1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài phân biệt chuỗi cung ứng và logistics phân tích một chuỗi cung ứng thành công trong thực tế

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Biệt Chuỗi Cung Ứng Và Logistics. Phân Tích Một Chuỗi Cung Ứng Thành Công Trong Thực Tế
Tác giả Nguyễn Trung Kiên
Người hướng dẫn TS. Vũ Quốc Hưng
Trường học Trường Đại Học Xây Dựng Hà Nội
Chuyên ngành Công Trình Thủy
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 567,46 KB

Nội dung

Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển và tồn kho sản phẩm từ điểm đầu của chuỗi cung ứng hàng hóa đến điểm cuối là khách hàng thông qua hàng loạt các hoạt

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI

KHOA CÔNG TRÌNH THUỶ

TIỂU LUẬN NHẬP MÔN LOGISTICS

ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LOGISTICS PHÂN TÍCH MỘT CHUỖI CUNG ỨNG THÀNH CÔNG TRONG

THỰC TẾ

Họ và tên: Nguyễn Trung Kiên

Mã sinh viên: 0043368 Lớp: 68LGT3 Giáo viên hướng dẫn: TS.Vũ Quốc Hưng

Hà Nội, tháng 10 năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 PHÂN BIỆT CHUỖI CUNG ỨNG VÀ LOGISTICS………3

1.1 Tổng quan về logistics……….3

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc………3

1.1.2 Các giai đoạn phát triển……….4

1.1.3 Phân loại logistics……… 4

1.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng……….5

1.2.1 Khái niệm và vai trò……… 5

1.2.2 Các thành phần trong chuỗi cung ứng……… 6

1.2.3 Sơ đồ của chuỗi cung ứng……….7

1.3 Phân biệt chuỗi cung ứng và logistics……….8

CHƯƠNG 2 MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG TH TRUE MILK……….10

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần sữa TH True Milk……… 11

2.1.1 Giới thiệu tổng quát……….11

2.1.2 Tầm nhìn – sứ mệnh………11

2.1.2 Sản phẩm……….11

2.2 Mô hình chuỗi cung ứng của TH True Milk……….12

2.2.1 Nhà cung cấp……… 12

2.2.2 Nhà sản xuất………16

2.2.3 Nhà phân phối……….17

2.2.4 Nhà bán lẻ………17

2.2.5 Khách hàng……… 17

2.2.6 Nguồn cung nguyên liệu……….18

2.3 Sự thành công của chuỗi cung ứng TH True Milk………18

2.4 Yếu tố dẫn đến sự thành công của TH True Milk……….19

Trang 3

2.5 Những thách thức và cơ hội cho TH True Milk………20

2.5.1 Đối thủ cạnh tranh………20

2.5.2 Cơ hội……… 21

2.6 Tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đối với TH True Milk……….21

Chương 1: Phân biệt chuỗi cung ứng và logistics

1.1 Tổng quan về logistics

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc.

Logistics là một thuật ngữ khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên thế giới Tại Việt Nam, do hàm nghĩa rộng và bao trùm nhiều hoạt động khác nhau trong thương mại quốc tế nên rất khó để Việt hóa được

từ “Logistics” Logistics cũng thường được sử dụng với nghĩa là “Hậu cần” ở tiếng Việt, tuy nhiên cụm từ này không thể hiện được hết các tầng nghĩa của nó Vì vậy, tại Việt Nam, thuật ngữ này vẫn được gọi theo “nguyên bản” là Logistics

Theo từ điển Oxford bản gốc, Logistics “là một nhánh của ngành khoa học quân sự, liên quan đến các hoạt động như thu mua, bảo dưỡng

và vận chuyển vật chất, nhân sự và phương tiện”

Sở dĩ có định nghĩa này vì Logistics được nhiều người cho rằng xuất phát từ chữ “Logistique” trong Tiếng Pháp, lần đầu tiên xuất hiện trong quyển “Nghệ thuật Chiến tranh” của Baron Henri, một tướng quân dưới trướng Napoleon

Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí và thời điểm, vận chuyển

và tồn kho sản phẩm từ điểm đầu của chuỗi cung ứng hàng hóa đến điểm cuối là khách hàng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế

Logistics xuất hiện từ thời cổ đại, trong các cuộc chiến tranh của

đế chế Hy Lạp và La Mã Bấy giờ, những chiến binh có chức danh Logistikas đảm nhận việc vận chuyển, phân phối các nhu yếu phẩm như

Trang 4

lương thực, vũ khí, thuốc men,…đến các doanh trại Công việc này là một nhân tố quyết định sự thắng lợi của cuộc chiến, khi mỗi bên đều tìm cách bảo vệ nguồn tiếp viện của mình và phá hủy nguồn cung ứng của đối phương Quá trình tác nghiệp này đòi hỏi sự phối hợp của nhiều người, từ đó dần hình thành nên một hệ thống mà ngày nay chúng ta gọi

là quản lý logistics

Vai trò của logistics ngày càng được khẳng định khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Trong suốt cuộc chiến, Mỹ và đồng minh đã triển khai tốt công tác hậu cần cung cấp vũ khí, đạn dược, quân trang đúng thời điểm một cách tối ưu hóa Trong khi đó, phe phát xít lại “tỏ ra lúng túng” trong công tác đảm bảo nguồn cung trong chiến tranh Chính

vì vậy, phe đồng minh đã chiếm được ưu thế để rồi lật đổ phe phát xít năm 1945 Cuộc chiến cũng tạo ra nhiều phát minh lớn cho nhân loại như vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra đa và nhiều ứng dụng về logistics được phát triển đến ngày nay

1.1.2 Các giai đoạn phát triển

Giai đoạn 1 là phân phối vật chất ( Physical Distribution ) : Vào những năm 60, 70 của thế kỷ XX, vấn đề quản lý hàng hóa một cách có

hệ thống bắt đầu được quan tâm bao gồm phân phối, vận tải, bảo quản, đóng gói Những hoạt động này được gọi là phân phối sản phẩm vật chất hay còn gọi là logistics đầu ra (Outbound Logistics)

Giai đoạn 2 là hệ thống Logistics ( Logistics System ) : Đến thập niên 80s, 90s, các doanh nghiệp tiến hành quản lý từ 2 phía : đầu vào hay còn gọi là cung ứng vật tư, với đầu ra (phân phối sản phẩm) để tiết kiệm chi phí tăng hiệu quả của quá trình này Sự kết hợp này gọi là hệ thống logistics

Giai đoạn 3 là Logistics trong quản trị chuỗi cung ứng :

 Hệ thống logistics được nâng lên một tầm cao mới khi gắn kết các hoạt động từ nguồn cung cấp, qua sản suất, phân phối đến khách hàng, đó chính là chuỗi cung ứng

Trang 5

 Điều này cho thấy, logistics không còn là quá trình đơn lẻ, mà làmột chuỗi các hoạt động liên tục, có quan hệ mật thiết tác động qua lại với nhau.

1.1.3 Phân loại logistics

Phân loại theo hình thức:

 Logistics bên thứ nhất (1PL- First Party Logistics)

 Logistics bên thứ hai ( 2PL-Second Party Logistics)

 Logistics bên thứ ba ( 3PL- Third Party Logistics)

 Logistics bên thứ tư ( 4PL- Fourth Party Logistics)

 Logistics bên thứ năm (5PL- Fifth Party Logistics):

Phân loại theo quá trình:

 Logistics đầu vào (Inbound logistics)

 Logistics đầu ra (Outbound logistics)

 Logistics thu hồi/ngược/ đảo ngược (Reverse logistics)

Phân loại theo đối tượng hàng hoá:

 Logistics hàng tiêu dung

 Logistics ngành ôtô (Automotive logistics)

 Logistics hóa chất ( chemical logistics)

 Logistics hàng điện tử ( electronic logistics)

 Logistics dầu khí (Petroleum logistics)

1.2 Tổng quan về chuỗi cung ứng

1.2.1 Khái niệm và vai trò

Chuỗi cung ứng (supply chain) là một hệ thống hay tập hợp những hoạt động, tổ chức, thông tin, con người, phương tiện cùng các nguồn lực khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất, nhà cung cấp đến với người tiêu dùng

Chuỗi cung ứng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất kinh doanh bởi nó tạo ra sự liên kết giữa các thành phần khác nhau trongquá trình sản xuất, từ nhà cung cấp nguyên liệu thô cho đến khách hàng cuối cùng

Trang 6

Chuỗi cung ứng giúp tối ưu hoá quy trình sản xuất và phân phối, giảm thiểu thời gian và chi phí cho các bên liên quan Nó còn giúp tăng tính linh hoạt trong sản xuất và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường Nếu chuỗi cung ứng được hoạt động hiệu quả, sản phẩm sẽ đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, chất lượng cao và giá cả hợp lý.Ngoài ra, chuỗi cung ứng còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Những phân tích về sự biến động của chuỗi cung ứng có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh về các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu và phân phối.

Tóm lại, chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh Việc xây dựng và quản lý một chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ giúp các doanh nghiệp tối ưu hoá sản xuất, tăng tính cạnh tranh và đạt được mục tiêu kinh doanh

1.2.2 Các thành phần trong chuỗi cung ứng

Một chuỗi cung ứng hoàn chỉnh được xây dựng từ nhiều bộ phận khác nhau Tất cả những bộ phận đó hoạt động cùng nhau để đưa sản phẩm từ nhà cung cấp nguyên liệu thô đến khách hàng cuối cùng Cụ thể, một chuỗi cung ứng gồm có 5 thành phần cơ bản: nhà cung cấp nguyên liệu thô, nhà sản xuất, nhà phân phối, đại lý bán lẻ và khách hàng

 Nhà cung cấp nguyên liệu thô: Đây là đơn vị cung cấp nguyên liệu thô để sản xuất sản phẩm hoàn thiện Nhà cung cấp nguyên liệu thô đóng vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, vì không

có nguyên liệu thô thì không thể sản xuất được sản phẩm cuối cùng

 Nhà sản xuất: Nhà sản xuất là đơn vị sản xuất sản phẩm hoàn thiện từ nguyên liệu thô được cung cấp bởi nhà cung cấp

Trang 7

nguyên liệu thô Nhà sản xuất đóng vai trò quan trọng trong việcchuyển đổi nguyên liệu thô thành sản phẩm hoàn thiện.

 Nhà phân phối: Sau khi sản phẩm hoàn thiện được sản xuất, nhàphân phối sẽ đảm nhận việc phân phối sản phẩm này đến các đại

lý bán lẻ Nhà phân phối đóng vai trò quan trọng trong việc tạo

ra sự liên kết giữa nhà sản xuất và đại lý bán lẻ

 Đại lý bán lẻ: Đây là đơn vị bán sản phẩm hoàn thiện đến kháchhàng cuối cùng Đại lý bán lẻ sẽ mua sản phẩm từ nhà phân phốihoặc nhà sản xuất và bán lẻ cho từng khách hàng Các đại lý bán

lẻ bao gồm các cửa hàng tiện lợi, siêu thị và tạp hóa

 Khách hàng: Đây là người cuối cùng sử dụng sản phẩm hoàn thiện Khách hàng có thể mua sản phẩm trực tiếp từ đại lý bán lẻhoặc qua các kênh bán hàng khác như trực tuyến hoặc trực tiếp

từ nhà sản xuất nếu sản phẩm được bán trực tiếp

1.2.3 Sơ đồ của chuỗi cung ứng

Chuỗi cung ứng hiện nay thường dựa vào chuỗi cung ứng quốc tế SCOR (Supply – Chain Operations Reference)

SCOR (Supply Chain Operations Reference) là một mô hình quản lý chuỗi cung ứng phổ biến được sử dụng trên toàn thế giới

Nó được thiết kế để cung cấp một khung tài liệu chuẩn cho các doanh nghiệp để quản lý và tối ưu hóa hoạt động của chuỗi cung ứng

Theo mô hình SCOR, chuỗi cung ứng quốc tế bao gồm bốn phần chính, bao gồm:

1 Plan (Kế hoạch): Đây là bước đầu tiên trong quản lý chuỗi cung ứng quốc tế, nơi các doanh nghiệp phải xác định chiến lược và kế hoạch tổng thể cho việc vận hành chuỗi cung ứng của mình Điều này bao gồm lập kế hoạch và quản lý các yếu tố như sản xuất, vận chuyển, lưu trữ và phân phối sản phẩm

Trang 8

2 Source (Nguồn cung): Bước tiếp theo là quản lý các nguồn cung trong chuỗi cung ứng quốc tế Nó bao gồm các hoạt động liên quanđến việc tìm kiếm, chọn lựa và đàm phán với các nhà cung cấp khác nhau trên toàn cầu để đảm bảo nguồn cung ổn định và chất lượng cao cho chuỗi cung ứng.

3 Make (Sản xuất): Bước thứ ba là sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ tại các nhà máy hoặc trung tâm sản xuất Điều này bao gồm các hoạt động liên quan đến quản lý sản xuất, quản lý chất lượng và các hoạt động liên quan đến vận hành máy móc, dụng cụ, vật liệu

và lao động

4 Deliver (Vận chuyển): Bước cuối cùng là quản lý các hoạt động vận chuyển, bao gồm lưu trữ, đóng gói, vận chuyển và phân phối sản phẩm cho khách hàng trên toàn thế giới Điều này bao gồm cả quản lý vận tải và các dịch vụ liên quan đến vận chuyển, bao gồm quản lý đơn hàng, quản lý kho, quản lý dịch vụ khách hàng và quản lý định vị sản phẩm

1.3 Phân biệt chuỗi cung ứng và logistics

Vậy, sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng là gì? Cóthể thấy, quản lý Chuỗi cung ứng và Logistics đều tập trung vào dòngchảy của hàng hóa từ điểm xuất phát đến điểm cuối

Trong đó, Chuỗi cung ứng là một chuỗi các hoạt động có mốiliên hệ nối tiếp với nhau trong quá trình hình thành nên một sản phẩm

và đưa sản phẩm ấy đến người tiêu dùng

Và Logistics là một phần quan trọng của Chuỗi cung ứng vì

nó quản lý và theo dõi con người cũng như các nguồn lực cần thiết đểlưu trữ, vận chuyển và đảm bảo hàng hóa di chuyển đúng vị trí, vào đúng thời điểm và phù hợp với ngân sách

Từ đó, chúng ta có thể phân biệt logistics và chuỗi cung ứng dựa trên những điểm khác nhau cơ bản sau:

Trang 9

Tiêu chí Logistics Chuỗi cung ứngMục tiêu  Giảm chi phí

 Tăng chất lượng dịch vụ

 Tăng trải nghiệm khách hàng

 Giảm chi phí toànthể

 Tăng hoạt động bên ngoài như hợp tác, phối hợp đối tác khác

 Tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệpHoạt động Gồm các hoạt động:

Vận tải, kho bãi, giao nhận, dịch vụ khách hàng, …

Gồm tất cả hoạt động của Logistics và các hoạt động khác như: quản trị nguồn cung cấp, sản xuất, hợp tác với các đối tác, khách hàng, …

Phạm vi Trong doanh nghiệp Cả trong và ngoài

doanh nghiệp

Tầm ảnh hưởng Ngắn, trung hạn Dài hạn

Chương 2: Mô hình chuỗi cung ứng TH True Milk

Trang 10

2.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần sữa TH True Milk

2.1.1 Giới thiệu tổng quát

Công ty cổ phần sữa TH

 Tên giao dịch: TH Joint Stock Company

 Thành lập năm 2009 trực thuộc tập đoàn TH

 Người sáng lập: Bà Thái Hương-Tổng giám đốc ngân hàng Bắc Á Bank

 Tên viết tắt: TH True Milk

 Điện thoại – Fax: 0388609018

 Trang web: thmilk.vn

Tập đoàn mang tên TH viết tắt của hai từ : “True Happiness” có nghĩa là : “ Hạnh phúc đích thực” Đây chính là tâm nguyện của TH mang muốn mang đến người tiêu dùng những dòng sản phẩm “thật”, tinh túy nhất từ thiên nhiên và do đó “True”-“ Thật” cùng với TH luôn làthành tố quan trọng trong tên các dòng sản phẩm của công ty là: Tươi- Sạch- Tĩnh túy thiên nhiên Đây cũng là lời cam kết bình dị vì những giátrị thật dựng xây hạnh phúc thực sự của con người

TH True Milk ra đời mang trong mình 3 thành tố : Nghiêm túc- Kiêu hãnh- Chân chính, là đơn vị đặt viên gạch đầu tiên cho ngành sữa tươi sạch tại Việt Nam Với tiêu chí giữ vẹn nguyên tinh túy thiên nhiên trong từng sản phẩm, Tập đoàn TH đã trang bị công nghệ hiện đại cũng như nguồn nhân lực hàng đầu thế giới Tập đoàn TH cũng ứng dụng hệ thống quản lý cao cấp và quy trình sản xuất khép kín đồng bộ từ khâu nuôi trồng đến phân phối sản phẩm tận tay người tiêu dùng Tất cả đều nhằm mục đích phục vụ người tiêu dùng những sản phẩm sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng nhất

2.1.2 Tầm nhìn – Sứ mệnh

 Tầm nhìn

Trang 11

Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong ngành thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên Với

sự đầu tư nghiêm túc và dài hạn với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dung, mọi người yêu thích và quốc gia tự hào

 Sứ mệnh

Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon, bổ dưỡng

2.1.3 Sản phẩm

Danh mục sản phẩm của Tập đoàn TH hiện nay bao gồm các sản phẩm sữa tươi tiệt trùng TH true MILK Sữa tươi tiệt trùng nguyên chất được làm từ 100% sữa bò tươi, sữa tươi tiệt trùng có đường, sữa tươi tiệttrùng ít đường, sữa tươi tiệt trùnghương dấu, sữa tươi tiệt trùng hương socola Ngoài dòng sản phẩm sữa, TH còn các loại sản phẩm khác : TH true veg, TH true yogurt, TH true iceream, TH true cheese, TH true butter, TH true tea Không chỉ là sữa sạch, người tiêu dùng Việt Nam yên tâm sẽ được phục vụ với hàng loạt các loại sản phẩm sạch của thương hiệu TH True Milk như rau sạch, sữa tăng trưởng cho trẻ em, sữacho người tim mạch, tiểu đường, sữa collagen tươi làm đẹp cho phụ nữ, pho mai, pho mát, kem, váng sữa,

2.2 Mô hình chuỗi cung ứng của TH true Milk

2.2.1 Nhà cung cấp

Trang 12

Việc cung ứng nguyên vật liệu sữa tươi TH true milk xây dựng hắnmột hệ thống trang trại chăn nuôi khép kín được cung cấp cho chính nhàmáy chế biến sữa của mình tại Nghĩa sơn, Nghĩa Đản, Nghệ An.

Đề đảm bảo cho quy trình sản xuất sữa sạch, TH True Milk có độingũ chuyên gia từ Israel tư vấn và theo dõi cách chăm sóc bò đúng chuẩn; một đội ngũ kỹ sư trình độ cao thường được cử sang học hỏi kinhnghiệm ở những vùng sản xuất sữa nồi tiếng như New Zealand, Úc, Canada; công nhân tham gia quản lý quy trình sản xuất sữa được đào tạonghiêm ngặt trước khi vào lao động trong trang trại Mô hình và dây truyền sản xuất của TH True Milk được xây dựng theo một chuỗi mắt xích hoàn hảo của mình Phương án tài chính tạo nguồn vốn 1,2 tỷ Mỹ kim để chỉ dùng cho các công đoạn của một dự án dài hạn Kế hoạch năm 2014 là trên 45.000 con bò sữa 2017 là 137.000 con Đường đi nước bước để đến một quốc gia Israel làm nông nghiệp và chăn nuôi nhưhuyền thoại.Việc thuê chuyên gia chăn nuôi hàng đầu và cả hàng chục nông dân chuyên chăn bò sữa của đất nước Do Thái đến Nghĩa Đàn chăm bằm đàn bò cùng việc thuê mượn cả những chuyên gia tài chính quản trị quốc tế

TH True Milk xây dựng trang trại bỏ hiện đại nhất Đông Nam Á

Số lượng đàn bò của Tập đoàn TH cho đến hết tháng 9/2013 đã đạt hơn 35.000 con Đáng chú ý là đàn bò sữa của TH là giống bò HF cao sản vànhờ quytrình nuôi dưỡng, chăm sóc và chế độ dinh dưỡng tốt được áp dụng khép kín ngay tại trang trại của TH (Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An),

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN