Giới thiệu chủ đề Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng rất coi trọng vấn đề đạo đức, đặc biệt là đạo đức trong cách mạng của người cán bộ, đảng viên.. Như vậy, câu nói của Hồ Chí Minh chính là lờ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề tài: Phân tích câu nói "Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong"
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 11
2 Nguyễn Đỗ Như Ý 2356040115
4 Nguyễn Hồ Minh Sử 2256010113
6 Đoàn Thị Thùy Trang 2256010139
Giảng viên hướng dẫn: ThS Ngô Tuấn Phương
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 11 năm 2024
Trang 2LỜI NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Trang 3MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU
I Giới thiệu chủ đề
II Phân tích câu nói
B PHẦN NỘI DUNG
I Vai trò của đạo đức cách mạng
1 Về mặt lý luận
2 Vấn đề thực tiễn
2.1 Đạo đức cách mạng trong quá trình dựng nước và giữ nước
2.2 Đạo đức cách mạng trong giai đoạn đổi mới và phát triển đất nước
II Thách thức và giải pháp
1 Thách thức trong rèn luyện đạo đức cách mạng
1.1 Sự suy thoái đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên
1.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân
1.3 Khó khăn trong duy trì lý tưởng cách mạng và sự suy thoái tư tưởng, đạo đức
1.4 Sự chống phá của các thế lực thù địch
2 Giải pháp củng cố và phát huy đạo đức cách mạng
2.1 Đối với cán bộ, đảng viên: Cần tu dưỡng đạo đức, giữ vững lòng tin của nhân dân, làm gương cho quần chúng
2.2 Đối với thế hệ trẻ: Cần học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức cách mạng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước
C PHẦN KẾT LUẬN
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU
I Giới thiệu chủ đề
Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng rất coi trọng vấn đề đạo đức, đặc biệt là đạo đức trong cách mạng của người cán bộ, đảng viên Hồ Chí Minh cho rằng đạo đức chính là sức mạnh tinh thần của người cách mạng Đạo đức giúp họ nuôi dưỡng và phát triển
bản thân, đồng thời hoàn thành nhiệm vụ cách mạng Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc’ (1947), Hồ Chí Minh đã nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không
có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân”1 Quan điểm này của Người chính là một sự kế thừa có chọn lọc từ những giá trị tinh hoa truyền thống của dân tộc ta và từ quan niệm đạo đức chủ nghĩa Mác Lê-nin
“Đạo đức” là một từ Hán - Việt xuất hiện từ lâu để chỉ những giá trị cốt lõi trong phẩm chất và lối sống của mỗi cá nhân Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là sức mạnh của con người, nó còn quyết định đến phẩm chất và cũng như quyết định đến sự thành công hay thất bại của mọi việc Đặc biệt là những con người cách mạng thì đạo đức cách mạng lại quan trọng hơn cả Bởi “người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ một cách vẻ vang”2 Hồ Chí Minh
từng dạy: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh
rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” 3 Câu nói nhấn mạnh vai trò quan trọng của đạo đức cách mạng, đồng thời chỉ rõ rằng để con người cách mạng có được đạo đức cách mạng đạo đức phải được xây dựng qua quá trình rèn luyện và kiên trì
II Phân tích câu nói
Câu nói của Hồ Chí Minh: “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa
xuống Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” chứa đựng một ý nghĩa
vô cùng sâu sắc về vai trò của sự rèn luyện và tu dưỡng đạo đức Câu nói còn như một
1 Nhiều tác giả (Hà Nội, 2021) “Tư tưởng Hồ Chí Minh NXB Chính trị Quốc gia sự thật, trang 218.
2 Nhiều tác giả (Hà Nội, 2021) “Tư tưởng Hồ Chí Minh NXB Chính trị Quốc gia sự thật, trang 219.
3 Hồ Chí Minh (1958) "Đạo đức cách mạng" Đăng trên Tạp chí học tập, số 12 năm 1958.
Trang 5lời khẳng định của Người rằng đạo đức cách mạng là một phẩm chất cao quý, và nó sẽ được bồi dưỡng qua quá trình phấn đấu kiên trì
Đầu tiên, câu “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời sa xuống” như lời khẳng định của Người rằng đạo đức cách mạng là thứ phẩm chất mà không phải ai sinh ra cũng tự có được Con người muốn có được đạo đức cách mạng cần phải có cho mình ý thức về việc tu dưỡng, tự mình nỗ lực rèn luyện và tích luỹ Bản chất của đạo đức cách mạng không chỉ dừng lại ở ý muốn làm điều đúng, mà là sự gắn kết chặt chẽ giữa lý tưởng sống và hành động, để phục vụ lợi ích chung của xã hội và đất nước
Tiếp theo, câu "Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố" nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình rèn luyện kiên trì để có được đạo đức cách mạng Để có được nó, mỗi cá nhân phải trải qua một cuộc "đấu tranh" liên tục với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống Đạo đức cách mạng không hình thành từ một hành động duy nhất hay trong thời gian ngắn mà là kết quả của sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng Đấu tranh ở đây có thể hiểu là sự tự kiểm soát, vượt qua những điểm yếu của bản thân và biết hy sinh vì lợi ích cộng đồng
Cuối cùng, hình ảnh so sánh "ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong" là một cách thể hiện sinh động về giá trị của quá trình tu dưỡng và rèn luyện đạo đức Cũng giống như viên ngọc phải trải qua quá trình mài giũa để trở nên rực rỡ, con người cần tự mình trải qua thử thách và gian khó để đạo đức ngày càng hoàn thiện Việc luyện vàng để trở nên "trong" cũng tượng trưng cho sự thanh lọc và làm trong sạch tâm hồn, giúp con người trở nên thuần khiết và đáng quý hơn Như vậy, đạo đức cách mạng là một phẩm chất quý báu, được hình thành và củng cố qua thời gian nhờ vào sự kiên trì, bền bỉ và ý chí vững vàng
Như vậy, câu nói của Hồ Chí Minh chính là lời nhắc nhở sâu sắc cho mỗi cá nhân về trách nhiệm tự rèn luyện bản thân, không ngừng tu dưỡng đạo đức để xứng đáng với lý tưởng cách mạng Nó khẳng định rằng đạo đức cách mạng không phải là điều có sẵn mà đòi hỏi mỗi người phải chủ động xây dựng, duy trì và phát huy mỗi ngày Thông điệp này không chỉ có ý nghĩa cho các thế hệ đi trước mà còn là lời nhắn
Trang 6nhủ cho giới trẻ hôm nay về tầm quan trọng của sự kiên trì, phấn đấu trong hành trình hoàn thiện nhân cách và cống hiến cho cộng đồng
B PHẦN NỘI DUNG
I Vai trò của đạo đức cách mạng
1 Về mặt lý luận
Cũng như con sông nào cũng phải có nguồn, cây cối phải có gốc thì người cách mạng cũng thế, họ phải có đạo đức Một người không có cốt cách và nhân phẩm đạo đức tốt thì dù có giỏi cỡ nào cũng không thể làm lãnh đạo, không thể làm người đứng đầu nhân dân Cho nên, xét về mặt lý luận, đạo đức cách mạng chính là cái gốc của người cách mạng Trong cuốn Người cán bộ cách mạng có chép:
“Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức cách mạng Phải giữ vững đạo đức cách mạng mới là người cán bộ cách mạng chân chính Đạo đức cách mạng có thể tóm tắt là:
Nhận rõ phải, trái, giữ vững lập trường.
Tận trung với nước Tận hiếu với dân.
Mọi việc thành hay bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng, hay là không.”4
-Người cán bộ cách mạng , 3-1955; tập 7, trang 169
Hay trước lúc ra đi, Bác Hồ có viết trong Di chúc:
“Đảng ta là một Đảng cầm quyền Mỗi đảng viên là cán bộ phải thấm nhuần
đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư Phải giữ gìn Đảng
ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”5
4 Đinh Xuân Dũng (chủ biên) (2005) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Hà Nội: Ban Tư tưởng -
Văn hóa Trung ương
5 Đinh Xuân Dũng (chủ biên) (2005) sđd
Trang 7Ở đây, “Cần” có thể được hiểu như đức tính cần cù, siêng năng, chăm chỉ, cố gắng làm điều gì đó một cách bền bỉ Bàn về đức tính này, lời dạy của Hồ Chủ tịch không chủ đích nhắm đến một cá nhân, một bộ phận hay riêng chỉ một tầng lớp nào
mà lời dạy của Người hướng đến đông đảo quần chúng nhân dân, nghĩa là đức tính
“Cần” thực sự cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là người làm cách mạng
“Kiệm” được hiểu là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, không tiêu xài bừa bãi “Cần” và “kiệm” phải đi đôi với nhau như hai chân của con người Nói như vậy để thấy rằng, tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là cố giữ, tích trữ cho thật nhiều tiền cho dư thừa Khi mà không nên tiêu xài thì dù một hạt gạo, một đồng
xu cũng không nên tiêu phí Còn với việc gì đáng để làm chẳng hạn như việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc hay điều gì bản thân nhận thấy cần thiết thì dù hao bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của thì bao nhiêu cũng đáng để đầu tư vào
Với “liêm”, nó thường được hiểu trong phạm vi của hai từ liêm chính Nghĩa là
đề cao sự trong sạch, không tham lam Dưới chế độ phong kiến, cái “liêm” của những người đứng đầu, của vua quan nằm ở việc họ phải làm gương, không đục khoét của cái nhân dân Sang đến thời đại ngày nay, liêm chính vẫn giữ nguyên nghĩa gốc như vậy Con người nói chung, ai cũng cần liêm chính, không chỉ với những ai có địa vị, chức quyền mà ngay ở trong tâm can mỗi người, ý thức về sự trong sạch cũng hết sức quan trọng
“Chính” ở đây, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn, hiểu như một sự chính trực Cả
ba yếu tố nói bên trên gồm có Cần, Kiệm, Liêm đều góp phần tạo nên đức tính cuối cùng là Chính Trong đời sống xã hội, luôn tồn tại những cặp nhị nguyên đối lập như: Chính - Tà, Thiện - Ác, Đẹp - Xấu Do vậy, khi chúng ta chọn con đường của cái Chính, cái Thiện, cái Đẹp là chúng ta đang từ khước đi những thứ xấu xa, biếng nhác,
xa xỉ, tham lam, tà ác,
Chung quy lại, có thể nói rằng: cần - kiệm - liêm - chính như là bốn yếu tố
mang tính hạt nhân rất cần thiết đối với sự hình thành phẩm chất của con người cách mạng Ngoài ra, không dừng lại ở bốn yếu tố ấy, con người cách mạng còn có thể học hỏi và rèn luyện theo con đường của mình dựa trên nhiều yếu tố khác thuộc phạm trù
Trang 8đạo đức Nhưng sơ lược trên đây, đó là những vấn đề cốt yếu mà tư tưởng Hồ Chí Minh đề xuất
2 Vấn đề thực tiễn
Trong suốt chiều dài lịch sử, vấn đề về đạo đức cách mạng không chỉ là giá trị cốt lõi mà còn là kim chỉ nam, nền tảng để xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Đây là những giá trị và phẩm chất đạo đức mà cách nhà cách mạng, viên chức, nhà nước cần phải có để phục vụ những mục tiêu chung của dân tộc, giữ sự trong sạch của Đảng và chính quyền Từ khi bắt đầu cuộc cách mạng giành độc lập đến nay, đạo đức cách mạng luôn đóng vai trò nền tảng là sức mạnh bất bại của người Việt trong cuộc đấu tranh giành độc lập và là động lực trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Tuy nhiên, điều này cũng đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường hiện nay
2.1 Đạo đức cách mạng trong quá trình dựng nước và giữ nước
Trong suốt quá trình lịch sử, kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập đến nay, đạo đức cách mạng luôn được coi là một trong những giá trị cốt lõi mà người cách mạng cần phải thực hiện Những người tham gia cách mạng, từ thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc cho đến nay đã thực hiện đạo đức cách mạng qua những phẩm chất như trung thực và liêm chính, yêu nước, hy sinh vì sự nghiệp chung của nhân dân
Ở giai đoạn kháng chiến chống quân xâm lược, đạo đức cách mạng là một trong những nguồn sức mạnh để dân, quân Việt Nam vượt qua mọi thử thách.Trong giai đoạn này, đạo đức cách mạng không chỉ thể hiện qua lòng trung thực, liêm khiết
mà còn ở ý chí kiên cường của các chiến sĩ cách mạng, dù trong lao tù hay trên chiến trường, họ vẫn mang trong mình lý tưởng, mang trong mình đạo đức của một người cách mạng, sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ nền độc lập và tự do cho dân tộc Các tấm gương tiêu biểu như chủ tịch Hồ Chí Minh hay các lãnh tụ cách mạng khác như Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, đã thể hiện tinh thần đạo đức cách mạng qua phong cách sống giản dị, gần gũi, tinh thần hy sinh và yêu nước cao cả Họ chính
là những người tiên phong và đặt nền móng cho đạo đức cách mạng - một đạo đức
Trang 9không chỉ nằm ở sự đấu tranh cho bản thân mà còn ở sự cống hiến lớn lao, lý tưởng cao đẹp và tự do cho nhân dân
2.2 Đạo đức cách mạng trong giai đoạn đổi mới và phát triển đất nước
Sau khi đất nước thống nhất, đặc biệt từ thời kỳ đổi mới năm 1986, Việt Nam bước vào một thời kỳ mới với mục tiêu mới là xây dựng một đất nước giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh Đạo đức cách mạng trong giai đoạn này tiếp tục là nền tảng quan trọng, giúp định hướng cho công trình xây dựng đất nước trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khi lợi ích vật chất có thể chi phối hành vi con người, việc nuôi dưỡng đạo đức cách mạng cũng phải đối mặt với một số vấn đề khó khăn
Đồng thời, trong bối cảnh toàn cầu hóa, những giá trị văn hóa, tư tưởng từ bên ngoài đã xâm nhập vào đời sống xã hội Việt Nam, trước mắt cũng sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển và hội nhập của con người và đất nước Song, nó cũng tạo ra những tác động tiêu cực đến một số thành phần, cá nhân thiếu ý thức tự giác Thực tế này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công việc nắm bắt và phát huy đạo đức cách mạng thông qua việc nâng cao ý thức tự giáo dục, rèn luyện của từng cán bộ cách mạng
II Thách thức và giải pháp
1 Thách thức trong rèn luyện đạo đức cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Người đã luôn khẳng định rằng “Đạo đức cách mạng là linh hồn của Đảng” Người
cho rằng, để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng một cách vẻ vang, mỗi cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, phải đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy việc rèn luyện đạo đức cho các cán bộ, đảng viên của Đảng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn
Trang 101.1 Sự suy thoái đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên
Một trong những thách thức lớn nhất với công tác xây dựng Đảng hiện nay là tình trạng suy thoái về phẩm chất đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên Đặc biệt, hiện tượng tham nhũng, lãng phí và quan liêu đang ngày càng gia tăng, khiến cho lòng tin của nhân dân vào Đảng bị suy giảm nghiêm trọng
Khi cán bộ, đảng viên không thực hiện đúng các tiêu chuẩn đạo đức cách mạng, thay vì phục vụ nhân dân, họ lại biến thành kẻ lợi dụng quyền lực để phục vụ cho lợi ích cá nhân Điều này không chỉ gây tổn thất cho đất nước mà còn tạo ra khoảng cách lớn giữa Đảng và quần chúng nhân dân, làm suy yếu sức mạnh của Đảng Những tiêu cực này không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là mối đe dọa lớn đối với sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp cách mạng của Đảng Đảng ta
khẳng định: “Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó với nhân dân Quan liêu, tham
nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh đất
nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.” 6
1.2 Ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân
Chủ nghĩa cá nhân là một trong những thách thức lớn đối với việc xây dựng đạo đức cách mạng trong Đảng Chủ nghĩa cá nhân, trái ngược hoàn toàn với lý tưởng tập thể và tinh thần phục vụ nhân dân, làm suy yếu mối quan hệ đoàn kết nội bộ và làm giảm hiệu quả công tác lãnh đạo
Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Thời đại của chúng ta là thời đại văn minh, thời đại cách mạng, mọi việc
càng phải dựa vào lực lượng của tập thể, của xã hội; cá nhân càng không thể đứng riêng lẻ mà càng phải hòa mình trong tập thể, trong xã hội Do đó, chủ nghĩa cá nhân là trái ngược với chủ nghĩa tập thể và chủ nghĩa tập thể, chủ
nghĩa xã hội nhất định thắng, chủ nghĩa cá nhân nhất định phải tiêu diệt.” 7
6 Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
7 Nhiều tác giả (2011) Hồ Chí Minh Toàn tập Hà Nội: Chính trị Quốc gia Tập 11 Tr.600