1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá chình hoa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

74 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Hiệu Quả Sản Xuất Của Mô Hình Nuôi Cá Chình Hoa Trên Địa Bàn Tỉnh Ninh Thuận
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hằng
Người hướng dẫn PGS.TS. Đặng Thanh Hà, TS. Nguyễn Văn Trọn
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 22,55 MB

Nội dung

TÓM TẮTĐề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cáChình hoa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” được tiễn hành tại tỉnh Ninh Thuận từtháng 09 năm 2023 đến tháng 12 năm 2

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

kkxx«x««%+%*%&k%%&w%%&

NGUYÊN THỊ THANH HÀNG

PHAN TÍCH HIEU QUA SAN XUẤT CUA MÔ HÌNH

NUOI CA CHINH HOA TREN DIA BAN

TINH NINH THUAN

LUAN VAN THAC SY QUAN LY KINH TE

Thành phố Hồ Chi Minh, tháng 03/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

RRR

NGUYEN THI THANH HANG

PHAN TÍCH HIỆU QUA SAN XUẤT CUA MO HÌNH

NUÔI CA CHÌNH HOA TREN DIA BAN

TINH NINH THUAN

Chuyén nganh: Quan ly kinh té

Trang 3

PHAN TÍCH HIỆU QUA SAN XUẤT CUA MÔ HÌNH

NUOI CÁ CHINH HOA TREN DIA BAN

TINH NINH THUAN

NGUYEN THI THANH HANG

Hội đồng chấm đề án:

1 Chủ tịch: TS LÊ CONG TRU

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS TRAN ĐÌNH LY

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

3 Ủy viên: PGS.TS NGUYÊN HỮU DŨNG

Trường Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kêt qua

nghiên cứu nêu trong dé án nghiên cứu là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bắt kỳ công trình nào khác

Tác giả dé án

NGUYÉN THỊ THANH HÀNG

ul

Trang 5

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hằng

Ngày sinh: ngày 26 tháng 6 năm 1989, tại tỉnh Ninh Thuận.

Email: thanhhangeco@gmail.com

Hộ khẩu thường trú: Khu phố 2, phường Phước Mỹ, thành phố Phan

Rang — Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuan.

Quá trình dao tạo:

- Tốt nghiệp phô thông trung học tại Trường THPT Chu Văn An, thành

phố Phan Rang — Tháp Cham tỉnh Ninh Thuận năm 2007;

- Tốt nghiệp Đại học ngành Kinh tế tại Trường Đại học Mở thành phố

- Từ năm 2012 đến năm 2019: công tác tại Ban quản lý Vườn quốc gia

Núi Chúa, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận;

- Từ năm 2019 đến nay: công tác tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn tỉnh Ninh Thuận.

1H

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề án thạc sĩ, tôi đã

nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn từ cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia đình,

bạn bè và đồng nghiệp Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành đến hai người thầy trực

tiếp hướng dẫn khoa học là PGS.TS Đặng Thanh Hà và TS Nguyễn Văn Trọn đãnhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu

này.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy, Quý cô và cán bộ quản lýKhoa Kinh tế, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ ChíMinh đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi thêm kiến thức về quản lý kinh tế, giúp

đỡ tôi trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh dao Sở Nông nghiệp va Phát triển nông

thôn tỉnh Ninh Thuận, Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ Giống cây trồng, vật nuôi, thủy

sản tỉnh Ninh Thuận và các nông hộ nuôi cá Chình hoa đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt

nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi đã luôn bên cạnh dé đồng

hành, cổ vũ, khích lệ và hỗ trợ tôi thực hiện đề tài này

Một lân nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Ninh Thuận, tháng 5 năm 2024

Học viên

NGUYÊN THỊ THANH HÀNG

1V

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cáChình hoa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” được tiễn hành tại tỉnh Ninh Thuận từtháng 09 năm 2023 đến tháng 12 năm 2023 Nghiên cứu đánh giá được hiệu quả sảnxuất của mô hình nuôi cá Chình hoa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, từ đó đề xuất giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá Chinh hoa trên địa bantỉnh Ninh Thuận Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp với

cỡ mẫu điều tra 70 hộ nuôi cá Chình hoa Dữ liệu khảo sát được xử lý, tổng hợp

bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy Nghiên cứu thu được kết

quả như sau:

Với 1600 con giống thả nuôi, mô hình nuôi bé xi măng cho doanh thu trungbình là 636,18 triệu đồng, dao động từ 587,32 đến 672,80 triệu đồng Về lợi nhuận,

mô hình nuôi ao đất cho lợi nhuận trung bình là 102,82 triệu đồng, mô hình nuôi bề

xi măng cho lợi nhuận trung bình là 140,91 triệu đồng

Kết quả phân tích mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas, đề tài xác định

được 07 yếu tố đến năng suất nuôi cá Chình hoa và được sắp xếp theo thứ tự mức

độ tác động tăng dan là: Thời gian nuôi (TG); Vốn đầu tư (VON); Ngày lao động(LD); Tỷ lệ sống (TLS); Số lần tham gia tập huấn (TH) Kinh nghiệm (KN); và

Lượng thức ăn (TA).

Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá Chình hoa gồm

Giải pháp về Lượng thức ăn; Kinh nghiệm; Số lần; Tham gia tập huấn; Tỷ lệ sống:

Ngày lao động: Vốn đầu tư; Thời gian nuôi.ập huấn nâng cao trình độ sản xuất; Giảipháp về vốn dau tư; Giải pháp về kỹ thuật nuôi

Trang 8

The research "Analyzing the production efficiency of the flower eel farming

model in Ninh Thuan province" will be conducted in Ninh Thuan province from

September 2023 to December 2023 The study evaluates the effectiveness.

production of the flower eel farming model in Ninh Thuan province, thereby

proposing solutions to improve the production efficiency of the flower eel farming

model in Ninh Thuan province The project uses secondary and primary data

collection methods with a sample size of 70 households raising flower eels Survey

data were processed and synthesized using descriptive statistics and regression

analysis The study obtained the following results:

With 1,600 breeding animals, the cement tank farming model gives an

average revenue of 636.18 million VND, ranging from 587.32 to 672.80 million

VND Regarding profits, the earthen pond farming model gives an average profit of

102.82 million VND, the cement tank farming model gives an average profit of

140.91 million VND.

As a result of analyzing the Cobb - Douglas production function model, the

project identified 07 factors that affect the productivity of flower eel farming and

are arranged in order of increasing impact level: Culture time (TG); Investment

capital (VON); Labor Day (LD); Survival rate (TLS); Number of times participating

in training (TH) Experience (KN); and Food Amount (TA).

Solutions to improve production efficiency of flower eel farming households

include solutions on food quantity; Experience; Times; Participate in training;

Survival rate; Labor Day; Investment; Training period to improve production level;

Investment capital solutions; Solutions to improve production efficiency of flower

eel farming households include solutions on food quantity; Experience; Times;

Participate in training; Survival rate; Labor Day; Investment; Training time to

improve production level; Investment capital solutions; Solutions for farming

techniques.

vi

Trang 9

LW - Cae mehienG iu MUO NSOAL yw cc, asnsaxcennnascnentna sachcnds so nacratdannsnadposadaAtesaeiritleennsnten 5

1:1z5: Các nghiện cỨU ONS NOG wns serene ssssemesuw arenes mariamenvatonnescmn 8

1.1.3 Đúc kết và đánh giá các công trình nghiên cứu trước -z-szs+2 111.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu -2- 2222 22+22++2E+2E+2EEz£EE2EEeEEzrxerxrrrrrrree 141.2.1 Điều kiện tự nhiên - 2-2 ©2+222S22E2EE2E21221212212212112121121121211211211121 21 xe 141.3.2 Tình hình kinh lễ, xã HỘI se seo secnu2n ng g0 3 HH hd gà g lv 0 01g lg g0 01066 15

122.3 Đình: 814 CHHHPs:inscscesezsi9101106005990S90G5040043BE92E58SESSSPEBGEESDPSMEGSESIEOES/09/4878750g01QE 171.3 Đặc điểm sinh thai va quy trình nuôi cá Chình hoa 22©52©525525522 19

1.3.1 Dac diém sink thai aàáảậộỘộỘỲỘỲỆỘộỆỪOD 191.3.2 Quy trình nuôi cá Chình hoa thương phẩm - 2-2222 22222+22z22++cS+2 20

Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU 23

0l BOSCO LÍV LINATfseessieezorsestissgoeriognsdongriustrsdbadtirugegakilieupsuDiouustsikirggirglotzjgicggiidirnghưnegrogtrgitozsztrưem 23

2.1.1 Một số khái niệm - 2-2 S+S+SE9EE9EEEEE9E182122121112121112121112111 21 xe 23

"0ï cu oi na 25

2.3 Phuong phap nghién 0v 25

2.3.1 Phương pháp thu thập số li@u ee cece eceeesseesessesseessesseessecseeeesseeseeseeees 25

2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp -2¿-2¿222+22+z22++2zxrzzxcrez 25

Vil

Trang 10

2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp -5-©52©7cccxecrecrxrrrerrrrree 252.3.2 Phuong pháp nghiên cứu, đánh giá số Li@U oo eeccccceecsecsessesseesessessesseeseeees 26

2.3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu - 2 2 2222222E22E122E22E12212211221221222122122 xe 26

2.3.3: Phương pháp phần ĐÍGH:c:scszssscssizztsss6csicsetciixxdREO52016816X56003825g64/815838L1018Ey6g0 D2 26

2.3.3.1 Phương pháp thong kê mô tả - 2 2 22©2222E2EE2EE2EEE2EE22EE2EEeEErrrcrev 263.3.3.2 Phương phầp phẩn tích liỗi quỹ cá n2 1 0500 41022 n4 0.0 cu 28

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN . 5-2 ©cs+cssceerserserrserx 31

3.1 Đánh giá hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá Chình hoa tại tỉnh Ninh

in" 0 31

3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá Chinh hoa 373.2.1 Các biến trong mô hình hồi quyy 2-22 22 2222+2E++2E++E+zEE++zxzrxzzzzzrxz 373.2.2 Kết quả phân tích hàm sản xuất Cobb - Douglas -2 22 225525522552 38

3.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá Chình

TROD poco eee peer eee reer ye sen par eernerenen ees ies arate er een reper erent errr reel 43

3.3.1 Giải pháp về lượng thức ăn 2-22 222222E22E22E22E 222212122 cEEcrrrree 43

%3 5 Giải phần về Ki ñghiỆm co xeceee e2 E2 cents 433.3.3 Giải pháp về Số lần tham gia tập huắn 2-22 2222222222z22E2E2zzxzzrzrev 4334,81 ririlp về TẾ TẾ sĩ mesmo 00/0 G24 00 S500000159100001608 443.3.5 Giải pháp về Ngày lao động - 2: 22©22222222222E22212712221221 21122122222 cre 443.3.6 Giải pháp về Vốa đầu tư ke 00014500701050010021059.-0 556 453.3.7 Giải pháp về Thời gian nuôi - 2-2-2252 2S22S£EE2EE2EEtEE+2EEEEE2EEzrxezrrcree 45KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGI xeeeeieediididdiiidiisibieDldssoikg000100108036000)2si 0.06 46TALLIED THAM NHÀ HugarrennestrrrrtonngoigiontrtESGEIGEESERNGISM.GSSIGEOSSSSSEGI 48

3210000025 51

vill

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BANG

BANG TRANG

Bang 1.1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan -2-5- 11

Bang 1.2 Tông hợp tình hình tăng trưởng và cơ cau kinh tế giai đoạn 2019-2023 16

Bang 2.1 Kỳ vọng dau cho các hệ số của mô hình ước lượng 30

Bảng 3.1 Tình hình nuôi cá Chình hoa của các hộ được khảo sắt 31

Bảng 3.2 Chi phi cơ sở vật chất trong nuôi cá Chinh hoa -. -2 2225552 32Bang 3.3 Chi phí sản xuất trong nuôi cá Chình hoa -25c-5cse555c - 33Bảng 3.4 Hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá Chinh hoa tính theo ao 34Bảng 3.5 Hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá Chình hoa tính theo 1600 con

giống thả nUÔi - 2-52 SSSES2E22EE2EE2173121121111121121121121121121121211112121 11 xe 35Bảng 3.6 Sự khác biệt về Chi phí, doanh thu và lợi nhuận sản xuất cá Chình hoa

ao dat và bề xi măng tính theo 1600 con giống thả nuôi -. - 36Bang 3.7 Đặc trưng các biến trong mô hình hồi quy (tính theo 1600 con giống

HUÔIÏ) 222522222S1222122225122231122211222111221112221112211122T1221222 re 37

Bảng 3.8 Kết qua phân tích mô hình hàm sản xuất Cobb - Douglas 41

1X

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG

Hình 1.1 Ban đồ hành chính tinh Ninh Thuận 2-2 s2 +S2£S££E££zzEz22z+2 14

Hình 1.2 Vòng đời của cá Chình hoa - cece 2221212221222 8 211 re 19

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình nuôi thương pham cá Chình hoa trong ao - 21

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình nuôi thương phẩm cá Chình hoa trong bề - 22Hình 3.1 Biểu đồ tần số của phan dư chuẩn hóa 2-22 252222z22z2zzzzs2 39Hình 3.2 Biểu đồ P-P Plot để quan sát các giá trị ước lượng và giá trị kỳ vong 40

Trang 13

MỞ DAU

Sự cần thiết của đề tài

Nước ta có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngành thủy sản Với diệntích mặt nước khá lớn, có đủ các nguồn nước: mặn, ngọt, lợ phân bố ở từng khu vực

là điều kiện thích hợp cho tất cả các loài cá thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt.Chính điều này cũng tạo ra được nguồn thức ăn đồi dào phục vụ cho ngành nuôitrồng thủy sản Vì vậy nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta rất có điều kiện dé phát

triển Trong đó, ngành nuôi cá cũng chiếm vị thé rat quan trọng vì nó vừa cung cấp

nguồn thực phâm không nhỏ trong nước vừa phục vụ cho việc xuất khẩu với nhữngloài cá có giá trị như: cá Tra, cá Ba sa, cá Béng tuong

Những loài cá có giá trị xuất khâu mới như cá Hồi, cá Lăng, cá Chinh, cá

Bớp trong đó các loài cá Chình thích hợp với nhiều mô hình nuôi, ít bệnh, thịt

ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao, có tác dụng chữa bệnh, ngoài tiêu thụ thị trường

trong nước, cá Chình cụ thể là cá Chình hoa còn có khả năng xuất khẩu và rất được

ưa chuộng ở các nước Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan và Trung Quốc Do vậy, cần

nghiên cứu hiệu qua sản xuất của mô hình nuôi cá Chinh hoa làm cơ sở mở rộng mô

hình canh tác.

Ninh Thuận là một tỉnh có tiềm năng diện tích đất không ảnh hưởng bởi lũlụt dé phát triển cá Chinh nhờ hưởng lợi từ hệ thống thủy điện Da Nhim, các hồchứa như: hồ Sông Quao, hồ Sông Trâu, hồ Sông Sắt, hồ Sông Biêu, hồ Thành Sơn,

hồ Tân Giang, hệ thống thủy lợi Tân Mỹ Vì vậy, việc định hướng nuôi chuyên

canh các đối tượng cá nước ngọt có giá trị kinh tế như cá Chình hoa sẽ giúp nông hộ

chuyên đồi đối tượng nuôi cá nước ngọt kém hiệu quả sang phát triển nuôi cá Chìnhhoa là hết sức cần thiết Qua đó, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều laođộng phổ thông tại địa phương, đa dạng đối tượng nuôi thủy sản

Trang 14

Tuy nhiên, một mô hình sản xuất được nhân rộng khi có hiệu quả sản xuất

cao, ôn định, do đó cần phải nghiên cứu hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cáChình hoa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận dé làm rõ hiệu quả sản xuất và các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá Chình hoa, làm cơ sở đề xuấtgiải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá Chình hoa tại tỉnh Ninh

Thuận.

Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình

nuôi cá Chình hoa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” được chọn thực hiện.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Phân tích các yêu tô ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá Chinh hoa

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá Chình

hoa.

Câu hỏi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá Chình hoa tại tỉnh Ninh Thuận nhưthế nào?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá Chình hoa?

- Các giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các hộ nuôi cá

Chình hoa?

Trang 15

Ý nghĩa đề tài

Đề tài nghiên cứu góp phần hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất môhình nuôi cá Chình hoa Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cơ quan quản lý Nhànước và nông hộ có giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và nhân

rộng mô hình nuôi cá Chình hoa tại Ninh Thuận.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá

Chinh hoa trên địa ban tỉnh Ninh Thuận.

Đối tượng khảo sát của đề tài là nông hộ nuôi cá Chình hoa và cán bộ quản

lý liên quan đến sản xuất cá Chình hoa

Pham vi nghiên cứu

Pham vi thời gian

Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2019 đến 2023 Thời gian thực hiện đềtài từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2023

Pham vi không gian

Đề tài thực hiện tại huyện Ninh Sơn và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm,

Chương 2 Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này nêu lên các

khái niệm, cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu.

Trang 16

Chương 3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Đánh giá hiệu quả sản xuất của

mô hình nuôi cá Chình hoa tại tỉnh Ninh Thuận; Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnnăng suất nuôi cá Chình hoa; Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất củacác hộ nuôi cá Chinh hoa, góp phần 6n định và phát triển mô hình nay tại tinh Ninh

Thuận.

Kết luận và kiến nghị: Tóm lược kết quả đạt được của nghiên cứu và kiếnnghị nội dung cần thực hiện từ kết quả nghiên cứu

Trang 17

Chương 1

TỎNG QUAN

1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.1 Các nghiền cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Tsue và cộng sự (2012) đã tính toán hiệu quả lợi nhuận và

năng suất của người nuôi cá da trơn ở Bang Benue, Nigeria Nghiên cứu đã sử dụngham lợi nhuận biên ngẫu nhiên và ham sản xuất Cobb-Douglas dé phân tích dữ liệuthu thập từ 143 nông dân nuôi cá da trơn Phân tích hiệu quả lợi nhuận cho thấy

hiệu qua lợi nhuận khác nhau (23-99%) của nông dân với giá tri trung bình là 0,84.

Nghiên cứu cho thay rằng nông dân có thé thu được trên 80% lợi nhuận tiềm năngcủa họ phan nao từ một đơn vị hỗn hợp đầu vào Kết quả phân tích các yếu tô anhhưởng đến năng suất cho thấy rằng tuổi của nông dân, kinh nghiệm nuôi của nông

hộ, thời gian nuôi và mật độ nuôi có ảnh hưởng đến năng suất Vì vậy lợi nhuậntrong sản xuất cá da trơn có thê tăng theo thời gian khi nông dân có nhiều kinh

nghiệm hơn và môi trường thuận lợi hơn được tạo ra.

Yin và cộng sự (2014) đã tính toán hiệu qua sản xuất của cá diếc (Carassiusauratus gibelio) của nông dân nuôi ghép ở khu vực ven biến thành phố Diêm

Thành, Trung Quốc Nghiên cứu xem xét kỹ thuật (TE), phân bồ (AE) và hiệu quả

sản xuất (EE) của hệ thống nuôi ghép sản xuất cá được áp dụng rộng rãi nhất ở khuvực ven biển của thành phố Diêm Thành, Trung Quốc, chủ yếu liên quan đến sảnxuất cá diéc, cá chép và cá mè hoa Phân tích mang bao dit liệu DEA được sử dụng

để đo lường hiệu quả, trong khi hồi quy Tobit được áp dụng để xác định các yếu tốảnh hưởng đến năng suất cá Hiệu quả TE, AE và EE ước tính lần lượt là 0,92, 0,96

và 0,88 Nuôi ghép cá diéc được đặc trưng bởi sự thiếu hiệu quả kỹ thuật ở mức độ

vừa phải, đòi hỏi sự phát triên và phô biên công nghệ mới đê tăng năng suât của

Trang 18

những nông dân này Trung bình, các ao nhỏ được cho là có hiệu quả kỹ thuật cao

hơn trong khi các ao lớn được cho là có hiệu quả phân bố và quy mô cao hơn.Ngoài ra, hồi quy Tobit cho thấy quy mô trang trại, lao động có kinh nghiệm, kíchthước cá giống, mật độ nuôi có ảnh hưởng đến năng suất cá diée (Carassius auratus

gibelio) của nông dân Để quản lý việc nuôi ghép cá diếc liên tục mở rộng, nông

dân cần được cung cấp thông tin về số lượng lớn cá giống, kích thước ao kinh tế và

sự giám sát của nhân viên, trong số các yếu tố khác

Olaoye và cộng sự (2014) đã so sánh lợi ích kinh tế của ao cá đất và bé bê

tông trong các doanh nghiệp thủy san tại bang Oyo, Nigeria Nghiên cứu tập trung

đánh giá so sánh lợi ích kinh tế của ao nuôi cá bang đất và bé bê tông trong cácdoanh nghiệp nuôi trồng thủy sản ở Ibadan, bang Oyo Dữ liệu sơ cấp được thu thập

từ 100 nông dân nuôi cá bằng cách sử dụng quy trình lay mẫu thuận tiện Dữ liệuthu thập được phân tích bằng thống kê mô tả, phân tích lợi ích chi phí và suy luận.Kết qua cho thấy, người sử dụng ao cá đất có doanh thu trung bình là 3.322.189,85

NGN (Nigeria naira, 1 NGN = 50,8 VND), lợi nhuận gộp là 2.188.397,89 NGN;

người sử dụng bé bê tông có doanh thu trung bình 2.412.271,08 NGN, lợi nhuận là1.413.299,46 NGN Kết quả cho thấy các chỉ số về khả năng sinh lời (0,61 và 0,47),

Tỷ lệ chi phí biến đổi (0,35 và 0,30), Tỷ lệ chi phí lợi ích (2,55 và 1,89), Tỷ lệ gop(0,40 và 0,54) va Tỷ lệ cơ cau chi phí (0,13 và 0,23) tương ứng cho ao đất và bé cá

bê tông Những hạn chế chính ảnh hưởng đến tình trạng kinh tế của những người

được hỏi là chi phí thức ăn chất lượng cao, thiếu vốn, trộm cắp và kênh tiếp thi

kém.

Nghiên cứu của Maaruf và cộng sự (2020) đã phân tích sản lượng cá và ước

tính của hàm sản xuất đối với năng suất cá và tổng thu nhập của 60 trang trại nuôi

cá tại bắc Iraq Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả, phân tíchlợi ich-chi phí và ham sản xuất Cobb-Douglas và hồi quy bội Theo kết quả, tỷ lệ lợiich-chi phí là 1,8 và điều đó cho thấy rằng nuôi cá trong khu vực có lãi Theo hamsản xuất ước tính, nếu tat cả các yêu tố đầu vào đều tăng 1% thì sản lượng chỉ tăng0,92% Kết quả mô hình hồi quy cho thấy các yêu tố tuổi của nông dan, trình độ học

Trang 19

van và kinh nghiệm nuôi cá, quy mô và số lượng ao, tổng số cá giống thả, tuổi ao,thời điểm thả cá có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với năng suất của các

trang trại nuôi cá.

Ahmadu và cộng sự (2021) đã nghiên cứu khả năng sinh lời và hiệu quả lợi

nhuận của hoạt động sản xuất cá đa trơn ở Edo South, Nigeria Nghiên cứu sử dụngthống kê mô tả, phân tích lợi ich chi phí và hàm sản xuất Cobb-Douglas dé phântích đữ liệu thu thập được từ 120 hộ sản xuất cá da trơn giống ở Bang Edo, Nigeria

dé kiểm tra khả năng sinh lời và hiệu quả lợi nhuận trong sản xuất của họ Kết quả

cho thấy doanh thu là 2.885.443,2 NGN (Nigeria naira, 1 NGN = 50,8 VND); lợinhuận là 2.084.004,24 NGN; lợi nhuận rong trên mỗi chu kỳ san xuất 120.000NGN Sản xuất cá da trơn giống là một hoạt động kinh doanh có lãi trong khu vực

nghiên cứu Mật độ nuôi, chi phí lao động, Thời gian nuôi, Kinh nghiệm có ảnh

hưởng tích cực đến năng suất của các nhà sản xuất cá

Nghiên cứu của Ahmed và cộng sự (2022) đã đánh giá khả năng sinh lời và

phân tích hiệu quả nuôi cá rô phi ở Bangladesh Nghiên cứu đã khảo sát 70 nông

dân nuôi cá rô phi (36 hộ quy mô lớn và 34 hộ quy mô nhỏ) được chọn từ vùng sản

xuất cá rô phi chính tại Trishal upazila của quận Mymensingh ở Bangladesh.Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí, ham sản xuất Cobb-Douglas và phân tích màng bao dữ liệu (DEA) Nghiên cứu cho thay ty suat loi

nhuận gộp của nông dân quy mô lớn là 24,42% và nông dân quy mô nhỏ là 23,8%

cho thấy nông dân quản lý trang trại của họ chưa đủ tốt và nông dân có ít khả năngtrang trải chi phí vận hành, tài chính và các chi phí khác Giá hòa vốn cho người

nuôi cá rô phi quy mô lớn là 77,33 Tk/kg (Taka Bangladesh, 1 Tk = 219 VND) và

nông dân quy mô nhỏ là 81,56 Tk/kg, sản lượng hòa vốn đối với nông dân quy môlớn là 1159,64 kg/ha Tỷ lệ chi phí lợi ích, tỷ suất lợi nhuận ròng lần lượt lớn hơn 1

và dương, cho thay nuôi cá rô phi có lãi về mặt thương mai Ty số lợi nhuận/chi phi

chưa chiết khấu đối với nông dân quy mô lớn là 1,213 và đối với nông dan quy mô

nhỏ là 1,230 Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông dân nuôi cá rô phi là 81,8

(trong đó hiệu quả phân bổ là 93,1 và hiệu quả quy mô là 88,2), ngụ ý rang bang

Trang 20

cách vận hanh ở mức hiệu quả kỹ thuật tối da, năng suất cá rô phi có thé tăng lên vànhững nông dân hiệu quả đạt được năng suất cao hơn những nông dân kém hiệu

quả.

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Văn Cầu và Dương Thúy Yên (2016) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến năng suất và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá trê lai ở Đồng bằng

sông Cửu Long Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 - 12 năm 2015, thông quaphỏng vấn 150 hộ nuôi cá trê lai ở năm tỉnh: An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, CầnThơ va Hậu Giang Phương pháp thống kê mô ta, phân tích lợi ich chi phí và hàm

Cobb-Douglas được sử dụng Cá được nuôi với qui mô nhỏ, diện tích nuôi trung

bình là 1.106+1.130 m? Mật độ thả trung bình là 58+21 con/m? Tỷ lệ sống sau 3- 4tháng nuôi đạt 83,4+5,9% và năng suất đạt 140,7+44,0 tan/ha/vu Kết quả phân tích

đa biến và đơn biến cho thay năng suất nuôi chịu ảnh hưởng (p<0,05) bởi các yếu tố

mật độ thả, thời gian nuôi, kích cỡ cá giống, lượng thức ăn, vốn đầu tư và tỷ lệsống, trong đó mật độ có ảnh hưởng lớn nhất, giải thích 46% biến động của năng

suất Chi phí nuôi trung bình 2.702+889 triệu đồng/ha/vụ, với lợi nhuận 370+13

triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận là 14,16+8,29% Các yếu tố chính ảnh hưởngđến lợi nhuận theo thứ tự quan trọng gồm năng suất, giá cá bán, kích cỡ cá bán vàgiá thức ăn Các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá trê lai

khác nhau giữa các tỉnh khảo sát.

Bạch Văn Dương (2017) đã phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi cá Bớplồng bè trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận Mục tiêu của nghiên cứu là tìm hiểu nhữngyếu tố tác động đến hiệu quả mô hình nuôi cá Bớp lồng bè trên địa bàn tỉnh Nghiêncứu được tác giả thực hiện tại hai huyện trọng điểm của tỉnh về nuôi cá lồng bè đó

là huyện Ninh Hải và Thuận Nam Nghiên cứu đã áp dụng lý thuyết hàm sản xuấttrong lĩnh vực thủy sản thông qua ham Cobb-Douglas dé xây dựng mô hình kinh tếlượng nhằm lượng hóa các yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới năng suất nuôi cá Bớplồng bè trên địa bàn hai huyện của tỉnh để đo lường hiệu quả sản xuất của các hộ

nuôi như: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thu nhập Qua kết quả tính toán cho thấy

Trang 21

mô hình nuôi cá Bớp với mật độ thả 5,9 con/mỶ trong thực tế thì lợi nhuận mang lại

là 190.845.000 đồng, còn tính toán ở mô hình tối ưu là mật độ thả 4,08 con/m? thì

lợi nhuận mang lại là 227.690.000 Mô hình sản xuất tối ưu mang lại hiệu quả sảnxuất cao hơn mô hình thực tế Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cáBớp bao gồm: Mật độ thả giống, thời gian nuôi, thức ăn, lao động, tỉ lệ sống,khoảng cách lồng bè, kinh nghiệm và tập huấn Xuất phát từ kết quả nghiên cứuthực tế, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hìnhnuôi cá Bớp lồng bè trên địa bàn tỉnh bao gồm: giải pháp về con giống, thức ăn,vốn, thị trường và những biện pháp quan lý môi trường vùng nuôi dé hạn chế rủi ro

Nghiên cứu của Lê Văn U Thanh (2017) đã đánh giá hiệu quả sản xuất - kỹthuật và các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi cá lóc (Channa spp.) trên địa bàn

huyện Tân Hưng tỉnh Long An Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn 8 xã nuôi

cá lóc đen và cá lóc bông trọng điểm, gồm các xã: Hưng Hà, Hưng Thạnh, Vĩnh

Châu A, Vĩnh Châu B, Vĩnh Đại, Vĩnh Bửu, Vĩnh Thạnh, Thạnh Hưng Nghiên cứu

đã nghiên cứu hiệu quả của 6 mô hình nuôi chính, gồm nuôi cá lóc đen trong vèolưới, nuôi cá lóc đen trong ao đất, nuôi cá lóc đen trong lồng (bẻ), nuôi cá lóc bôngtrong véo lưới, nuôi cá lóc bông trong ao đất, nuôi cá lóc bông trong lồng (bè).Phương pháp thống kê mô tả, phân tích lợi ích chi phí, ham sản xuất Cobb-Douglas

và phân tích hồi quy được sử dụng Kết quả cho thấy rằng, năng suất của mô hình

nuôi cá lóc den trong véo và trong lồng trung bình là cao nhất (97 kg/m*), năng suất

của mô hình nuôi cá lóc đen trong ao trung bình là thấp nhất (11 kg/m’) Lợi nhuậncủa mô hình nuôi cá lóc bông trong lồng trung bình là cao nhất (187.234 đ/kg), lợinhuận của mô hình nuôi cá lóc đen trong vèo là thấp nhất (-599.132 đ/kg) Mô hìnhhoi quy cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cá lóc bao gồm: Mật độ, thờigian nuôi, lượng thức ăn, chi phi thuốc, tỉ lệ sống và tập huấn Bên cạnh đó, một số

khó khăn trong nuôi cá lóc tại Long An được chỉ ra là: giá thành thức ăn và giá cá

thịt không én định, chất lượng con giống chưa tốt, kỹ thuật nuôi còn hạn chế, dichbệnh thường xuyên xảy ra do thời tiết biến đổi và ý thức quản lý môi trường nước

của con người.

Trang 22

Lâm Thị Mỹ Lan (2019) đã phân tích hiệu quả sản xuất mô hình nuôi tômthâm canh tại các huyện ven biển tinh Trà Vinh Nghiên cứu đã ước lượng hiệu quasản xuất và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cho 300 nông hộ nuôi tômtại 04 huyện ven biển của tỉnh Trà Vinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu qua sảnxuất trung bình là 50.76% Kết quả mô hình Cobb-Douglas cũng da chỉ ra các yêu

tố khối lượng thức ăn, chi phí thú y, kinh nghiệm nuôi, diện tích ao, việc xử lý aonuôi, việc tham gia tập huấn và chất lượng con giống có ảnh hưởng đến năng suất

mô hình nuôi tôm thâm canh tại các huyện ven biển tinh Trà Vinh

Lê Ngọc Danh và cộng sự (2021) đã phân tích hiệu quả sản xuất mô hìnhnuôi cua - tôm quảng canh vùng đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu thực hiệnước lượng hiệu quả sản xuất và tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cho

308 nông hộ nuôi cua-tôm quảng canh tại ba tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau

bằng mô hình Cobb-Douglas Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng suất trung bình

của cua biển là 10 kg/1000m”/năm, của tôm là 16 kg/1000m2/năm, lợi nhuận trung

bình của mô hình là 3 triệu đồng/1000m?/năm Nông hộ có hiệu quả kỹ thuật thấpchỉ đạt 53,5% và hiệu quả phân phối là 43,1% từ đó dẫn tới hiệu quả sản xuất của

mô hình thấp chi đạt 22,1% Mô hình Cobb-Douglas các yếu tố ảnh hưởng đến năngsuất của mô hình có 7 biến: trình độ, kinh nghiệm, số lao động, mật độ thả tôm, sốlần thả cua và tỷ lệ cua Y trên tông sản lượng cua có ảnh hưởng đến năng suất mô

hình nuôi cua - tôm quảng canh.

Hoàng Thị Ngọc Hà (2023) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệuquả sản xuất của mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép tại xã Phú Xuân, huyện PhúVang, tỉnh Thừa Thiên Huế Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm phân tích hiệu quả

sản xuất và xác định các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi

trồng thủy sản xen ghép tại xã Phú Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ phương pháp phân tích hồi quy, sử dụng hàm sản xuất Cobb - Douglas, hiệu quảsản xuất của mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép của các hộ phụ thuộc vào các

yếu tố như chi phi thức ăn, chi phí công lao động, mật độ thả tôm, mật độ thả cua và

mật độ thả cá Kêt quả nghiên cứu cho thay các yêu tô được đưa vào mô hình có

10

Trang 23

ảnh hưởng mang ý nghĩa thống kê đến kết quả và hiệu quả nuôi xen ghép của các hộđiều tra Bên cạnh những yếu tố đưa vào ước lượng trong mô hình, hiệu quả nuôitrồng của các hộ còn chịu ảnh hưởng của các yêu tô khác như chi phí cho xăng dầu

và điện, chi phí cho thuốc, hóa chất, chi phí cho vật tư tu bố ao nuôi trồng, nguồnnước, thời tiết, khí hậu, các yếu tô liên quan đến thị trường tiêu thụ, chính sách phattriển của địa phương, các yếu tô kỹ thuật Chính vì vậy, dé nâng cao hiệu quả từhoạt động nuôi xen ghép các đối tượng nuôi như tôm - cua - cá, các ban ngành liênquan của địa phương cần chú trọng và mở rộng hơn nữa các lớp tập huấn về kỹthuật như mật độ thả giống, khâu xử lý, tu b6 ao nuôi trước khi nuôi, đảm bảo loại

bỏ yêu tô dịch bệnh từ vụ trước vả tạo môi trường nuôi mới đề sử dụng các yêu tô

dau vào có hiệu quả hơn.

1.1.3 Đúc kết và đánh giá các công trình nghiên cứu trước

Qua nghiên cứu có thé tổng hợp, đúc kết như sau:

Bang 1.1 Tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan

STT Tác giả - Nghiên cứu Phương

pháp Kết quả chính

Tsue và cộng sự (2012)

-Hiệu quả lợi nhuận và năng

suất của người nuôi cá da

trơn ở Bang Benue, Nigeria

- Hàm lợi nhuận biên

Yin và cộng sự (2014) - Hiệu

qua sản xuất của cá diéc

(Carassius auratus gibelio)

của nông dân nuôi ghép ở

khu vực ven biển thành phố

Diêm Thành, Trung Quốc

- Phân tích

màng bao dữ

- Quy mô trang trại, lao động

có kinh nghiệm, kích thước cá

giống, mật độ nuôi có ảnhhưởng đến năng suất

Olaoye và cộng sự (2014)

-So sánh lợi ích kinh tế của ao

cá đất và bể bê tông trong

các doanh nghiệp thủy sản

Phân tích lợi ích chi phí

Khả năng sinh lời, Tỷ lệ chi

phí lợi ích và Tỷ lệ cơ cấu chiphí của mô hình ao đất cao hơn

mô hình bề bê tông

11

Trang 24

STT Tác giả - Nghiên cứu ghần Kết quả chính

tại bang Oyo, Nigeria

- Tỷ lệ lợi ích-chi phí là 1,8 (có -,„ lãU)

_ ne - Tuoi của nông dân, trình độ

Maaruf và cộng sự (2020) - hí học vân và kinh nghiệm nuôi

4 Phân tích kinh tế nuôi cá ở P Ham san cá, quy mô va số lượng ao,

khu vực phía Bắc Iraq xuất hết tông ae ca Biống thả, vile tần

Kha năng sinh lời va hiệu phí - Mật độ nuôi, chi phi lao

5 quả lợi nhuận của hoạt động “ động, Thời gian nuôi, Kinh

sản xuât cá da trơn ở Edo xuất Cobb- nghiệm có ảnh hưởng tích cực South, Nigeria Douel đên năng suat của các nhà san

ouglas a

xuat ca

ane me - Ty lệ chi phí lợi ích, tỷ suất

Ahmed và cộng sự (2022) - phí lợi nhuận ròng lân lượt lớn hơn

6 Đánh giá khả năng sinh lời _ Phân tích 1 và dương (có lãi)

và phân tích hiệu quả nuôi cá mông lụa ˆ Mức hiệu quả kỹ thuật trung

rô phi ở Bangladesh de lie bình của nông dân nuôi cá rô

ữ iéu ¬

(DEA) phi là 81,8%

- Tỷ suất lợi nhuận làNguyễn Văn Cầu và Dương - Phân tích 14,16+8,29%

Thúy Yên (2016) - Các yếu lợi ích chi - Mật độ thả, thời gian nuôi,

2 tố ảnh hưởng đến năng suất phí kích cỡ cá giống, lượng thức

và hiệu quả tài chính của mô - Hàm sản ăn, vốn đầu tư và tỷ lệ sống,hình nuôi cá trê lai ở Đồng xuất Cobb- trong đó mật độ có ảnh hưởng

bằng sông Cửu Long Douglas lớn nhất, giải thích 46% biến

động của năng suấtBach Văn Duong (2017) - - Phân tích - Mật độ thả 5,9 con/m, lợi

8 Phan tích hiệu quả sản xuất lợi ích chỉ nhuận mang lại là 190.845.000

mô hình nuôi cá Bop lồng bè phí đồng

12

Trang 25

STT Tác giả - Nghiên cứu Phương

pháp Kết quả chínhtrên địa bàn tỉnh Ninh Thuận - Ham sản

xuất

Cobb-Douglas

- Mật độ thả giống, thời gian

nuôi, thức ăn, lao động, tỉ lệ

sống, khoảng cách lồng bè,

kinh nghiệm và tập huấn ảnh

hưởng đến năng suất cá Bớp

Lê Văn U Thanh (2017)

-Đánh giá hiệu quả sản xuất

- kỹ thuật nuôi cá lóc

(Channa spp.) trên địa ban

huyén Tan Hung tinh Long

An

- Phan tich lợi ích chi phí

- Hàm sản

xuất

Cobb-Douglas

- Lợi nhuận của mô hình nuôi

cá lóc đen trong vèo là thấp

nhất (-599.132 đ/kg)

- Mật độ, thời gian nuôi, lượng

thức ăn, chi phí thuốc, tí lệsống và tập huấn ảnh hưởngđến năng suất cá lóc

10

Lâm Thị Mỹ Lan (2019)

-Phân tích hiệu quả sản xuất

mô hình nuôi tôm thâm canh

tại các huyện ven biển tỉnh

Trà Vinh

Hàm sản

xuất

Cobb-Douglas

Khối lượng thức ăn, chi phí thú

y, kinh nghiệm nuôi, diện tích

ao, việc Xử lý ao nuôi, việc

tham gia tập huấn và chấtlượng con giống có ảnh hưởng

đến năng suất mô hình nuôi

tôm thâm canh

II

Lê Ngọc Danh và cộng sự

(2021) - Phân tích hiệu quả

sản xuất mô hình nuôi cua

-tôm quảng canh vùng đồng

bằng sông Cửu Long

sản lượng cua có ảnh hưởng

đến năng suất mô hình nuôi

cua - tôm quảng canh.

12

Hoàng Thị Ngọc Hà (2023)

đã nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả sản xuất

của mô hình nuôi trồng thủy

sản xen ghép tại xã Phú

Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh

Thừa Thiên Huế

Trang 26

Qua nghiên cứu cho thấy các nghiên cứu trước đây đánh giá hiệu quả sảnxuất của mô hình nuôi trồng thủy sản thông qua tỉ suất lợi nhuận trên chi phí; tỷ suấtthu nhập trên chi phí; hiệu suất đồng vốn Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã sử dụnghàm Cobb-Douglas dé phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng vớicác biến ảnh hưởng gồm: Mật độ nuôi; Thời gian nuôi; Lượng thức ăn; Ngày lao

động; Vốn đầu tư; Kinh nghiệm: Tập huấn Đây là căn cứ quan trọng đề tài kế thừa

và thực hiện.

1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

BẢN ĐỒ HANH CHÍNH TỈNH NINH THUAN

`

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận

(Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận, 2023)

Tinh Ninh Thuận nằm ven biên, thuộc duyên hải Nam Trung Bộ; phía Bac

giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Nam giáp tỉnh Binh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lam

Đồng và phía Đông giáp với biển Đông

14

Trang 27

Về hành chính, Ninh Thuận có 06 huyện (Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước,Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam) và 01 thành phố (Phan Rang - Tháp Chàm),toàn tỉnh có 65 đơn vị hành chính cấp xã (47 xã, 15 phường và 03 thị tran).

Ninh Thuận có địa hình thấp dần từ hướng Đông Bắc xuống hướng Đông

Nam, địa hình chia làm 03 dạng tương đối rõ rệt, gồm: Núi (chiếm khoảng 63,2%),

đồi gò bán sơn địa (chiếm khoảng 14,4%), đồng bằng ven biển (chiếm khoảng

22,4% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh) Khí hậu điển hình là nhiệt đới gió mùa vớiđặc trưng khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh, nhiệt độ trung bình trong năm là từ26°C đến 27°C, thích hợp trồng một số loại cây như nho, táo, măng tây

Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 335.534 ha, trong đó đất dùng vào mục đíchsản xuất nông nghiệp là 83.618 ha, đất sản xuất lâm nghiệp là 188.997 ha, diện tíchđất nuôi trồng thủy sản là 2.028 ha, đất làm muối là 3.809 ha, đất chuyên dùng là

19.512 ha, đất ở là 4.948 ha, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng là 5.262 ha,

còn lại khoảng 27.360 ha đất chưa sử dụng Ngoài tài nguyên đất với tiềm năng pháttriển kinh tế nông nghiệp (nông - lâm - ngư nghiệp) thì tai nguyên biển của NinhThuận cũng tương đối phong phú với nhiều loại thủy, hải sản thuận lợi cho pháttriển các loại hình công nghiệp chế biến thủy sản Bên cạnh đó, Ninh Thuận cóđường bờ biển kéo dai khoảng 105,8 km thuận lợi cho phát triển du lịch biển; đồngthời, hệ thống các di tích, danh lam thắng cảnh phong phú, nhiều tiềm năng phát

triển du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai (UBND tỉnh

Trang 28

Bảng 1.2 Tổng hợp tình hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2019-2023

Trung sen Nam binh hang Chi tiéu năm (%)

Công nghiệp = xây 3.590 4.551 5332 6358 7.038

dung (ty dong)

(Nguôn: UBND tinh Ninh Thuận, 2023)

Số liệu thống kê tại bang 1.2 cho thay giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tinhNinh Thuận trong giai đoạn 2019 - 2023 liên tục tăng từ 15.065 tỷ đồng năm 2019đến 28.180 tỷ đồng năm 2023, tốc độ tăng ngày càng cao từ 14,24% năm 2019 lên

đến 20,48% năm 2022 và 18,16% năm 2023 Trong đó, ngành công nghiệp (công

nghiệp - xây dựng) tăng mạnh trong giai đoạn này với tốc độ tăng trưởng trung bình

25,77%, tuy nhiên năm 2023 ngành này giảm sút do một số lĩnh vực sản xuất công

nghiệp gặp khó khăn như sản xuất phân bón, đá ốp lát, điện, đá xây dựng, nướcyến Ngành nông nghiệp tăng tương đối đều đặn về giá trị sản xuất tuy nhiên tỷtrọng giảm dần và trung bình đạt 58,31%, chủ yếu phát triển lĩnh vực trồng trọt vớidiện tích trồng cây nông nghiệp lẫn năng suất đều tăng mà đặc biệt diện tích trồng

và năng suât nho tăng mạnh trong giai đoạn này, lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản

16

Trang 29

tăng nhẹ trong suốt giai đoạn này Ngành dịch vụ tăng trưởng tương đối tốt về giátrị với tỷ trọng trung bình chiếm 15,92%, trong đó lĩnh vực thương mại phát triển

sôi động, lĩnh vực du lịch có nhiều cải thiện tích cực (Nguồn: UBND tỉnh Ninh

Thuận, 2023).

Nhìn chung, kinh tế tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 2019 - 2023 tăng

trưởng tương đối tốt Tuy nhiên, cơ cấu kinh tế chưa có sự chuyên biến đáng kể

theo hướng tích cực.

b Về xã hội

Tổng số dân là 590.467 người với người Kinh chiếm 75,6%, Chăm chiếm13%, Raglay chiếm 11% và còn lại là một số dân tộc khác (s6 liéu thong ké tai thoiđiểm 01/4/2023), dân cư sinh sống tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng ven

biển Ty lệ hộ nghèo giảm 4,37% trong giai đoạn 2019 - 2023, an ninh trật tự xã hội

luôn duy trì ôn định, các lĩnh vực y tế, giáo dục ngày càng được cải thiện và pháttriển, công tác giải quyết việc làm cho người dân và đời sống người dân trên địa bàntỉnh ngày càng được nâng cao (Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận, 2023)

1.2.3 Đánh giá chung

Ninh Thuận được bao bọc 3 mặt là núi, phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núicao lan ra sát biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng Có 3 dạng địahình: miền núi, đồng bằng và miền biển Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Namgiáp tỉnh Binh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Dong và phía Đông giáp biển Đông

Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km, vùng đặc quyền kinh tế 24.480km”, diệntích vùng biển nội thủy 1.800 km”, có 3 cửa biển là Ca Na, Đông Hải va Ninh Chữ

Bờ biển Ninh Thuận nằm trong vùng nước trồi, có dòng chảy hoàn lưu, ngư trườnggiàu nguồn lợi và đa dạng về các loài hải sản Độ mặn cao và 6n định từ 32-359/ao,môi trường biển trong sạch nên có nhiều thuận lợi để phát triển nuôi các loài thủysản có giá trị kinh tế cao, nhất là sản xuất giống các đối tượng thủy sản

Ninh Thuận có ba vùng nước mặn, lợ, ngọt chứa đựng một nguồn tải nguyên,nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú, là khu vực có nhiều yếu tố thuận lợi đểphát triển nuôi trồng thuỷ sản theo chiều sâu Toàn tỉnh Ninh Thuận có khoảng

17

Trang 30

3.000-4.000 ha diện tích mặt nước lợ, mặn gồm các đầm, vịnh thuận lợi cho việcphát triển nuôi trồng thuỷ sản với quy mô tập trung như: Đầm Nại, Cà Ná, Sơn Hải,Phú Thọ và hiện có hơn 1.600 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản, trong đó chủ yếu

là nuôi tôm nước lợ.

Nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt chưa phát triển mạnh, nhưng được đánh giá là

có tiềm năng phát triển các đối tượng có giá trị kinh tế cao nhờ Ninh Thuận có điềukiện thời tiết tương đối thuận lợi và có nhiều công trình thuỷ lợi đã và đang được

nhà nước quan tâm đầu tư như: Hệ thống thuỷ lợi Sông Pha, hồ Sông Trâu, hồ SôngSắt, hồ Sông Biêu, hồ Tân Giang, đập dâng Tân Mỹ, Mặc dù lượng mưa hằng năm

không lớn và tập trung chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 01 năm sau, nhưng Ninh

Thuận được bổ sung nguồn nước ngọt đáng ké từ hồ chứa Don Dương (tỉnh LâmĐồng) với dung tích 155 triệu m Nguồn nước này được sử dụng cho nhà máy

Thủy điện Đa Nhim và sau đó được sử dụng cho nông nghiệp thông qua hệ thống

kênh Nam và kênh Bắc

Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên khí hậu, thủy văn của tỉnh NinhThuận và đặc điểm thích nghi sinh trưởng của cá Chình hoa, thì đối tượng cá Chìnhhoa có thé phát triển nuôi quanh năm

Đối với việc tổ chức nuôi cá Chình trong ao đất rat phù hợp với các khu vực

ao nuôi có nguồn nước ngọt chủ động và tự chảy, nguồn nước không bị ảnh hưởngbởi chất thải công nghiệp và sinh hoạt của khu dân cư và không bị ảnh hưởng bởi lũlụt Theo điều tra khảo sát thì các huyện trong tỉnh nhất là huyện Ninh Sơn, huyệnBác Ái có thé chủ động nuôi cá Chình quanh năm Các địa phương còn lại có thé

nuôi ở những vùng không bị ảnh hưởng của lũ lụt hoặc có những giải pháp bảo vệ

và tránh thất thoát cá nuôi khi bị ảnh hướng của lũ lụt

Đối với việc tổ chức nuôi cá Chinh trong bé xi măng, có thé tổ chức nuôiquanh năm và ở tất cả các địa phương trong tỉnh Tuy nhiên đối với nguồn nước

nuôi cần lưu ý nguồn nước từ các hệ thống kênh mương, cần phải xử lý để tiêu điệt

các tác nhân gây bệnh, nên khai thác nguồn nước ngầm hợp lý dé tổ chức nuôi cá

18

Trang 31

Chình trong bé xi măng, giúp cá nuôi phát triển tốt, bệnh ít xảy ra và vụ nuôi đạt

hiệu quả cao.

1.3 Đặc điểm sinh thái và quy trình nuôi cá Chình hoa

1.3.1 Đặc điểm sinh thái

Cá Chình thích bóng tối, sợ ánh sáng nên ban ngày chui rút trong hang, khe

đá, hang hốc hoặc nằm yên dưới đáy ao, nơi có nguồn ánh sáng yếu, khi tối đến cámới ra khỏi hang đi kiếm mùi và di chuyên đi nơi khác (Ngô Trọng Lu, 1997)

Theo Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Văn Hảo (1996) cá Chình là cá có tập

tính sống di cư vào những đêm tối trời, đặc biệt là những lúc mưa to cá tập trung

Trứng được thụ tinh trôinôi l* nỗi

ngoài đại dương trong

Hình 1.2 Vong đời của cá Chình hoa

(Nguồn: Nguyễn Hữu Dực và Nguyễn Văn Hảo, 1996)

19

Trang 32

Khi cá trưởng thành, cá di cư ra biển sâu dé đẻ trứng Cá con sau khi nở trôidạt vào bờ biển, cửa sông vùng nước ngọt kiếm mùi Cá bột có hình dang giốngchiếc lá gọi là ấu trùng lá liễu, sức đề kháng yếu hình det có thể uốn cong được nêngiảm được ma sát xung quanh, vì vậy dé bị nước cuốn đi, trôi dạt vào các cửa sông.Khi ấu trùng đạt vào ven bờ, do kích thích của môi trường mới bắt đầu biến tháithành ấu trùng trong suốt, vì vậy gọi là cá bột “bạch tử “(cá bột trắng) và từ chỗ bị

động di cư chuyên dan thành chủ động, sau đó cá bột trắng xuất hiện các sắc tô đen,

gọi là cá bột “hắc tử “(cá bột đen) Sau khi cá biến thái thành cá bột trắng, bắt đầu đi

cư vào các cửa sông và ngược lên các sông Thời gian di cư vào sông thường từ

mùa đông đến mùa xuân Nếu mùa đông nhiệt độ nước dưới 80 C thì cá bột nằm lại

ở cửa sông ven biến chui trong các khe đá hoặc đáy sông, chờ đến khi điều kiệnthích hợp mới ngược sông Do mùa đông nhiệt độ nước sông thấp hơn nhiệt độ

nước biển ven bờ cho nên khi nước sông lên cao gần với nước biến thì cá bột ngược

sông lên sống ở sông, hồ (Ngô Trọng Lu, 1997)

Cá Chinh trải qua nhiều biến thái từ cá hương màu trang, cá đi ngược dongsắc tố den tăng dần thành mau đen Khi cá trưởng thành cá lại di cư ra biển sâu dé

đẻ trứng nhiệt độ từ 25-300C, pH thích hợp 7.5-8.5, độ mặn 28-30%o (Phương Duy,

Trang 33

Thu hoach

Hình 1.3 Sơ đồ quy trình nuôi thương phẩm cá Chình hoa trong ao

b Nuôi trong bé xi măng

Được thực hiện bao gồm các bước ứng dụng kỹ thuật nuôi trình bày tại Hình 1.3

Thu hoạch:

Cá đã nuôi đạt kích cỡ thương phẩm (từ 1,0 kg/con trở lên) có thể bán ra thị

(Nguồn: Sở Nông nghiệp va phát triển nông thôn Ninh Thuận, 2022)

trường thì tiễn hành thu hoạch dé xuất bán, các bước tiến hành như sau:

Chuẩn bị dụng cụ gồm lưới kéo, vợt lớn, giai, sàn phân cỡ cá, thùng chứa,cân, bao nilon, thùng xốp, dây cột, bình chứa oxy

Trước khi thu hoạch cho cá nhịn ăn ít nhất 2 ngày, tháo cạn nước, dùng lưới

kéo dé thu bắt cá, tránh làm cá bị tôn thương, xây xát

21

Trang 34

Tiêu thụ

Cá Chình hoa là loài cá có giá trị dinh dưỡng cao được nhiều người tiêu dùng

ưa thích và hiện là một trong số loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế khá cao tại thị

trường tiêu dùng trong và ngoài nước Trên thế giới cá Chình cũng được coi như

món ăn cao cấp, các nước Tây Âu, Nhật Bản và Trung Quốc là thị trường tiêu thụ

cá Chình lớn nhất trên thế giới Chính vì vậy, cá Chinh hoa đang được thi trường ưachuộng và sản phẩm cá Chình hoa thương phẩm hiện nay đang khan hiếm cho thị

trường xuất khâu Sản phẩm cá Chình hoa từ mô hình của dự án sản xuất ra chủ yêu

cung câp cho các cơ sở thu mua trong và ngoài tỉnh.

Thiét kê bê nuôi

Hình 1.4 Sơ đồ quy trình nuôi thương pham cá Chinh hoa trong bể

(Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Ninh Thuận, 2022)

22,

Trang 35

hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp

(Như tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ) ở các mức độ khác nhau

Nguồn lực của nông hộ rất đa dạng, bao gồm: đất đai, lao động, kỹ thuật,vốn, Các nguồn lực này có mối quan hệ hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất của

hộ Nếu nông hộ tận dụng tốt sự hỗ trợ này sẽ giúp hộ giảm chi phí và tăng hiệu quasản xuất

Theo Hoàng Thị Ánh Nguyệt (2012), nông hộ chủ yếu sử dụng lao độngtrong gia đình và lao động trong gia đình cũng chính là nguồn lao động chủ yếu tạo

nên thu nhập của nông hộ Lao động trong gia đình nông hộ bao gồm lao động trong

độ tuổi và ca lao động ngoài tuổi lao động Trẻ em và người lớn tuổi đều có thé phụ

giúp một số công việc của hộ gia đình, lao động này cũng góp phần tăng thu nhậpcho hộ Ngoài ra, một số hộ sản xuất lớn còn thuê mướn lao động thường xuyênhoặc vào thời vụ, điều này cũng tạo ra được số lượng việc làm lớn ở nông thôn, giảiquyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn

Kinh tế nông hộ

Kinh tế nông hộ (kinh tế hộ gia đình) là đơn vị kinh tế tạo ra sản phẩm dé

đáp ứng nhu cau vật chat tinh than cho gia đình và cho xã hội Kinh tế gia đình phát

triển có tác dụng thúc đây kinh tế xã hội phát triển

23

Trang 36

Chức năng kinh tế của gia đình trong mỗi xã hội khác nhau thì khác nhau.Nhung cho du trong xã hội nào, đây cũng là một chức năng rất quan trọng của gia

đình.

Đối với một nền kinh tế, gia đình đóng vai trò là một thành phần kinh tế quantrọng Dù trực tiếp hay gián tiếp sản xuất ra của cải vật chất, thì kinh tế gia đình baogiờ cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế Hơn nữa, gia đình là nơitiêu thụ chủ yếu các loại hàng hoá

Theo Hoang Thị Ánh Nguyệt (2012), nêu nhìn từ một khía cạnh khác, khi đóchức năng kinh tế của gia đình nhằm đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu về vật chất

va tinh than cho các thành viên trong gia đình và đóng góp vào tăng trưởng của xã

hội.

Vai trò của mô hình sản xuất nông hộ

Kinh tế nông hộ (kinh tế hộ gia đình) là đơn vị kinh tế tạo ra sản phẩm dé

đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần cho gia đình và cho xã hội Kinh tế gia đình phát

triển có tác dụng thúc đây kinh tế xã hội phát triển

Kinh tế hộ không quan tâm đến nguyên tắc: lao động cần được sử dụng đầy

đủ và hợp lý, nghĩa là họ không quan tâm đến doanh thu biên của lao động và tiền

công, do phần lớn lao động trong kinh tế hộ là lao động gia đình, lao động nàykhông có tiền công Cách hạch toán của kinh tế nông hộ thật đơn giản bởi vì nông

hộ sống nhờ vào thu nhập của họ Thu nhập được tính bằng cách lấy thu trừ cho chi(không ké lao động nhà) Vì thé, theo quan điểm của người dân “lấy công làm lời”,tức là thu nhập bao gồm cả thu nhập từ sức lao động

Trong kinh tế học, nguồn lao động phải được sử dụng có hiệu quả, sử dụnghết, phù hợp với tính chất công việc, trình độ và điều kiện sức khỏe của từng laođộng dé nâng cao năng suất lao động và thực hiện tái sản xuất sức lao động

Do đó, mô hình sản xuất muốn thuyết phục được nông hộ cần phải làm cho

người dân có thé tin tưởng vào độ an toan của mô hình (ít rủi ro), tính toán được

doanh thu va chi phí thực hiện mô hình, hoặc là thay cho mô hình khác mà họ đã tin

tưởng, gắn bó thời gian dai, mang lại cho họ thu nhập tốt hơn

24

Trang 37

2.1.2 Hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sản xuất được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí

bỏ ra để có được kết quả đó Tính hiệu quả sản xuất được xác định bằng cách lấykết quả thu được chia cho chi phí sản xuất Day là quan điểm được nhiều nhà kinh

tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qua trình kinh

tế

Hiệu quả sản xuất = Kết quả kinh doanh đạt được / Chi phí bỏ ra dé đạt đượckết quả đó

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài đã tiến hành thu thập tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hìnhkinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ nông

nghiệp thuộc khu vực nghiên cứu từ Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân

các huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận, Cục T hồng kê cũng như từ các sách, báo, tạp chí,các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quảnghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và

ngoài nước, các tài liệu trên internet

2.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp các hộ nuôi cáChình hoa bằng phiếu điều tra soạn san Các bước tiến hành thu thập số liệu sơ cấp như

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
16. Trương Hòa Bình và Võ Thị Tuyết, 2005. Giáo trình Lý thuyết Quản trị Doanh nghiệp, Khoa Kinh Tế - Quản trị Kinh Doanh, Đại Học Cần Thơ Khác
17. UBND tỉnh Ninh Thuận, 2023. Báo có tổng kết tỉnh hình phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2019 - 2023 Khác
18. Viện Quy hoạch va TK nông nghiệp và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2020. Báo cáo Quy hoạch nuôi trông thủy sản tỉnh Ninh Thuận đếnnăm 2030 Khác
19. Vũ Dinh Thắng và Nguyễn Viết Trung, 2005. Giáo trinh kinh tế thủy sản, NXBLao động - Xã hội, Hà Nội Khác
20. Vũ Thị Ngọc Phùng, 2005. Giáo trình kinh tế phát triển, NXB Thống kê, HàNội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w