HCMKHOA VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ NĂNG LỰC VÀ TRONG ĐÓ CHO BIẾT SỰ HIỂU BIẾT CỦA BẠN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG NĂNG LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC GIÁO DỤC
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ NĂNG LỰC VÀ TRONG ĐÓ CHO BIẾT SỰ HIỂU BIẾT CỦA BẠN VỀ VIỆC ỨNG DỤNG NĂNG LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC CHO
HỌC SINH PHỔ THÔNG.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2024
GVHD : Th.S Hoàng Anh SVTH : Trần Kim Phương Anh - 23951004
Nguyễn Thành Đạt - 239510
Trang 2NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm: ………
KÝ TÊN
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “Năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức
độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó” Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ
tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” Năng lực người học là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thái độ của người học một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống
Theo tác giả Bernd Meier và Nguyễn Cường (2012): “Năng lực là khả năng thực hiện
có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sáng hành động”
Việc ứng dụng năng lực vào giáo dục là nhu cầu cấp thiết trong nền giáo dục hiện nay Giáo dục đang trong quá trình đáp ứng được những yêu cầu của xu thế đổi mới, bắt kịp
sự phát triển của xã hội, hội nhập quốc tế và cách mạng công nghệ thông tin Phương pháp giảng dạy theo hướng tiếp cận năng lực được xem là giải pháp tối ưu để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, nâng cao hiệu quả giáo dục một cách vượt trội hơn so với phương pháp truyền thống, phát huy tối ra tiềm năng của người học, góp phần xây dựng đất nước Tuy nhiên, phần lớn học sinh nước ta vẫn chưa thật sự tìm thấy được nguồn năng lực vốn có ẩn sâu trong chính mình
Vì vậy nhóm chúng em làm bài tiểu luận này với mong muốn sẽ giúp cho giáo viên hiểu
và tìm ra được phương pháp ứng dụng năng lực vào dạy học và giáo dục học sinh phổ thông
Trang 5CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC
I Khái niệm chung về năng lực
1.1 Khái niệm
Năng lực là tổng hợp các khả năng, kỹ năng, phẩm chất và đặc điểm của một cá nhân giúp họ thực hiện thành công một công việc hoặc nhiệm vụ nào đó Năng lực không chỉ bao gồm kiến thức chuyên môn mà còn liên quan đến các yếu tố như sự sáng tạo, khả năng giải quyết vấn đề, thái độ và kỹ năng làm việc nhóm
1.2 Đặc điểm
1.2.1 Tổ hợp các đặc điểm cá nhân
Tổ hợp các đặc điểm cá nhân là sự kết hợp của nhiều yếu tố riêng biệt tạo nên một cá nhân độc đáo Các đặc điểm này bao gồm:
Tính cách
Khả năng và kỹ năng
Thái độ
Giá trị và niềm tin
1.2.2 Tổ hợp đó phải phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định
Để một cá nhân có thể thực hiện thành công một hoạt động hoặc công việc cụ thể, tổ hợp các đặc điểm cá nhân của họ phải phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của công việc đó Ví dụ:
Một công việc đòi hỏi kỹ năng giao tiếp và tính kiên nhẫn cao, người thực hiện công việc cần có sự hòa đồng, khả năng giải quyết xung đột và tâm lý vững vàng
Các công việc trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu yêu cầu sự sáng tạo, tư duy phản biện và khả năng làm việc độc lập
1.3 Các mức độ của năng lực
1.3.1 Năng khiếu
- Là khả năng tự nhiên bẩm sinh của con người, giúp họ có khả năng nổi bật hơn trong một lĩnh vực nào đó mà không cần quá nhiều nỗ lực học hỏi Năng khiếu là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển tài năng
Ví dụ: Một người có năng khiếu âm nhạc có thể học và chơi nhạc cụ một cách tự nhiên mà không cần học qua nhiều lý thuyết
1.3.2 Năng lực
Trang 6- Là khả năng thực hiện một công việc một cách hiệu quả nhờ vào sự kết hợp của kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm Năng lực có thể phát triển và cải thiện qua quá trình học hỏi, luyện tập
Ví dụ: Một bác sĩ có năng lực chẩn đoán bệnh chính xác nhờ vào sự học hỏi, kinh nghiệm và sự đào tạo trong lĩnh vực y khoa
1.3.3 Tài năng
- Là một mức độ năng lực vượt trội, là sự kết hợp của năng khiếu bẩm sinh và nỗ lực rèn luyện, giúp cá nhân thể hiện khả năng đặc biệt trong một lĩnh vực
Ví dụ: Một vận động viên Olympic có tài năng trong môn thể thao của mình, không chỉ vì họ có khả năng bẩm sinh mà còn vì họ đã luyện tập cực kỳ chăm chỉ
1.3.4 Thiên tài
- Là mức độ cao nhất của năng lực, là sự kết hợp tuyệt vời giữa năng khiếu bẩm sinh
và khả năng sáng tạo vượt trội Những cá nhân thiên tài có thể đạt được những thành tựu phi thường trong các lĩnh vực của khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, hay văn học
Ví dụ: Albert Einstein với lý thuyết tương đối, hoặc Wolfgang Amadeus Mozart trong
âm nhạc, là những ví dụ điển hình của thiên tài
II Phân loại năng lực
2.1 Theo mức độ phát triển
Năng lực có thể được phân loại dựa trên mức độ phát triển của cá nhân Có thể chia thành các nhóm:
- Năng lực cơ bản: Là các khả năng nền tảng giúp cá nhân có thể bắt đầu thực
hiện công việc hoặc nhiệm vụ (ví dụ: khả năng học hỏi, khả năng tư duy logic)
- Năng lực chuyên môn: Là những năng lực đã được phát triển và cải thiện
qua quá trình học tập và kinh nghiệm, như năng lực lãnh đạo, khả năng phân tích
và giải quyết vấn đề ( Ví dụ: Một sinh viên mới ra trường có năng lực cơ bản về nghề nghiệp của mình, nhưng khi có kinh nghiệm làm việc, họ phát triển thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.)
2.2 Theo sự chuyên môn hóa
Năng lực cũng có thể được phân loại theo mức độ chuyên môn hóa, gồm:
- Năng lực chung: Các năng lực không chuyên biệt, có thể áp dụng rộng rãi
trong nhiều lĩnh vực, như khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, và quản lý thời gian
Trang 7- Năng lực chuyên môn: Các năng lực đặc thù, chuyên sâu trong một lĩnh vực
cụ thể, như kỹ năng lập trình, khả năng phân tích dữ liệu trong khoa học máy tính
Ví dụ: Một kỹ sư phần mềm cần có năng lực chuyên môn về lập trình, nhưng một nhà quản lý cần có năng lực chung về lãnh đạo và quản lý
III Điều kiện của sự phát triển năng lực
3.1 Điều kiện tự nhiên - Tư chất
Tư chất là những yếu tố bẩm sinh, di truyền hoặc sự phát triển thể chất và tinh thần tự nhiên của cá nhân, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực
Ví dụ: Một người có tư chất thể thao bẩm sinh sẽ có xu hướng phát triển năng lực thể thao nhanh hơn so với người khác
3.2 Điều kiện xã hội
Điều kiện xã hội bao gồm các yếu tố môi trường, văn hóa, giáo dục và sự hỗ trợ của gia đình, cộng đồng Những yếu tố này giúp cá nhân phát triển năng lực một cách tối ưu
Ví dụ: Một học sinh lớn lên trong một gia đình giàu điều kiện học tập và có sự hỗ trợ
từ giáo viên sẽ có cơ hội phát triển năng lực học tập tốt hơn
Trang 8CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA NĂNG LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
VÀ GIÁO DỤC CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG 2.1 Vai trò của năng lực trong giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh - một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam đã từng nói một câu rất hay: “ Người có đức mà không có tài thì làm gì cũng khó Người có tài mà không có đức thì làm gì cũng vô dụng” Qua câu nói ngắn gọn đó nhưng lại chứa đựng ý nghĩa vô cùng sâu xa của người muốn nhắn nhủ đến thế hệ mai sau, cho thấy sự quan trọng của cả tài và đức Nhưng tài năng, hay được hiểu theo cách khác là năng lực chính là yếu tố cơ bản để mỗi cá nhân chúng ta có thể cống hiến và góp phần cho đất nước ngày càng phát triển Trong hành trình gieo mầm tri thức cho biết bao thế hệ tương lai, giáo dục không chỉ đơn thuần là truyền đạt kiến thức khô khan có trong sách vở, mà còn phải tạo điều kiện cho các em có thể phát huy được những năng lực tiền ẩn của chính mình Giúp cho các
em có được hành trang vững chắc để tự tin bước vào đời Trong hành trang đầy ý nghĩa này, năng lực đóng vai trò rất quan trọng như một chìa khóa vạn năng, giúp mở ra cánh của dẫn đến thành công và hạnh phúc trên con đường dài phía trước
Giao đoạn tạo nền tảng trong quá trình phát triển toàn diện của mỗi các nhân học sinh
là giai đoạn giáo dục phổ thông, đây là giai đoạn mà chúng ta cần phải chú trọng nhiều hơn đến việc phát triển năng lực Không chỉ giúp cho học sinh học tập đạt hiệu quả hơn
mà còn là nền tảng để học sinh phát triển toàn diện về nhân cách, trí tuệ, Ví dụ một bạn học sinh có năng lực tự học sẽ chủ động khám phá, tìm tòi và không ngừng học hỏi để trau dồi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm, em ấy sẽ rất linh hoạt trong việc vận dụng các kiến thức đó vào thực tiễn Nhờ vậy, em ấy sẽ được đánh giá cao trong lớp hoặc sau này khi đi làm ở các công ty, cơ quan,
Hãy nghĩ xem thay vì chỉ dùng các biện pháp học như cố gắng để hiểu và ghi nhớ các định nghĩa, các công thức, học sinh sẽ có cơ hội tham gia vào những dự án thực tiễn, tự mình thực hành và thử nghiệm các sản phẩm của chính mình Nhờ đó, kiến thức sẽ trở nên sinh động không còn khô khan nữa, giúp cho học sinh dễ ghi nhớ hơn Bên cạnh đó, học sinh sẽ được rèn luyện thêm nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, tư duy phản biện và khả năng giải quyết vấn đề - công cụ sắc bén để vượt qua các thử thách trong tương lai
2.2 Tầm quan trọng của năng lực trong hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh phổ thông.
2.2.1 Đối với học sinh
Đầu tiên, năng lực giúp học sinh phát huy được hết tiềm năng cá nhân của mình Mỗi con người sinh ra ai cũng mang trong mình ít nhiều cũng có năng lực đặc biệt nhưng chỉ đang đợi một thời điểm nào đó để khơi dậy năng lực đó Các em sẽ tự nhận ra được những điểm mạnh điểm yếu của mình thông qua việc tự mình khám phá, nghiên cứu và rèn luyện, từ đó mà các em sẽ định hướng được nghề nghiệp tương lai và tự tin theo đuổi
Trang 9đam mê của mình Ví dụ như một học sinh yêu thích môn hóa học, em ấy không những học được những kiến thức cơ bản và năng cao theo sách giáo khoa mà còn được tiếp xúc,
tự mình thực hành và thí nghiệm Từ đó khơi dậy tinh thần tự học, khiến em ấy cảm thấy hứng thú và yêu thích môn học này hơn
Trong thời đại với sự phát triển mạnh mẽ của toàn cầu hóa, sự bùng nổ của cách mạng công nghệ thông tin, kể cả những biến động và thay đổi đang diễn ra trên toàn cầu Một trong những mục đích của mọi nền giáo dục đang hướng đến xây dựng ra con người có năng lực làm chủ, nhưng để làm chủ được trong mọi tình huống đòi hỏi phải có năng lực
tư duy phản biện - một trong những loại tư duy quan trọng nhất trong thời đại hiện nay Trong giáo học cho con người nói chung và học sinh trung học phổ thông nói riêng, học sinh cần được rèn luyện khả năng tư duy phản biện, tư duy sáng tạo, phân tích, tự mình đánh giá và giải quyết vấn đề một cách linh hoạt và sáng tạo Từ đó giúp các em phát triển bản thân một cách toàn diện, tự tin đối mặt với những thách thức ngoài kia, tìm ra giải pháp phù hợp cho mọi vấn đề của mình
Bên cạnh đó, năng lực là yếu tố không thể thiếu để học sinh hình thành các phẩm chất
và kỹ năng sống quan trọng Đầu tiên phải nhắc đến kỹ năng giao tiếp, giúp các em tự tin thể hiện bản thân, kết nối và giao lưu với mọi người Với kỹ năng làm việc nhóm, giúp các em tự tin hơn trong việc đưa ra ý kiến cá nhân và quan điểm của bản thân, có cơ hội
mở rộng kiến thức và học hỏi được nhiểu điều từ những bạn cùng nhóm, mang lại hiệu quả cao trong học tập lẫn công việc sau này Về kỹ năng quản lý thời gian, giúp các em biết lập kế hoạch học tập như ước lượng thời gian cho từng môn học sao cho phù hợp để tránh bị lãng phí thời gian vào những chuyện vô ích Và quan trọng hơn cả, năng lực còn góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp như tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật,
…
Cùng với sự phát triển và không ngừng đổi mới của xã hội hiện nay, việc liên tục tiếp thu và luôn cập nhật những kiến thức mới mẻ là yếu tố sống còn, giúp các em không tụt lại so với các bạn đồng trang lứa Học sinh có năng lực tự học như tự mình tìm tòi học học, tự mình nghiên cứu và tiếp thu những kiến thức từ sách vở, trường lớp mà không có
sự cố vấn và hỗ trợ của giáo viên sẽ không ngừng phát triển bản thân để thích nghi với những biến đổi không ngừng của xã hội hiện nay
2.2.2 Đối với giáo viên
Trước hết, yếu tố quan trọng nhất là thay đổi phương pháp dạy học Đối với giáo viên, việc thay đổi phương pháp dạy học sẽ có ít nhiều thầy cô gặp khó khăn trong việc này, bởi lẽ đa số các giáo viên đã quá quen thuộc với phương pháp truyền thống Nhưng để kích thích sự tò mò và khám phá của học sinh Thay vì chỉ dạy theo phương pháp truyền thống như: lấy giáo viên làm trung tâm khiến cho các em thụ động, phụ thuộc vào giáo viên quá nhiều, hình thức thiên về lý thuyết theo quy mô cả lớp, truyền đạt kiến chủ yếu
từ sách giáo khoa là chính, chỉ tập trung vào thành tích thay vì năng lực thật sự của học
Trang 10sinh, đánh giá học tập dựa trên yếu tố học thuộc lòng khiến các em không khác gì một con vẹt, mặc dù có kiến thức nhưng dễ quên và không có khả năng áp dụng thực tế Thì giáo viên cần chủ động xây dựng lại phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực như: lấy học sinh làm trung tâm, với hình thức dạy học thiên về thực hành theo từng nhóm nhỏ hay dự án cá nhân, tập trung vào năng lực thay vì chỉ chăm chăm vào thành tích, thiết kế nội dung bài học gắn liền với thực tế, bắt kịp xu hướng hiện nay của học sinh, thường xuyên cho các em làm việc nhóm, thuyết trình,…để tạo thói quen tự tìm tòi, nghiên cứu, giúp tự tin hơn trong giao tiếp và phát triển thêm nhiều kỹ năng, nên lòng ghép thêm minigame vào mỗi bài học nhằm kích thích các em học tập Ví dụ thay vì giáo viên chỉ giải thích về phản ứng hóa học giữa bazo và axit khi cho giấy quỳ tím vào sẽ diễn ra như thế nào thì cho các em tự mình thí nghiệm, khi cho giấy quỳ tím vào dung dịch bazo thì quỳ tím sẽ chuyển sang màu xanh còn khi cho quỳ tím vào dung dịch axit thì quỳ tím sẽ chuyển sang màu đỏ Điều này sẽ giúp học sinh nhớ lâu và hiểu bài hơn rất nhiều
Bên cạnh đó, tăng cường tương tác giữa thầy cô và học trò cũng là yếu tố không thể thiếu Tạo môi trường học tập sôi động, nơi mà học sinh có thể tự do bày tỏ quan điểm cá nhân, tự do phát biểu, trao đổi và thảo luận Giáo viên không chỉ là những người giảng dạy học sinh trong các buổi học mà còn là người bạn đồng hành, cùng học sinh khám phá tri thức, chia sẽ kinh nghiệm và trải nghiệm với nhau Ví dụ giáo viên tạo ra các buổi hoạt động ngoại khóa về kỹ năng sống, tổ chức chia nhóm để thảo luận, trình bày và chơi trò chơi nhỏ, giúp học sinh vừa học vừa chơi vừa trau dồi thêm nhiều kỹ năng sống
Để trở thành một người giáo viên hiện đại thì phải không ngừng phát triển chuyên môn Với nền giáo dục hiện đại và không ngừng đổi mới như bây giờ thì giáo viên cần chủ động cập nhật các nguồn kiến thức mới mẻ, nghiên cứu và thực hiện các phương pháp dạy học xu hướng hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nhiều hơn,
… việc tham gia vào các khóa học bồi dưỡng giáo viên cũng là cách hiệu quả để nâng cao năng lực sư phạm
2.2.3 Đối với hệ thống giáo dục
Giáo dục hiện đại không chỉ dừng lại ở việc truyền tải kiến thức từ sách vở, trường lớp
mà cần phải hướng đến việc giúp học sinh phát triển khả năng ứng dụng thực tế Thay vì chỉ học thuộc lòng một cách máy móc các công thức, định lý, học sinh cần được trải nghiệm, thực hành và vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn Điều này đòi hỏi hệ thống giáo dục phải thay đổi từ chú trọng vào nội dung sang chú trọng vào phương pháp, từ dạy kiến thức sang dạy kiến thức lẫn kỹ năng, từ đánh giá kết quả thông qua thành tích sang đánh giá thông qua năng lực
Để đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện, cần đổi mới phương pháp đánh giá Thông thường đánh giá học tập sẽ dựa vào điểm số, thì bây giờ nên kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau như đưa ra bài tập tình huống cho học sinh thảo luận và giải