1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất, quy mô đầu tư phân tích 2 dự án quan trọng quốc gia mà bạn biết và cho biết ảnh hưởng của 2 dự án này đối với sự phát triển kt xh

20 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất, quy mô đầu tư. Phân tích 2 dự án quan trọng quốc gia và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển KT-XH
Tác giả Ngô Hà Duyên, Lưu Diệu Hằng, Trần Thái Hòa, Lê Phương Thảo Nguyên, Lê Phương Nhi, Nguyễn Mai Trang, Nguyễn Thị Huyền Trang, Phạm Kiều Trinh
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế đầu tư
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 131,82 KB

Nội dung

Đầu tư theo các dự án quan trọng cấp quốc gia Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây: - Sử

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM 03

MÔN: KINH TẾ ĐẦU TƯ

Lớp học phần: Kinh tế đầu tư(223) _09

Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2024

Trang 2

LỤC

LỜI MỞ

ĐẦU NỘI

DUNG I.

Phân

loại

hoạt

động

đầu

theo

tính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

-*** -Đề bài: Phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất, quy mô đầu

tư Phân tích 2 dự án quan trọng quốc gia mà bạn biết và cho biết

ảnh hưởng của 2 dự án này đối với sự phát triển KT-XH

Thành viên: Ngô Hà Duyên - 11221696 Lưu Diệu Hằng - 11222083 Trần Thái Hòa - 11222430

Lê Phương Thảo Nguyên - 11224805

Lê Phương Nhi - 11224918 Nguyễn Mai Trang - 11226415 Nguyễn Thị Huyền Trang - 11226444 Phạm Kiều Trinh - 11226579

Trang 3

chất và quy mô

1 Đầu tư theo các dự án quan trọng cấp quốc gia

2 Đầu tư theo các dự án nhóm A

3 Đầu tư theo các dự án nhóm B

4 Đầu tư theo các dự án nhóm C

5 Phân loại hoạt động đầu tư theo dự án nhóm A, B, C

II Phân tích dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô

1 Giới thiệu về dự án Đường Vành Đai 4 - Vùng Thủ đô:

2 Tổ chức dự án

3 Ngân sách và chi phí

4 Kế hoạch dự án

5 Quản lý chất lượng dự án

6 Khó khăn

7 Ảnh hưởng của dự án này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

III Phân tích dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành

1 Giới thiệu về Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành:

2 Tổ chức dự án

3 Ngân sách và chi phí

4 Kế hoạch dự án

5 Quản lý chất lượng dự án

6 Khó khăn

7 Ảnh hưởng của dự án này đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư phát triển là một lĩnh vực quan trọng mà mỗi quốc gia đều cần phải nghiên cứu, là một bài toán nan giải trong nhiều năm của không chỉ Việt Nam mà cả những nước khác trên thế giới Đầu tư phát triển có tác động không nhỏ tới sự tăng trưởng về mọi mặt của nền kinh tế của một đất nước

Trong bối cảnh Việt Nam đang trải qua quá trình phát triển kinh tế và xã hội mạnh mẽ, dự án trọng điểm quốc gia đã trở thành một yếu tố thiết yếu trong việc thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước Những dự án này thường được xác định là các mục tiêu ưu tiên quan trọng, đòi hỏi

sự đầu tư lớn về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực Đặc biệt là sau chiến tranh,Việt Nam dần dần gây dựng lại từng chút một, điện – đường – trường – trạm được dựng lên nhờ các chính sách quan trọng, dự án lớn được chỉ đạo thông qua Việt Nam ngày càng đẩy mạnh đầu tư phát triển, nổi bật như các dự án quan trọng quốc gia: Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây; Cảng hàng không quốc tế Long Thành; Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; … liên tục được thông qua, triển khai thực hiện

Đầu tư phát triển ngày càng chiếm vị trí quan trọng góp phần làm phát triển kinh tế, xã hội đời sống nhân dân Chính vì lý do đó, dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết tìm tòi của mỗi cá nhân cũng như quá trình trao đổi làm việc của cả nhóm, nhóm chúng em đã tìm hiểu và phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất, quy mô đầu tư Đặc biệt, nghiên cứu sâu hơn và phân tích hai dự

án quan trọng quốc gia và ảnh hưởng của hai dự án này đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của

VN để từ đó đề xuất các biện pháp và chính sách phù hợp nhằm tối đa hóa hiệu quả và bền vững của quá trình phát triển quốc gia

Trang 5

NỘI DUNG

I Phân loại hoạt động đầu tư theo tính chất và quy mô

Trên cơ sở quy định theo Luật Đầu tư 2020 Đầu tư xây dựng được hiểu là việc nhà đầu tư

trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư xây dựng theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Ngoài ra đầu tư xây dựng còn được định nghĩa là hoạt động các nhà đầu tư sử dụng các nguồn lực trong một thời gian dài nhằm mục đích thu về lợi nhuận hoặc các mục đích về kinh tế xã hội

Để thuận tiện cho việc quản lý đã có sự phân chia đầu tư xây dựng thành các nhóm dựa trên tính chất và số vốn được đầu tư

Phân loại theo tính chất và quy mô :

- Đầu tư theo các dự án quan trọng quốc gia

- Đầu tư theo các dự án nhóm A

- Đầu tư theo các dự án nhóm B

- Đầu tư theo các dự án nhóm C

Có các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư Trong đó dự án quan trọng quốc gia do

Quốc hội quyết định, dự án nhóm A do Thủ tướng Chính phủ quyết định, nhóm B và C do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định

1 Đầu tư theo các dự án quan trọng cấp quốc gia

Dự án quan trọng quốc gia là dự án đầu tư độc lập hoặc cụm công trình liên kết chặt chẽ với

nhau thuộc một trong các tiêu chí sau đây:

- Sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỷ đồng trở lên;

- Ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm:

+ Nhà máy điện hạt nhân;

+ Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50

ha trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 ha trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 ha trở lên; rừng sản xuất từ 1.000 ha trở lên;

- Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 ha trở lên;

- Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác;

- Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định

2 Đầu tư theo các dự án nhóm A

- Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây: Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật; Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ; Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông,

Trang 6

bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở;

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Giao thông; Thủy lợi; Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Công trình cơ khí; Bưu chính, viễn thông;

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình; Kho tàng;

Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ; Một số dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh

Ví dụ : Dự án đầu tư tuyến đường Mỹ Đình- Ba Sao- Bái Đính

Nghị quyết số 29 của HĐND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường Mỹ Đình - Ba Sao - Bái Đính Theo Hội đồng nhân dân thành phố, dự án thuộc nhóm A - xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, lắp đặt hệ thống tổ chức giao thông với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 2.500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, thời gian thực hiện từ 2023 đến 2025.

3 Đầu tư theo các dự án nhóm B

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng : Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở;

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng : Giao thông; Thủy lợi; Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; Kỹ thuật điện;Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Công trình cơ khí; Bưu chính, viễn thông;

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp

- Dự án có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà

Ví dụ: Xây dựng đường hành lang chân đê hữu Hồng, hữu Đà, huyện Ba Vì

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Xuân Việt vừa ký ban hành Quyết định số 1906/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đầu tư dự án Xây dựng đường hành lang chân đê hữu Hồng, hữu Đà, huyện Ba Vì Dự án được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2014, do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn làm chủ đầu tư với tổng kinh phí khoảng 180 tỷ đồng.

4 Đầu tư theo các dự án nhóm C

- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng: Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ; Công nghiệp điện; Khai thác dầu khí; Hóa chất, phân bón, xi măng; Chế tạo máy, luyện kim; Khai thác, chế biến khoáng sản; Xây dựng khu nhà ở

Trang 7

- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng: Giao thông; Thủy lợi; Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác; Kỹ thuật điện; Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử; Hóa dược; Sản xuất vật liệu; Công trình cơ khí; Bưu chính, viễn thông;

- Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng: Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; Khu bảo tồn thiên nhiên; Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới; Công nghiệp

- Dự án tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng: Y tế, văn hóa, giáo dục; Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình; Kho tàng; Du lịch, thể dục thể thao; Xây dựng dân dụng

Ví dụ: Dự án Cải tạo, thoát nước sông Pheo tại quận Bắc Từ Liêm.

UBND TP Hà Nội phê duyệt lần đầu tại Quyết định số 5668/QĐ-UBND Dự án Cải tạo, thoát nước sông Pheo có tổng vốn đầu tư gần 70 tỷ đồng Việc triển khai dự án nhằm bảo đảm tiêu thoát nước trong khu dân cư và hỗ trợ công tác tưới tiêu, phòng chống úng ngập cho khoảng 4.600ha đất sản xuất nông nghiệp thuộc quận Bắc Từ Liêm và một phần của huyện Đan Phượng.

5 Phân loại hoạt động đầu tư theo dự án nhóm A, B, C

Các dự án đầu tư nhóm A, B, C sẽ được phân biệt với nhau thông qua mức độ quan trọng và quy

mô của dự án, kèm với đó là một số tiêu chí khác được quy định cụ thể tại các điều luật khác của Luật Đầu tư Các tiêu chí này sẽ được thể hiện qua hai nội dung chính của từng dự án đầu tư, đó

là tổng mức đầu tư và lĩnh vực đầu tư của dự án đầu tư

BẢNG PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ NHÓM A,B,C

nhóm A

Dự án đầu tư nhóm B

Dự án đầu tư nhóm C

1

Dự án thuộc lĩnh vực quốc

phòng, an ninh có mức độ

tuyệt mật

Dự án sản xuất chất độc hại,

chất nổ

Dự án hạ tầng khu công

nghiệp, khu chế xuất, khu

công nghệ cao

Chỉ có dự án nhóm A( Trừ

dự án quan trọng quốc gia)

2 Giao thông, bao gồm cầu,

cảng biển, cảng sông, sân

bay, đường sắt, đường quốc

lộ

Công nghiệp điện Khai thác

dầu khí

Hóa chất, phân bón, xi măng

Chế tạo máy, luyện kim

Khai thác, chế biến khoáng

sản;

Xây dựng khu nhà ở

Từ 2300 tỷ đồng trở lên

Từ 120 tỷ đồng đến dưới 2300

tỷ đồng

Dưới 120 tỷ đồng

Trang 8

3 Giao thông; Thủy lợi

Cấp thoát nước, xử lý rác

thải và công trình hạ tầng kỹ

thuật khác

Kỹ thuật điện;

Sản xuất thiết bị thông tin,

điện tử

Hóa dược;

Sản xuất vật liệu

Công trình cơ khí, trừ dự án

chế tạo máy, luyện kim

Bưu chính, viễn thông

Từ 1500 tỷ đồng trở lên

Từ 80 tỷ đồng đến dưới 1500

tỷ đồng

Dưới 80 tỷ đồng

4 Sản xuất nông nghiệp, lâm

nghiệp, nuôi trồng thủy sản

Vườn quốc gia, khu bảo tồn

thiên nhiên

Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị

mới

Công nghiệp

Từ 1000 tỷ đồng trở lên

Từ 60 tỷ đồng đến dưới 1000

tỷ đồng

Dưới 60 tỷ đồng

5 Y tế, văn hóa, giáo dục

Nghiên cứu khoa học, công

nghệ thông tin, phát thanh,

truyền hình

Kho tàng Du lịch, thể dục

thể thao

Xây dựng dân dụng, trừ xây

dựng khu nhà ở

Dự án thuộc lĩnh vực quốc

phòng, an ninh

Trên 800 tỷ đồng

Từ 45 tỷ đồng đến dưới 800

tỷ đồng

Dưới 45 tỷ đồng

II Phân tích dự án đường vành đai 4 - vùng thủ đô

1 Giới thiệu về dự án Đường Vành Đai 4 - Vùng Thủ đô:

Dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án Vành đai 4) là dự án trọng điểm của quốc gia, là công trình, sản phẩm cụ thể hóa quyết tâm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phát triển kinh

tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Vành đai 4 vùng Thủ đô đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh, kết nối với cao tốc Hà Nội -Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long, tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng Dự án khởi động từ năm

2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ 2027

2 Tổ chức dự án

2.1 Mục tiêu của dự án

Trang 9

Ngày 16-6-2022, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 56/2022/QH15, “Về chủ trương đầu tư Dự

án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội” Nghị quyết xác định rõ mục tiêu:

“Đầu tư xây dựng tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, vành đai liên vùng kinh tế trọng điểm Vùng Thủ đô Hà Nội, kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Hưng Yên, tỉnh Bắc Ninh và các địa phương khác trong vùng, phát huy hiệu quả đầu tư đối với các dự án đã và đang được đầu tư, tạo không gian phát triển mới và giải quyết các vấn đề tồn tại của Thủ đô Hà Nội, khai thác tiềm năng sử dụng đất, xây dựng hệ thống đô thị bền vững, hiện đại; góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”

Vành đai 4 - Vùng Thủ đô sẽ giải quyết nhu cầu giao thông trực tiếp cho khu vực đô thị trung tâm của Hà Nội, phân giải mạnh mẽ áp lực cho Vành đai 3 hiện đang quá tải về mật độ giao thông

2.2 Quy mô dự án

Thời gian thực hiện:

- Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt dự án thành phần: trước 31/01/2023

- Khởi công: trước 30/06/2023

- Cơ bản hoàn thành: vào năm 2026

- Đưa vào khai thác: năm 2027

Địa điểm thực hiện:

Tuyến có điểm đầu tại Km3+695 trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội; điểm cuối tại Km40+500 trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long, thuộc địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh

Đoạn tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long có chiều dài khoảng 9,7 km (đi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh) với điểm đầu tại Km30+900 kết nối đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long hiện hữu thuộc địa phận phường Võ Cường, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; điểm cuối khoảng Km40+600 thuộc phường Nam Sơn, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Dự án đi qua 07 quận, huyện tại TP Hà Nội gồm các huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường Tín và quận Hà Đông Tỉnh Hưng Yên gồm 04 huyện: Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mỹ, Văn Lâm Tỉnh Bắc Ninh gồm 04 huyện, thị xã, thành phố: Thị xã Thuận Thành, huyện Gia Bình, thị xã Quế Võ và TP Bắc Ninh

Chủ thể liên quan tới dự án

- Hội đồng Thẩm định dự án:

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch Hội đồng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Chủ tịch Hội đồng và các ủy viên hội đồng khác

- Nhà thầu:

Dự án thành phần 2.1 có đến 20 gói thầu, trong đó có 4 gói thầu xây lắp:

+ Gói thầu xây lắp số 08: Liên danh Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn - CTCP

Thịnh Vượng TVT - CTCP Đầu tư và Xây dựng Thái Yên

+ Gói thầu xây lắp số 09: Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam + Gói thầu số 10: Liên danh Tổng Công ty 319 Bộ Quốc phòng - Công ty TNHH Tập

đoàn CASPI - Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng Đô thị UDIC - CTCP Quản lý

và Xây dựng đường bộ Khánh Hòa

Trang 10

+ Gói thầu xây lắp số 11: Liên danh CTCP Tập đoàn Cienco4 (Mã: C4G) - CTCP

Thương mại và Xây dựng Hoàng Long - CTCP Sông Hồng

3 Ngân sách và chi phí

Sơ bộ tổng mức đầu tư của Dự án là 85.813 tỷ đồng, nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn

2021-2025 là 41.860 tỷ đồng, bao gồm hơn 19.380 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương trong

kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn ngân sách địa phương là hơn 22.470 tỷ đồng (trong đó ngân sách của Hà Nội là hơn 19.470 tỷ đồng); nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2026-2030 hơn 14.500 tỷ đồng, bao gồm 8.790 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách trung ương; nguồn vốn ngân sách địa phương hơn 5.710 tỷ đồng; vốn do nhà đầu tư thu xếp hơn 29.440 tỷ đồng

4 Kế hoạch dự án

Dự án Vành đai 4- Vùng Thủ đô được chia thành 7 dự án thành phần:

- Dự án thành phần 1.1 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận TP Hà

Nội) sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 13.370 tỷ đồng (ngân sách Trung ương khoảng 4.010

tỷ đồng, ngân sách địa phương 9.360 tỷ đồng)

- Dự án thành phần 1.2 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh

Hưng Yên) sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 3.740 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương)

- Dự án thành phần 1.3 (thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc địa phận tỉnh Bắc

Ninh) sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 2.480 tỷ đồng (ngân sách Trung ương khoảng 2.110

tỷ đồng, ngân sách địa phương 370 tỷ đồng)

- Dự án thành phần 2.1 chiều dài khoảng 58,2 km, quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu

tư khoảng 5.388 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương)

- Dự án thành phần 2.2 chiều dài khoảng 19,3 km, quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu

tự khoảng 1.505 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương)

- Dự án thành phần 2.3 chiều dài khoảng 35,3 km, quy mô 2 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu

tư khoảng 2.794 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương)

- Dự án thành phần 3 (đầu tư xây dựng đường cao tốc), UBND TP Hà Nội là cơ quan có

thẩm quyền triển khai theo phương thức PPP; chiều dài khoảng 112,8 km, quy mô theo quy hoạch 6 làn xe, phân kỳ đầu tư quy mô 4 làn xe, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 56.536 tỷ đồng, vốn Nhà nước khoảng 27.089 tỷ đồng

Thực trạng:

Tính đến hết tháng 9/2023, trong 4 dự án thành phần xây dựng, chỉ có dự án thành phần 2.1 (TP Hà Nội làm cơ quan chủ quản) đáp ứng tiến độ; các dự án thành phần 2.2 , dự án thành phần 2.3 và dự án thành phần 3 đang triển khai chậm so với yêu cầu và còn gặp một số khó khăn.

5 Quản lý chất lượng dự án

Ông Phạm Khắc Thưởng, Tổng thư ký Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề xuất cần nghiên cứu, cập nhật, hoàn thiện quy hoạch tỉnh; bổ sung kế hoạch sử dụng đất; rà soát, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Bên cạnh đó, cần quản lý chặt chẽ việc sử dụng, khai thác quỹ đất tại khu vực các nút giao Tập trung ưu tiên những dự án đường địa phương phục vụ sản xuất, kinh doanh, tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, các dự án động lực, có tính lan tỏa cao, tạo nguồn thu lâu dài cho địa phương, tạo công ăn việc làm và sinh kế cho người dân địa phương Hạn chế tối đa việc giao các vị trí thuận lợi để phát triển bất động sản nhà ở; khắc phục triệt để tình trạng phát triển manh mún, không đồng bộ

Ngày đăng: 30/03/2024, 09:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w