Cửa sổ xương là vùng khuyết hổng riêng biệt không liên quan đến màoxương ổ, ở vùng này, bề mặt chân chỉ được che phủ bởi màng xương và nướu.5 Cáckhiếm khuyết này có thể xuất hiện ngay sa
Trang 1KHOA RĂNG HÀM MẶT
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT KIỂU HÌNH NHA CHU VÙNG RĂNG TRƯỚC
VÀ RĂNG CỐI NHỎ HÀM TRÊN Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI
Người thực hiện: Đỗ Thu Hằng
TP HỒ CHÍ MINH, Năm 2024
Trang 2KHOA RĂNG HÀM MẶT
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
KHẢO SÁT KIỂU HÌNH NHA CHU VÙNG RĂNG TRƯỚC
VÀ RĂNG CỐI NHỎ HÀM TRÊN Ở NGƯỜI TRẺ TUỔI
Người thực hiện: Đỗ Thu Hằng
TP HỒ CHÍ MINH, Năm 2024
Trang 3DANH MỤC CÁC BẢNG ii
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ iii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Xương ổ răng 3
1.2 Mô nướu 9
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
2.1 Thiết kế nghiên cứu 15
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 15
2.3 Người tham gia nghiên cứu 15
2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu 16
2.5 Biến số độc lập và biến số phụ thuộc của nghiên cứu 17
2.6 Công cụ đo lường, thu thập số liệu và phương pháp nghiên cứu 18
2.7 Quy trình nghiên cứu 24
2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu: 25
2.9 Đạo đức trong nghiên cứu: 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ DỰ KIẾN 28
3.1 Dự kiến kết quả mục tiêu 1 28
3.2 Dự kiến kết quả mục tiêu 2 29
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 31
4.1 Nhóm thực hiện nghiên cứu 31
4.2 Thời gian biểu dự kiến 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 4DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt tiếng Việt
Viết tắt tiếng Anh
CBCT Cone beam computed
tomography
Phim chụp cắt lớp chùm tia hình nón
CEJ Cemento-enamel junction Đường nối men-xê măng
DICOM Digital Imaging and
Communications in Medicine
Tiêu chuẩn xử lý lưu trữ và truyền tải hình ảnh trong y khoa
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tỉ lệ nẻ xương và cửa sổ xương…………13
Bảng 2.1 Các biến số độc lập của nghiên cứu………17
Bảng 2.2 Các biến số phụ thuộc của nghiên cứu………17
Bảng 3.1 Tỉ lệ nẻ xương và cửa sổ xương……… 28
Bảng 3.2 Tỉ lệ nẻ xương theo phân loại của Yang (2015)……….28
Bảng 3.3 Tỉ lệ cửa sổ xương theo phân loại của Pan (2014)……… 28
Bảng 3.4 Độ dày xương ổ mặt ngoài tại vị trí cách mào xương ổ 1mm……….29
Bảng 3.5 Chiều cao nướu sừng hóa………29
Bảng 3.6 Độ dày nướu mặt ngoài tại vị trí ngang mào xương ổ……….30
Bảng 4.1 Thời gian biểu dự kiến………31
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1 Hình ảnh nẻ xương ở răng nanh hàm trên………4
Hình 1.2 Hình ảnh cửa sổ xương ở răng cối nhỏ hàm trên………5
Hình 1.3 Phân loại nẻ xương theo Yang (2015)……… 6
Hình 1.4 Phân loại cửa sổ xương theo Pan (2014)………7
Hình 1.5 Khác biệt giữa phương pháp chụp CBCT cải tiến và thông thường……….11
Hình 2.1 Cây đo túi UNC-15 (Hu-Friedy, USA)………18
Hình 2.2 Các bước xác định tọa độ trên phần mềm đọc phim………22
Hình 2.3 Đo độ dày nướu, độ dày xương ổ mặt ngoài trên lát cắt đứng dọc……….22
Hình 2.4 Đo các giá trị CEJ-AC ở vị trí nẻ xương………23
Hình 2.5: Sơ đồ quy trình nghiên cứu………25
Trang 7MỞ ĐẦU
Kiểu hình nha chu (periodontal phenotype) là thuật ngữ được đưa ra vào năm
2017,1 mô tả kết hợp kiểu hình nướu (độ dày nướu và chiều cao nướu sừng hóa) vàhình thái xương ổ (độ dày xương mặt ngoài) Đối với ngành nha khoa hiện nay, tất cảyếu tố ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ của một điều trị đều được chú trọng Trong đóyếu tố đánh giá xương và mô nướu quanh răng đóng vai trò quan trọng trong việc lên
kế hoạch các điều trị nha chu, phục hình, chỉnh nha và cấy ghép implant.2-4
Hai dạng khiếm khuyết xương ổ không do viêm nhiễm là nẻ xương và cửa sổxương Nẻ xương là một khuyết hổng có mức mào xương ổ thấp hơn, làm bộc lộ bềmặt chân răng Cửa sổ xương là vùng khuyết hổng riêng biệt không liên quan đến màoxương ổ, ở vùng này, bề mặt chân chỉ được che phủ bởi màng xương và nướu.5 Cáckhiếm khuyết này có thể xuất hiện ngay sau khi mọc răng hoàn toàn và là hệ quả của
vị trí chân răng lệch ra khỏi cung răng, hoặc có thể là hệ quả tiến triển thứ phát từ mộtvách xương ổ mỏng dưới tác động nào đó.6,7,8 Việc đánh giá các khuyết xương này rấtquan trọng vì tình trạng tụt nướu luôn đi kèm với nẻ xương,6,9 và tụt nướu khá thườnggặp trên lâm sàng và có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ Tỉ lệ tụt nướu ở người trẻ ViệtNam là rất cao (72,5%).10
Độ dày xương ổ là một yếu tố quan trọng trong cấy ghép implant, điều trị phẫuthuật nha chu, nội nha và cả điều trị chỉnh hình.11 Độ dày xương ổ cần thiết ít nhất là 2
mm cho sự lành thương tối ưu của mô cứng và cả mô mềm, mang lại kết quả thẩm mỹcho cấy ghép implant.11,12 Vùng răng trước hàm trên là vùng nhạy cảm với những điềutrị nha khoa, đặc biệt khi độ dày xương ổ ít hơn 1 mm.13 Sự hiện diện của nẻ xương vàcửa sổ xương càng làm giảm nâng đỡ răng, tăng nguy cơ tụt nướu và tăng tỉ lệ tiêuxương trong các điều trị phẫu thuật Vùng xương ổ có nẻ xương thường thiếu nguồn
hỗ trợ từ tủy xương và nguồn máu nuôi dưỡng chủ yếu từ màng xương và mô liên kếtnha chu Do đó, phẫu thuật lật vạt nha chu hay phẫu thuật nội nha tác động đến màngxương sẽ dễ dẫn đến tiêu xương nhiều hơn ở vùng này.14 Sự hiện diện cửa sổ xương cóthể dễ làm lan rộng nhiễm trùng nội nha, thậm chí gây nhạy cảm khi ấn vào bề mặt
Trang 8nướu.15 Trong chỉnh nha, những khiếm khuyết xương ổ có thể làm tăng nguy cơ gâybiến chứng nha chu trong quá trình di chuyển răng.16 Cho đến nay, chưa có y văn mô
tả dấu hiệu lâm sàng của nẻ xương và cửa sổ xương Chủ yếu trên lâm sàng quan sátđược sang thương tụt nướu, khi đó đã là hệ quả của một nẻ xương Các phát hiện sớm
nẻ xương và cửa sổ xương chủ yếu dựa vào phim X quang
Phim chụp cắt lớp chùm tia hình nón (CBCT) hiện nay được coi là phương tiện
ít xâm lấn, tối ưu nhất, cho phép nhà lâm sàng khảo sát hình dạng, kích thước xương ổrăng theo ba chiều trong không gian với ưu điểm cho hình ảnh rõ nét, giảm độ biếndạng hơn so với hình ảnh 2D từ phim toàn cảnh.12,17 Kết quả hình ảnh của phim CBCTcho phép khảo sát ở nhiều vị trí trên nhiều răng với độ nhiễm xạ thấp hơn nhiều so vớicác loại phim khác nếu muốn khảo sát tương đương.18
Ngoài vùng răng cửa và răng nanh, vùng răng cối nhỏ cũng ảnh hưởng nhiềuđến thẩm mỹ nụ cười Nhiều nghiên cứu19-22 xác định răng cối nhỏ thứ hai là vị trí xanhất thường gặp nhất được bộc lộ khi cười
Nhiều nghiên cứu đã thực hiện khảo sát tình trạng nẻ xương, cửa sổ xương,khảo sát kiểu hình nha chu ở nhiều chủng tộc khác nhau.8,23-30 Ở Việt Nam, có một sốnghiên cứu khảo sát độ dày xương ổ và mô nướu mặt ngoài, kích thước đơn vị răngnướu ở vùng răng trước hàm trên.31-33 Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu kiểu hình nhachu kết hợp khảo sát nẻ xương và cửa sổ xương ở vùng răng trước và răng cối nhỏ hàmtrên ở người Việt Do đó, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài nghiên cứu “Khảo sát kiểuhình nha chu vùng răng trước và răng cối nhỏ hàm trên ở người trẻ 18-25 tuổi”
Mục tiêu nghiên cứu cụ thể là:
- Xác định tỉ lệ nẻ xương, cửa sổ xương ở răng trước và răng cối nhỏ hàm trên
- Xác định độ dày xương ổ mặt ngoài, độ dày mô nướu mặt ngoài và chiều caonướu sừng hóa ở răng trước và răng cối nhỏ hàm trên
- So sánh tỉ lệ nẻ xương và cửa sổ xương theo từng loại răng và theo giới tính
Trang 9CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Xương ổ răng
1.1.1 Giải phẫu học
Xương ổ răng là thành phần của mỏm xương ổ, gồm hai phần: xương ổ chínhdanh và xương nâng đỡ Xương ổ chính danh là một lá xương đặc lót bên trong của ổrăng, dày từ 0,1 đến 0,4mm Đây là nơi các sợi dây chằng vùi vào Trên phim Xquang, nó được thể hiện là một đường cản quang và được gọi là phiến (lá) cứng(lamina dura) Xương ổ chính danh là một loại xương đặc chuyên biệt, tạo bởi xương
bó và xương Havers Chức năng xương ổ răng là neo giữ răng, hấp thu và phân phốilực nhai Phần xương nâng đỡ bao gồm xương xốp và xương đặc, có chức năng nâng
đỡ cho xương ổ chính danh Vỏ xương của xương hàm trên tạo nên phần xương đặccủa xương nâng đỡ này Vùng xương hàm ngang mức các chóp răng là xương nền
Ở bộ răng vĩnh viễn, mối liên quan giữa mỏm xương ổ răng, ổ răng và các chânrăng có sự khác biệt ít nhiều giữa các phân đoạn cung răng, nhưng vẫn có đặc điểmchung về hình thái: hình dạng và cấu trúc mỏm xương ổ răng và vị trí của ổ răng cómối liên hệ với cấu trúc xương hàm do hướng mọc, vị trí kích thước và hình dạng củamỗi răng
Các răng cửa và răng nanh hàm trên thường nghiêng ra phía ngoài, do đóxương nâng đỡ các răng này lồi ra phía ngoài, tương ứng với kích thước và hình dạngcủa các chân răng bên dưới, có thể sờ thấy được từ ngách hành lang, được gọi là lồi ổrăng ngoài Độ dày xương mặt ngoài các răng trước hàm trên thường rất mỏng, trungbình độ dày vách xương mặt ngoài tại mào xương ổ là 0,38 mm,33 85% bệnh nhânngười Việt có vách xương mặt ngoài mỏng hơn 1mm.31 Trong phần lớn trường hợp,bản xương vỏ mặt ngoài hợp với xương ổ chính danh tạo thành lớp xương đặc mỏngduy nhất Rất ít trường hợp có xương xốp nằm giữa
Bề mặt xương ổ răng ở mặt trong và mặt ngoài tương ứng với mỏm ổ răng vàmào xương ổ, đi theo một đoạn lượn sóng, dọc theo mặt ngoài của toàn bộ hàm trên,
Trang 10trông dạng vỏ sò Mào xương ổ đi theo đường đi của đường nối men – xê măng (CEJ)mặt ngoài và mặt trong, thông thường cách đường nối này khoảng 1-2mm về phíachóp Hình dạng vách giữa các răng có dạng tháp ngăn cách các răng trước, và có dạngphẳng hơn theo chiều ngoài trong ở các răng sau Hình dạng và chiều các vách giữacác răng phụ thuộc độ rộng khoảng giữa các răng, đường viền men cổ răng, giai đoạnmọc răng và vị trí của răng.
Khuyết hổng xương ổ thường gặp là nẻ xương và cửa sổ xương Schroeder(1976) đã mô tả nẻ xương là một khuyết hổng do răng lệch khỏi cung hàm, không xuấtphát từ tình trạng viêm nhiễm mô nha chu Hai cơ chế hình thành nẻ xương chínhđược đưa ra: (i) nẻ xương xuất hiện ngay sau khi mọc răng, là kết quả của vị trí rănglệch khỏi cung hàm hay (ii) nẻ xương là một khuyết xương thứ phát từ một váchxương ổ mặt ngoài mỏng bởi những tác động chưa rõ Trên một răng xuất hiện nẻxương, mô nướu có thể vẫn bám dính ở vị trí bình thường và không có tình trạng viêm.10,34
Hình 1.1 Hình ảnh nẻ xương ở răng nanh hàm trên35
Trang 11Davies và cs (1974)24 lần đầu xác định nẻ xương dựa trên số đo Nghiên cứuđược thực hiện trên sọ khô xác định nẻ xương khi mảo xương ổ mặt ngoài nằm về phíachóp ít nhất 4mm so với mào xương ổ vùng kẽ Định nghĩa này cũng được áp dụngtrên nhiều nghiên cứu sau này khi đo trực tiếp trên sọ khô.25,29
Hình 1.2 Hình ảnh cửa sổ xương ở răng cối nhỏ hàm trên8Cửa sổ xương là một loại khuyết hổng dạng cửa sổ khu trú riêng biệt khôngliên quan đến mào xương ổ, làm bộc lộ bề mặt chân răng trồi ra khỏi xương ổ, khi đóchân răng chỉ được che phủ bởi màng xương và nướu.8
Từ định nghĩa đó, khi xác định một cửa sổ xương, cần nhấn mạnh ba đặc điểmsau để phân biệt với sang thương quanh chóp do nhiễm trùng hay hệ quả của phẫuthuật nội nha:
- Khuyết xương dạng cửa sổ, chân răng bộc lộ được phủ bởi màng xương và nướu
- Chân răng trồi hơn mức bề mặt xương ổ
- Không liên quan đến mào xương ổ
Trang 121.1.2 Phân loại nẻ xương và cửa sổ xương
Phân loại nẻ xương theo Yang và cs (2015) 14
- Loại I: Nẻ xương chỉ ở một mặt răng (mặt ngoài hay mặt trong), chia làm 3phân loại:
+ Loại I DI: nẻ xương một phần ba nướu chân răng
+ Loại I DII: nẻ xương đến phần ba giữa chân răng
+ Loại I DIII: nẻ xương đến phần ba chóp chân răng, không liên quan đến lỗ chóp
- Loại II: Nẻ xương cũng chỉ ở một mặt răng
+ Loại II DI: nẻ xương kéo dài toàn bộ bề mặt chân răng, bao gồm lỗ chóp
+ Loại II DII: nẻ xương kết hợp sang thương quanh chóp
+ Loại II DIII: nẻ xương kết hợp cửa sổ xương
- Loại III: Nẻ xương ở hai mặt răng: mặt ngoài và mặt trong
Hình 1.3 Phân loại nẻ xương theo Yang (2015)14
Ở nẻ xương loại I, bề mặt chân răng bộc lộ được bám dính mô liên kết.7 Loại I
DI là nẻ xương mức độ nhẹ nhất, trên lâm sàng thường không có dấu hiệu hay triệuchứng Nẻ xương loại I DII có thể có dấu hiệu tụt nướu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ,nhưng không đau hay răng lung lay vì vẫn còn nhiều mô nha chu nâng đỡ Nẻ xươngloại I DIII có thể tụt nướu nhiều và có thể lung lay răng theo chiều ngoài trong Nẻ
Trang 13xương loại II DI có thể không có biểu hiện vì răng còn được cấp máu từ mô liên kết.Nhưng nếu có viêm nhiễm hay chấn thương, răng sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng gây lunglay răng hay thậm chí mất răng Nẻ xương loại II DII có nhiễm trùng ở vùng chóp, nếulan rộng có thể sẽ phá hủy xương làm kết hợp hai sang thương với nhau, tạo bệnh lýnha chu – nội nha kết hợp
Phân loại cửa sổ xương theo Pan và cs (2014) 15
- Loại I: vị trí ở một phần ba chóp chân răng, có hay không liên quan đến lỗ chóp chânrăng
- Loại II: vị trí ở một phần ba giữa chân răng
- Loại III: vị trí ở một phần ba nướu chân răng, không liên quan đến mào xương ổ
- Loại IV: vị trí ở hai phần ba chóp chân răng, có hay không liên quan đến lỗ chóp chânrăng
- Loại V: vị trí ở hai phần ba nướu chân răng, không liên quan đến mào xương ổ
- Loại VI: bộc lộ gần toàn bộ chân răng, không liên quan đến mào xương ổ
Hình 1.4 Phân loại cửa sổ xương theo Pan (2014)15
Trang 14Trong phân loại này, 6 loại cửa sổ xương được mô tả dựa trên vị trí và kíchthước của khuyết hổng, giúp nhà lâm sàng lên kế hoạch điều trị phù hợp Những điềutrị phẫu thuật cắt chóp nội nha, tái tạo mô hay tái tạo xương đều cần tiên lượng hìnhthái xương ổ trước điều trị Cần lưu ý cửa sổ xương loại II, III và V nếu có chỉ địnhphẫu thuật cắt chóp.15
1.1.3 Phương pháp khảo sát hình thái xương ổ
Khảo sát trực tiếp trên sọ khô hay xác
Những nghiên cứu ban đầu hầu hết được tiến hành trên sọ khô23,36 để khảo sáthình thái xương ổ, các khuyết xương như nẻ xương và cửa sổ xương.24,25,29 Đây làphương pháp trực tiếp nên khảo sát chính xác tuy nhiên số lượng mẫu ít và ngày naythường được áp dụng để đánh giá độ chính xác của các phương tiện chẩn đoán hìnhảnh Đây vẫn là những nghiên cứu bước đệm cho các nghiên cứu sau này
Phim X quang:
- Kỹ thuật chụp bên song song: thường dùng trong các nghiên cứu khảo sátxương vùng răng trước, với ưu điểm đơn giản, chính xác, có thể lập lại, không xâm lấn
và ít gây khó chịu cho bệnh nhân
- Phim chụp cắt lớp vi tính (Computed tomography) được đưa ra đầu tiên vàonăm 1972 bởi Godfrey Hounsfield Đến năm 1982, máy chụp cắt lớp vi tính chùm tiahình nón (CBCT) được sử dụng lần đầu tiên CBCT có nhiều ưu điểm và được cải tiếnnhanh chóng, phù hợp để sử dụng trong ngành Răng Hàm Mặt CBCT kỹ thuật số saukhi được chụp sẽ chuyển dữ liệu dưới dạng DICOM và được lưu trữ trên máy tính, vớiphần mềm chuyên dụng có thể dựng lại hình ảnh để quan sát được
CBCT trên thị trường có nhiều loại với nhiều thông số tùy vào mục đích sửdụng khác nhau Chất lượng hình ảnh của CBCT được thể hiện qua nhiều thông sốnhư điện áp bóng phát tia, cường độ dòng điện, trường chụp (FOV) và kích thướcđiểm ảnh ba chiều (voxel) Kích thước điểm ảnh ba chiều quan trọng trong thời gianquét và tái lập hình ảnh và ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh Nghiên cứu của
Trang 15Wenzel và cs37 đưa ra kết luận hình ảnh CBCT chất lượng cao (voxel 0,125mm) có độnhạy cao hơn hình ảnh chất lượng thấp hơn (voxel 0,25) Một nghiên cứu của Dong và
cs (2019) lại cho rằng không có sự khác biệt giữa kết quả nhóm chụp bởi CBCT cókích thước điểm ảnh 0,125mm với nhóm 0,2mm khi khảo sát về nẻ xương và cửa sổxương Với nguyên tắc càng ít liều tia với độ hiệu quả cao nhất có thể, sự lựa chọnCBCT với kích thước điểm ảnh 0,2mm là tối ưu để khảo sát khuyết hổng nẻ xương vàcửa sổ xương.38
1.2 Mô nướu
1.2.1 Giải phẫu học
Nướu răng thuộc loại niêm mạc nhai bao phủ phần đỉnh của mào xương ổ răng,mào xương kẽ răng, và bao quanh cổ của các răng Mô nướu được chia nhỏ thành haiphần nướu rời (nướu tự do), nướu dính
- Nướu rời (nướu viền): Còn gọi là nướu tự do, có thể trạng săn chắc, chỉ khutrú xung quanh răng kể cả vùng kẽ răng và gai nướu Giữa nướu rời và mô răng có mộtkhe nhỏ gọi là khe nướu – răng Nướu viền được coi là nướu tự do vì có thể di độngtheo chiều đứng và chiều ngang, bám dính vào bề mặt răng bởi biểu mô bám dính Độsâu của khe nướu khoảng 1,1mm ở bộ răng sữa, khoảng 1,5mm (0,8-1,8mm) ở ngườitrưởng thành trẻ và khoảng 1,6mm (0,9-2,1mm) ở người lớn tuổi hơn Độ dày nướumặt ngoài ở vùng răng trước hàm trên ở người Việt từ 0,53 – 0,76 mm tùy theo vị trírăng.31
- Nướu dính: là phần nướu giới hạn từ khe nướu đến đường nối niêm mạcnướu, nơi đó tiếp tục là niêm mạc xương ổ Nướu dính rắn chắc, dính vào xương ổ bêndưới và vào xê măng nhờ các sợi liên kết, nhờ vậy nướu dính bất động so với mô bêndưới Chiều cao nướu dính các răng vĩnh viễn khác nhau theo từng vị trí, phụ thuộcvào vị trí của răng trong xương ổ răng, giảm khi răng lệch ngoài khỏi xương ổ Bề mặtnướu dính lành mạnh có dạng lấm tấm vỏ cam Mật độ các hạt lấm tấm khác nhau trênmỗi cá thể và đặc biệt rõ ràng ở vùng răng trước hàm trên
Trang 161.2.2 Đánh giá kiểu hình nướu
Kiểu hình nướu mô tả nướu theo ba chiều không gian, bao gồm độ dày nướu vàchiều cao nướu sừng hóa Đánh giá kiểu hình nướu nên được thực hiện khi đánh giánguy cơ và lên kế hoạch cho bất cứ điều trị nào liên quan đến mô mềm Trước đây chorằng kiểu hình nướu mỏng liên quan đến răng hình dạng tam giác, gai nướu cao, nướu
và xương ổ cong vỏ sò, và ngược lại với kiểu hình nướu dày.39 Tuy nhiên vẫn chưa cónghiên cứu cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở chiều cao gai nướu và hìnhdạng răng ảnh hưởng đến kiểu hình nướu Mặt khác, lại có sự tương quan thuận giữachiều cao nướu sừng hóa và độ dày nướu.40
Kiểu hình nướu có thể ảnh hưởng đến kết quả của các can thiệp nha chu, chỉnhnha và cấy ghép implant Đối tượng có kiểu hình nướu mỏng có xu hướng tụt nướusau điều trị nha chu không phẫu thuật.41 Ở đối tượng có can thiệp chỉnh nha, khi răng
di chuyển ra khỏi mỏm xương ổ sẽ xảy ra các biến chứng mô mềm, đặc biệt ở kiểuhình nướu mỏng Độ dày nướu được cho là yếu tố tiên lượng nguy cơ tụt nướu sau cáccan thiệp phẫu thuật Bệnh nhân có kiểu hình nướu dày sẽ ít có biến chứng tụt nướusau phẫu thuật hoặc phục hình.42 Do đó, đánh giá kiểu hình nướu trước khi điều trị rấtquan trọng để đạt kết quả thẩm mỹ tối ưu Có nhiều phương pháp xâm lấn hay khôngxâm lấn được áp dụng để đánh giá độ dày nướu và chiều cao nướu sừng hóa
Khảo sát mô học: sử sụng mẫu mô trên xác người để đo kích thước nướu với ưuđiểm thuật tiện đo đạc, xác định dễ dàng Tuy nhiên, phương pháp này không xác địnhđược tình trạng mô nướu ban đầu và mô có thể thay đổi qua quá trình xử lý
Kỹ thuật đo xuyên nướu trực tiếp: Đây là một kỹ thuật xâm lấn nhằm đo độ dàynướu Kỹ thuật được thực hiện sau khi gây tê tại chỗ và một dụng cụ đo đặt vuông gócvới bề mặt nướu đâm xuyên đến khi thấy lực kháng khi chạm xương Trâm nội nha vớinút chặn được sử dụng để đo độ dày nướu, thay thế dây thép (đường kính 0,4mm) vàkim tiêm (27G) Để tạo sự ổn định tốt, nút chặn có thể được làm bằng composite Kếtquả độ dày nướu đo được là khoảng cách từ đầu trâm đến nút chặn, được đo bằngthước nội nha
Trang 17 Khảo sát bằng siêu âm: Phương pháp này sử dụng sự phân bố, sự phân tác vàphản xạ của sóng siêu âm trên một bề mặt Ưu điểm pương pháp nàu là không xâmlấn, không đau, chi phí thấp và không gây nhiễm xạ.
Quan sát sự ánh màu của cây đo túi: Đây là phương pháp không xâm lấn,không đo được độ dày nướu nhưng đánh giá trực tiếp độ xuyên thấu của nướu khi đưađầu cây đo túi vào khe nướu Mô nướu được đánh giá là mỏng nếu đường viền của cây
đo túi có thể quan sát được qua nướu viền, và ngược lại.43 Thông thường, kiểu hìnhnướu mỏng (≤ 1mm) có thể thấy được cây đo túi, và kiểu hình nướu dày (>1mm)không thấy được cây đo túi.44 Đây là một phương pháp có độ tin cậy cao, lập lại được45,46 và thường được sử dụng để đánh giá trên lâm sàng
Phim CBCT: Phim CBCT rất hiệu quả trong việc khảo sát xương ổ, tuy nhiênvẫn còn hạn chế trong khảo sát mô mềm vì hình ảnh chồng lấp Nếu khắc phục đượctình trạng này thì kết quả đo đạc trên CBCT rất chính xác Nghiên cứu của Januário(2008)47 đã đưa ra phương pháp chụp CBCT mô mềm cho phép khảo sát tốt vùngnướu răng Bệnh nhân được mang một banh môi nhựa với cán hướng về phía mũi.Cách chụp cải tiến này giúp phân tách rõ nướu răng và niêm mạc môi, cho phép khảosát và đo đạt nướu hiệu quả
Hình 1.5 Khác biệt giữa phương pháp chụp CBCT cải tiến và thông thường47
Trang 18 Đo chiều cao nướu sừng hóa bằng quan sát tĩnh: Quan sát sự khác biệt củanướu sừng hóa và niêm mạc miệng thông thường hay bằng phương pháp nhuộm hóa
mô Với phương pháp nhuộm hóa mô nướu sừng hóa và niêm mạc miệng được phânbiệt rõ sau khi nhuộm với dung dịch lugol.48,49 Kỹ thuật này dựa trên tỉ lệ thành phầnglycogen khác nhau của niêm mạc xương ổ (glycogen cao) và nướu sừng hóa(glycogen thấp) Chiều cao nướu sừng hóa sẽ được đo bằng cây đo túi từ viền nướuđến đường nối nướu – niêm mạc
Đo chiều cao nướu sừng hóa bằng quan sát động: Đường nối nướu niêm mạcđược xác định bằng cách di động mô niêm mạc để xác định ranh giới với mô sừng hóa
cố định
Trang 191.3 Tóm tắt một số nghiên cứu liên quan
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt các nghiên cứu về tỉ lệ nẻ xương và cửa sổ xương các răng
trước và răng cối nhỏ hàm trên
Nghiên cứu Quốc
(1974) Anh Sọ khô 398 3,2 2,8 8,7 6,0 0,9 2,1 5,7 4,8 9,4 7,7
Edel (1981) Ả rập Sọ khô
HT:
37HD:
(2012)*
Thổ Nhĩ
Kỳ CBCT 142 23,1 17,9 20,5 12,8 5,12 3,4 6,9 6,9 36,8 9,2Evangelista
Trang 201.5 Tóm tắt tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu của đề tài
Sau khi tổng hợp các nghiên cứu về nẻ xương và cửa sổ xương, chúng tôi đưa ra một
Nhóm tuổi được lựa chọn là từ đủ 18 đến 25 tuổi, độ tuổi này đã đạt sự pháttriển ổn định về xương, răng và khớp cắn, hơn nữa chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi môitrường bên ngoài, sự thoái hóa sinh lý và các bệnh lý khác, cho nên nghiên cứu sẽkhảo sát được các khiếm khuyết xương ổ sinh lý Ở người trẻ tuổi sau khi loại trừ các
cá thể có bệnh nha chu và nội nha, tỉ lệ nẻ xương và cửa sổ xương cao hơn người lớntuổi.8 Hơn nữa, ở nhóm tuổi này, việc chẩn đoán và phát hiện sớm các khiếm khuyếtxương ổ và các yếu tố nguy cơ về kiểu hình nha chu dễ dẫn đến tụt nướu có ý nghĩa dựphòng, tiên lượng kết hợp lên kế hoạch điều trị chỉnh hình cho người có nhu cầu
Phương tiện khảo sát dự kiến thực hiện ở nghiên cứu này là CBCT được chụptheo phương án cải tiến để khảo sát được mô mềm Tiêu chuẩn chẩn đoán nẻ xương,cửa sổ xương rõ ràng, được phân loại để mô tả cụ thể hơn các khuyết hổng xương, từ
đó lên kế hoạch điều trị hiệu quả hơn Đây là phương pháp đơn giản, dễ đánh giá, tuy
có dương tính giả nhưng điều đó cũng thể hiện đó là vùng có bề mặt xương ổ rất mỏng,dưới ngưỡng phát hiện trên phim, đây cũng là yếu tố nguy cơ để hình thành nẻ xươnghay cửa sổ xương trong tương lai.26,51
Trang 21CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả
2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
T8/2024 – T8/2025 tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược, Thành phố HồChí Minh
2.3 Người tham gia nghiên cứu
2.3.3 Tiêu chuẩn chọn mẫu:
2.3.3.1 Tiêu chuẩn đưa vào:
- Người tham gia từ đủ 18 tuổi đến 25 tuổi, sức khỏe đầy đủ và đồng ý tham gia nghiêncứu
- Không mất răng hay thiếu răng (không tính đến răng 8)
- Mô nha chu lành mạnh: không có túi nha chu >3mm, chỉ số nướu (Loe và Silness)
0-1, chỉ số mảng bám (Loe và Silness) 0-0-1, không mất bám dính vùng kẽ, răng khônglung lay
2.3.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
- Người tham gia có chống chỉ định chụp X quang
- Có thai hoặc cho con bú
- Đã và đang điều trị nha chu phẫu thuật hay không phẫu thuật ở vùng khảo sát
- Đã và đang điều trị nội nha phẫu thuật hay không phẫu thuật ở vùng khảo sát