Khi xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, Việt Nam cũng như Nhật Bản – hai quốc gia với nền văn hoá phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc ngày càng nhận thức được rõ và sâu sắc hơn vai
Trang 11
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN NGOẠI GIAO KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ
TIỂU LUẬN PHẦN NGOẠI GIAO VĂN HOÁ
Lớp: Truyền thông quốc tế K42
Hà Nội, thàng 06 năm 2024
Trang 22
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài: 3
2 Tình hình nghiên cứu 4
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 5
3.1 Mục đích nghiên cứu 5
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: 5
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Bố cục tiểu luận: 6
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 7
1.1 Ngoại giao văn hoá là gì? 7
1.2 Ngoại giao văn hoá của Nhật Bản 8
1.3 Ngoại giao văn hoá của Việt Nam: 9
1.4 Ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN HOÁ CỦA NGÀY HỘI VIỆT NAM – NHẬT BẢN 13
2.1 Hoạt động ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023: 13
2.2 Hiệu quả đạt được sau Ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023 15
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NGOẠI GIAO VĂN HOÁ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN QUA SỰ KIỆN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG TƯƠNG LAI 19
3.1 Ưu điểm: 19
3.2 Nhược điểm: 20
3.3 Định hướng trong tương lai: 21
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 3Trong thập niên đầu thế kỷ 21, ngoại giao văn hóa được sử dụng rộng rãi với nhiều hình thức phong phú và có vai trò quan trọng hơn trong nền ngoại giao của mỗi quốc gia bởi sức lan tỏa mạnh mẽ của văn hóa có tác dụng to lớn trong việc xây dựng lòng tin, giúp làm sâu sắc và thắt chặt hơn các mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa các quốc gia
Khi xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng, Việt Nam cũng như Nhật Bản – hai quốc gia với nền văn hoá phát triển, đậm đà bản sắc dân tộc ngày càng nhận thức được rõ và sâu sắc hơn vai trò, tầm quan trọng của việc ngoại giao văn hoá, quảng bá hình ảnh của đất nước mình tới bạn bè quốc tế Vì thế trong những năm qua, Việt Nam và Nhật Bản đã triển khai rất nhiều hoạt động ngoại giao văn hoá giữa hai quốc gia qua nhiều quy mô, phạm vi khác nhau qua đó góp phần
Trang 44
bảo vệ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của quốc gia mình Và từ những hoạt động ngoại giao đó hình ảnh hai quốc gia ngày càng được nâng cao trong mắt bạn bè quốc tế và văn hoá Việt Nam cũng như Nhật Bản được đón nhận tích cực
từ cộng đồng quốc tế Đặc biệt năm 2023 đánh dấu 50 năm thiêt lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973 -2023) nên Ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023 là sự kiện văn hoá lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng hai nước
Với những lý do trên cũng như nhận thức được tầm quan trọn của hoạt động
ngoại giao văn hoá trong bối cảnh hiện nay, chúng em lựa chọn đề tài “ Ngoại
giao văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam thông qua hoạt động Ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023” làm đề tài nghiên cứu cho tiểu luận hết môn Ngoại giao
văn hoá và kinh tế
2 Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh khác nhau của ngoại giao văn hoá Việt Nam – Nhật Bản trên nhiều lĩnh vực như: giao lưu văn hoá, nghệ thuật; hợp tác du lịch; giáo dục đào tạo;…Tuy nhiên các nghiên cứu cụ thể về ngày hội Việt Nam – Nhật Bản còn tương đối hạn chế, chỉ chủ yếu tập trung vào mô tả, giới thiệu sự kiện, hoạt động trong khuôn khổ ngày hội mà
ít phân tích chuyên sâu về hiệu quả ngoại giao văn hoá của sự kiện
Đặt trong bối cảnh thế giới hiện nay thì hoạt động ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản là vô cùng cấp thiết Vì vậy cần thêm những nghiên cứu khai thác và phân tích nhiều khía cạnh của ngày hội hơn như mục tiêu ngoại giao văn hoá của ngày hội, chiến lược thực hiện ngoại giao văn hoá thông qua ngày hội, hiệu quả đạt được sau ngày hội cũng như hạn chế, thách thức và giải pháp cho hoạt động ngoại giao văn hoá thông qua ngày hội
Trang 55
Nghiên cứu về ngoại giao văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam thông qua Ngày hội Việt Nam - Nhật Bản năm 2023 còn nhiều tiềm năng Vì vậy cần có thêm các nghiên cứu chuyên sâu, bài bản để đánh giá toàn diện hiệu quả của hoạt động ngoại giao văn hóa này, góp phần nâng cao hiệu quả hợp tác và giao lưu văn hóa giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ các khái niệm: Ngoại giao văn hoá, ngoại giao văn hoá của Việt Nam
- Khảo sát thực trạng của hoạt động ngoại giao văn hoá của Ngày hội Việt Nam- Nhật Bản
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế của Ngày hội Việt Nam- Nhật Bản và đưa
ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động ngoại giao văn hoá giữa hai quốc gia trong thời gian tới
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023
- Phạm vi nghiên cứu: đặt đối tượng trong công tác ngoại giao văn hóa của Việt Nam và Nhật Bản năm 2023
Trang 66
5 Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận áp dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phân tích, tổng hợp, thống kê và so sánh Các dữ liệu được sử dụng trong tiểu luận chủ yếu
là những ấn phẩm đã được công bố, các văn bản hợp tác, báo cáo tài liệu của Bộ Ngoại giao, Bộ văn hoá cũng như các bài báo, thông tin trên các web chính thống của Việt Nam và Nhật Bản báo cáo kết quả tổ chức ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023
6 Bố cục tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm 3 chương:
- Chương I: Những vấn đề lý luận về đề tài nghiên cứu
- Chương II: Thực trạng hoạt động ngoại giao văn hoá của Ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023
- Chương III: Đánh giá hiệu quả ngoại giao văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản qua sự kiện và định hướng trong tương lai
Trang 77
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
1.1 Ngoại giao văn hoá là gì?
Ngoại giao văn hoá là một thuật ngữ để chỉ một hình thức ngoại giao với những phương sách làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn một cách hiệu quả, những phương sách này bao gồm sự thừa nhận và hiểu biết rõ ràng về động lực văn hoá của nước ngoài và sự tuân thủ những nguyên lý phổ biến chỉ đạo quá trình đối ngoại cơ bản
Có rất nhiều nhận định hoặc khái niệm khác nhau về ngoại giao văn hóa ở Việt Nam cũng như trên thế giới
Theo nhà nghiên cứu Zhulite Antonius Sarborosi của Đại học Georgetown
Mỹ “Ngoại giao văn hóa là sự đầu tư mang tính lâu dài được tiến hành nhằm thúc đẩy quan hệ giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác nhằm thúc đẩy hiểu biết hai bên, để nhân dân các nước hiểu hơn về lươi ích và chính sách quốc gia của chúng ta”
Nhật Bản coi ngoại giao Văn hóa là một trong những nhiệm vụ ưu tiên và cấp bách trong chiến lược đối ngoại; là biện pháp xây dựng lòng tin với các đối tác trong quan hệ chính trị và kinh tế, là kênh hấp thu những giá trị văn hóa tinh túy của thế giới và cộng sinh ra các dạng thức văn hóa mới trong quá trình truyền
bá và hấp thu
Nhiều học giả, nhà phân tích phương Tây quan niệm, chính sach đối ngoại cần thiết phải chính trị hóa văn hóa, ngoại giao Văn hóa là hoặt động chính trị phục vụ lợi ích quốc gia dưới vỏ bọc của văn hóa
Ở góc độc quan hệ quốc tế, có thể khái quát ngoại giao văn hoá như sau: Ngoại sao văn hoá là một hình thức ngoại giao thông qua công cụ văn hoá để
Trang 88
thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ đối ngoại nhằm đạt được mục tiêu lợi ích
cơ bản của quốc gia là phát triển, an ninh và ảnh hưởng
Từ những quan niệm tuy có sự khác nhau tương đối nhưng tất cả đều có chung những điều cơ bản sau: “Ngoại giao văn hóa cũng là một lĩnh vực của ngoại giao mà sử dụng công cụ văn hóa chủ đạo để thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ góp phần hỗ trợ cho việc xây dựng và phát triển đất nước về mọi lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh; đặc biệt đóng vai trò cầu nối để vừa giúp quảng bá, nâng cao uy tín, vị thế quốc gia, vừa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho nền văn hóa nước nhà.”
1.2 Ngoại giao văn hoá của Nhật Bản
Chiến lược ngoại giao văn hóa của Nhật Bản thể hiện trong văn kiện có tính cương lĩnh ngoại giao văn hóa quốc gia "Giao lưu văn hóa của quốc gia hòa bình" chế định năm 2005 Khởi thảo văn kiện này mất nửa năm, do Thủ tướng Nhật lúc đó là Koizumi phê duyệt Ông thành lập riêng "Hội đàm khẩn cấp thúc đẩy ngoại giao văn hóa", mời các học giả, chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản cùng nghiên cứu những việc như làm thế nào để nâng cao quốc lực văn hóa Nhật Bản, triển khai ngoại giao văn hóa, nâng cao tầm ảnh hưởng quốc tế của Nhật Bản Từ đó đến nay, Nhật Bản thực hiện đường lối ngoại giao văn hóa dựa trên những điểm chủ yếu sau:
Đường lối ngoại giao của Nhật Bản dựa trên ba mục tiêu:
- Một là, thúc đẩy thế giới hiểu biết Nhật Bản và nâng cao hình tượng Nhật Bản cũng như giành được tín nhiệm
- Hai là, tránh xung đột, tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau
- Ba là, bồi dưỡng giá trị và quan niệm văn hóa chung của toàn nhân loại
Trang 99
Bên cạnh đó còn bao gồm ba trụ cột tinh thần: Dạng thức văn hóa mang văn hóa tự thân "truyền bá" ra ngoài, "hấp thu" văn hóa ngoại quốc ưu tú trong giao lưu "cộng sinh" ra cái mới Truyền bá, hấp thu và cộng sinh là ba quan niệm lớn của ngoại giao văn hóa Nhật Bản và là ba trụ cột tinh thần lớn
- Truyền bá văn hóa được coi là trụ cột lớn thứ nhất Các công cụ truyền bá chủ chốt là sự phổ cập tiếng Nhật, giao lưu văn hóa, nghệ thuật hiện đại, tác phẩm văn học và nghệ thuật sân khấu như tranh biếm họa, hoạt hình, âm nhạc, điện ảnh, phim truyền hình
- Trụ cột thứ hai là hấp thu văn hóa Có thể nói lịch sử văn hóa Nhật là lịch sử hấp thu văn hóa ngoại lai, vì thế trong quốc sách văn hóa, Nhật Bản hấp thu chủ thể văn hóa khác nhau trong lĩnh vực khác nhau là nguồn hoạt lực kích thích văn hóa Nhật Bản
- Trụ cột thứ ba là cộng sinh văn hóa Chiến lược ngoại giao văn hóa Nhật Bản
sẽ nâng cao "lòng tôn sùng và cộng sinh"
ð Nhật Bản xem văn hóa như một sự mở rộng của nền kinh tế, một phương tiện kết nối Văn hóa có những tác động mà kinh tế và chính trị không thể đem lại, vì vậy những mục tiêu không thể đạt được thông qua kinh tế hay chính trị thì tất nhiên phải dựa vào văn hóa để hoàn thành
1.3 Ngoại giao văn hoá của Việt Nam:
Các hoạt động mang tính chất ngoại giao, văn hóa có từ rất sớm ở Việt Nam Theo sử sách Trung Quốc vào Việt Nam ghi lại vào đời vua Đường Nghiêu thứ V năm, (2353 trước công nguyên) Chúng ta có sứ bộ qua hai lần thông dịch đến được Trung Quốc, quà tặng ngoại giao là một chú rùa lớn trên mai có chữ Khoa đẩu ghi lại sự việc trời đất mở mang Con rùa trong văn hóa phương Đông thể hiện sự bền vững, trường tồn, mang hàm nghĩa, xây dựng mối quan hệ lâu
Trang 10hộ to lớn về tinh thần và vật chất của nhân dân tiến bộ và yêu chuộng hòa bình thế giới, trong đó nhân dân Pháp, Mỹ góp phần không nhỏ và thắng lợi to lớn của dân tộc trên con đường đi đến hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ, giàu mạnh
Từ khi thực hiện đổi mới đất nước, chúng ta từng bước mở rộng ra quan hệ quốc tế khái niệm, vai trò của ngoại giao văn hóa dần được mở rộng Trong Hội nghị Ngoại giao lần thứ 26 (12/2006) Ngoại giao văn hóa được xác định vai trò
là “Mô hình hoa đào 5 cánh”:
Trang 1111
chính trị và ngoại giao kinh tế Theo đó, ngoại giao văn hóa sẽ tạo nền tảng tinh thần, đóng vai trò mở đường cho ngoại giao chính trị và kinh tế Năm 2008, Bộ Ngoại giao ban hành chỉ thị số 4252/2008/CT0BNG, ngày 23-12-2008: “Về tăng cường công tác ngoại giao văn hóa tạo động lực mới cho Ngoại giao Văn hóa Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế” Điều này thể hiện vai trò của ngoại giao văn hóa đã từng bước khẳng định trong công tác đối ngoại thời kỳ mới Một điểm nhấn đặc biệt quan trọng trong năm 2009, Nguyên phó Thủ tướng Bộ trưởng Phạm Gia Khiêm đã lựa chọn chủ đề công tác năm là “Năm Ngoại giao văn hóa” Thành tựu nổi bật của năm này là đã tạo được bước chuyển biến rõ nét trong nhận thức cũng như hành động của các cấp, các ngành và địa phương về tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa cũng như tác động mạnh cho việc triển khai các chiến lược
Sau nhiều nỗ lực, Bộ Ngoại giao đã hình thành và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược về Ngoại giao văn hóa giai đoạn 2011 – 2020 Nhờ có chiến lược này, nội hàm, quan điểm mục tiêu và các biện pháp của ngoại giao văn hóa được xác định rõ ràng, bài bản tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị,
cơ quan, tổ chức thực hiện công tác ngoại giao văn hóa, đồng thời khẳng định một lần nữa ý nghĩa, vai trò của ngoại giao văn hóa đối với sự phát triển của đất nước
Như vậy, có thể thấy Đảng và các cơ quan chính quyền ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của ngoại giao văn hóa, không ngừng bổ sung các chiến lược, chỉ thị đầy đủ và toàn diện hơn để xây dựng và phát triển ngoại giao văn hóa phù hợp tình hình trong nước và bối cảnh thế giới
1.4 Ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam và Nhật Bản
Trang 1212
Việt Nam và Nhật Bản đac có nhiều hoạt động giao lưu văn hoá thức đẩy tình hữu nghị nhân dân hai nước Kể từ đầu thập niên 1990, khi quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản được hâm nóng lại thì hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa hai nước trở nên phát triển hơn bao giờ hết Các hoạt động giao lưu về văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tăng cường sự hiểu biết, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước, tạo điều kiện để Việt Nam giới thiệu nhiều hơn về văn hóa, đất nước con người Việt Nam tại Nhật Bản và ngược lại
Trong xu thế hội nhập thế giờ ngày càng sâu rộng và toàn cầu hoá như hiện nay, Việt Nam xác định ngoại giao văn hoá là một trong ba trụ cột của ngoại giao hiện đại Ngoại giao văn hoá được ví như “quyền lực mềm” vừa có khả năng lan toả bền bì và lâu dài Và Nhật Bản coi văn hoá là cánh tay nối dài của kinh tế Chính ví vậy, cả Việt Nam và Nhật Bản đều có chính sách ngoại giao
mà trong đó đưa ra những mục tiêu, chiến lược cụ thể nhằm phát huy sức mạnh văn hoá dân tộc và tạo ra sự phát triển chung cho xã hội và quốc gia
Tuy chỉ là một khía cạnh trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam với các quốc gia và khu vực trên thế giới song giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian gần đây thực sự phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân hai nước Đó là thành công không phải hoạt động giao lưu nào giữa Việt Nam với các nước khác cũng có được Hoạt động giao lưu đó
đã tăng cường mối quan hệ giao lưu giữa hai quốc gia
Trang 1313
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI GIAO VĂN
HOÁ CỦA NGÀY HỘI VIỆT NAM – NHẬT BẢN
2.1 Hoạt động ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023:
Nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (21/9/1973-21/9/2023), ngày 12/8, tại Trung tâm Văn hóa – thông tin và thể thao quận Đống Đa, Hội hữu nghị Việt – Nhật thành phố Hà Nội tổ chức “Ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023” với nhiều hoạt động đặc sắc, mang đậm nét văn hóa và dấu ấn tình hữu nghị của hai dân tộc, hai đất nước Việt Nam – Nhật Bản Ngày hội có sự tham dự của đại diện lãnh đạo hai nước, các cơ quan ban ngành, đoàn thể và đông đảo người dân đến từ hai quốc gia
Hoạt động ngoại giao văn hoá tại Ngày hội Việt Nam – Nhật Bản năm 2023
là minh chứng sống động cho sự kết nối sâu rộng giữa hai quốc gia Các hoạt động này không chỉ mang tính giao lưu văn hoá mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố và phát triển mối quan hệ đối ngoại giữa hai nước Việt Nam
và Nhật Bản Dưới đây là một số hoạt động chính trong Ngày hội Việt Nam – Nhật Bản 2023:
- Triển lãm ảnh “Việt Nam – Nhật Bản qua ống kính 4B”, triển lãm đã trưng bày 50 tác phẩm về văn hoá, đất nước và con người của hai quốc gia Qua đó giúp người tham gia có cái nhìn toàn diện hơn về hai quốc gia và tạo cơ hội cho người tham gia khám phá và hiểu sâu hơn về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nền văn hoá
- Toạ đàm Thơ Haikư Việt lần thứ III với sự tham gia của 50 thành viên đến từ Câu lạc bộ thơ Haikư trực thuộc Hội hữu nghị Việt – Nhật và các câu lạc bộ tỉnh, thành phố trên cả nước Tại toạ đàm này, thành viên từ các câu lạc bộ thơ