1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích mô hình kinh doanh của công ty coca cola theo mô hình canvas

19 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 4,79 MB

Nội dung

- Phân khúc theo các yếu tố xã hội Tầm quan trọng ngày càng tăng của ý thức về sức khỏe đã ảnh hưởng đến danh mục sản phẩm của Coca-Cola bằng cách cung cấp đồ uống phù hợp với nhu cầu m

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT

BÀI TẬP NHÓM MÔN: KHỞI NGHIỆP KINH DOANH

Đề bài: Phân tích mô hình kinh doanh của công ty Coca-cola theo mô

hình Canvas

 Nhóm: 1

 Mã học phần: 07

 Giảng viên: Lê Thị Thu Hường

Trang 2

MỤC LỤC

1 Phân khúc khách hàng -3

2 Khu vực sản phẩm & dịch vụ ( phân khúc giá trị ) -4

3 Quan hệ khách hàng -7

4 Các kênh phân phối -8

5 Dòng doanh thu -9

6 Nguồn lực chủ yếu -10

7 Hoạt động chính -11

8 Các đối tác chính -13

9 Cơ cấu chi phí -14

ĐỀ TÀI : Phân tích mô hình kinh doanh của công ty Coca-cola

1 Phân khúc khách hàng

Phân khúc thị trường xác định một nhóm người tiêu dùng có cùng nhu cầu

và mong muốn giống nhau hoặc giống nhau Là một công ty, bạn phải tìm hiểu khách hàng của mình là ai để nhắm mục tiêu họ một cách công bằng

Trang 3

Sau đây, bạn có thể thấy các phân đoạn thị trường có liên quan của Coca-Cola

- Mass marketing & tiếp thị có mục tiêu

Mass marketing là chiến lược marketing mà doanh nghiệp bỏ qua sự khác biệt của tất cả các phân đoạn, phân khúc của thị trường Tìm cách thu hút tất cả thị trường Thiết kế thông điệp để có thể tiếp cận tới nhiều người nhất, ảnh hưởng tới nhiều người nhất Coca-Cola lấy mọi khách hàng làm mục tiêu, tuy nhiên việc phân khúc của họ chủ yếu dựa trên “độ tuổi, quy mô gia đình và thu nhập” Việc phân khúc hoàn hảo là yếu tố chính dẫn đến thành công của Coca-Cola

- Phân khúc theo địa lý

Tập đoàn coca bán sản phẩm của mình tại hơn 200 quốc gia Tuy nhiên, họ theo đuổi một chiến lược khác nhau tuỳ thuộc vào khu vực họ muốn hướng đến, bởi vì nhu cầu của mỗi khách hàng tiềm năng khác nhau do thu nhập, văn hoá, phong tục, khí hậu, Từ đó Coca-Cola sẽ đưa ra những phân tích khách hàng tiềm năng và xây dựng chiến lược phân khúc khách hàng cụ thể

Ở Châu Á, mọi người thường có xu hướng uống trà, cà phê thay vì nước ngọt Ngoài ra, các kênh tiếp thị, quảng cáo, hình thức và hương vị của thức uống hoàn toàn có thể khác nhau để thích nghi với thị hiếu đa dạng của mọi người

- Phân khúc theo giới tính

Nhìn chung, Coca-Cola nhắm đến cả nam và nữ, tuy nhiên có một sự khác biệt rõ ràng về sở thích và khẩu vị giữa hai giới Đơn cử, Coca Light khá phổ biến ở nữ giới, trong khi Coca Zero có hương vị mạnh hơn lại được nam giới

ưa thích Điều này cũng được nhìn thấy trong cách thiết kế sản phẩm và quảng cáo Thiết kế sản phẩm của Coca Light chủ yếu tập trung vào hai tông màu chính là đen và đỏ, trông nam tính hơn Coca Light

- Phân khúc theo các yếu tố xã hội

Tầm quan trọng ngày càng tăng của ý thức về sức khỏe đã ảnh hưởng đến danh mục sản phẩm của Coca-Cola bằng cách cung cấp đồ uống phù hợp với nhu cầu mới của khách hàng, chẳng hạn như Diet Coke Tỷ lệ gia tăng dân số cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường vì nó có sự khác biệt mạnh mẽ giữa các quốc gia Công ty phải điều chỉnh sản xuất của mình cho phù hợp và xem xét nó trong chiến lược và kế hoạch xa hơn của họ Phân bổ

độ tuổi cũng đóng một vai trò quan trọng: như đã thảo luận trước đó, Coca-Cola chủ yếu tập trung vào thế hệ trẻ Vì vậy, một quốc gia có dân số trẻ sẽ

là một thị trường thú vị hơn đối với công ty hơn là một quốc gia có thế hệ già thống trị Độ tuổi là một trong những phân khúc quan trọng nhất của

Trang 4

Coca-Cola, chủ yếu chia nó thành hai phần: Coca-Cola chủ yếu hướng sản phẩm của mình đến đối tượng khách hàng trẻ trong độ tuổi từ 10-35

Đó là lý do tại sao họ thường sử dụng các ngôi sao nổi tiếng để quảng bá sản phẩm của mình Ngoài ra, công ty nhắm mục tiêu đến các trường đại học, trường học, cao đẳng, v.v trong việc mua lại các hợp đồng Tuy nhiên, các sản phẩm dành cho người ăn kiêng Coca-Cola cũng giải quyết được phân khúc người cao tuổi coi những người mắc bệnh tiểu đường thường trên 40 tuổi Thu nhập là một yếu tố quan trọng khác: công ty cung cấp sản phẩm của mình với nhiều kích cỡ và bao bì khác nhau với các mức giá khác nhau, phù hợp với túi tiền của sinh viên, gia đình, tầng lớp trung lưu, v.v Phân khúc này cũng liên quan đến quy mô gia đình, do sự thay đổi trong chai kích thước và bao bì

Ví dụ như: Cola 390ml dạng chai nhựa có giá 6.000đ, nước ngọt Coca-Cola 330ml (lon) giá 8.700đ Trong khi đó, các bản không đường lại dao động

từ 9-9.500đ, và bản Coca thêm cà phê thì lên đến 10.000đ

- Phân khúc theo quyền lợi của người mua

Có năm kênh chính mà Coca-Cola bán sản phẩm của mình cho khách hàng: cửa hàng thực phẩm, cửa hàng tiện lợi, máy bán hàng tự động và đại lý Các siêu thị có một chút kiểm soát đối với lợi nhuận của nước giải khát do quyền kiểm soát đối với không gian kệ hàng cao cấp Ngoài ra ở các nhà hàng, đặc biệt là những nhà hàng gia đình hay thức ăn nhanh chúng ta thường thấy những tủ lạnh đựng thức uống do Coca tặng cho các nhà hàng Đó cũng là một hình thức quảng bá hình ảnh với màu đỏ rất bắt mắt của Coca với cửa kính trong có thể nhìn được thức uống bên trong sẽ gây sự chú ý đến khách đến dùng bữa

- Ngoài ra còn có các yếu tố như kinh tế, chính trị, công nghệ,…

2 Khu vực sản phẩm & dịch vụ ( phân khúc giá trị )

Thế nào là giải pháp giá trị: Có thể hiểu nôm na, “value proposition” là lời hứa, cam kết về lợi ích (giá trị) mà một sản phẩm, một thương hiệu sẽ cung cấp đến khách hàng VP cũng là niềm tin của khách hàng về những giá trị họ

sẽ nhận được khi bỏ tiền tiêu dùng sản phẩm, thương hiệu đó

Sứ mệnh của Coca-Cola: “Đổi mới Thế giới và Làm nên Sự khác biệt” Tầm nhìn của Coca-Cola: Tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được

mọi người yêu thích, khơi gợi cảm hứng về cả thể chất lẫn tinh thần Đồng thời, phát triển một cách bền vững và hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới

Trang 5

 Coca-Cola mang lại lợi ích gì? Coca Cola cung cấp sản phẩm nước giải

khát đa dạng, có 8 loại nước giải khát chính ở Việt Nam và hơn 500 sản phẩm trên toàn thế giới (có cả nước uống có ga, trà, nước khoáng, nước bù điện giải, sữa, nước trái cây, )

- Coca Cola liên tục cải tiến, phát triển, sáng tạo ra các thức uống mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng (Coke Diet, coke Zero, coke coffee, chỉnh lại mẫu mã, kích thước các lon và chai coke nhỏ gọn hơn, thông tin rõ ràng,

dễ tìm, một nghĩa, phù hợp với cuộc sống hiện đại) Với mục tiêu chung là

“Thương hiệu hướng đến người tiêu dùng”

- Coca-Cola cũng là công ty nước giải khát đầu tiên cam kết dán nhãn ghi rõ hàm lượng calo trên hầu hết sản phẩm và sẽ tiếp tục duy trì cam kết này

- Lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường Được biết, trước đó, năm 2019, Coca-Cola Việt Nam đã chính thức bỏ màng co nhựa trên sản phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 350ml, 500ml và 1500ml) Năm 2020, Coca-Cola là Công ty nước giải khát đầu tiên giới thiệu bao bì được làm từ 100% nhựa tái chế (rPET), áp dụng cho sản phẩm nước đóng chai Dasani (dung tích 500ml) tại thị trường Việt Nam Và năm nay (2021), Công ty đã thay thế chai nhựa xanh đặc trưng bằng chai nhựa PET trong suốt dễ tái chế cho các sản phẩm Sprite, qua đó, thúc đẩy hoạt động tái chế chai Sprite tại địa phương Coca-Cola cũng hợp tác cùng các công ty khác thành lập Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Vietnam) với mục tiêu thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua phát triển quy trình thu gom và tái chế bao bì theo hướng dễ tiếp cận và bền vững hơn tại Việt Nam Mới đây, Coca Cola đã thông báo mục tiêu của mình rằng đến năm 2030 sẽ có thể thu thập và tái chế chai hoặc lon với số lượng tương đương với số sản phẩm mà công ty đã bán ra

- Năm 2016 cũng cho thấy rằng Coca-Cola là công ty nước giải khát đầu tiên trong danh sách Fortune 500 trả về cho tự nhiên và cộng đồng hơn 100% lượng nước đã sử dụng để làm ra các sản phẩm nước giải khát

- Tại Việt Nam, Coca Cola đã tạo việc làm cho 80.076 người trong năm 2016-2018, trong đó 99% nhân viên là người Việt Nam

 Khách hàng được lợi gì từ Coca Cola?

Tác dụng của coke có 2 ý chính đối với người tiêu dùng

- Có lợi cho sức khỏe (bổ sung vitamin, khoáng chất): Ví dụ như sữa trái cây

“Nutri boost”, bù điện giải “Aquarius”, Vitamin C “Minute maid”

– Boost tinh thần: Coca Cola có những chiến dịch quảng cáo sản phẩm với thông điệp rõ ràng, hướng đến giời trẻ, từ đó khiến họ cảm thấy được truyền cảm hứng qua việc sở hữu cho mình một chai Coca Cola

Trang 6

Tác dụng của Coca có 2 ý chính: Boost tinh thần + có lợi cho sức khỏe

Bên cạnh sản phẩm Coca Cola vị nguyên bản làm nên tên tuổi của thương hiệu, công ty đã không ngừng nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới và bổ sung nhiều hương vị mới Không chỉ vậy, với mỗi một quốc gia, một nơi mà Coca Cola đến, hương vị của thứ đồ uống này cũng được điều chỉnh sao cho phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây Ví dụ, Coke của Việt Nam và các nước khác sẽ khác nhau Như Coke của Đức sẽ có vị nhạt hơn,

và độ ga mạnh hơn Coca Cola không chỉ phát triển vị nguyên bản, nước uống có gas, mà còn có rất nhiều dòng nước khác, với mỗi dòng nước, công

ty tập trung đi sâu, và phát triên ra nhiều hương vị khác nhau

Ngoài ra, Coke cũng không ngừng cải tiến bao bì của mình sao cho mới mẻ

và phù hợp với người tiêu dùng với nhiều ký cỡ, màu sắc, hình dạng độc đáo (mẫu chai từ quả cacao)

Trang 7

Màu đỏ của Coca Cola cũng là một màu đỏ rất đặc trưng mà người ta nhìn vào là nhớ ngay đến Coca Cola

Kiểu dáng chữ Coca Cola cũng gần như là không thay đổi từ lúc thành lập đến giờ

Bạn có biết rằng khoảng 94% dân số thế giới nhận biết được logo đỏ trắng của Coca-Cola và “Coca-Cola” là từ được hiểu rộng rãi đứng thứ 2 tại Mỹ, chỉ sau từ “OK”? Tại hội thảo Vietnam Brand Matters do học viện Sage đồng tổ chức tại Hà Nội vào trung tuần tháng 10 vừa qua, có đến một nửa số diễn giả sử dụng Coca-Cola làm ví dụ về cách xây dựng thương hiệu mạnh

3 Quan hệ khách hàng

Coca-Cola nghiêm túc trong mối quan hệ với khách hàng của họ với tư cách

là một tổ chức Ví dụ, Coca-Cola sẽ hợp tác chặt chẽ với những khách hàng lớn nhất của họ để xây dựng mối quan hệ linh hoạt Hơn nữa, liên kết hoạt động và hệ thống chia sẻ thông tin rất quan trọng để giữ cho sản phẩm và dịch vụ được cung cấp phù hợp với nhu cầu và mong muốn của khách hàng Coca-Cola đã hoàn thiện quy trình quan hệ khách hàng, họ làm việc với khách hàng của mình để cung cấp lựa chọn đồ uống chất lượng tốt hơn cho mọi người tiêu dùng

 Thu hút khách hàng (Attracting Customers):

Doanh nghiệp thu hút sự chú ý của khách hàng thông qua các phương pháp

đa dạng, bao gồm quảng cáo truyền thống, email marketing và các phương tiện truyền thông, qua đó tạo sự tò mò và hứng thú với thương hiệu

 Chuyển đổi khách hàng (Converting Customers):

Khách hàng cần có đủ niềm tin đối với thương hiệu để sẵn lòng thử trải nghiệm sản phẩm Vì thế, để thuyết phục khách hàng thực hiện hành vi mua hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo các sản phẩm và dịch vụ thật sự hữu ích cho người tiêu dùng

Trang 8

 Giữ chân khách hàng (Retaining Customers):

Việc thu hút khách hàng mới còn khó hơn việc giữ chân khách hàng cũ Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ dịch vụ hậu mãi để người tiêu dùng cảm thấy mình được quan tâm và trân trọng, bởi có đến 96% người mua hàng cho rằng dịch vụ chăm sóc khách hàng là yếu tố then chốt quyết định lòng trung thành của họ với thương hiệu

 Làm hài lòng khách hàng (Delighting Customers):

Doanh nghiệp nên thể hiện sự trân trọng, biết ơn đối với khách hàng thông qua những ưu đãi giảm giá, miễn phí giao hàng, hoặc tạo sự bất ngờ cho khách hàng bằng giảm giá vào ngày sinh nhật - một cách làm tăng lòng trung thành hiệu quả hơn so với các ưu đãi truyền thống

 Sự kết nối với khách hàng - đích đến của Relationship Marketing

Ngày nay, bên cạnh tính năng và độ hiệu quả của sản phẩm, khách hàng còn có nhu cầu kết nối về cảm xúc với thương hiệu khi quyết định mua hàng Vì thế, doanh nghiệp không nên chỉ tìm cách làm hài lòng họ, mà nên quan tâm đến cảm nhận của họ về sản phẩm Lòng trung thành được xây dựng từ niềm tin và mong muốn của người tiêu dùng trong việc gắn bó về tình cảm với thương hiệu Nắm bắt điều đó, các công ty đã sử dụng Relationship Marketing trong nhiều năm, với sự thành công của Coca-Cola là minh chứng cụ thể cho tính hiệu quả của chiến lược này

4 Các kênh phân phối

Phân phối gián tiếp: Coca Cola phân phối sản phẩm đến các đại lý bán lẻ,

siêu thị, nhà hàng, quán cafe nước giải khát,, các khu vui chơi giải trí, máy bán hàng tự động

Phân phối trực tiếp:Là hệ thống bán hàng mà trong đó sản phẩm được

vận chuyển từ nhà sản xuất đến tận tay người mua cuối cùng trong kênh.Ngoài các cửa hàng chính hãng, Coca-Cola có các gian trên các sàn thương mại điện tử Hay, doanh nghiệp còn sử dụng website, quảng cáo, fanpage trên Facebook,Twitter

Ở Việt Nam: Các sản phẩm Coca Cola đã có mặt ở hầu hết tất cả các điểm

bán lẻ trên toàn quốc Ngày nay Coca Cola đã phủ sóng trên tất cả các siêu thị lớn nhỏ như Big C, Winmart, Coopmart, Mega Market, Lotte Mart,

Trang 9

Mạng lưới phân phối của Coca-Cola rộng khắp cả nước, từ các thành phố lớn tới vùng nông thôn, từ tổng đại lý tới các cửa hàng nhỏ lẻ, có mặt trên khắp các địa điểm bán lẻ, các quán cafe, nước giải khát hay nhà hàng, quán ăn, Bên cạnh đó, thương hiệu cũng đã kết hợp với những điểm ăn uống, các khu vui chơi giải trí độc quyền cung cấp sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.Coca Cola cũng có những chính sách như tặng ô, tặng thùng đựng nước cho những kênh phân phối nhỏ lẻ hơn, giảm giá, để kích thích , và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của mình

Hệ thống máy bán hàng tự động: Người dùng có thể dễ dàng mua Coca bằng tiền mặt hoặc thẻ ATM tại các máy bán hàng cố định này

Bên cạnh việc phân phối sản phẩm qua các bên trung gian, Coca Cola cũng

đã có gian hàng chính hãng của mình trên các kênh thương mại điện tử để người dùng có thể yên tâm đặt hàng từ chính thương hiệu

→ Độ phủ sóng lớn, có thể tìm thấy ở mọi nơi

Coca Cola cũng luôn mở rộng độ phủ sóng nhận diện thương hiệu của mình

ở những điểm bán hàng bằng việc cung cấp cho các điểm bán lẻ những tủ mát Coca Cola, các vật chất trưng bày sản phẩm, đồng thời cũng hỗ trợ những vật dụng như dù, bàn ghế cho các hàng quán, tiệm tạp

hoá nhỏ lẻ Việc “gắn mác" Coca Cola tại mọi điểm tiếp cận với người tiêu dùng như thế, Coca Cola có thể tạo ra một không gian thương hiệu (immersive brand experience), khiến khách hàng

nhớ đến mình nhiều hơn và lựa chọn sản phẩm thường xuyên hơn

5 Dòng doanh thu

Doanh thu nghìn tỷ, ghi nhận lãi lẹt đẹt.

Trang 10

Coca - Cola là một trong những đế chế sản xuất đồ uống, nước giải khát lớn mạnh và lâu đời nhất trên thế giới Rất sớm hãng đã bước chân vào thị trường Việt Nam từ năm 1994 Công ty TNHH Nước giải khát Coca - Cola Việt Nam có vai trò điều hành hoạt động, sản xuất và phân phối các sản phẩm của Coca - Cola tại thị trường Việt Nam Với định hướng tập trung vào mảng đồ uống không cồn, đến nay Coca -Cola Việt Nam đã sở hữu trong tay dải sản phẩm rộng, trải dài từ đồ uống có ga như Coca - Cola, Sprite, Fanta cho tới nước tăng lực như Samurai, nước thể thao Aquarius và nước khoảng Dasani

Theo số liệu mà chúng tôi có được, những năm gần đây ghi nhận doanh thu của Coca - Cola tăng trưởng đều đặn cả nghìn tỷ mỗi năm Song, doanh nghiệp này chỉ ghi nhận mức lợi nhuận không đáng kể

Năm 2016, Coca - Cola đạt doanh thu 6.872 tỷ đồng, con số này tăng thêm 346 tỷ đồng lên 7.218 tỷ đồng Số liệu gần đây nhất có được, doanh thu Coca - Cola Việt Nam trong năm 2019 là 9.297 tỷ đồng, tăng 9% so với năm liền trước đó

Theo cơ quan thuế, "bí quyết" để Coca - Cola Việt Nam có thể liên tục

kê khai lỗ nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn, cá biệt năm 2006-2007 chi phí nguyên phụ liệu lên đến 80-85% giá vốn.

Đến cuối năm 2012, số tiền lỗ lũy kế của Coca-Cola đã lên đến 3.768 tỉ

Ngày đăng: 11/12/2024, 17:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN