nhân được pháttriển toàn diện thì cần phải coi trọng giáo dục gia đình và cả giáo dục xã hội

Gia đình không chỉ tham gia vào việc sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất

và sức lao động mà còn là một đơn vị tiêu dùng trong xã hội Gia đình thực hiện cácchức năng tiêu dùng để duy trì sinh hoạt hằng ngày và lao động sản xuất Khi thựchiện chức năng này, gia đình đảm bảo nhu cầu về đời sống vật chất và tinh thần củacác thành viên trong gia đình và sử dụng quỹ thời gian để tạo ra một môi trường vănhóa lành mạnh trong gia đình nhằm nâng cao sức khỏe, duy trì sở thích và sắc tháiriêng của mỗi người, đồng thời gia đình cũng tham gia đóng góp vào quá trình tạo ra

Trang 11

của cải và sự giàu có của xã hội Gia đình có thể phát huy một cách có hiệu quả về mọitiềm năng của mình Tùy theo từng thời điểm trong lịch sử mà sự phát triển của xã hội

sẽ ảnh hưởng tới các hình thức gia đình khác nhau, kéo theo sự thay đổi của chức năngkinh tế của gia đình về quy mô sản xuất, sự sở hữu tư liệu sản xuất và cách thức tổchức sản xuất và phân phối Vị trí và vai trò của kinh tế gia đình và mối quan hệ củakinh tế gia đình với các đơn vị kinh tế khác trong xã hội cũng không hoàn toàn giốngnhau Thực hiện tốt chức năng này sẽ mang lại nguồn sinh sống, đáp ứng nhu cầu vậtchất và tinh thần của các thành viên trong gia đình, đây là điều kiện cơ sở để tổ chứcđời sống, giáo dục con cái và đóng góp to lớn vào sự phát triển của xã hội

Sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình vừa là nhu cầutình cảm, vừa là trách nhiệm của mỗi người Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâmsinh lý, duy trì tình cảm gia đình là một trong những chức năng được sử dụng thườngxuyên nhất vì nó đảm bảo cân bằng tâm lý, biến gia đình thành chỗ dựa tinh thần chứkhông chỉ là nơi nương tựa về mặt vật chất Khi một gia đình không đáp ứng đượcchức năng này thì sẽ mối quan hệ sẽ trở nên rạn nứt và có nguy cơ bị phá vỡ, ảnhhưởng đến sự ổn định và phát triển của xã hội

Ngoài các chức năng chính được nêu trên thì gia đình còn 2 chức năng quantrọng khác là chức năng văn hóa và chức năng chính trị Với chức năng văn hóa thì giađình đóng vai trò là nơi lưu trữ, sáng tạo và thụ hưởng các phong tục tập quán, giá trị

và phong tục văn hóa của xã hội Chức năng chính trị thì gia đình là nơi tổ chức vàthực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước cũng như các quy chế của làng, xã.Khi ấy gia đình trở thành cầu nối giữa mối quan hệ chính phủ và công dân

1.2 Những cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

1.2.1 Cơ sở kinh tế - xã hội

Thời kỳ quá độ là giai đoạn chuyển giao từ một hình thái kinh tế - xã hội nàysang một hình thái khác Trong giai đoạn này, các yếu tố kinh tế, chính trị, và xã hộithay đổi mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống Các giai đoạn quá độ nổibật trong lịch sử bao gồm quá trình chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bảnchủ nghĩa, hoặc từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường

Trang 12

Trong thời kỳ quá độ, gia đình đối mặt với sự thay đổi về cấu trúc, vai trò, vàchức năng Những thay đổi này xuất phát từ sự biến đổi trong nền kinh tế và các chínhsách xã hội Các mô hình gia đình truyền thống, vốn dựa trên nền tảng kinh tế nôngnghiệp và phụ thuộc vào lao động gia đình, dần nhường chỗ cho các mô hình gia đìnhhiện đại, hạt nhân hóa và phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế thị trường Vai trò của cácthành viên trong gia đình cũng thay đổi theo sự phát triển của nền kinh tế và xã hội,đặc biệt là trong việc phân chia lao động và trách nhiệm.

Các chính sách xã hội như phúc lợi, y tế, giáo dục và nhà ở có ảnh hưởng sâu sắcđến sự phát triển của gia đình trong thời kỳ quá độ Ở nhiều quốc gia, khi xã hộichuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp, các chính sách phúc lợi gia đìnhcũng được điều chỉnh để hỗ trợ các gia đình trong quá trình thích nghi với những thayđổi kinh tế.Ví dụ, các chính sách về bảo hiểm y tế, trợ cấp nuôi con, và các chươngtrình nhà ở xã hội giúp giảm bớt áp lực kinh tế cho các gia đình có thu nhập thấp, từ đótạo điều kiện cho họ duy trì và phát triển cuộc sống ổn định Đồng thời, các chính sáchgiáo dục và việc làm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực và khảnăng cạnh tranh của từng thành viên trong gia đình, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻem

Trong nhiều thời kỳ quá độ, nền kinh tế của một quốc gia chuyển từ nền nôngnghiệp truyền thống sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ Quá trình này tác độngmạnh mẽ đến gia đình, đặc biệt là trong phân công lao động và thu nhập Trong nềnkinh tế nông nghiệp, gia đình thường là đơn vị sản xuất kinh tế cơ bản, với các thànhviên cùng tham gia sản xuất và chia sẻ lao động Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyểnsang công nghiệp và dịch vụ, lao động gia đình bị tách rời, và các thành viên phảitham gia thị trường lao động để kiếm sống Việc chuyển từ sản xuất tại nhà sang làmviệc tại các nhà máy, công ty dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc gia đình, từ gia đình

mở rộng (nhiều thế hệ sống chung) sang gia đình hạt nhân (chỉ bao gồm cha mẹ và concái) Sự thay đổi này cũng tác động đến mối quan hệ giữa các thành viên trong giađình, khi thời gian dành cho công việc bên ngoài ngày càng chiếm ưu thế so với thờigian dành cho sinh hoạt gia đình

Trang 13

Cơ sở kinh tế - xã hội để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội là sự phát triển của lực lượng sản xuất và từng bước hình thành các quan hệ sảnxuất xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới, xã hội chủ nghĩa Cốt lõi củaquan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuấttừng bước hình thành và củng cố, làm cho chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuấtdần dần bị xóa bỏ, chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa được xây dựng và củng cố, làm cơ

sở kinh tế cho việc xây dựng quan hệ hôn nhân và gia đình mới phù hợp với bản chấtcủa chủ nghĩa xã hội

V.I Lênin đã viết: "Bước thứ hai và là bước chủ yếu của thời kỳ độ là chế độ sởhữu về tư liệu sản xuất, làm cho chế độ này thắng thế một cách triệt để và hoàn toàn.Chính như thế và chỉ có như thế mới bảo đảm được con đường giải phóng hoàn toàn

và thật sự cho phụ nữ, mới thủ tiêu được "chế độ nô lệ gia đình" nhờ có việc thay thếnền kinh tế gia đình cá thể bằng nền kinh tế xã hội hóa quy mô lớn".1

Sự chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp hóa và hiện đại hóa

có tác động sâu sắc đến cơ cấu gia đình Trong xã hội nông nghiệp, gia đình thường làmột đơn vị sản xuất và tiêu dùng, nơi các thành viên cùng lao động và chia sẻ côngviệc sản xuất Tuy nhiên, trong xã hội công nghiệp và hiện đại, các thành viên tronggia đình bắt đầu làm việc ngoài xã hội, và gia đình dần trở thành một đơn vị tiêu dùnghơn là sản xuất

Sự chuyển đổi này cũng ảnh hưởng đến việc phân công lao động trong gia đình.Nếu trong xã hội nông nghiệp, vai trò của người cha và người mẹ chủ yếu liên quanđến việc sản xuất và quản lý gia đình, thì trong xã hội hiện đại, các vai trò này thay đổi

rõ rệt Nam và nữ đều tham gia vào lực lượng lao động, điều này dẫn đến những thayđổi trong vai trò giới và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình

Trong thời kỳ quá độ, thị trường lao động ngày càng phát triển, tạo ra nhiều cơhội việc làm nhưng cũng làm thay đổi cách mà các thành viên gia đình tương tác vớinhau Mô hình gia đình truyền thống, với vai trò kinh tế chủ yếu dựa vào người đànông, đã dần thay đổi Phụ nữ không chỉ tham gia lao động mà còn đóng góp đáng kểvào thu nhập gia đình Đồng thời, thanh niên và người trẻ tuổi trong gia đình có cơ hội

Trang 14

học tập và làm việc trong môi trường hiện đại, thay vì chỉ gắn bó với công việc nôngnghiệp hay thủ công nghiệp như trước đây Sự tham gia của phụ nữ và thanh niên vàothị trường lao động tạo ra một sự thay đổi lớn về vai trò trong gia đình Nam giới và

nữ giới chia sẻ trách nhiệm về kinh tế và gia đình một cách bình đẳng hơn, tuy nhiênđiều này cũng dẫn đến những căng thẳng và mâu thuẫn khi việc phân chia trách nhiệmchưa đồng đều hoặc không rõ ràng

Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là xóa bỏ nguồn gốc gây nên tình trạngthống trị của người đàn ông trong gia đình, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giữa vợ

và chồng, sự nô dịch đối với phụ nữ Bởi vì sự thống trị của người đàn ông trong giađình là kết quả sự thống trị của họ về kinh tế, sự thống trị đó tự nó sẽ tiêu tan khi sựthống trị về kinh tế của đàn ông không còn Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuấtđồng thời cũng là cơ sở để biến lao động tự nhiên trong gia đình thành lao động xã hộitrực tiếp, người phụ nữ đã tham gia lao động xã hội hay tham gia lao động gia đình thìlao động của họ đóng góp cho sự vận động và phát triển, tiến bộ của xã hội Như Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: "Tư liệu sản xuất chuyển thành tài sản chung, thì gia đình cáthể sẽ không còn là đơn vị kinh tế của xã hội nữa Nền kinh tế tư nhân biến thành mộtngành lao động xã hội Việc nuôi dạy con cái trở thành công việc của xã hội"1 Do vậy,phụ nữ có địa vị bình đẳng với đàn ông trong xã hội Xóa bỏ chế độ tư hữu về tư liệusản xuất cũng là cơ sở làm cho chế độ hôn nhân và gia đình thay đổi hoàn toàn về ,chất

so với chế độ hôn nhân cũ, địa vị xã hội hay một sự thống trị nào khác

Để xây dựng gia đình vững mạnh trong thời kỳ quá độ, cần có sự hỗ trợ từ cảcộng đồng và nhà nước thông qua các chính sách cụ thể và hợp lý Các chính sách nàykhông chỉ nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình mà còn hướng đếnviệc phát triển các giá trị văn hóa tích cực, khuyến khích sự bình đẳng giới, và tạo điềukiện cho mọi thành viên trong gia đình có cơ hội phát triển cá nhân

1.2.2 Cơ sở chính trị - xã hội

Trong quá trình phát triển của bất kỳ xã hội nào, gia đình luôn là một tế bào cơbản, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển các giá trị văn hóa, đạo

Trang 15

đức và kinh tế Trong thời kỳ quá độ từ một hình thái kinh tế - xã hội cũ sang một hìnhthái mới, vai trò của gia đình trở nên phức tạp hơn khi chịu ảnh hưởng mạnh mẽ củacác yếu tố chính trị và xã hội Bài tiểu luận này sẽ phân tích cơ sở chính trị - xã hộitrong việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ, với trọng tâm là sự ảnh hưởng củacác chính sách công, quan hệ xã hội và những thay đổi trong tư duy của các thành viêngia đình trong bối cảnh kinh tế và chính trị thay đổi.

Gia đình là môi trường đầu tiên mà mỗi cá nhân được hình thành và phát triển, từ

đó ảnh hưởng đến các giá trị xã hội và chính trị mà họ mang theo trong suốt cuộc đời.Trong thời kỳ quá độ, gia đình không chỉ là nơi sinh hoạt của các thành viên mà còn làmột nhân tố quan trọng trong việc phản ánh và định hình các xu hướng chính trị và xãhội Gia đình là cầu nối giữa các cá nhân và các thiết chế xã hội lớn hơn, như nhà nước

và các tổ chức chính trị - xã hội

Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội làviệc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhànước xã hội chủ nghĩa Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động đượcthực hiện quyền lực của mình, không có sự phân biệt giữa nam và nữ Nhà nước cũngchính là công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu để nâng lên vai người phụ nữ,đồng thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình V.I Lênin

đã khẳng định: "Chính quyền Xô-viết là chính quyền đầu tiên và duy nhất trên thế giới

đã hoàn toàn thủ tiêu tất cả những pháp luật cũ kỹ, tủi sẵn, đề tiện, những pháp luật đóđặt người phụ nữ vào tình trạng không bình đẳng với nam giới, đã dành đặc quyền chonam giới Chính quyền Xô-viết, một chính quyền của nhân dân lao động, là chínhquyền đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã hủy bỏ tất cả những đặc quyền gắn liền vớichế độ tư hữu, những đặc quyền của người đàn ông trong gia đình".1

Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đìnhtrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thốngpháp luật, trong đó có Luật hôn nhân và gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hộiđảm bảo lợi ích của công dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳnggiới, chính sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội Hệ thống pháp luật và chính

1 V.I Lênnin: Toàn tập, Sđd, T.40, Tr.182

Trang 16

sách xã hội đó vừa định hướng, vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chừng nào và ở đâu, hệ thống chính sách, phápluật chưa hoàn thiện thì việc xây dựng gia đình và đảm bảo hạnh phúc gia đình cònhạn chế.

Nhà nước thông qua các chính sách và quy định pháp luật, đóng vai trò quantrọng trong việc định hình các giá trị và cấu trúc của gia đình trong thời kỳ quá độ Cácchính sách về hôn nhân, bình đẳng giới, bảo vệ quyền lợi trẻ em, và an sinh xã hội lànhững công cụ quan trọng để bảo vệ và củng cố nền tảng gia đình Ví dụ, trong các xãhội hướng tới chủ nghĩa xã hội, nhà nước thường đặt ra những chính sách nhằm giảmthiểu sự bất bình đẳng giới trong gia đình, đảm bảo phụ nữ và nam giới có quyền lợi

và trách nhiệm ngang nhau trong việc xây dựng và duy trì hạnh phúc gia đình Bêncạnh đó, nhà nước cũng thực hiện các biện pháp để bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thươngnhư trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi

Cơ sở chính trị - xã hội đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng và phát triểngia đình trong thời kỳ quá độ Những thay đổi về chính sách, tư tưởng và cơ cấu xã hội

đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến mô hình gia đình và cách mà các thành viên trong gia đìnhtương tác với nhau Tuy nhiên, để xây dựng một gia đình tiến bộ và bền vững trongthời kỳ này, cần có sự kết hợp giữa các chính sách hỗ trợ từ nhà nước, sự thay đổitrong tư duy xã hội và nỗ lực của từng cá nhân trong gia đình

1.2.3 Cơ sở văn hóa

Trong mọi xã hội, gia đình luôn là đơn vị cơ bản, là nền tảng của cấu trúc xã hội

và văn hóa Gia đình không chỉ là nơi sinh hoạt của các cá nhân mà còn là môi trườngđầu tiên hình thành nhân cách và bản sắc văn hóa của mỗi con người Trong thời kỳquá độ, khi một xã hội chuyển đổi từ hình thái kinh tế - xã hội này sang một hình tháikhác, những thay đổi về kinh tế, chính trị và xã hội đều ảnh hưởng sâu sắc đến việcxây dựng và phát triển gia đình Cơ sở văn hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duytrì và định hướng các giá trị gia đình, giúp gia đình thích ứng và phát triển trong giaiđoạn chuyển tiếp Bài tiểu luận này sẽ phân tích cơ sở văn hóa trong việc xây dựng giađình thời kỳ quá độ, từ đó nêu rõ các thách thức và cơ hội đối với gia đình trong bốicảnh chuyển đổi xã hội

Trang 17

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cùng với những biến đổi căn bảntrong đời sống chính trị, kinh tế, thì đời sống văn hóa, tinh thần cũng không ngừngbiến đổi Những giá trị văn hóa được xây dựng trên nền tảng hệ tư tưởng chính trị củagiai cấp công nhân từng bước hình thành và dẫn dắt gui trị vai trò chủ phối nền tảngvăn hóa, tinh thần của xã hội, những hệ tư tưởng yếu tố văn hóa, phong tục tập quán,lối sống lạc hậu do xã hội cũ để lại từng bước bị loại bỏ.

Trong thời kỳ quá độ, một trong những thách thức lớn nhất đối với gia đình là sựxung đột giữa các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại Gia đình hiện đại phải đốimặt với sự thay đổi của các giá trị văn hóa như quyền tự do cá nhân, bình đẳng giới, và

sự thừa nhận của xã hội đối với các hình thức gia đình mới như gia đình đồng tính, giađình đơn thân hoặc gia đình không có con

Sự tiếp thu các giá trị hiện đại không phải lúc nào cũng diễn ra một cách êm đẹp.Nhiều gia đình phải đối mặt với sự xung đột giữa các thế hệ, khi người lớn tuổi thườngbám vào các giá trị truyền thống, trong khi lớp trẻ lại tiếp nhận những giá trị mới từ xãhội Tuy nhiên, sự tiếp thu và hòa hợp giữa các giá trị truyền thống và hiện đại là điềucần thiết để gia đình có thể phát triển bền vững trong thời kỳ quá độ

Phong tục và tập quán cũng là một yếu tố văn hóa quan trọng ảnh hưởng đến giađình Các phong tục truyền thống về hôn nhân, sinh con, và thờ cúng tổ tiên vẫn cònrất mạnh mẽ trong nhiều xã hội Tuy nhiên, những thay đổi về mặt xã hội và kinh tế đãkhiến nhiều phong tục tập quán trở nên lỗi thời hoặc bị điều chỉnh Ví dụ, ở nhiều nơi,việc tổ chức hôn nhân vẫn tuân theo các nghi thức truyền thống, nhưng quá trình chọnbạn đời không còn bị ràng buộc bởi các quy định cổ hủ như "cha mẹ đặt đâu con ngồiđấy" Thay vào đó, quyền tự do lựa chọn người bạn đời của mỗi cá nhân ngày càngđược đề cao

Truyền thông và giáo dục là các công cụ mạnh mẽ trong việc định hướng và xâydựng các giá trị gia đình trong thời kỳ quá độ Các phương tiện truyền thông hiện đại,như truyền hình, mạng xã hội và các ứng dụng truyền thông kỹ thuật số, đang đóng vaitrò quan trọng trong việc truyền tải các giá trị mới về hôn nhân, gia đình và vai trògiới.Giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các giá trị gia đình.Các chương trình giáo dục về bình đẳng giới, quyền trẻ em và vai trò của gia đình

Ngày đăng: 06/12/2024, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w