LỜI MỞ ĐẦU F&B là một trong những ngành phát triển mạnh ở Việt Nam, trong đó MÓN HUẾ là một trong những chuỗi thực phẩm gọi vốn thành công từ những nhà đầu tư nhưng vẫn bị thất bại.. Tro
Trang 1ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM – UEH
TRƯỜNG KINH DOANH KHOA TÀI CHÍNH
TIỂU LUẬN
Môn học: Kinh tế vi mô
ĐỀ TÀI:
Chủ đề 4: Món Huế trên thị trường F&B - Góc nhìn Kinh tế học vi mô
Giảng viên: Nguyễn Hữu Lộc
Mã lớp học phần: 24D2ECO50100101 Sinh viên: Đặng Hoài Hân MSSV: 33221020270
Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 3 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
PHẦN 1: TỐNG QUAN THỊ TRƯỜNG VÀ MÓN HUẾ 4
1.1 Thị trường F&B tại thời điểm món Huế phá sản 4
1.2 Tổng quan về thương hiệu MÓN HUẾ 5
PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH 7
2.1 Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn và dài hạn 7
2.2 Phân tích MÓN HUẾ dựa trên lý thuyết doanh nghiệp độc quyền 9
PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
F&B là một trong những ngành phát triển mạnh ở Việt Nam, trong đó MÓN HUẾ là một trong những chuỗi thực phẩm gọi vốn thành công từ những nhà đầu tư nhưng vẫn bị thất bại Trong
đó, MÓN HUẾ là một trong những chuỗi cửa hàng bán đồ ăn có mặt trên thị trường từ rất sớm, được thành lập vào năm 2006 và thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm Huy Việt Nam MÓN HUẾ phát triển hơn 80 cửa hàng, tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Tại đây kinh doanh những món ăn đến từ Huế và chiếm được sự tin tưởng của người dân từ sớm Tuy nhiên, đến gần cuối năm 2019, chuỗi cửa hàng này đã phả đóng cửa vì nhiều lý do
Những lý do khiến chuỗi cửa hàng MÓN HUẾ đóng cửa sau vòng gọi vốn năm 2014-2015
dù đến 30 triệu đô đến từ việc gia tăng chi phí cố định (tiền thuê mặt bằng, máy móc thiết bị, tiền lãi, lương nhân viên) qua quá trình mở rộng quy mô, số lượng cửa hàng, đến từ mô hình doanh nghiệp canh tranh độc quyền (định giá bán bún bò cao hơn so với giá thị trường) Từ đó, từ đỉnh cao 110 cửa hàng (năm 2015) đã phải phá sản vào năm 2019
Trang 4PHẦN 1: TỐNG QUAN THỊ TRƯỜNG VÀ MÓN HUẾ
1.1.Thị trường F&B tại thời điểm món Huế phá sản
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam đạt 6,8%.năm Trong đó, doanh thu từ thị trường F&B đạt mốc 200 tỷ USD vào năm 2019, tăng từ 34,3% so với năm 2019
Dự kiến doanh thu ngành F&B vào năm 2023 và 2025 là 408 tỷ USH và 45 triệu USD Qua đó cho thấy thị trường F&B là một thị trường thu hút và hấp dẫn nhà đầu tư
Hình 1: Doanh thu thị trường F&B Việt Nam giai đoạn 2018 – 2024
(nguồn: BMI, Euromonitor PHFM collect)
Người tiêu dùng có xu hướng quan tầm nhiều hơn về chất lượng và hương vị so với giá thành Qua đó cho thấy dù đây là thời điểm MÓN HUẾ phá sản, nhưng tiềm năng thị trường lại vần còn lớn Vì vậy, nguyên nhân ngoại cảnh ảnh hưởng rất ít đến việc phá sản của thương hiệu này
Trang 51.2.Tổng quan về thương hiệu MÓN HUẾ
Tên đầy đủ của MÓN HUẾ là Công ty TNHH Nhà hàng món Huế, thuộc sở hữu của Công
ty TNHH chế biến thực phẩm Huy Việt Nam với doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài ở công
ty mẹ Trong đó, cơ cấu cổ đông của món Huế lần lượt là 3,3 % thuộc Công ty TNHH thực phẩm Huy Việt Nam, 61% thuộc Huy Việt Nam Group Limited trụ sở đầu Cayman, Bắc Ireland và 35,6% Huy Viet Nam trụ sở Hồng Kông
MÓN HUẾ được khai trương cửa hàng đầu tiên vào tháng 1 năm 2007 tại TP Hồ Chí Minh Thương hiệu có định vị là nhà hàng “đặc trưng ẩm thực Huế” với môn hình được xây dựng theo chuỗi nhà hàng ăn tại chỗ, số lượng món từ 60 món với phân khúc khách hàng là nhóm khách hàng thu nhập trung bình, theo hướng món ăn vừa túi nhưng “ nổi trội về thương hiệu”
Hình 2: Kết quả kinh doanh của công ty món Huế từ 2016-2018 - Nguồn Cafef.vn
Theo đó, đây là thương hiếu thu hút lượng lớn nhà đầu tư Cụ thể, năm 2013 được đầu tư
3 triệu đô khi bắt đầu huy động vốn, hoàn tất vòng gọi vốn series C thì huy động được 15 triệu độ sau 2 năm Sau 3 lần gọi vốn, 65 triệu độ được huy động bới Huy Việt Nam khiến cho các thương hiệu thuộc sở hữu công ty tăng quy mô nhanh chóng lên gấp 7 lần, từ 11 cửa hàng (năm 2014) lên
110 cửa hàng vào cuối năm 2015 Với tham vọng muốn đưa cổ phiếu ra thị trường thế giới, công
Trang 6ty có kế hoạch niêm yếu lên sàn chứng khoán tại Hồng Kông để huy động thêm lượng vốn 100 triệu USD cho mục đích mở rộng các lĩnh vực kinh doanh
‘Tuy nhiên, Huy Việt Nam bị vướng vào các cáo buộc như bị tố nợ các khoản tiền của các nhà cung cấp đến hàng chục tỷ đồng vào năm 2012, ăn cắp thương hiệu nhà hàng Phở Hùng TP.HCM vào năm 2014, nợ tiền hàng trăm nhà cung cấp và các ông chủ “mất tăm”, âm thầm đóng cửa vào năm 2019 khiến cho hơn 1000 nhân viên bị nợ lương, nhà cung cấp bị nợ tiến và lừa đảo nhà đầu tư, từ đó trở thành một vụ bê bối lớn trong thị trường F&B ở Việt Nam tại thời điểm đó
Trang 7PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH
2.1.Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn và dài hạn
Trong kinh tế vi mô, lý thuyết về chi phí sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu cách các doanh nghiệp quyết định sản xuất và giá thành sản phẩm Dưới đây là một số khái niệm và lý thuyết cơ bản về chi phí sản xuất trong kinh tế vi mô:
- Chi phí cố định (Fixed Cost – FC): Là những chi phí không thay đổi khi sản lượng sản xuất thay đổi Ví dụ: chi phí thuê nhà xưởng
- Chi phí biến đổi (Variable Cost – VC): Là những chi phí thay đổi theo sản lượng sản xuất
Ví dụ: chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp
- Tổng chi phí: Là tổng hợp của chi phí cố định và chi phí biến đổi:
o TC = FC + VC
- Chi phí trung bình:
o Chi phí trung bình cố định (Average fixed cost): Là tổng chi phí cố định chia cho sản lượng sản xuất: AFC = FC / Q
o Chi phí trung bình biến đổi (Average variable cost): Là tổng chi phí biến đổi chia cho sản lượng sản xuất: AVC = VC / Q
o Chi phí trung bình tổng cộng (Average total cost): Là tổng chi phí sản xuất chia cho sản lượng sản xuất: ATC = TC / Q
Trong ngắn hạn, doanh nghiệp đóng cửa nếu TR < VC => TR/Q < VC/Q
- TR/Q : tổng doanh thu chia sản lượng hàng hoá, hay doanh thu bình quân AVC
- AVC của mọi doanh nghiệp thì đều bằng giá hàng hoá của doanh nghiệp, tức AVC=P
- VC/Q : chi phí biến đổi bình quân AVC
Nếu P< AVC: giá hàng hoá thấp hơn chi phí biến đổi => Doanh nghiệp phải đóng cửa
Trang 8Hình 3: Doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền trong ngắn hạn - Nguồn Copyright © 2004 South-Western
Trong dài hạn, doanh nghiệp rời thị trường khi tổng doanh thu nhỏ hơn tổng chi phí Trong đó, TR < TC
Chia cho sản lượng Q: TR/Q < TC/Q TR/Q là doanh thu bình quân, bằng giá bán sản phẩm (P), TC/Q là chi phí bình quân
Rời thị trường khi P<ATC (Giá thấp hơn chi phí sản xuất bình quân)
Hình 4: Đường cung doanh nghiệp trong dài hạn - Nguồn Copyright © 2004 South-Western
Trang 92.2.Phân tích MÓN HUẾ dựa trên lý thuyết doanh nghiệp độc quyền
Về giá, MÓN HUẾ có giá 1 tô bún bò là 65.000 đồng trong khi thị trường trung bình từ 35.000 – 40.000 đồng tại thời điểm đó Người tiêu dùng có các lựa chọn khác phụ hợp hơn với mức sẵn lòng trả của họ
Từ đó khiến P>MC, làm lượng cầu Q giảm và tổng doanh thu giảm TR<TC
Từ số vốn qua gọi vốn, công ty Huy Việt Nam mở rộng quy mô nhanh chóng để tối đa dòng vốn quá lớn này Trong đó, MÓN HUẾ mở rộng đến 200 chi nhánh nhưng lại thiếu sót trong bài toán lợi nhuận với những vấn đề về giá tăng mặt bằng quá cao của thị trường mặt bằng Trong
đó, chi phí mặt bằng cho một cơ sở của món Huế có giá từ 120 triệu – 150 triệu VNĐ và từ 2.4 tỷ đến 3 tỷ VNĐ cho tiền mặt bằng của 200 cơ sở
Theo công thức tính tổng chi phí, ta có: TC=FC+VC
Từ đó cho thấy FC của MÓN HUẾ đã từ 3 tỷ VNĐ trong 1 tháng từ tiền mặt bằng, chưa tính đến VC gồm chi phí nguyên liệu, chi phí lao động,… Từ đó, cho thấy việc có quá nhiều cửa hàng MÓN HUẾ, đặt biệt là tại các thủ đô lớn có gía cho thuê mặt bằng cao, khiến Tổng chi phí tăng cao dẫn đến tăng giá thành sản phẩm để bù vào tiền mặt bằng Điều đó khiến MÓN HUẾ khó cạnh tranh với các đối thủ khách trong thị trường F&B từ đó giảm cả luôn về số lượng khách hàng lẫn doanh thu Doanh thu 2017 và 2018: lỗ 54 tỷ và 50 tỷ => TR < TC => TR/Q < TC/Q => P<ATC
Rời khỏi thị trường
Trang 10PHẦN 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT
Cần nghiên cứu kỹ mô hình kinh doanh: việc MÓN HUẾ là nhà hàng đặc trưng bởi ẩm
thực Huế nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro và mất đi các giá trị cốt lõi của món Huế không còn giữ được và mô hình ẩm thực địa phương khó nhân lên thành quy mô chuỗi, kèm với giá thành cao hơn các chuỗi khác tại thời điểm đó Do đó, việc lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp theo mục đích và giữ vực được giá trị cốt lõi góp phần vào thành công của chuỗi cửa hàng
Thay đổi tư duy kinh doanh và sản xuất: trong đó cập nhật các mô hình kinh doanh, có
thay đổi nhận thức, tư duy và chiến lược mới, chủ động đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên liệu, dòng sản phẩm tiện ích và sáng tạo hơn, phù hợp với thế mạnh trong nước
và cập nhật theo nhu cầu và xu hướng của thị trường và người tiêu dùng Bên cạnh đó, hiện đại
hoá và chọn kênh phân phối phù hợp
Giá sản phẩm phù hợp: việc lựa chọn giá thành phù hợp với mức sẵn lòng trả của khách
hàng giúp đảm bảo doanh thu cho doanh nghiệp Tránh trường hợp vì đầu tư và mở rộng tăng trưởng quy mô không đi cùng với tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Như trường hợp của MÓN HUẾ thì biên lợi nhuận gộp của chỉ đạt được 65-68%
Đảm bảo động lực cho nhà sáng lập qua tỷ lệ cổ phần: các nhà đầu tư tài chính của
MÓN HUẾ lên tới 90% cổ phần nên chỉ còn 10% cổ phần cho người vận hành nên động lực của
họ không còn nữa Vì vậy, cần cân nhắc thay đổi cơ cấu chủ sở hữu một cách phù hợp để đảm bảo nhân lực có thể vận hành mà không bị mất động lực về tài chính
Minh bạch trong quản lý dòng tiền: việc quản lý dòng tiền và minh bạch sẽ góp phần
giúp nhìn rõ các khoản thu chi và từ đó đưa ra quyết định tốt hơn, khiến cho các nhà đầu tư có thể tin tưởng hơn trong đầu tư Xét trong nhiều báo cáo tài chính của MÓN HUẾ, dòng tiền chi cho các bên cung cấp dịch vụ của MÓN HUẾ tăng từ 6,8 tỷ năm 2016 lên 302 tỷ đồng nhưng doanh thu không hề tăng trưởng Tài sản cố định thì từ 35 tỷ năm 2016 lên 94 tỷ đồng, chi phí xây dựng cho các hạng mục chưa hoàng thành lên đến 61 tỷ đồng, mức chi tăng vọt lên tới 819 tỷ đồng Vì vậy, những khoản chi lớn của những người quản lý đã lợi dụng quyền quản lý và gây thất thoát tài sản, tổn hại cho nhà đầu tư và các bên liên quan
Trang 11Hình 5: Cấu trúc tài sản ngắn hạn của MÓN HUẾ từ năm 2016-2017
(nguồn: tạp chí Kinh tế Sài Gòn Online)
Trang 12TÀI LIỆU THAM KHẢO
N Greory Mankiw "Principles of Microeconomics 6th edition" ( Kinh tế học vi mô - Dịch: Khoa Kinh tế trường UEH)
Món Huế phá sản: https://nhahangso.com/mon-hue-pha-san.html
Chuỗi nhà hàng Món Huế đóng cửa: https://vnexpress.net/chuoi-nha-hang-mon-hue-dong-cua-4000635.html
Món Huế phá sản: Bài học quản lý và vận hành chuỗi:
https://nhahangso.com/mon-hue-pha-san.html
Món Huế đã sai lầm ở chỗ nào: https://www.brandsvietnam.com/19588-Mon-Hue-da-sai-lam-o-cho-nao