Chuỗi cung ứng cho 1 sản phẩm của công ty gồm những thành viên nào chú ý số lượng thành viên theo cấu trúc dọc và ngang, vị trí nhà máy SX, vận chuyển, phân phối, thông tin...9 1.. Vẽ cấ
Trang 1KHOA KINH TẾ - BỘ MÔN THƯƠNG MẠI
BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
LỚP: 63 QUẢN TRỊ KINH DOANH 1
NHÓM: NIKE GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
PGS TS NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Ngày 02 tháng 10 năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ - BỘ MÔN THƯƠNG MẠI
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
TRẦM THỊ ÁI VÂNG – 63131696
LÊ NGỌC YẾN – 63131791 NGUYỄN HỮU LỰC – 62131054 TRƯƠNG THU NGÂN – 63134757 PHÙNG NGỌC KIM TUYỀN – 63132793 NGUYỄN VÕ QUỲNH HÂN – 63132014
VÕ GIA HÂN – 62130470 CÔNG HUỲNH HUỆ - 63133155 PHAN ĐĂNG LÂN – 63130629 TRƯƠNG LÊ SỸ LUÂN – 62131051
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY NIKE, INC 5
BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG 6
I Hãy trình bày chiến lược của công ty (sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh) và chiến lược kinh doanh của công ty? 6
1 Sứ mạng của Nike: 6
2 Tầm nhìn của Nike: 6
3 Giá trị cốt lõi của Nike: 6
4 Triết lý kinh doanh của Nike: 7
5 Chiến lược kinh doanh của Nike: 7
II Chuỗi cung ứng cho 1 sản phẩm của công ty gồm những thành viên nào (chú ý số lượng thành viên theo cấu trúc dọc và ngang, vị trí nhà máy SX, vận chuyển, phân phối, thông tin) 9
1 Nghiên cứu và phát triển: 9
2 Nhà cung cấp: 9
3 Nhà máy sản xuất: 10
4 Nhà phân phối: 10
5 Cửa hàng bán sỉ lẻ 11
6 Khách hàng mục tiêu của Nike 12
III Vẽ cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty đó dưới dạng mạng lưới cấu trúc 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Giới thiệu đôi nét về công ty Nike 14
Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh và chiến lược kinh doanh của công ty Nike .14
Thành viên của chuỗi cung ứng cho 1 sản phẩm của công ty Nike 14
Cấu trúc chuỗi cung ứng sản phẩm của công ty Nike dưới dạng mạng lưới cấu trúc 14
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Nike, một trong những thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới Với vị thế đó, Nike đã chứng minh được khả năng xây dựng và vận hành một hệ thống chuỗi cung ứng hiệu quả Việc nhóm lựa chọn Nike làm đối tượng tìm hiểu với những lý do như sau:
1 Quy mô và phạm vi hoạt động toàn cầu:
Nike một thương hiệu thể thao nổi tiếng, hầu hết tất cả những ai đi giày đều biết đến Nike Nike có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, với mạng lưới sản xuất và phân phối trải rộng Nike có thể quản lý tốt với quy mô rộng như thế, việc chọn Nike để tìm hiểu là cơ hội
để nhóm học hỏi về các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng đa quốc gia
2 Nike luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ:
Nike luôn đi đầu trong việc ứng dụng các công nghệ mới vào quản lý chuỗi cung ứng, như
sử dụng phần mềm quản lý kho, hệ thống dự báo toàn cầu, và các công cụ phân tích dữ liệu lớn Việc chọn Nike để tìm hiểu giúp nhóm biết những công nghệ mà Nike sử dụng để quản
lý chuỗi cung ứng
3 Tính thân thuộc, độ phổ quát của Nike:
Tất cả các thành viên trong nhóm đều biết đến Nike Hầu hết tất cả đều đã từng hoặc đang sở hữu một đôi giày Nike, hoặc cũng đã biết về Nike Vì thế trong việc tìm hiểu về Nike, cũng tạo sự thân thuộc, và cũng thích thú khi biết thêm nhiều điều về một thương hiệu mà mình đã rất quen thuộc
Trang 5GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY NIKE, INC.
Nike là nhà cung cấp toàn cầu về giày, quần áo và dụng cụ thể thao số một thế giới Được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964 với tên Blue Ribbon Sports bởi Bill Bowerman và Phil Knight, sau
đó chính thức có tên gọi là Nike vào ngày 30 tháng 5 năm 1971
Trụ sở chính: Beaverton, Oregon, Hoa Kỳ
Thành viên chủ chốt: Mark Parket – Chủ tịch điều hành, John Donahoe – Chủ tịch và Giám đốc
điều hành
Sản phẩm: Giảy thể thao, trang phục thể thao, dụng cụ thể thao, phụ kiện.
Doanh thu: 46, 71 tỷ đô la Mỹ (2022)
Lợi nhuận kinh doanh: 6.86 tỷ đô la Mỹ (2022)
Lãi thực: 6.05 tỷ đô la Mỹ (2022)
Số nhân viên: Khoảng 79,100 nhân viên (tháng 5 năm 2022)
Website: nike.com
Nike tại Việt Nam :
Nike cũng có mặt tại Việt Nam với nhiều cửa hàng và nhà máy sản xuất Sự hiện diện của Nike tại Việt Nam không chỉ góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp thể thao trong nước mà còn mang đến cho người tiêu dùng Việt Nam những sản phẩm chất lượng cao
Văn phòng đại diện: Tầng 12, Tòa Nhà Metropolitan, 235 Đường Đồng Khởi, Phường Bến Nghé,
Quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh
Nhà máy gia công, sản xuất Nike Việt Nam:
Cho đến thời điểm hiện tại hãng này không có nhà máy tại Việt Nam nhưng liên kết với Pouchen - tập đoàn sản xuất giày dép hàng đầu tại Đài Loan Cũng là nhà máy sản xuất, gia công giày dép lớn
5
Trang 6nhất cho hãng này tại Việt Nam Nhà máy chính thức cũng là đầu tiên của Pouchen tại Hoà An, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Trang 7BÀI TẬP CHỦ ĐỀ 1: TỔNG QUAN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
I Hãy trình bày chiến lược của công ty (sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh) và chiến lược kinh doanh của công ty?
1 Sứ mạng của Nike:
Nike mang lại sự sáng tạo và truyền cảm hứng cho các vận động viên trên thế giới Nếu bạn có một cơ thể, bạn chính là một vận động viên Sứ mệnh của Nike là ủng hộ các cầu thủ, vận động viên cùng tất cả những ai quan tâm đến thể thao
Sự chuyển đổi trong sứ mệnh của mình đã giúp Nike vượt qua các đối thủ sừng sỏ như Adidas, Reebook để đứng đầu thế giới về thiết kế và tiếp thị các sản phẩm giày, quần
áo, dụng cụ thể thao, để trở thành “Người khổng lồ" trong lĩnh vực sản xuất đồ dùng thể thao
2 Tầm nhìn của Nike:
Tầm nhìn của Nike là trở thành một công ty bền vững, đóng góp cho sự phát triển của xã hội
và môi trường Nike muốn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng, mà còn giảm thiểu tác động tiêu cực đến hành tinh Nike muốn dẫn đầu trong việc sử dụng nguyên liệu tái tạo và hữu cơ, tiết kiệm năng lượng, tái chế chất thải, giảm lượng khí thải nhà kính, cải thiện điều kiện lao động, hỗ trợ cộng đồng và thể thao Nike muốn tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người và hành tinh
3 Giá trị cốt lõi của Nike:
Nike đề cao những giá trị cốt lõi như:
Tinh thần thể thao: Nike luôn hướng đến việc khơi dậy niềm đam mê thể thao, khuyến khích mọi người vận động và rèn luyện sức khỏe
Sáng tạo: Nike không ngừng đổi mới, sáng tạo trong thiết kế và phát triển sản phẩm, mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người tiêu dùng
Hiệu suất: Nike chú trọng vào chất lượng sản phẩm, đảm bảo tính năng ưu việt, hỗ trợ hiệu quả cho người sử dụng trong các hoạt động thể thao
Trách nhiệm xã hội: Nike cam kết hoạt động kinh doanh bền vững, bảo vệ môi trường và góp phần vào sự phát triển cộng đồng
7
Trang 8Đặc biệt: Nike luôn khẳng định sự đặc biệt của mình trong ngành hàng thời trang thể
thao Nike luôn tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, thiết kế kiểu dáng đẹp, thu hút thị hiếu của công chúng Nike luôn có những chiến dịch tiếp thị sáng tạo, ấn tượng và gây tiếng vang Nike luôn có những người đại diện nổi tiếng, có ảnh hưởng và có giá trị
4 Triết lý kinh doanh của Nike:
Sự đổi mới là trọng tâm trong triết lý kinh doanh của Nike Những nỗ lực không ngừng để trở nên tốt hơn đã giúp thương hiệu này tạo ra những sản phẩm sáng tạo nhất thế giới phục
vụ người tiêu dùng toàn cầu Sự đổi mới có thể được xem như một niềm tự hào, giống như máu chảy trong thương hiệu của Nike
5 Chiến lược kinh doanh của Nike:
5.1 Chiến lược quốc tế (1972-1980) :
Nike bán các sản phẩm của mình trên hơn 180 quốc gia với thương hiệu Nike và các thương hiệu con như Nike Goft, Nike Pro, Nike Air Jordan ngoài ra còn các công ty con như Cole Haan, Hurley, Converse Nike bán hàng của mình thông qua mạng lưới các cửa hàng bán lẻ thuộc quyền sở hữu của hãng, hoặc trên các website bán hàng
Bắt đầu chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế từ năm 1972, Nike nhắm vào các thị trường tiềm năng chưa được các đối thủ cạnh tranh khai thác Khởi đầu là Canada với lợi thế nằm cạnh nước Mỹ rồi đến Úc, quốc gia có quan hệ mật thiết với Mỹ
Năm 1976, hình ảnh nhiều vận động viên mang giày Nike khi thi đấu ở kỳ thể vận hội Olympic đã củng cố và lan rộng hình ảnh của hãng vượt xa khỏi biên giới nước Mỹ
Nike tiếp tục đưa tên mình lan ra khắp cả Châu Âu trong những năm tiếp theo và doanh thu từ việc kinh doanh quốc tế tăng dần theo các năm (chiếm 10,96% tổng doanh thu vào năm 1980, trong khi con số này ở năm 1979 chỉ là 6,28%)
5.2 Chiến lược đa quốc gia (1980-1995):
Trước sức ép của các đối thủ cạnh tranh trong thời gian đầu thâm nhập vào thị trường Châu Âu, yêu cầu Nike phải có chiến lược riêng cho từng quốc gia, từng khu vực khác nhau Hãng đã tung ra chiến lược đa quốc gia, mở nhà máy, nhà phân phối, đối tác tại khắp các thị trường trên toàn thế giới
Trang 9Cùng năm, Nike cho khai trương Nike International để tập trung mở rộng thị trường và xây dựng chiến lược riêng cho từng nơi trên thế giới
Nike thành lập cửa hàng phân phối và cơ sở sản xuất tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt
ở Châu Âu để giảm thiểu chi phí vận chuyên và thuê, từ đó tăng sức cạnh tranh với căng nhãn hiệu chiếm ưu thẻ như Adidas và Puma
Ngoài ra, hãng còn tài trợ cho đội bóng Aston Villa, đội bóng mới dành cúp C1 Châu
Âu và là đương kim vô địch giải vô địch quốc gia Anh Từ đó thúc đẩy việc kinh doanh mặt hàng giày bóng đá mới
Nhờ những bước thay đổi chiến lược kinh doanh, Nike đã làm tăng doanh thu tử hơn 16 triệu USD đến 1588 triệu USD chỉ sau 15 năm và doanh thu từ nước ngoài tăng gấp 6 lần (năm 1980 là 6,4%, năm 1995 là 34,6%)
5.3 Chiến lược xuyên quốc gia (1995 đến nay):
Đứng trước thời đại toàn cầu hóa, Nike chịu nhiều sức ép về giả và sự liên kết toàn cầu
Do đó Nike đã áp dụng chiến lược xuyên quốc gia, xây dựng mạng lưới bản hàng trên toàn thế giới Đó là một chiến lược kinh doanh quốc tế với chi phí thấp
Trong sản xuất, Nike chuyển toàn bộ cơ sở sản xuất đến khu vực Đông Á, Đông Nam Á như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam hành động này nhằm giảm chi phí sản xuất do khu vực này có nguồn nhân công dồi dào, chi phí nhân công cũng rẻ hơn rất nhiều so với các nước Châu Âu Đồng thời nguyên vật liệu sẵn có như cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, nhựa tổng hợp cũng giúp Nike giảm thiểu rất nhiều chi phí sản xuất
Nike cùng với chuỗi cửa hàng bán lẻ trên toàn thể giới tạo nên một mạng lưới nơi mà sản phẩm có thể luân chuyên một cách dễ dàng và nhanh chóng Từ đó giảm thời gian cũng như chi phí vận chuyển
5.4 Chiến lược toàn cầu:
Cũng với mục đích giảm thiểu chỉ phí và tạo mối liên kết trên toàn cầu, Nike dã áp dụng chiến lược toàn cầu
Công ty tung ra cùng một 1 sản phẩm (thời trang, thiết bị thể thao ) và áp dụng cùng một chiến lược marketing cho tất cả các thị trường
Hoạt động sản xuất, phát triển sản phẩm được tập trung tại một số quốc gia có chi phí nhân công thấp và nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có nhằm giảm chi phí
9
Trang 10 Chiến lược này giúp Nike giảm thiểu rất nhiều chi phí, đồng thời cũng tạo sự đồng nhất trên các thị trường, cho phép các nhà quản trị ở một thị trường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm với các nhà quản trị ở thị trường khác
II Chuỗi cung ứng cho 1 sản phẩm của công ty gồm những thành viên nào (chú ý số
lượng thành viên theo cấu trúc dọc và ngang, vị trí nhà máy SX, vận chuyển, phân phối, thông tin)
Để đưa ra số lượng chi tiết hơn cho chuỗi cung ứng của Nike, ta cần xem xét từng thành phần trong chuỗi cung ứng và xác định số lượng các đối tác, đơn vị hoặc thành viên tham gia vào từng giai đoạn Dưới đây là phân tích chi tiết:
1 Nghiên cứu và phát triển:
Khi thiết kế ra một mẫu sản phẩm mới, Nike sẽ sẽ giao mẫu này cho một nhà máy để tiến hành sản xuất Nếu mẫu sản phẩm này đạt tiêu chuẩn thì Nike sẽ kí hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà
2 Nhà cung cấp:
Nike không chỉ ký kết hợp đồng với các nhà máy trên 40 quốc mà còn đặt hàng cung ứng trên 10 nước: Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, Brazil…
Ví dụ, tập đoàn FENC (Trung Quốc) hiện là nhà cung ứng nguyên liệu lớn cho Nike cùng một số thương hiệu nổi tiếng khác là Adidas, H&M, Uniqlo và J.Crew Một vài năm trở lại
Trang 11để bắt kịp nhu cầu sản xuất của các đối tác chiến lược như Nike.
3 Nhà máy sản xuất:
Nike không sở hữu trực tiếp các nhà máy sản xuất trung gian, thay vào đó họ sử dụng mô hình “outsourcing” (thuê ngoài) Điều này có nghĩa là Nike không tự mình sản xuất giày dép, quần áo hoặc các sản phẩm khác, mà họ hợp tác với các nhà thầu phụ và đối tác sản xuất trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, nơi chi phí lao động và sản xuất thấp hơn
Các nhà thầu phụ: Nike ký hợp đồng với các công ty sản xuất độc lập (thường được gọi
là OEM - Original Equipment Manufacturer) tại nhiều quốc gia để gia công sản xuất các sản phẩm của mình Các nhà máy này có thể nằm ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia,
Ấn Độ, Thái Lan và một số nước khác
Sản xuất tại Châu Á: Hiện tại, Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất lớn nhất
cho Nike Một phần lớn sản phẩm giày dép và trang phục của Nike đến từ các nhà máy tại Việt Nam, chiếm tỷ trọng lớn trong chuỗi cung ứng toàn cầu của họ
4 Nhà phân phối:
Cửa hàng bán lẻ Nike: Nike có hơn 1.000 cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới, nơi bán các sản phẩm của chính công ty Đây là kênh phân phối trực tiếp quan trọng nhất của Nike và nó cho phép công ty kiểm soát chặt chẽ cách sản phẩm của họ được trưng bày
và bán cho khách hàng
Cửa hàng bán lẻ được ủy quyền: Nike cũng có một mạng lưới rộng lớn các cửa hàng bán lẻ được ủy quyền bán sản phẩm của mình Các cửa hàng này có thể thuộc sở hữu độc lập hoặc là một phần của chuỗi bán lẻ lớn hơn Nike hợp tác chặt chẽ với các nhà bán lẻ được ủy quyền của mình để đảm bảo rằng họ đang bán sản phẩm của Nike theo cách phù hợp với hình ảnh thương hiệu của công ty
Nhà bán lẻ trực tuyến: Nike bán sản phẩm của mình thông qua một số nhà bán lẻ trực tuyến lớn, bao gồm Amazon, Zalora, Shopee và Tiki Điều này cho phép khách hàng mua sản phẩm Nike một cách thuận tiện từ chính ngôi nhà của họ
Nhà phân phối bán buôn: Nike cũng bán sản phẩm của mình cho các nhà phân phối bán buôn, những người sau đó bán lại cho các nhà bán lẻ khác Đây là một kênh phân phối quan trọng để đưa sản phẩm Nike đến các cửa hàng nhỏ và cửa hàng địa phương
11
Trang 12 Kênh bán lẻ khác: Nike cũng bán sản phẩm của mình thông qua một số kênh bán lẻ khác, chẳng hạn như cửa hàng sân bay, cửa hàng bán đồ thể thao và cửa hàng bách hóa
Ngoài ra, Nike cũng có một số nhà phân phối độc quyền cho các sản phẩm cụ thể hoặc khu vực nhất định Ví dụ:
ACFC: ACFC là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm Nike tại Việt Nam, Campuchia và Lào
Swire Sports: Swire Sports là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm Nike tại Trung Quốc đại lục
Itochu Corporation: Itochu Corporation là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm Nike tại Nhật Bản
5 Cửa hàng bán sỉ lẻ
Đối với hình thức bán lẻ, Nike tổ chức thành nhiều dạng cửa hàng khác nhau như:
Factory Outlet Store: đây là loại cửa hàng với quy mô vừa, mục đích là giải quyết
lượng tồn kho lớn hay bán những sản phẩm đã lỗi thời Tuy nhiên, chất lượng, số lượng hàng và kích thước hàng được đảm bảo và vẫn được đầu tư đúng mức, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng Đây là nơi mà khách hàng có thể mua được nhiều mặt hàng phù hợp với họ với mức giá giảm đi từ 20 - 80% (so với mức giá niêm yết ban đầu)
Nike Clearance Store: Cũng là một nơi bán giảm giá các sản phẩm của Nike như
factory outlet, tuy nhiên, những sản phẩm chủ yếu là do sai sót trong quá trình sản xuất như một vài khiếm khuyết: các vết rách hay logo lộn xộn trên sản phẩm Những sản phẩm thường thuộc loại mới ra lại bị sai sót nên có rất ít lựa chọn về kích cỡ
Nike Retail Store: Đây là loại cửa hàng có số lượng lớn nhất của Nike trên toàn thế
giới Các cửa hàng bán lẻ này thường bán giá chính thống nhất của Nike Các cửa hàng này nằm trực tiếp dưới sự kiểm soát của hãng Sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lượng dịch vụ được chuẩn hóa theo yêu cầu của Nike