1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn học thương mại quốc tế đề tài eco soi xuất khẩu sang thị trường australia

41 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Eco-soi Xuất Khẩu Sang Thị Trường Australia
Tác giả Nguyễn Trọng Hải, Bùi Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thu Phương, Phan Thị Thảo Nhi
Người hướng dẫn Ngô Thị Hải Xuân
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thương Mại Quốc Tế
Thể loại Báo Cáo Dự Án Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 4,39 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH (9)
    • I. Tổng quan về doanh nghiệp (9)
      • 1. Giới thiệu về công ty và quá trình hình thành (9)
      • 2. Khái quát về sản phẩm xuất khẩu của Eco-soi (10)
      • 3. Khái quát hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (10)
    • II. Phân tích thị trường Australia (11)
      • 1. Lý do lựa chọn thị trường (11)
      • 2. Đặc điểm thị trường (12)
    • III. Các quy định pháp lý gắn với Thương mại Quốc tế tại thị trường (16)
      • 1. Những nội dung quan trọng gắn với các hiệp định FTA giữa Việt Nam và Australia (16)
      • 2. Những quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT) của sản phẩm với thị trường Australia 21 3. Những quy định phòng vệ thương mại Eco-soi cần nắm rõ khi xuất khẩu sản phẩm (30)
      • 4. Những quy định pháp lý khác tại thị trường phát sinh trong bối cảnh hiện nay (32)
    • IV. Rủi ro xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường (32)
    • V. Ba lưu ý cấp thiết nhất giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt nhằm gia tăng hiệu quả xuất khẩu mă }t hàng đ~ chọn tại thị trường này trong năm 2024.................................................24 PHẦN III: KẾT LUẬN............................................................................................................. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................... PHỤ LỤC 1.............................................................................................................................. PHỤ LỤC 2.............................................................................................................................. PHỤ LỤC 3.............................................................................................................................. PHỤ LỤC 4 (33)

Nội dung

MỤC LỤCPHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU...I.Tính cần thiết của đề tài...II.Phạm vi nghiên cứu...III.Tóm tắt ý chính bài dự án...PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH...1I.Tổng quan về doanh nghiệp...11.Giới thiệu về

NỘI DUNG CHÍNH

Tổng quan về doanh nghiệp

1 Giới thiệu về công ty và quá trình hình thành a Giới thiệu về công ty

Eco-soi là một công ty tiên phong trong lĩnh vực sản xuất sợi từ lá dứa, một nguyên liệu tự nhiên và bền vững, đặc biệt phổ biến ở Việt Nam Được thành lập với mục tiêu tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, Eco-soi không chỉ chú trọng đến chất lượng sản phẩm mà còn đến tác động xã hội và môi trường của quá trình sản xuất.

Công ty đã tạo ra một quy trình sản xuất độc đáo, không sử dụng hóa chất độc hại, giảm thiểu lượng khí thải nhà kính và rác thải, đồng thời tạo ra hàng trăm việc làm cho bà con nông dân, góp phần nâng cao giá trị của cây dứa Việt Nam và khôi phục làng nghề dệt may truyền thống Sản phẩm chủ lực của Eco-soi là sợi dứa thô, được tách từ lá dứa tươi bằng phương pháp cơ học và sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời Sợi dứa không chỉ có vẻ ngoài đẹp mắt với màu trắng sữa tự nhiên mà còn có độ bền cao, phù hợp với nhu cầu của ngành thời trang và may mặc bền vững.

Eco-soi cũng đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới và sáng tạo, không ngừng cải tiến kỹ thuật và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường Điều này thể hiện qua việc công ty không chỉ sản xuất sợi dứa mà còn mở rộng sang các loại sợi thiên nhiên khác như sợi chuối, đồng thời phát triển các sản phẩm từ sợi như khăn tắm, khăn choàng cổ và các loại vải khác Đội ngũ lãnh đạo của Eco-soi gồm những cá nhân giàu kinh nghiệm và đam mê với sứ mệnh bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn Vũ Thị Liễu, người sáng lập và là giám đốc điều hành, là chuyên gia môi trường với hiểu biết sâu rộng về tác động của việc đốt lá dứa đến môi trường và sức khỏe cộng đồng Nguyễn Văn Hạnh, giám đốc kỹ thuật, đã sáng lập hợp tác xã nông sản Hạnh phúc với mong muốn nâng cao đời sống của bà con nông dân. Eco-soi không chỉ là một doanh nghiệp sản xuất sợi, mà còn là một tổ chức có tầm nhìn xa và sứ mệnh rõ ràng: tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng sợi dứa vào ngành may mặc và thời trang tại Việt Nam, đưa sản phẩm sợi thiên nhiên của Việt Nam ra thế giới, giảm phát thải CO2, và tạo sinh kế cho người dân nông thôn Với giá trị cốt lõi là hợp tác, trách nhiệm và sáng tạo, Eco-soi đã và đang trong quá trình khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và quốc tế, không chỉ qua các sản phẩm chất lượng cao mà còn qua tác động tích cực đến môi trường và xã hội. b Quá trình hình thành

Eco-soi được thành lập vào ngày 30/3/2021, bắt đầu nghiên cứu các dòng máy tách sợi, nghiên cứu và tìm kiếm thị trường, kết nối với các nguồn cung lá dứa trên khắp đất nước. Bên cạnh đó, Eco-soi còn liên kết và chuyển giao công nghệ cho các vùng cung cấp nguyên liệu nhầm đảm bảo nguồn cung cho khách hàng

Tháng 5/2022 doanh thu của Eco-soi mới chỉ đạt 700 triệu đồng Mô hình của Eco-soi là chuyển giao công nghệ cho các hợp tác xã và những doanh nghiệp có sẵn vùng nguyên liệu, cơ sở vật chất, nguồn lao động là người dân địa phương

Theo tiết lộ của nhà sáng lập-chị Vũ Thị Liễu thì khách hàng đầu tiên của Eco-soi chính làPINATEX-đây là nơi sản xuất da từ sợi lá dứa lớn nhất thế giới

Mở rộng thêm kênh B2C thay vì chỉ tập trung vào kênh phân phối sản phẩm B2B như năm 2022.

Bên cạnh đó, trong năm này Eco-soi (nhà cung cấp sợi dứa lớn nhất Việt Nam) còn là tài trợ cho cuộc thi Business Competition 2023.

Từ ngày 2-4 tháng 9 năm 2023, Eco-soi tham gia chương trình Sustainable Festival tại Luzern Wand, Thuỵ Sĩ Đây là chương trình tổ chức thường niên sản phẩm và các cuộc thảo luận nhóm về các chủ đề liên quan tới phát triển bền vững, quy tụ các nhãn hàng, công ty, nhà thiết kế trưng bày và giới thiệu về sản phẩm cũng như hành trình của mình Và sự xuất hiện của Eco-soi tại festival đã được chào đón nồng nhiệt bởi câu chuyện và ý nghĩa đằng sau chúng

Tháng 3/2024 chính thức kỷ niệm 3 năm thành lập Eco-Soi, đánh dấu một hành trình đầy ý nghĩa trong sứ mệnh đồng hành cùng thời trang bền vững Những năm qua Eco-soi đã nỗ lực phấn đấu trở thành thương hiệu tiên phong cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp dệt may Việt Nam.

2 Khái quát về sản phẩm xuất khẩu của Eco-soi

Tên sản phẩm: Sợi lá dứa và vải được dệt từ sợi lá dứa

Mã HS: 53110090 Vải dệt thoi từ các loại sợi dệt gốc thực vật khác

53089090 Sợi từ các loại xơ dệt gốc thực vật khác; sợi giấy

Mặc dù chỉ mới thành lập từ năm 2021 nhưng Eco-soi vẫn không ngừng nghiên cứu và phát triển để cho ra đa dạng sản phẩm như: sợi dứa, vải dệt từ sợi dứa, khăn choàng từ sợi dứa, khăn tắm từ sợi dứa, sợi chuối và đồ thủ công mĩ nghệ… Tuy nhiên, bài nghiên cứu của nhóm 2 lựa chọn nghiên cứu sợi dứa và vải được dệt từ sợi dứa bởi vì đây là sản phẩm mà Eco-soi có thời gian kinh doanh lâu hơn, cũng như có lợi thế cạnh tranh cao hơn.

Loại vải này phổ biến ở Philippines và đây là đất nước có kinh nghiệm sản xuất vải sợi dứa lâu đời, cũng là 1 trong những nguồn cung vải sợi dứa lớn cho Pinatex Tuy nhiên, lý do mà sản phẩm sợi dứa của Eco-soi được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh cao hơn là vì "đối thủ" Philippines sản xuất 1 kg sợi từ 67kg lá dứa thì Eco-soi chỉ cần 55kg Ngoài ra, Eco-soi còn chuyển giao công nghệ giúp sản xuất được 4kg sợi/ngày trong khi đó đối thủ cạnh tranh Philippines chỉ sản xuất được 3,75kg sợi/ngày.

Bên cạnh đó, vải sợi dứa còn mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh so với vải sợi bông Loại vải này có đặc tính kỹ thuật, có tính hấp thụ mồ hôi lớn, độ bền kéo tốt hơn sợi bông

3 Khái quát hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp

Tháng 5/2022, Eco-soi đã có đơn hàng xuất khẩu đầu tiên với thương hiệu thời trang xanh Pinatex lớn nhất thế giới, được biết đơn hàng trị giá khoảng 700 triệu đồng.

Tháng 6/2022 tới đây, dự kiến những container sợi lá dứa đầu tiên của công ty sẽ lên đường sang Thụy Sỹ

06/07/2022, sản lượng của Eco-soi hiện là 2-3 tấn sợi/tháng, toàn bộ xuất khẩu đi Anh, Philippines, Nhật.

Kết quả hoạt động năm 2022, doanh thu của Eco-soi đã đạt gần 5 tỷ đồng Hơn nữa, với sản phẩm phụ trợ dệt may “hấp dẫn”, đến nay, Eco-soi đã thu hút được nhiều khách hàng và đối tác lớn như: Vitex, La Phạm, Lacoste, Vtri, Kibv, Toyoorimono,…

Cho đến 2024, Eco-soi đã xuất khẩu các đơn hàng đến với thị trường Châu Âu khó tính và các nước Nhật Bản, Trung Quốc Những ông lớn của ngành thời trang thế giới cũng đã bắt đầu quan tâm và có những đơn hàng đầu tiên với Eco-soi.

Và cho đến hiện tại, Eco-soi hiện đang là đối tác với các thương hiệu thời trang nổi tiếng như: Pinatex, Vtri, Viện Nghiên Cứu Da Giày, Toyoorimono, Unitika, Viramie, Vitex, La Pham,

Vu Viet Ha, Peel Lab, Lacoste, Kibv, Amreborn.

Phân tích thị trường Australia

1 Lý do lựa chọn thị trường

Australia là một trong những nền kinh tế phát triển và lớn mạnh nhất thế giới Đây là đất nước nằm trong nhóm G20-những nền kinh tế lớn nhất thế giới, không những vậy Australia còn là 1 trong 10 đất nước thu hút FDI lớn nhất toàn cầu Australia không chỉ mang lại tiềm năng lớn về tiêu thụ mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường và tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp tại Việt Nam Bên cạnh đó Australia còn là một trong những đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam, đó chính Hiệp định AANZFTA đây là hiệp định được kí kết giữa ASEAN –Australia và New Zealand Hiệp định này giúp mở ra nhiều lợi thế cho hàng hóa, dịch vụ, lao động và đầu tư của Việt Nam.

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Australia cũng vừa có thêm 1 FTA chúng đó chính là hiệp định CPTPP, Hiệp định này có hiệu lực với Australia vào 12/2018 và có hiệu lực với Việt Nam vào 1/2019 Hiệp định này so với các FTA trước đó kể cả ANNZFTA đều có tiêu chuẩn cao hơn kể cả về mức độ tự do hóa và phạm vi áp dụng Trong đó, Australia cam kết mở cửa đáng kể hơn cho Việt Nam về hàng hóa, dịch vụ, lao động và đầu tư Ngoài ra, từ ngày 11/11/2020 Australia là thành viên của hiệp định RCEP và ngày 15/11/2020 Việt Nam cũng kí hiệp định RCEP Đây cũng là một trong những FTA tiềm năng với tham vọng đặt ra các tiêu chuẩn cao về thương mại và đầu tư Do đó, trong thời gian tới việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường tiềm năng Austalia

Trong ngành công nghiệp dệt may, Australia chứng kiến sự gia tăng đáng kể trong việc nhập khẩu các sản phẩm từ ngành này, với Việt Nam là một trong những nguồn cung cấp chính. Theo thông tin từ đại diện thương mại Việt Nam ở Australia, tính đến tháng 9 năm 2023, lượng hàng may mặc nhập khẩu của Australia đã giảm 11,5% so với thời điểm tương ứng năm trước Trong khi đó, Việt Nam lại ghi nhận mức tăng trưởng 10% trong giá trị nhập khẩu của mặt hàng này Đồng thời, theo số liệu từ Tổng cục hải quan Việt Nam, xuất khẩu dệt may từ Việt Nam sang Australia đã tăng 8% so với năm 2022 và tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Một xu hướng đáng chú ý khác là sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng Australia đối với thời trang bền vững và thân thiện với môi trường Điều này mở ra cơ hội cho sợi dứa,với các tính chất tự nhiên, khả năng phân hủy sinh học và không gây hại cho môi trường, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về sản phẩm thời trang có trách nhiệm với môi trường Từ những tiềm năng mà thị trường Australia mang lại, Eco-soi sẽ có nhiều cơ hội cũng như nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị trường này.

2 Đặc điểm thị trường a Quy mô nhập khẩu i Sơ lược kinh tế Australia

- Nền kinh tế: Australia là một nền kinh tế phát triển và theo trang worldbank.org, tổng GDP của Australia năm 2022 đạt 1.693 tỷ USD - đứng thứ 12 trên thế giới.

- Dân số: Tổng dân số Australia năm 2022 là hơn 26 triệu người, thu nhập bình quân đầu người ở mức cao đạt 65.099,8 USD/năm vào năm 2022 - đứng thứ 11 trên thế giới Kinh ngạch xuất nhập khẩu: o Nhập khẩu: 333 tỷ USD năm 2022 o Xuất khẩu: 430 tỷ USD năm 2022

- Cán cân thương mại: thặng dư 97 tỷ USD năm 2022.

- FDI nước ngoài chiếm 4,1% tổng GDP vào năm 2022.

- Hàng hóa xuất khẩu chính: Khoáng sản, năng lượng, nông nghiệp.

- Hàng hóa nhập khẩu chính: máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, hóa chất, nhiên liệu. ii Quy mô và cơ cấu nhập khẩu

Mặc dù Australia có truyền thống là một quốc gia xuất khẩu nhưng lại đặc biệt phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu trong những năm gần đây Năm 2022, Australia nhập khẩu khoảng 289,4 tỷ USD hàng hóa, tăng khoảng 27,1% so với năm 2018.

Dưới đây là danh sách 5 mặt hàng nhập khẩu hàng đầu của Australia:

[1]Nhiên liệu khoáng sản (69,6 tỷ USD)

Chiếm khoảng 15,9% lượng nhập khẩu của Australia, nhiên liệu khoáng sản là mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Australia vào năm 2022 Chủ yếu bao gồm dầu mỏ đã qua chế biến, dầu thô, cặn dầu mỏ và khí dầu mỏ.

Máy móc bao gồm cả máy tính, chiếm khoảng 13,6% hàng nhập khẩu của Australia. [3]Xe cộ (35,7 tỷ USD) Ô tô chiếm 12,4% lượng nhập khẩu của Australia vào năm 2022, bao gồm nhập khẩu ô tô, xe tải, phụ tùng ô tô, máy kéo, rơ moóc, xe máy, v.v Chỉ riêng ô tô đã chiếm 19,2 tỷ USD nhập khẩu, tăng 9,3% so với năm 2021.

[4]Máy móc thiết bị điện (29,5 tỷ USD)

Người Australia thích sử dụng thiết bị điện – vì vậy thiết bị này đóng góp khoảng 10,2% lượng nhập khẩu của Australia vào năm 2022.

Cho đến nay, thiết bị điện số một được Australia nhập khẩu chủ yếu là điện thoại di động, bao gồm cả điện thoại thông minh Chỉ riêng điều này đã chiếm khoảng 8,8 tỷ USD hàng nhập khẩu của Australia Nhập khẩu động cơ điện hay tổng hợp cũng tăng đáng kể 20,1%, pin tích điện cũng tăng chỉ hơn 29%.

Dược phẩm chiếm khoảng 4,5% nhập khẩu của Australia Việc nhập khẩu các mặt hàng như thuốc và thiết bị y tế được quản lý chặt chẽ và nhiều loại dược phẩm bị Bộ Y tế vàLực lượng Biên giới Australia cấm nhập khẩu vào biên giới Australia.

Các quốc gia mà Australia nhập khẩu chủ yếu là: Trung Quốc (21%); Hoa Kỳ (12%); Nhật Bản (7%); Hàn Quốc (4%); Đức (4%).

Về mặt hàng dệt may, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dệt may của Australia đạt 7,382 tỷ USD (2021) và kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Australia tăng từ 3-5%/năm trong 5 năm từ 2018-2023 Việt Nam là quốc gia đứng thứ 4 trong tổng kinh ngạch nhập khẩu dệt may của Australia Cụ thể, nhập khẩu dệt may từ Việt Nam đạt 488.3 nghìn USD (2021) chiếm 6,1% thị phần nhập khẩu, và theo số liệu của Tổng Cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu ngành hàng này sang Australia sau 10 tháng năm 2023 tăng trưởng 8% so với cùng kỳ năm

2022 và tăng 38,2% so với cùng kỳ năm 2021

Về sợi dứa và các sản phẩm dệt may làm từ sợi dứa, mặc dù chưa có nhiều thông tin về tình hình nhập khẩu của mặt hàng này tại Australia nhưng đây vẫn là một mặt hàng rất tiềm năng trong tương lai khi mà nhu cầu về sản phẩm thời trang bền vững, thân thiện với môi trường đang ngày càng tăng tại Australia. b Tiềm năng tăng trưởng i Tiềm năng tăng trưởng của mặt hàng dệt may

Trong năm 2020-21, lĩnh vực thời trang và dệt may Australia đã tạo ra hơn 27,2 tỷ USD cho nền kinh tế Australia, khoảng 1,5% GDP (Hội đồng Thời trang Australia - AFC, 2021). Doanh thu xuất khẩu là 7,2 tỷ USD và ngành này đã tuyển dụng hơn 489.000 lao động trong nước (AFC, 2021) Hội đồng Thời trang Australia nhấn mạnh rằng:

- Hơn 24.333 doanh nghiệp bán lẻ quần áo hoạt động trên khắp nước Australia.

- Chi tiêu của người tiêu dùng cho các mặt hàng thời trang chiếm 25 tỷ USD hàng năm.

- Hơn 6 tỷ USD từ các sản phẩm dệt may, quần áo và giày dép được tạo ra hàng năm.

- Doanh thu xuất khẩu 7,2 tỷ USD chiếm 1,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Australia (gấp đôi giá trị của rượu và bia).

Báo cáo của Hội đồng Thời trang Australia cũng cho thấy rằng trong vòng 10 năm, ngành thời trang và dệt may Australia có tiềm năng mang lại thêm 10,8 tỷ USD lợi nhuận kinh tế, tạo thêm 86.000 việc làm và trở thành ngành công nghiệp trị giá 38 tỷ USD vào năm 2032. Các dự báo ngắn hạn cho thấy Ngành công nghiệp này có tiềm năng tạo ra thêm 1,3 tỷ USD, bao gồm 700 triệu USD từ đầu tư bổ sung, 500 triệu USD xuất khẩu và 100 triệu USD tiêu dùng cá nhân và chi tiêu chính phủ.

Bên cạnh đó, quy mô Thị trường Dệt may Gia đình Australia ước tính đạt 5 tỷ USD vào năm

2024 và dự kiến sẽ đạt 6,24 tỷ USD vào năm 2029, tăng trưởng với tốc độ CAGR là 4,56% trong giai đoạn dự báo (2024-2029) ii Tiềm năng tăng trưởng của sản phẩm

Vải sợi dứa là chất liệu thuộc ngành thời trang bền vững, có nguồn gốc từ tự nhiên, thân thiện với môi trường Nhờ đó mặt hàng này có rất nhiều lợi thế tại thị trường Australia: Thứ nhất, theo nghiên cứu mới nhất từ YouGov Surveys cho thấy hơn một nửa (51%) người tiêu dùng Australia cho biết việc nhìn thấy một mặt hàng thời trang được đánh dấu là “được sản xuất bền vững” hoặc tương tự sẽ khiến họ có nhiều khả năng mua nó hơn Thứ hai, ngành công nghiệp thời trang bền vững đang trở thành một xu hướng phổ biến tại Australia, khi mà người tiêu dùng quan tâm đến nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm mình mua Và cuối cùng, Chính phủ Australia có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, theo như báo cáo mới nhất của nhóm hàng này tại Market Report World: “Từ năm

Các quy định pháp lý gắn với Thương mại Quốc tế tại thị trường

1 Những nội dung quan trọng gắn với các hiệp định FTA giữa Việt Nam và Australia a Hiệp định AANZFTA i Mức thuế quan xuất khẩu

Australia đã cam kết loại bỏ hầu hết các loại thuế liên quan đến ngành dệt may ngay khi Hiệp định có hiệu lực Còn 153 loại thuế còn lại sẽ được loại bỏ dần trong vòng 10 năm tới Điều này có nghĩa là tất cả các loại thuế áp đặt lên sản phẩm dệt may từ Việt Nam sẽ giảm về 0% bắt đầu từ năm 2020. ii Rào cản phi thuế quan

Australia là một trong những thị trường có các quy định rất nghiêm ngặt về nguồn gốc của hàng hóa, tiêu chuẩn về chất lượng, kỹ thuật Tham gia vào Hiệp định Thương mại Tự do Australia-New Zealand (AANZFTA), các rào cản thuế quan đã giảm, nhưng các rào cản phi thuế quan đã tăng, gây khó khăn cho hàng xuất khẩu từ Việt Nam khi muốn tiếp cận thị trường Australia.

Các chính sách về thương mại cũng như là thuế quan được Australia công bố rõ ràng, tuy nhiên, các quy định về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (SPS), tiêu chuẩn kỹ thuật (TBT) và các yêu cầu về bao bì, nhãn mác đều được kiểm tra chặt chẽ Tất cả các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu buộc phải tuân thủ quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm được Bộ Y

Tế cấp phép Hơn nữa, các sản phẩm công nghiệp phải tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật Tổng thể, mọi loại hàng hóa muốn nhập khẩu qua Australia phải tuân thủ các quy định về đóng gói và nhãn mác.

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có thông tin đầy đủ hoặc không cập nhật kịp thời về các quy định nhập khẩu và kiểm dịch của Australia Do đó, việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đến thị trường này vẫn gặp khó khăn trong quá trình thâm nhập thị trường cũng như trong quá trình kiểm dịch Để đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu, ViệtNam đã thực hiện các cải cách như cải cách về thủ tục hành chính, về xuất nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương giữa hai nước Tuy nhiên, các thủ tục hành chính, các chi phí xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ và quy trình thông quan còn mất nhiều thời gian và rất phức tạp iii Quy tắc xuất xứ

Trong AANZFTA, hàng dệt may tuân thủ quy tắc “Cắt, May và Hoàn thiện sản phẩm,” hay

“Từ cắt may trở đi.” Theo quy tắc này, nếu hoạt động Cắt, May và Hoàn thiện sản phẩm diễn ra trong khu vực FTA, thì sản phẩm coi là “có xuất xứ” theo FTA đó.

Quy tắc Tỷ lệ tối thiểu (De Minimis)

Quy định này cho phép hàng dệt may, mặc dù không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã HS, vẫn được xem là có xuất xứ trong trường hợp: Trọng lượng của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất hàng hóa không vượt quá 10% tổng trọng lượng của sản phẩm Trị giá của tất cả nguyên liệu không có xuất xứ như đã nêu không vượt quá 10% tổng trị giá FOB của sản phẩm.

AANZFTA có cam kết đặc biệt cho phép cộng gộp giá trị gia tăng thực tế của nguyên liệu dệt may, ngay cả khi không đáp ứng RVC 40%.

Ví dụ: Nguyên liệu dệt may chỉ đạt RVC 19% vẫn được cộng gộp giá trị 19% vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xứ cho thành phẩm.

Quy định này giúp mở rộng cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm dệt may Việt Nam, vốn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng RVC 40%. iv Bảo hộ sở hữu trí tuệ

Chương 13 của AANZFTA bao gồm một số nghĩa vụ cụ thể về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, với mục tiêu củng cố các nghĩa vụ TRIPS của Tổ chức Thương mại Thế giới và đạt được mức độ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cao hơn vượt qua các tiêu chuẩn tối thiểu theo Hiệp định TRIPS:

Bảo vệ bằng sáng chế, nh~n hiệu và bản quyền

Thỏa thuận này yêu cầu các bên tuân thủ các hiệp ước IP không phải TRIPS, bao gồm Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT), Hiệp ước Luật Sáng chế và Hiệp ước Budapest về Công nhận Quốc tế đối với việc ký gửi Vi sinh vật cho Mục đích của Thủ tục Sáng chế (1977). Quy định về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý (GI) chỉ yêu cầu các bên cung cấp trên Internet cơ sở dữ liệu liệt kê tất cả các quyền nhãn hiệu đang chờ xử lý và đã đăng ký trong khu vực pháp lý tương ứng của họ AANZFTA, phù hợp với quan điểm của Australia trong các cuộc đàm phán thương mại đa phương, dựa vào luật nhãn hiệu và cạnh tranh không lành mạnh để bảo vệ GI Để bảo vệ bản quyền, TRIPS yêu cầu tiến hành tố tụng hình sự đối với các trường hợp liên quan đến cố ý vi phạm bản quyền vì lợi ích thương mại hoặc lợi ích tài chính AANZFTA mở rộng nghĩa vụ này đối với các trường hợp một người cố tình thực hiện hành vi vi phạm bản quyền đáng kể, không nhằm mục đích lợi ích thương mại hoặc lợi ích tài chính nhưng có “tác động gây phương hại đáng kể” đến chủ sở hữu bản quđể cho phép quản lý tập thể quyền tác giả.yền Mỗi bên cũng được yêu cầu thúc đẩy việc thành lập các cơ quan thích hợp Các bên AANZFTA đã đồng ý tăng mức độ bảo vệ đối với công nghệ kỹ thuật số bằng cách cung cấp sự bảo vệ pháp lý đầy đủ và các biện pháp khắc phục pháp lý hiệu quả chống lại hành vi phá hoại các biện pháp công nghệ hiệu quả mà tác giả và chủ sở hữu quyền liên quan áp dụng để bảo vệ nội dung của họ

Minh bạch và hợp tác

AANZFTA yêu cầu các bên thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao tính minh bạch và cải thiện việc quản lý quyền sở hữu trí tuệ Điều này bao gồm yêu cầu xây dựng luật và quy định về sở hữu trí tuệ cũng như các quyết định tư pháp và phán quyết hành chính cuối cùng, được công bố công khai trên Internet và bằng tiếng Anh Yêu cầu này sẽ thúc đẩy tính minh bạch và khả năng dự đoán cao hơn liên quan đến việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ và sẽ dẫn đến một môi trường kinh doanh cởi mở, có thể dự đoán và minh bạch hơn, từ đó sẽ tạo ra niềm tin lớn hơn vào thị trường. v Cam kết về môi trường - phát triển bền vững

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong hợp tác kinh tế giữa ASEAN, Australia và New Zealand Thỏa thuận được nâng cấp này mang đến nhiều giá trị gia tăng, bao gồm:

Cập nhật các thông lệ thương mại hiện đại để đảm bảo phù hợp với xu hướng phát triển mới của thương mại quốc tế.

Thúc đẩy hội nhập và phục hồi chuỗi cung ứng giúp tăng cường mạnh mẽ kết nối kinh tế và hỗ trợ phục hồi sau đại dịch, đây là một bước tiến quan trọng, góp phần phát triển, thúc đẩy cho kinh tế phát triển bền vững.

Cải thiện quy định về thương mại hàng hóa và thủ tục hải quan: Tạo thuận lợi cho giao thương giữa các bên với nhau, thúc đẩy sự mua bán, trao đổi hàng hóa, góp phần đa dạng hóa các lọại mặt hàng xuất nhập khẩu.

Giải quyết các vấn đề liên quan đến các biện pháp phi thuế quan: Giảm thiểu rào cản thương mại và thúc đẩy tự do hóa thương mại.

Mở rộng hợp tác trong lĩnh vực dịch vụ giáo dục, thương mại điện tử, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, quy tắc xuất xứ, dịch vụ thương mại và đầu tư: Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác kinh tế.

Rủi ro xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trường

Rủi ro về phòng vệ thương mại

Ngoài những nước đã kí FTA với Việt Nam từ sớm thì có rất nhiều thành viên của các FTA đã yêu cầu điều tra các biện pháp phòng vệ thương mại đối với Việt Nam, trong đó bao gồm Australia.

Tính đến 11/2023, đã có 18 vụ điều tra về phòng vệ thương mai do Australia thực hiện đối với các doanh nghiệp Việt Nam Do đó, đây là việc không thể nào tránh khỏi khi xuất khẩu hàng hóa sang Australia.

Vì vậy, khi xuất khẩu các doanh nghiệp phải chấp nhận đối mặt với các rào cản phòng vệ thương mại Dặc biệt đối với những mặt hàng truyền thống như gỗ, nhôm, dệt may, hóa chất sẽ có nguy cơ tiếp tục bị kiện trong tương lai. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ Áp lực cạnh tranh từ các đối tác khác Australia, bởi vì Australia cũng đang nhập khẩu vải sợi dứa từ các quốc gia có kinh nghiệp sản xuất vải sợi dứa lâu năm như Philippines, Thái Lan, Indonesia… Do đó, Eco-soi cũng cần nghiên cứu, đánh giá các đối thủ cận tranh để đưa ra chiến lược phù hợp cho công ty trong tương lai.

Khoảng cách và thủ tục hải quan

Vì vị trí địa lý cách xa nhau nên cũng không thể tránh các rủi ro về vận chuyển Chi phí vận chuyển từ Việt Nam sang Australia tương đối cao, từ đó đẩy giá thành sản phẩm lên cao làm cho sản phẩm kém cạnh tranh trong mắt đối tác và khách hàng

Bên cạnh đó, trong quá trình vận chuyển khó tránh khỏi những rủi ro về mất mát, hư hỏng hàng hóa do thời tiết, quá trình vận chuyển… làm tổn hại lợi nhuận của doanh nghiệp.

Thủ tục hải quan tại Australia có thể phức tạp và tốn thời gian Doanh nghiệp Việt Nam cần có hiểu biết về thủ tục hải quan để xuất khẩu sản phẩm sang Australia.

Các rào cản không thể giải quyết bằng FTA

Yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng: Australia có hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cao cho các sản phẩm nhập khẩu, bao gồm cả vải sợi dứa Doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng các yêu cầu này để xuất khẩu sản phẩm sang Australia

Quy định về an toàn thực phẩm: Vải sợi dứa được sử dụng để sản xuất thực phẩm cần đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm của Australia

Quy định về bao bì và nhãn mác: Bao bì và nhãn mác của sản phẩm vải sợi dứa cần tuân thủ các quy định của Australia

Quy định về xuất xứ hàng hóa: Doanh nghiệp Việt Nam cần chứng minh xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA.

Quy định về sở hữu trí tuệ: Doanh nghiệp Việt Nam cần bảo vệ sở hữu trí tuệ của mình khi xuất khẩu sản phẩm sang Australia.

Ba lưu ý cấp thiết nhất giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt nhằm gia tăng hiệu quả xuất khẩu mă }t hàng đ~ chọn tại thị trường này trong năm 2024 .24 PHẦN III: KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHỤ LỤC 4

Thứ nhất, lựa chọn FTA phù hợp

Việc lựa chọn FTA chính là một bước quan trọng đối với doanh nghiệp, do đó Eco-soi cần phải cân nhắc và lựa chọn hiệp định FTA phù hợp với sản phẩm sợi dứa và vải dệt từ sợi dứa, cũng như phải phù hợp với thị trường xuất khẩu Australia Dưới đây là một số lưu ý mà Eco- soi cần xem xét:

- Nắm vững quy định của Hiệp định: Trước khi bắt đầu xuất khẩu, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về quy định và điều khoản của Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Australia Điều này bao gồm các quy định về thuế quan, nguyên tắc xuất khẩu, và các điều kiện khác.

- Xác định lợi ích từ FTA: Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận về lợi ích mà FTA mang lại Điều này bao gồm việc giảm thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, và cơ hội tiếp cận thị trường mới.

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng sản phẩm vải sợi dứa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Australia Điều này bao gồm việc kiểm tra chất lượng, đóng gói, và đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn và môi trường.

- Tìm hiểu về thị trường Australia: Hiểu rõ về thị trường đích là điều quan trọng Doanh nghiệp cần tìm hiểu về nhu cầu của thị trường, đối thủ cạnh tranh, và các xu hướng tiêu dùng tại Australia.

- Hợp tác với các đối tác địa phương: Tìm kiếm hỗ trợ từ các đối tác địa phương, chẳng hạn như các cơ quan thương mại, đại sứ quán, hoặc các chuyên gia về thị trường Họ có thể cung cấp thông tin quý báu và hỗ trợ trong việc thực hiện FTA.

Trong việc lựa chọn FTA, doanh nghiệp Eco-soi cần cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo rằng họ tận dụng tối đa cơ hội và đồng thời tuân thủ các quy định và điều kiện của thị trường đích.

Thứ hai, tuân thủ các quy định chặt chẽ

- Australia là một thị trường có quy định chặt chẽ về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn kĩ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm Do đó, để xuất khẩu vào thị trường này, Eco-soi cần cân nhắc cũng như hoàn thiện sản phẩm, nâng cấp yếu tố kĩ thuật bao gồm:

- Xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa: Trước khi xuất khẩu, doanh nghiệp cần nắm vững quy định về xuất xứ hàng hóa Điều này bao gồm việc xác định rõ nguồn gốc của sản phẩm sợi dứa Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa cần bao gồm các giấy tờ quy định, bao gồm: o Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa. o Bảng kê khai chi phí sản xuất và bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu. o Quy trình sản xuất hoặc giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có). o Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa.

- Đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định về xuất xứ từ Australia.

- Chuẩn chất lượng và kỹ thuật: Tìm hiểu về các quy định cụ thể về chất lượng và kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm sợi dứa.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Đảm bảo rằng sản phẩm sợi dứa đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm của Australia Tìm hiểu về các quy định về an toàn thực phẩm, bao gồm quy trình sản xuất, bảo quản, và vận chuyển.

Thứ ba, Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật

- Eco-soi cũng cần nghiên cứu và tuân thủ các quy định về kỹ thuật đóng gói hàng hóa.

Bên cạnh đó, hàng hóa cần phải có hồ sơ khai báo chi tiết về thùng hàng chứa những gì bên trong

- Eco-soi cũng cần phải minh chứng được thùng hàng bên trong hoàn toàn sạch sẽ và không có ván gỗ, vỏ cây, rơm, chất bảo quản nếu không có hồ sơ khai báo chi tiết buộc phải mở tất cả thùng hàng ra để kiểm tra theo quy định Điều này sẽ làm tốn cả về thời gian lẫn chi phí

- Đối với bề ngoài thùng hàng phải sạch sẽ không dính chất bẩn, cát đất nếu vi phạm bất cứ vấn đề nào hàng hóa sẽ không dược giải tỏa cho đến khi giải quyết xong.

Trong quá trình nghiên cứu và phân tích về việc xuất khẩu sản phẩm của Eco-soi sang thị trường Australia, chúng em đã nhận thấy một số hạn chế và cũng nhấn mạnh được những ý nghĩa đóng góp thực tiễn và hàn lâm của báo cáo này. Đối với hạn chế, chúng em nhận thấy rằng việc nghiên cứu chỉ tập trung vào một thị trường tiềm năng cụ thể, Australia, trong khi còn nhiều thị trường khác có thể mở ra cơ hội mới cho Eco-soi Báo cáo này chỉ dựa trên thông tin được cung cấp và có thể không đầy đủ hoặc không chính xác Ngoài ra, việc tập trung vào các hiệp định thương mại cũng có thể là một hạn chế khi có những biến động trong chính sách thương mại quốc tế.

Tuy nhiên, báo cáo này đã đóng góp một số điểm quan trọng cho cả thực tiễn và hàn lâm. Trên mặt thực tiễn, báo cáo đã cung cấp cái nhìn tổng quan về thị trường Australia và các yếu tố quan trọng cần được xem xét khi tham gia thị trường này Nó cũng nhấn mạnh vào các quy định pháp lý và tiêu chuẩn kỹ thuật cần tuân thủ, giúp Eco-soi chuẩn bị tốt hơn cho quá trình xuất khẩu.

Về mặt hàn lâm, báo cáo cung cấp một cơ sở thông tin và phân tích sâu sắc về việc xuất khẩu sang Australia, có thể hỗ trợ cho các nghiên cứu và đề xuất chính sách trong tương lai liên quan đến thương mại quốc tế của Việt Nam.

Ngày đăng: 16/06/2024, 15:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ - môn học thương mại quốc tế đề tài eco soi xuất khẩu sang thị trường australia
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w