1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận cuối kì môn văn học hàn quốc Đề tài quan niệm hôn nhân qua chuyện cổ tích chàng tiều phu và tiên nữ

17 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan Niệm Hôn Nhân Qua Chuyện Cổ Tích Chàng Tiều Phu Và Tiên Nữ
Tác giả Lê Ngọc Yến Nhi
Người hướng dẫn GV. Lê Thị Phương Thủy
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Văn Học Hàn Quốc
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 64,75 KB

Nội dung

Nàng tiên nữ, cũng thuộc tuyến nhân vật chính, nàng là tiên trên trời là hiện thân cho yếu tố cổ tích trong chuyện, xuống trần gian với ước muốn sinh con nhưng không may bị mất đôi cánh

Trang 1

KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN VĂN HỌC HÀN QUỐC

ĐỀ TÀI: QUAN NIỆM HÔN NHÂN QUA CHUYỆN CỔ TÍCH

CHÀNG TIỀU PHU VÀ TIÊN NỮ

Mã học phần: 233_71KORE40042_03

Giảng Viên HD: GV Lê Thị Phương Thủy

Sinh Viên Thực Hiện: Lê Ngọc Yến Nhi

Mã Số Sinh Viên: 2173106080247

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ CỔ TÍCH “CHÀNG TIỀU PHU VÀ TIÊN NỮ” 2

1.1 Tóm tắt cổ tích 2

1.2 Giới thiệu nhân vật 2

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH QUAN NIỆM HÔN NHÂN QUA SỰ TÍCH “CHÀNG TIỀU PHU VÀ TIÊN NỮ” 3

2.2 Quan niệm hôn nhân trong sự tích 3

2.3 Quan niệm hôn nhân thông qua nghệ thuật và ý nghĩa 6

CHƯƠNG 3 SO SÁNH QUAN NIỆM HÔN NHÂN GIỮA SỰ TÍCH “CHÀNG TIỀU PHU VÀ TIÊN NỮ” VÀ SỰ TÍCH “SAO HÔM VÀ SAO MAI” 6

3.1 Đôi nét về sự tích “ Sao hôm và Sao mai” 6

3.2 Những điểm tương đồng và khác nhau giữa hai sự tích 7

3.1 Bài học rút ra từ quan niệm về hôn nhân thông qua hai sự tích 8

Trang 3

CHƯƠNG 1: ĐÔI NÉT VỀ CỔ TÍCH “CHÀNG TIỀU PHU VÀ TIÊN NỮ”

1.1 Tóm tắt cổ tích

Anh tiều phu đã cứu một con nai thoát nạn, anh tiều phu được con nai chỉ chỗ lấy trộm chiếc áo cánh tiên khiến nàng tiên trở thành vợ anh, hai vợ chồng có hai người con nhưng vì thấy vợ nhớ quê nên anh đã đưa áo cho vợ, không may người vợ

đã bế hai người con về trời Con nai đã giúp anh lên trời gặp vợ, cả gia đình đoàn tụ nhưng anh phải về lại trần gian vì còn một người mẹ già Khi về thăm mẹ vì lỡ tay

đổ cháo nóng lên lưng ngựa con ngựa đã hất anh xuống và bay về trời Một thời gian sau anh qua đời và hóa thành con gà trống khóc trên mái nhà

Trang 4

1.2 Giới thiệu nhân vật

Chàng tiều phu, nằm trong tuyến nhân vật chính, là đại diện cho hình ảnh

người đàn ông tầng lớp thấp ở xã hội xưa Luôn khao khát có một mái ấm gia đình,

là người đàn ông yêu thương vợ con

Nàng tiên nữ, cũng thuộc tuyến nhân vật chính, nàng là tiên trên trời là hiện

thân cho yếu tố cổ tích trong chuyện, xuống trần gian với ước muốn sinh con nhưng không may bị mất đôi cánh và trở thành vợ của chàng tiều phu, là người phụ nữ yêu thương chồng con

Con nai, đã là cầu nối giúp chàng tiều phu và nàng tiên nữ nên duyên vợ

chồng, đóng vai trò là “vật mai mối” của câu chuyện

Mẹ già, là nhân vật phụ, mong muốn con được hạnh phúc Đồng thời người

mẹ cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc chia ly của hai vợ chồng

Trang 5

Con ngựa, tuy chỉ xuất hiện ở cuối câu chuyện nhưng con ngựa lại là nguyên

nhân khiến hai vợ chồng chàng tiều phu chia ly mãi mãi

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH QUAN NIỆM HÔN NHÂN QUA SỰ TÍCH “CHÀNG TIỀU PHU VÀ TIÊN NỮ”

2.1 Quan niệm hôn nhân là gì?

Quan niệm hôn nhân là một tập hợp những suy nghĩ, quan điểm, niềm tin, giá trị và kỳ vọng mà một cá nhân hay một xã hội dành cho hôn nhân Khái niệm về quan niệm hôn nhân rất rộng và đa dạng theo suy nghĩ của từng cá thể, nó có thể thay đổi theo thời gian và theo sự phát triển của xã hội

2.2 Quan niệm hôn nhân trong sự tích

2.2.1 Quan niệm hôn nhân qua cuộc gặp gỡ của chàng tiều phu và nàng tiên nữ

Trang 6

Chàng tiều phu tốt bụng đã cứu một con nai khỏi tay thợ săn và được con nai ban cho một điều ước và chàng đã ước rằng mình có một người vợ Từ đó ta có thể thấy rằng việc lấy vợ sinh con đối với người đàn ông có xuất thân thấp kém như chàng tiều phu nói riêng và những đàn ông ở mọi tầng lớp trong xã hội xưa là vô cùng quan trọng Hay nói đúng hơn là quan niệm về việc yên bề gia thất là việc phải làm, dựng vợ gả chồng sinh con nối dõi cũng là để báo hiếu cho đấng sinh thành Ngoài ra, đến tận ngày nay vẫn có người có quan niệm rằng nếu yên bề gia thất thì cuộc sống cũng sẽ được thay đổi khi có sự chăm chút của người phụ nữ thì người đàn ông có thể yên tâm phát triển sự nghiệp

Chàng tiều phu được con nai chỉ chỗ để lấy trộm đi chiếc áo cánh tiên khi các nàng tiên đang tắm khiến nàng tiên không thể về trời mà ở lại làm vợ chàng tiều phu Hình ảnh con nai đại diện cho cầu nối để người phàm và tiên nữ, hai con người

có xuất phát điểm hoàn toàn khác nhau mà lại gặp được nhau Con nai trong sự tích cũng giống như “ông mai bà mối” se duyên cho hai người

Trang 7

Tuy nhiên, việc chỉ trộm đi một chiếc áo mà nàng tiên đã trở thành vợ của chàng tiều phu cho thấy rằng hôn nhân trong tình cảnh này không hề xuất phát từ tình yêu, việc lấy vợ lấy chồng vào thời điểm này vô cùng đơn giản Nàng tuy không phải người phàm nhưng vẫn có những cốt cách của một người phụ nữ công, dung, ngôn, hạnh là mơ ước của bao nhiêu chàng trai trong đó có chàng tiều phu Nàng tiên nữ cũng là hiện thân cho hình ảnh của người phụ nữ xã hội xưa, khi ở một nơi

xa lạ vẫn cần có bờ vai của một người nam nhi che chở, nương tựa.Điều này cũng bắt nguồn từ truyền thống ngày xưa, khi Hàn Quốc là một quốc gia theo Nho giáo

và vai trò của người phụ nữ trong gia đình là chăm chút và xây dựng tổ ấm cho người đàn ông yên tâm phát triển công danh sự nghiệp Chính vì quan niệm đó mà trong những sự tích thì vai trò của người phụ nữ và người đàn ông được phân ra rõ ràng

2.2.2 Quan niệm hôn nhân thông qua cuộc sống vợ chồng của chàng tiều phu và tiên nữ

Trang 8

Tuy đã nên duyên vợ chồng và có hai người con nhưng nàng tiên vẫn luôn nhớ

về quê hương, chàng tiều phu vì thương vợ mà mặc kệ lời dặn của con nai mà thú nhận tất cả với vợ của mình, nàng tiên đã mặc chiếc áo ấy bế con và bay về trời Có thể thấy được, ban đầu cuộc hôn nhân của hai người không hề bắt nguồn từ tình yêu nhưng vẫn thấy được tình cảm mà chàng tiều phu dành cho vợ mình sau thời gian chung sống Đây là một việc không quá hiếm ở thời điểm đó bởi ngày xưa đa phần những cuộc hôn nhân đều do mai mối và không có tình cảm với nhau, việc cưới xin

là bắt buộc và người xưa cũng quan niệm rằng cứ cưới nhau sau về ở cùng thì sẽ có tình cảm Quan niệm này được truyền tải khá rõ nét trong sự tích Ngoài ra, việc chàng tiều phu nói ra sự thật cũng cho thấy sự thành thật trong hôn nhân là rất quan trọng, không chỉ là quan niệm hôn nhân ở thời xưa mà còn ở thời nay

→ Điều này cũng đã làm rõ về một trong những ý trong khái niệm về quan niệm hôn nhân rằng: quan niệm hôn nhân đôi khi sẽ có sự khác biệt giữa xưa và nay nhưng đôi khi nó cũng tồn tại vượt thời gian

Trang 9

Việc nàng tiên nữ bay về trời cũng là một lời cảnh báo cho những bi kịch phía sau của hai vợ chồng Lúc này cũng đã bắt đầu có sự xuất hiện của một quan niệm hôn nhân khác là “ Môn đăng hộ đối”, một quan niệm không hề mới nhưng nó luôn

là vấn đề trong đa số các cặp vợ chồng mà ở đây là người phàm và tiên nữ Một xuất thân tầm thường như chàng tiều phu và một xuất thân không thể cao quý hơn nữa là tiên nữ Nó không còn là sự cách biệt về gia thế mà ở đây còn là về địa lý và thân phận, người trần tục và người trên trời

2.2.3 Quan niệm hôn nhân qua đoạn kết cuộc chia ly của chàng tiều phu và tiên nữ

Sau khi vợ bay về trời, chàng tiều phu đã được con nai chỉ cách lên trời đoàn

tụ với vợ Một lần nữa hai người lại gặp được nhau tuy nhiên một người phàm làm sao có thể ở lại cõi tiên, chàng tiều phu không thể tận hưởng cuộc sống ở trên trời

mà bỏ lại người mẹ già Điều này thể hiện sự hiếu thảo của chàng, mà theo quan niệm hôn nhân thì một chàng trai hiếu thảo sẽ là một người đàn ông tốt đáng để

Trang 10

nương tựa Ngoài ra, chi tiết này còn thể hiện quan niệm trong hôn nhân về đạo hiếu với cha mẹ, dù đã dựng vợ gã chồng ở nơi xa cũng không thể quên đi quê hương, quên đi công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành

Chi tiết chàng tiều phu lên ngựa trở về thăm mẹ già dẫn đến sự chia ly lần hai cũng là chi tiết một lần nữa nhấn mạnh vấn đề “ môn đăng hộ đối” Lần chia ly trước có thể đoàn tụ cũng như là lời cảnh báo cho sự chia ly vĩnh viễn và lần này càng khẳng định lại vị thế của hai người quá khác biệt như trời và đất Điều đó cho thấy tình yêu không phải là tất cả trong một mối quan hệ vợ chồng mà còn được cộng hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau

2.3 Quan niệm hôn nhân thông qua nghệ thuật và ý nghĩa

Sử dụng phép ẩn dụ hình ảnh con nai tượng trưng cho người mai mối cuộc gặp

gỡ của chàng tiều phu và tiên nữ Cùng với đó là hình ảnh chú ngựa tượng trưng cho những định kiến về “ Môn đăng hộ đối” chia cắt hai người với nhau

Trang 11

Sự tích “ Chàng tiều phu và tiên nữ” nhằm mục đích đề cao những điều tốt đẹp trong hôn nhân của người và tiên Đồng thời khắc họa rõ nét những khó khăn trắc trở bởi những định kiến hôn nhân ngày xưa Mang đậm dấu ấn về quan niệm hôn nhân của người Hàn Quốc thời xưa về vai trò của người chồng và người vợ Những quan niệm hôn nhân thông qua sự tích càng khẳng định rõ hơn khái niệm về quan niệm hôn nhân không chỉ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, tư duy mà còn tùy vào thời đại

và cách tiếp nhận của con người

CHƯƠNG 3 SO SÁNH QUAN NIỆM HÔN NHÂN GIỮA SỰ TÍCH “CHÀNG TIỀU PHU VÀ TIÊN NỮ” VÀ SỰ TÍCH “SAO HÔM VÀ SAO MAI”

3.1 Đôi nét về sự tích “ Sao hôm và Sao mai”

Có một anh tiều phu nọ đến suối thình lình gặp một bầy tiên đang tắm, anh tiều phu giấu bộ áo cánh của một cô tiên nữ khiến cô không thể bay trở về trời và trở

Trang 12

thành vợ của anh Một thời gian sau tiên nữ tình cờ tìm thấy được bộ áo bèn bay về trời bỏ lại chồng con, không dám trở lại nữa Nàng tìm cách đưa hai cha con lên gặp mặt nhưng không thể ở lâu trên trời Hai cha con được ngồi lên trống bay về nhưng giữa đường cái trống bị quạ mổ vào khiến nàng tiên cắt nhầm dây trống hai cha con rơi xuống biển mà chết

Trang 13

3.2 Những điểm tương đồng và khác nhau giữa hai sự tích

3.2.1 Điểm tương đồng về quan niệm hôn nhân giữa hai sự tích

Cả hai câu chuyện đều là kết hôn cưỡng ép, kết hôn sinh con không bắt nguồn

từ tình yêu mà chủ yếu là vì bổn phận và định kiến của xã hội, miêu tả rõ nét vai trò, bổn phận của người vợ và người chồng trong gia đình Kết cục cho mối tình không

“Môn đăng hộ đối” là cả hai bị chia cắt mãi mãi

3.2.2 Điểm khác nhau về quan niệm hôn nhân giữa sự tích “Chàng tiều phu và Tiên nữ” và sự tích “sao Hôm và sao Mai”

Sự tích “ Chàng tiều phu và tiên nữ Sự tích “ Sao hôm và Sao mai”

- Cuộc hôn nhân xuất phát từ lòng tốt

của chàng tiều phu qua việc giúp con nai

thoát chết và thật lòng khát khao có vợ của

chàng

- Xuất phát từ lòng ham muốn phàm tục

và ham mê cái đẹp của người tiều phu, cưới vợ

vì nhan sắc và để phục vụ về bản năng cho mình

Trang 14

- Nhìn thấy vợ nhớ quê nhà mà động

lòng thương xót nên đã thú nhận với vợ

những việc mình đã làm → Trung thực và

luôn nghĩ đến vợ

- Mục đích ban đầu của nàng tiên là

muốn xuống trần gian để sinh con nên khi

nàng rời đi đã bế bồng theo con mình

- Tuy là kết thúc không có hậu khi chàng

tiều phu vẫn không thể gặp vợ mình nhưng vì

ngay từ ban đầu xuất phát điểm của chàng

tiều phu là không có ý xấu nên kết cục của

chàng nhẹ nhàng hơn đôi phần khi vẫn được

sống đến khi lâm bệnh qua đời và biến thành

gà trống

- Giấu vợ đến cuối cùng nhưng bị vợ vô tình phát hiện ra → Người vợ nhận ra rằng người đầu ấp tay gối với mình bao lâu nay là người khiến mình không thể về với quê hương, cho thấy người đàn ông này không hề trung thực với ngay cả người bạn đời của mình

- Vì bị người bạn đời của mình lừa dối nên nàng tiên đã không ngần ngại bỏ lại con mà dứt

áo ra đi không quay trở lại

- Cái giá phải trả cho sự xấu xa và tham lam của người tiều phu là cùng con trai rơi xuống biển mà chết, tuy có phần cay đắng nhưng lại thích đáng cho việc lợi dụng hôn nhân để làm chuyện xấu xa

Trang 15

3.1 Bài học rút ra từ quan niệm về hôn nhân thông qua hai sự tích

Thông qua hai sự tích ta có thể thấy được rằng hôn nhân là một điều thiêng liêng, và nên được bắt nguồn từ tình cảm giữa hai trái tim thay vì là sự cưỡng ép hay bắt buộc Những cuộc hôn nhân ép buộc thường sẽ không mang lại những cái kết tốt đẹp, hãy để cho hôn nhân có sự xuất hiện của tình yêu và sự cảm thông từ hai phía

Quan niệm hôn nhân từ xa xưa sẽ có những điều tiêu cực hay những định kiến

về vai trò của người vợ rằng phải công, dung, ngôn, hạnh, phục vụ chồng và gia đình chồng Tuy nhiên thay vì bác bỏ nó một cách kịch liệt hãy kế thừa những giá trị tốt đẹp của thế hệ đi trước, đề cao vai trò và quyền lợi của người phụ nữ Phụ nữ cũng như đàn ông đều bình đẳng như nhau Nếu ngày xưa người đàn ông phải đi làm gánh vác kinh tế và người phụ nữ phải quán xuyến việc nhà, thì hãy san sẻ cho nhau cả ngoài xã hội lẫn ở nhà

Trang 16

Quan niệm rằng lấy nhau là phải sinh con đẻ cái cũng không còn phù hợp với hiện tại bởi xã hội dang ngày càng phát triển và khắt nghiệt hơn Việc sinh con không còn là để nối dõi mà còn là để nuôi dạy và phát triển định hướng con cái từ nhiều mặt không hề đơn giản

Những quan niệm xưa cũ không còn phù hợp với hiện tại tuy nhiên vẫn có những quan niệm trường tồn mãi như việc tôn trọng và thành thật với người bạn đời của mình để xây dựng một mối quan hệ vợ chồng tốt đẹp, bền vững

Tóm lại, quan niệm hôn nhân phát triển và thay đổi theo thời đại và tư duy của con người, chúng ta phải biết thích nghi và điều chỉnh cho phù hợp Thông qua sự tích “Chàng tiều phu và tiên nữ” cũng thấy được một chuyện tình đẹp và những quan niệm hôn nhân từ nhiều góc độ khác nhau

Ngày đăng: 11/12/2024, 13:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w