1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kỹ thuật tài nguyên nước: Nghiên cứu đánh giá nguồn nước về mùa khô phục vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

147 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đánh giá nguồn nước về mùa khô phục vụ Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Tác giả Giang Thị Huệ
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thống, TS. Nguyễn Đình Vượng
Trường học Đại học Quốc gia TP. HCM
Chuyên ngành Kỹ thuật Tài nguyên nước
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 4,99 MB

Nội dung

Nội dung: 1 Tổng quan các nghiên cứu đã có, thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến nguồn nước và tình hình hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; 2 Nghiên cứu đánh gi

Trang 2

Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS Nguyễn Thống

TS Nguyễn Đình Vượng Cán bộ chấm nhận xét 1 : TS.Nguyễn Quang Trưởng

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS.Lê Đình Hồng

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp HCM ngày

28 tháng 6 năm 2020

Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:

1 Chủ tịch HĐ: PGS.TS.Huỳnh Thanh Sơn

2 Thư ký HĐ: TS.Nguyễn Nguyệt Minh

3.Phản biện 1: TS.Nguyễn Quang Trưởng

4 Phản biện 2: TS.Lê Đình Hồng

5 Ủy viên: TS.Nguyễn Đình Vượng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có)

KỸ THUẬT XÂY DỰNG

PGS.TS.Huỳnh Thanh Sơn

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Ngày, tháng, năm sinh: 26/10/1989

Nơi sinh: Đông Lĩnh; Đông Hưng; Thái Bình

Chuyên ngành: Kỹ thuật Tài nguyên nước Mã số: 60580212

I TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VỀ MÙA KHÔ PHỤC

VỤ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

 NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:

1 Nhiệm vụ:

Đánh giá được nguồn nước (nước mặt) cho tỉnh Ninh Thuận dựa trên tính toán cân bằng nước phù hợp với đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến 2020 tầm nhìn 2030

2 Nội dung:

(1) Tổng quan các nghiên cứu đã có, thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến nguồn

nước và tình hình hạn hán, thiếu nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; (2) Nghiên cứu

đánh giá nguồn nước về mùa khô phục vụ sãn xuất Nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh

Thuận; (3) Đánh giá mức độ khan hiếm nước về mùa khô đối với sản xuất Nông nghiệp

và đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn nước

I NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 24/2/2020

II NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/6/2020

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS.TS Nguyễn Thống; TS Nguyễn Đình Vượng

TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng 9 Năm 2020

CÁN BỘ HƯỚNG

DẪN 1

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 2

TRƯỞNG BỘ MÔN ĐÀO TẠO

PGS.TS.Nguyễn Thống TS.Nguyễn Đình Vượng TS.Nguyễn Quang Trưởng

TRƯỞNG KHOA KỸ THUẬT XÂY DỰNG

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Sau thời gian học tập tại trường nay em đã kết thúc khoá học và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, đó là kết quả của sự nỗ lực từ bản thân em và sự tạo điều kiện của các thầy cô bộ môn Kỹ thuật Tài nguyên nước; Khoa Kỹ thuật Xây dựng; phòng Đào tạo sau Đại học – Đại học Bách Khoa TP Hồ Chí Minh

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thống và TS Nguyễn Đình Vượng, là người đã tận tình hướng dẫn; quan tâm, theo dõi trong quá trình thực hiện luận văn

Trong suốt quá trình thực hiện luận văn, em cũng đã nhận được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi từ lãnh đạo Phòng; bạn bè đồng nghiệp thuộc Phòng Kế hoạch - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam

Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, an ủi và gửi gắm ở em

TP Hồ Chí Minh, ngày……tháng 9 năm 2020

Học viên

Giang Thị Huệ

Trang 5

NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Tóm tắt :

Ninh Thuận nằm trong khu vực khô hạn nhất cả nước, mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là: Khô nóng, gió nhiều, bốc hơi nhanh Tuy nhiên trong mùa mưa, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn gây ra lũ lụt và ngập úng nghiêm trọng ở nhiều nơi, mùa khô thì hạn hán thiếu nước nghiêm trọng Mùa khô thường kéo dài từ 9-10 tháng nhưng lượng mưa chỉ chiếm 10 – 15 %; mùa mưa thường có 2 -3 tháng nhưng lượng nước chiếm tới 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm

Sự phân bố không đồng đều này gây ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đối khí hậu, thời tiết diễn biến bất thường đã và đang làm cho tình trạng thiếu nước ở các lưu vực sông ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn Điển hình là các năm gần đây 2015, 2016, hạn hán đã gây thiệt hại nặng nề cho các ngành sản xuất trong toàn tỉnh, đặc biệt là ngành sản xuất nông nghiệp Một thách thức lớn đối với tỉnh trong việc thay đổi cơ cấu sản xuất, cây trồng, vật nuôi để thích ứng thực trạng hán hán thiếu nước hiện nay Vì vậy, cần thiết phải xem xét đánh giá thực trạng nguồn nước trên cơ sở tính toán dòng chảy đến, cân bằng nước trên các lưu vực sông thông qua các kịch bản phát triển nguồn nước hiện tại và tương lai phục vụ cho việc sản xuất Nông nghiệp ở hiện tại và tương lai, làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và phát triển nguồn nước bền vững trong tương lai

Trang 6

FOR AGRICULTURAL IN NINH THUAN PROVINCE

Abstract

Ninh Thuan is located in the driest region in the country, characterized by a tropical monsoon climate with the following characteristics: hot dry, high wind, fast evaporation However, during the rainy season, heavy rains are concentrated in a short time, which causing severe floods and inundation in many places, while in the dry season, there is severe water shortage The dry season often lasts from 9 to 10 months but rainfall only accounts for 10-15%; the rainy season usually has 2 -3 months but the amount of water accounts for 85-90% of the total annual rainfall This uneven distribution causes water shortages during the dry season and floods during the rainy season On the other hand, due to the effects of climate change, extreme weather events has made water shortage in the river basins become more and more severe For example, in recent years 2015 and 2016, drought has caused severe damage to manufacturing industries in the whole province, especially in agriculture

A major challenge for the province in changing the structure of production, crops and animals to adapt to the current situation of water shortage drought Therefore, it is necessary to consider the status of water resources based on the calculation of incoming flows, water balance in the river basins through current and future water development scenarios for production Agricultural output in the present and future,

as a basis for proposing solutions for rational use of water resources to ensure water security and develop sustainable water resources in the future

Keywords: water balance, water source potential

Trang 7

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Các thông tin, số liệu thống kê, hình ảnh và các thông tin thu thập đều được trích dẫn

rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Tp Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2020

Học viên

Giang Thị Huệ

Trang 8

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT 1

2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.2 Đối tượng nghiên cứu 2

2.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài 3

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4

4.1 Ý nghĩa khoa học 4

4.2 Ý nghĩa thực tiễn 4

TỔNG QUAN 5

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 5

Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài 5

Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 6

Đánh giá những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu 8

TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU 8

Đặc điểm tự nhiên 8

Dân số, lao động 17

Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2019 17

Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, cấp nước vùng nghiên cứu 17

TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC CHO CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP 26

CƠ SỞ VÀ TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN 26

Cơ sở tính toán 26

Tiêu chuẩn tính toán 28

Tính toán mức tưới cho cây trồng bằng phần mềm CROPWAT 32

PHÂN VÙNG NGHIÊN CỨU TÍNH TOÁN 34

Nguyên tắc phân vùng lưu vực 34

Trang 9

KẾT QUẢ TÍNH TOÁN: 40

NHẬN XÉT KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 45

Nhu cầu nước phân theo các ngành kinh tế 45

Nhu cầu nước theo vùng 45

Nhu cầu nước chi tiết cho sản xuất Nông nghiệp 46

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TOÁN THỦY VĂN ĐÁNH GIÁ NGUỒN NƯỚC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ 51

CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH 51

Mô hình NAM 51

Mô hình MIKE BASIN 56

TÍNH TOÁN THỦY VĂN 59

Mục đích 59

Nội dung tính toán 59

TÍNH TOÁN MƯA NĂM THIẾT KẾ 59

Mục đích tính toán 59

Chọn tần suất tính toán 59

Phương pháp tính toán 59

Kết quả tính toán 60

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH NAM TÍNH TOÁN DÒNG CHẢY ĐẾN VÙNG NGHIÊN CỨU 62

Các phương án tính toán 62

Tài liệu sử dụng tính toán 62

Tính toán lượng nước đến các lưu vực và tiểu lưu vực sông vùng nghiên cứu 62

ỨNG DỤNG MIKE BASIN TÍNH TOÁN CÂN BẰNG NƯỚC VÙNG NGHIÊN CỨU 69

Tài liệu đầu vào 69

Các trường hợp tính toán 74

Kết quả tính toán 75

Trang 10

CÁC KỊCH BẢN 78

ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NƯỚC VỚI CÁC TẦN SUẤT ỨNG PHÓ VỚI HẠN HÁN NƯỚC VỀ MÙA KHÔ ĐẾN NĂM 2030 80

82

Giải pháp công trình 82

Các nhóm giải pháp phi công trình sử dụng hiệu quả nguồn nước 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 85

KẾT LUẬN 85

KIẾN NGHỊ 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1-1: Đặc trưng sông Cái Phan Rang 11

Bảng 1-2: Đặc trưng sông suối nhỏ độc lập 11

Bảng 1-3: Nhiệt độ trung bình tháng và năm vùng nghiên cứu (đơn vị oC) trạm Phan Rang 13

Bảng 1-4: Độ ẩm đặc trưng tháng khu vực nghiên cứu (%) 13

Bảng 1-5: Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm khu vực Ninh Thuận ̣(mm) 13

Bảng 1-6: Tổng số giờ nắng khu vực Ninh Thuận 13

Bảng 1-7: Tốc độ gió trung bình, lớn nhất hàng tháng tại các trạm ̣ 13

Bảng 1-8: Lượng mưa TB hàng tháng tại các trạm trong vùng nghiên cứu (mm) 14

Bảng 1-9: Tỷ lệ giữa lượng mưa mùa mưa và mùa khô so với năm 14

Bảng 1-10: Lượng mưa Max, Min, Bình quân tháng các trạm (mm) 15

Bảng 1-11: Danh sách các đơn vị hành chính tỉnh Ninh Thuận 17

Bảng 1-12: Thống kê hiện trạng tưới các hồ chứa 20

Bảng 1-13: Lưu lượng xả sau nhà máy thủy điện Đa Nhim từ năm 1998-2018 22

Bảng 1-14: Thống kê các đập dâng 23

Bảng 1-15: Diện tích tưới bằng bơm trong hệ thống Nha Trinh – Lâm Cấm 25

Bảng 2-1: Quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2020 – 2030 26

Bảng 2-2: Hiện trạng và dự kiến dân số tỉnh Ninh Thuận (người) 26

Bảng 2-3: Hiện trạng và quy hoạch phát triển chăn nuôi đến 2030 27

Bảng 2-4: Quy hoạch các khu CN dự kiến đến năm 2030 tỉnh Ninh Thuận 27

Bảng 2-5: Hiện trạng và định hướng lượng khách cho các khu du lịch 28

Bảng 2-6: Hiện trạng và định hướng số lượng cán bộ ngành y 28

Bảng 2-7: Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt 29

Bảng 2-8: Tiêu chuẩn cấp nước nuôi trồng thủy sản 30

Bảng 2-9: Tiêu chuẩn cấp nước phục vụ chăn nuôi gia súc và gia cầm 31

Bảng 2-10: Tiêu chuẩn cấp nước phục vụ y tế 31

Bảng 2-11: Bảng tổng hợp diện tích các lưu vực sông và các tiểu lưu vực sông 37

Bảng 2-12: Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2017 (đơn vị: 106 m3) 40

Trang 12

Bảng 2-13: Tổng hợp nhu cầu nước theo các vùng - năm 2017 41

Bảng 2-14: Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2020 (đơn vị: 106 m3) 42

Bảng 2-15: Tổng hợp nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2030 (đơn vị: 106 m3) 43

Bảng 2-16: Tổng hợp nhu cầu nước theo vùng - năm 2030 44

Bảng 2-17: Tổng hợp nhu cầu và tỷ lệ sử dụng nước các ngành kinh tế 45

Bảng 2-18: Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước các ngành kinh tế phân theo vùng 46

Bảng 2-19: Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất Nông nghiệp năm 2017 47

Bảng 2-20: Nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất Nông nghiệp năm 2030 48

Bảng 3-1: Diện tích các lưu vực và tiểu lưu vực tính toán 63

Bảng 3-2: Tiêu chuẩn đánh giá kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM trạm Tân Mỹ 66

Bảng 3-3: Bộ thông số mô hình NAM từ hiệu chỉnh mô hình cho lưu vực 66

Bảng 3-4: Tiềm năng nguồn nước đến vùng nghiên cứu 67

Bảng 3-5: Các sông thiết lập trong mô hình Mike Basin 69

Bảng 3-6: Lưu vực thiết lập trong mô hình Mike Basin 70

Bảng 3-7: Điểm tính toán trong mô hình Mike Basin 72

Bảng 3-8: Tổng hợp khả năng đáp ứng nguồn nước các lưu vực sông theo công trình hiện trạng 75

Bảng 3-9: Tổng hợp khả năng đáp ứng nguồn nước các lưu vực sông theo trường hợp công trình Quy hoạch đến 2030 76

Bảng 3-10: Kết quả tính toán cân bằng nước KB1: Công trình hiện trạng tính toán cân bằng nước cho nhu cầu sử dụng nước hiện tại (2017) 77

Bảng 3-11: Kết quả tính toán cân bằng nước: Công trình quy hoạch (đã xây dựng xong hồ Sông Cái và Đập Tân Mỹ) tính toán cân bằng nước cho nhu cầu sử dụng nước đến 2030 78

Bảng 3-12:Bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất và khả năng có thể sản xuất ứng với các tần suất theo đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận đến 2030 80

Trang 13

MỤC LỤC HÌNH

Hình 0-1:Phạm vi nghiên cứu của đề tài 3

Hình 1-1: Vị trí địa lý vùng nghiên cứu 9

Hình 1-3: Bản đồ mạng lưới sông suối trong vùng nghiên cứu 10

Hình 1-4: Sơ đồ hệ thống hồ chứa tỉnh Ninh Thuận 18

Hình 1-5: Hiện trạng tưới, cấp nước tỉnh Ninh Thuận 19

Hình 2-1: Bảng nhập dữ liệu về khí hậu và tính toán ET0 32

Hình 2-2: Kết quả tính toán tổng lượng mưa hiệu quả trạm Phan Rang 33

Hình 2-3: Nhập số liệu đặc tính đất cho cây 33

Hình 2-4: Kết quả tính toán nhu cầu nước cho cây 34

Hình 2-5: Bản đồ phân vùng cấp nước theo lưu vực sông 39

Hình 2-6: Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2017 40

Hình 2-7: Biểu đồ tổng hợp nhu cầu dùng nước theo vùng - năm 2017 41

Hình 2-8: Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2020 42

Hình 2-9: Biểu đồ tổng hợp các nhu cầu nước theo các ngành dùng nước - năm 2030 43

Hình 2-10: Biểu đồ tổng hợp nhu cầu dùng nước theo vùng - năm 2030 44

Hình 3-1: Phân định các lưu vực, tiểu lưu vực và phân bố mưa theo đa giác Theissen 63

Hình 3-2: Mưa trung bình các trạm 65

Hình 3-3: Bốc hơi tiềm năng tính toán tại trạm Phan Rang 65

Hình 3-4: Kết quả lưu lượng ngày thực đo và mô phỏng trạm thủy văn Tân Mỹ 66

Hình 3-5: Sơ đồ tính toán cân bằng nước cho tỉnh Ninh Thuận 72

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT

Ninh Thuận là một trong những tỉnh thuộc khu vực Nam Trung Bộ mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặt trưng là: Khô nóng, gió nhiều, bốc hơi nhanh Tuy nhiên trong mùa mưa, mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn gây ra lũ lụt, lũ ống, lũ quét và úng ngập nghiêm trọng ở nhiều nơi, mùa khô thì hạn hán thiếu

nước nghiêm trọng Mùa khô thường kéo dài từ 9-10 tháng nhưng lượng mưa chỉ

chiếm 10 – 15 %; mùa mưa thường có 2 -3 tháng nhưng lượng nước chiếm tới 85 – 90% tổng lượng nước cả năm Sự phân bố không đồng đều này gây ra tình trạng thiếu nước trong mùa khô và lũ lụt trong mùa mưa

Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, những năm gần đây hạn hán đã xảy ra gay gắt từ cuối năm 2013, tiếp diễn đến các năm 2014, 2015 và 2016 Năm 2014, tổng lượng mưa năm chỉ đạt khoảng 73% trung bình nhiều năm; Năm 2015, tổng lượng mưa năm chỉ đạt khoảng 50% trung bình nhiều năm; Trong 10 tháng đầu năm 2016 lượng mưa đạt 75% so với cùng kỳ trung bình nhiều năm (TBNN)

Vụ Hè Thu năm 2018, trong các tháng từ tháng 1/2018 đến tháng 5/2018 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hầu như không có mưa, tổng lượng nước trong 21 hồ chứa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 62% dung tích thiết kế, đặc biệt có 10/21 hồ chứa mực nước xấp

xỉ hoặc dưới mực nước chết Do đó trong vụ Hè Thu 2018, tỉnh Ninh Thuận đã phải giãn vụ/dừng canh tác khoảng 6.000 ha và chuyển đổi cơ cấu cây trồng hơn 1.000 ha

Số người dân thiếu nước sinh hoạt là khoảng 2.304 hộ/9.947 khẩu và số gia súc chết

là 785 con/11.862 con tổng đàn gia súc có sừng, tập trung chủ yếu xã Phước Trung, huyện Bác Ái

Mùa mưa năm 2019, lượng mưa thấp hơn nhiều trung bình nhiều năm từ 40- 60%

Vụ Đông Xuân 2019-2020 chỉ có 12/21 hồ chứa còn xả nước để phục vụ sản xuất, chăn nuôi Một số xã trên địa bàn tỉnh như: Phước Nam, Phước Ninh thuộc huyện Thuận Nam và một vài khu vực khác do thiếu nước tưới đã dừng sản xuất nông nghiệp từ vụ Hè Thu năm 2019

Trang 16

Như vậy, tình hình diễn biến hạn hán và thiệt hại do hạn hán gây ra trên địa bàn tỉnh là rất nghiêm trọng và kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Đứng trước thực trạng đó, đề tài ‘Nghiên cứu đánh giá nguồn nước về mùa khô

phục vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận’ sẽ đánh giá nguồn nước trên

cơ sở tính toán dòng chảy đến, tính cân bằng nước trên các lưu vực sông thông qua các kế hoạch phát triển nguồn nước hiện tại và tương lai cho lưu vực sông Cái và các lưu vực sông khác, từ đó sẽ dự báo được nhu cầu sử dụng nước và dòng chảy đến trong tương lai, đó là căn cứ để đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn nước cho ngành Nông nghiệp thông qua việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dịch chuyển thời vụ thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay

2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý nguồn nước về mùa khô phục vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn nước trên các lưu vực sông Cái và các sông, suối chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Trang 17

2.3 Phạm vi và giới hạn nghiên cứu của đề tài

Phạm vi không gian nghiên cứu: lưu vực sông Cái và các lưu vực sông, suối chính trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Giới hạn nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá nguồn nước là một lĩnh vực khá rộng

và phức tạp, xét đến nhiều khía cạnh khác nhau.Vì vậy trong đề tài luận văn này chỉ đánh giá về nguồn nước mặt thông qua tính toán nhu cầu nước, tiềm năng dòng chảy đến và cân bằng nước vùng nghiên cứu

Hình 1:Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 18

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp kế thừa: Đề tài sử dụng phương pháp này nhằm kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, dự án KHCN ở trong và ngoài nước liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

Phương pháp thu thập, tổng hợp thống kê tài liệu: Tổng hợp thống kê các tài liệu

về tình trạng hạn hán, thiếu nước và kế hoạch khai thác sử dụng nước trong điều kiện khô hạn vùng nghiên cứu

Phương pháp mô hình toán: Ứng dụng các phần mềm tính toán (CROPWAT, NAM, MIKE BASIN,…) để tính toán nhu cầu nước, tính toán thủy văn, tiềm năng nguồn nước, tính toán cân bằng nước

4 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

4.1 Ý nghĩa khoa học

Vấn đề khô hạn, khan hiếm nước trên các lưu vực sông nói chung và tỉnh Ninh Thuận nói riêng đang là vấn đề hết sức được quan tâm trong thời gian qua Nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng khan hiếm nước của sản xuất nông nghiệp về mùa khô và đối với từng vụ cho hiện trạng và tương lai trên các lưu vực sông nội tỉnh

Kết quả của luận văn là bộ số liệu, tài liệu tham khảo làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước cho ngành sản xuất nông nghiệp về mùa khô trên địa bàn tỉnh

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài này phục vụ thiết thực cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận trong điều kiện thiếu nước, thích ứng với biến đổi khí hậu

Trang 19

TỔNG QUAN TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Các nghiên cứu ngoài nước liên quan đến đề tài

Sử dụng hợp lý tài nguyên nước là một vấn đề phức tạp, rất nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố tác động đặc biệt là sự tác động của BĐKH Cho đến ngày nay các vấn đề cơ bản về sử dụng và cân bằng nước vẫn không ngừng được nghiên cứu Các vấn đề chính được quan tâm là: cơ chế và các dạng cân bằng nước (cân bằng toàn diện hay cục bộ, cân bằng tổng thể hay cân bằng chọn lọc có điều kiện, cân bằng theo hiệu lực hay tiềm năng, ), các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng nước theo không gian

và thời gian Một số tên tuổi quen thuộc và có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu này có thể kể đến như Elliott, Fisher, Hansen, Harleman, Keuleman, Mackey, McDowell,

Đáng quan tâm nhất là các nghiên cứu của nhiều tác giả Mỹ nổi tiếng thế giới trong những năm gần đây về điều khiển nguồn nước ngọt để cung cấp cho cây trồng, cho công nghiệp, du lịch, dân sinh kinh tế - xã hội trên các vùng hạn hán Đây là những công trình khoa học có giá trị rất cao cả về phương pháp luận, học thuật và ý nghĩa thực tế Chẳng hạn như các nghiên cứu tối ưu hóa dòng nước ngọt chảy trên các vùng hạn hán ven biển, cửa sông của Mays, Y.Tung, Yixing Bao, Ward, Matsumoto, Powell, Brock (ứng dụng cho cửa sông Lavaca-Tres Palacios và cửa sông Nueces)…

Manoj K Jha & Ashim Das Gupta đã ứng dụng mô hình MIKE BASIN đánh giá nguồn nước đầu nguồn lưu vực sông Mun ở Đông Bắc Thái Lan Đề tài đã mô phỏng với bước thời gian hàng tháng được tiến hành dựa trên tính sẵn có của nước và

sử dụng dữ liệu thuỷ văn từ năm 1965 đến năm 1997 Nhóm nghiên cứu đã phân tích chỉ ra lượng nước trong mùa mưa cao gấp 6 lần mùa khô Tính toán độ tin cậy dựa các hệ thống tưới tiêu và cấp nước của lưu vực chỉ ra rằng mức cầu hiện tại có mức nước hợp lý trong mùa mưa, nhưng hạn chế trong mùa khô [7]

Trong 2 năm từ 8/2001 – 9/2003, Nippon Kowei (Nhật Bản) đã chủ trì phối hợp với Nikken và 2 Viện (Viện Quy hoạch Thủy lợi và Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam) thực hiện nghiên cứu quản lý và phát triển tài nguyên nước quốc gia cho 14 lưu

Trang 20

vực sông lớn ở Việt Nam, trong đó có lưu vực sông Đồng Nai được nghiên cứu khá

kỹ về cân bằng nước, bao gồm cả vấn đề chuyển nước lưu vực sông

Các nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài

Nhìn chung với ưu thế về tiềm lực kinh tế, trình độ dân trí cao, khoa học và công nghệ phát triển nên các nước tiên tiến đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu về quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước góp phần phòng chống hạn hán Tình hình khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường mà trước hết là tài nguyên nước hiện đang là vấn đề thời sự trên các vùng lãnh thổ ở nước ta Kết quả nghiên cứu của các nước trên thế giới là bài học kinh nghiệm quý báu, hữu ích cho Việt Nam nói chung và vùng khô hạn như tỉnh Ninh Thuận nói riêng trong công tác quản lý và ứng phó với rủi ro thiên tai hạn hán nhằm góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên nước ngày càng khan hiếm về mùa khô

Liên quan đến các giải pháp thủy lợi tổng thể phục vụ sản xuất nông nghiệp phải

kế đến dự án quy hoạch cấp Bộ: “Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”, [1] Viện Quy hoạch Thủy lợi miền

Nam chủ trì thực hiện, giai đoạn 2011 - 2013, Nguyễn Xuân Hiền làm chủ nhiệm Vùng quy hoạch của dự án này bao gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Long An, với tổng diện tích 39.267 km2, dân số khoảng 18 triệu người Kết quả dự án là xây dựng các kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trên nền kịch bản đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố (phù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu); Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng lên vùng dự án; Đề xuất các giải pháp tổng thể thủy lợi phục vụ cấp nước, tiêu nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, khu đô thị, vùng nuôi trồng thủy sản, các vùng cây ăn trái,…; Đề xuất các giải pháp phòng lũ nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại cho các thành phố lớn, các tiểu vùng, vùng sản xuất nông nghiệp, các khu công nghiệp, dân cư và các ngành kinh tế khác; Đề xuất các giải pháp chống xâm nhập mặn, giải pháp bảo vệ chất lượng môi trường nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững nguồn nước; Nghiên cứu xây dựng quy trình vận hành hệ thống

hồ chứa thượng lưu, các bậc thang thủy điện trên dòng chính sông Đồng Nai

Trang 21

Kết quả đạt được của dự án quy hoạch nói trên chưa nghiên cứu sâu các giải pháp nối mạng chuyển nước liên thông giữa các hồ chứa, đập dâng trên các lưu vực sông trong các tỉnh nhằm ứng phó hiệu quả với tình hình hạn hán; Kế hoạch sử dụng nước theo các phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ khi hạn hán xảy ra cũng chưa được đề cập,…) Tuy vậy, đây là cơ sở dữ liệu tổng hợp về công trình thủy lợi

là tài liệu nền để định hướng cho các nội dung nghiên cứu chi tiết cho từng tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ

Đề tài KHCN “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nối mạng hệ thống các công trình hồ chứa thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận” [2], do Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện giai đoạn 2011-

2013, Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm Kết quả đề tài đã tính toán nhu cầu nước

và cân bằng nước cho toàn tỉnh Ninh Thuận Đề tài này đã định hướng quy hoạch các phương án nối mạng công trình thủy lợi, bước đầu tính toán cân bằng nước trên các lưu vực sông, từ đó nghiên cứu khả năng có thể chuyển nước theo các tuyến công trình, sơ bộ đánh giá tác động môi trường, hiệu quả kinh tế các phương án nối mạng Tuy vậy khi thực hiện dự án quy hoạch này chưa phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và chưa xem xét đến tác động của biến đổi khí hậu

Dự án “Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến 2020, tầm nhìn 2030 thích ứng biến đổi khí hậu” [3], Chi Nhánh Miền Trung – Công ty tư vấn

và Chuyển giao Công Nghệ Trường đại học Thủy lợi chủ trì thực hiện 2013 - 2014 Kết quả dự án đã phân tích, tính toán lại nhu cầu nước của cây trồng, vật nuôi, nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản, nhu cầu nước sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ du lịch phù hợp với tình hình hiện nay và dự báo đến năm 2030

Đề tài KHCN cấp tỉnh “Nghiên cứu tương quan cân bằng nước và đề xuất giải pháp cấp nước (sản xuất và sinh hoạt) cho vùng đất cát ven biển Ninh Thuận” - Viện

Khoa học Thủy lợi miền Nam chủ trì thực hiện, giai đoạn 2008-2011, Nguyễn Đình Vượng làm chủ nhiệm [4] Kết quả của đề tài đã khái quát được bức tranh tổng thể

về những khó khăn, thuận lợi của vùng đất cát ven biển Thông qua tính toán cân bằng nước đã xác định lượng nước thừa, thiếu theo thời gian cho các vùng đất cát, từ

đó đề xuất các giải pháp tạo nguồn, cấp nước nhằm đảm bảo nguồn nước ổn định cho

Trang 22

các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường theo hướng hiệu quả và bền vững cho từng tiểu vùng đất cát ven biển Đề tài này mới chỉ tập trung vào việc tính toán dự báo tiềm năng nguồn nước chủ yếu phục vụ sinh hoạt và sản xuất nói chung của tỉnh Ninh Thuận, chưa cụ thể chi tiết cho sản xuất Nông nghiệp

Đề tài “ Nghiên cứu đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Cái và khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn 2030” - Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia Tp HCM chủ trì thực hiện,

giai đoạn 2012-2017, TS.Vũ Văn Nghị làm chủ nhiệm Kết quả đề tài đã Đánh giá tiềm năng nguồn nước lưu vực sông Cái và khả năng đáp ứng cho nhu cầu phát triển KT-XH tỉnh Ninh Thuận giai đoạn hiện trạng và theo quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Tuy nhiên đề tài chưa dự báo được tiềm năng nguồn nước cho riêng ngành sản xuất nông nghiệp với từng vụ sản xuất (Đông Xuân, Hè Thu, Mùa) ứng với các năm nước vừa, năm trung bình nước và năm cực đoan

Đánh giá những vấn đề còn tồn tại trong nghiên cứu ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu

Ngày nay chúng ta càng nhận thức rõ được những tác động của biến đổi khí hậu,

nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, kinh tế xã hội của người dân Các bài toán liên quan đến nguồn nước vẫn luôn là vấn đề nan giải, khó kiểm soát và khó dự báo chính xác được dòng chảy trong tương lai Các nghiên cứu về biến động tài nguyên nước mặt trong vùng chỉ mới dừng lại ở mức độ đánh giá tổng quan và tập trung vào

sự thay đổi dòng chảy từ số liệu đo của các trạm thủy văn và đưa ra đánh giá tổng quan về dòng chảy theo các kịch bản thiếu nước, chưa chi tiết cho ngành Nông nghiệp với từng vụ sản xuất và chưa xét đến các phương án công trình cụ thể Do đó, chưa đưa ra được các giải pháp phù hợp nhằm hỗ trợ đảm bảo sử dụng nguồn nước bền vững phục vụ sản xuất Nông nghiệp, vì thế việc ứng dụng kết quả nghiên cứu với hoạt động thực tiễn còn hạn chế

TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU

Đặc điểm tự nhiên

Ninh Thuận là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ có tọa độ địa lý: 12009’15” độ vĩ Bắc 108009’08”–109014’25” độ kinh Đông, có bờ biển chạy dài

Trang 23

11018’14”-theo hướng Đông Bắc - Tây Nam với tổng diện tích tự nhiên: 3.363,1 km2 gồm 1 Thành phố: TP Phan Rang - Tháp Chàm và 6 huyện: Ninh Phước, Ninh Sơn, Ninh Hải, Bác Ái, Thuận Bắc và Thuận Nam Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa; Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận; Phía Tây là vùng núi giáp tỉnh Lâm Đồng; Phía Đông giáp biển Đông

Hình 1-1: Vị trí địa lý vùng nghiên cứu

Trang 24

Đặc điểm sông ngòi

Hình 1-2: Bản đồ mạng lưới sông suối trong vùng nghiên cứu

Trang 25

 Lưu vực sông Cái Phan Rang

Ở Ninh Thuận hệ thống sông Cái Phan Rang bao trùm gần hết toàn tỉnh, chỉ trừ một số vùng ven biển thuộc các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải và Ninh Phước có các sông độc lập chảy thẳng ra biển

Tổng hợp một số đặc trưng chính của các sông suối thuộc hệ thống sông Cái như sau:

Bảng 1-1: Đặc trưng sông Cái Phan Rang

Sông suối Thuộc địa phận F lv

(km 2 )

Trong đó Chiều

dài (km)

Ninh Thuận Tỉnh khác

6 Sông Cha (sông than) N.Thuận+Lâm Đồng 488 336 152 36

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Ninh Thuận đến 2020 tầm nhìn 2030

Các sông suối nhỏ độc lập khác

Ngoài hệ thống sông Cái, Ninh Thuận còn một số sông, suối độc lập chảy thẳng

ra biển như: sông Trâu, suối Nước Ngọt, suối Bà Râu, suối Kiền Kiền, suối Vĩnh Hy, suối Quán Thẻ…

Bảng 1-2: Đặc trưng sông suối nhỏ độc lập

Sông suối Thuộc địa

phận

F lv Trong đó

Chiều dài (km) (km 2 ) Thuận Ninh

Tỉnh khác

Trang 26

Sông suối Thuộc địa phận

F lv Trong đó

Chiều dài (km) (km 2 ) Thuận Ninh

Tỉnh khác

Nguồn: Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Ninh Thuận đến 2020 tầm nhìn 2030

Đặc điểm khí tượng, thủy văn

 Đặc điểm chung

Ninh Thuận có khí hậu khô hạn nhất cả nước, điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô, nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 - 1.827 mm Nhiệt độ trung bình năm 27oC, khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 - 11; mùa khô từ tháng 12 - 8 năm sau

Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, nguồn nước, tổ chức hành chính, toàn tỉnh Ninh Thuận được chia làm 3 vùng quy hoạch cấp nước với 9 tiểu vùng như sau: Vùng miền núi

Gồm địa giới hành chính của huyện Ninh Sơn và huyện Bác Ái, bao gồm các xã Phước Thành, Phước Đại, Phước Tân, phước Tiến, Phước bình, Phước Hòa; Lâm Sơn, Ma Nới, Hòa Sơn, Lương sơn và thị trấn Tân sơn và 1 phần xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn

Vùng phía phía bắc Sông Cái

Gồm địa giới hành chính của huyện Thuận Bắc; xã Phương Hải, Thanh Hải; Nhơn Hải huyện Ninh Hải và Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm

Vùng phía phía Nam Sông Cái:

Gồm địa giới hành chính của xã Nhị Hà, Phước Hà, Phước Ninh, TT Phước Nam;

xã Phước Dinh, Phước Diêm, Phước Minh và Thị trấn Cà Ná thuộc huyện Thuận Nam; các xã Phước Vinh, Phước Sơn, Phước thái, Phước hữu, Phước Thuận thuộc huyện Ninh Phước

 Các yếu tố khí tượng

Nhiệt độ

Trang 27

Bảng 1-3: Nhiệt độ trung bình tháng và năm vùng nghiên cứu (đơn vị o C) trạm Phan Rang

Bảng 1-4: Độ ẩm đặc trưng tháng khu vực nghiên cứu (%)

Bảng 1-5: Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm khu vực Ninh Thuận ̣(mm)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Zmm 160,2 152,1 162,7 155,5 143,3 136,6 160,8 176,2 103,3 79,1 91,4 135,6 1656,8

 % 9,89 9,39 10,05 9,60 8,85 8,44 9,93 8,55 6,38 4,89 5,65 8,38 100,0

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Chế độ nắng

Bảng 1-6: Tổng số giờ nắng khu vực Ninh Thuận

Bảng 1-7: Tốc độ gió trung bình, lớn nhất hàng tháng tại các trạm ̣

Vtb(m/s) 3,5 3,4 3,0 2,6 2,3 1,8 2,0 1,9 2,0 2,7 3,8 4,1 2,8

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Mưa

Mưa bình quân nhiều năm Xo Mưa bình quân nhiều năm trên toàn tỉnh: Xo = 979

mm Lượng mưa biến đổi không đều theo không gian và thời gian

Trang 28

Theo không gian lượng mưa có xu thế tăng dần từ đồng bằng lên miền núi Theo thời gian lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 87%, còn mùa khô chỉ 13%

Từ số liệu thông kê từ 1977 đến 2017 ta có phân phối mưa năm trung bình nhiều năm của một số trạm đại diện trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như sau:

Bảng 1-8: Lượng mưa TB hàng tháng tại các trạm trong vùng nghiên cứu (mm)

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Bảng 1-9: Tỷ lệ giữa lượng mưa mùa mưa và mùa khô so với năm

STT Trạm

Lượng mưa năm (mm)

Lượng mưa mùa khô từ tháng (9-11)

Tỷ lệ so với năm

Lượng mưa mùa mưa từ tháng (12-8)

Tỷ lệ so với năm

Trang 29

STT Trạm

Lượng mưa năm (mm)

Lượng mưa mùa khô từ tháng (9-11)

Tỷ lệ so với năm

Lượng mưa mùa mưa từ tháng (12-8)

Tỷ lệ so với năm

Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ

Bảng 1-10: Lượng mưa Max, Min, Bình quân tháng các trạm (mm)

Trạm g mưa Lượn I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Trang 30

Phân bố số ngày mưa và lượng mưa trong năm có quan hệ chặt chẽ với nhau, với những nơi có lượng mưa năm lớn, thì có số ngày mưa nhiều và ngược lại Khu vực

có số ngày mưa trung bình ít như Quán Thẻ; Nhị Hà, Phan Rang, Tân Mỹ, Sông Pha chỉ từ 57- 100 ngày mỗi năm, số ngày mưa nhiều nhất vào các tháng 9 trên 34 ngày Khu vực có số ngày mưa nhiều như Ba Tháp, Ba Râu, Phước Bình chỉ từ 70 - 100 ngày mỗi năm, số ngày mưa nhiều nhất vào tháng 9 chỉ đạt trên dưới 17 ngày Trong mùa khô hầu hết các nơi đều có số ngày mưa trung bình hàng năm rất nhỏ, nhỏ nhất

= 21,53 m3/s

 Dòng chảy mùa kiệt

Mức độ khô hạn: Theo những đánh gía mức độ khô hạn hiện nay thì tỉnh Ninh Thuận là vùng khô hạn nặng

Đặc trưng dòng chảy mùa cạn:

Theo tài liệu điều tra mùa kiệt Qmin thường xuất hiện vào tháng 4

Những vùng sông có Flv 100 km2 thì Mmin < 1,0 l/s - km2

 Dòng chảy lũ

Các sông ở Ninh Thuận đều có 2 thời kỳ lũ, lũ tiểu mãn và lũ chính vụ Sự biến đổi qua các năm của lũ miền trung nói chung và lũ Ninh thuận nói riềng lớn biểu hiện qua hệ số Cv = 1,0  2,0

Lũ tiểu mãn ở Ninh Thuận cũng khá lớn, có năm lũ tiểu mãn lại là lũ lớn nhất trong năm chiếm từ 10  30% số trường hợp xẩy ra

Trang 31

Dân số, lao động

Tỉnh Ninh Thuận có 6 huyện và 1 thị xã, trong đó có 47 xã, 15 phường Số đơn vị hành chính phường và xã được phân bố theo huyện và thành phố trong khu vực nghiên cứu được thống kê ở bảng sau:

Bảng 1-11: Danh sách các đơn vị hành chính tỉnh Ninh Thuận

STT Tên đơn vị Phường Xã Thị trấn Tổng số

Nguồn: Niên Giám thống kê tỉnh Ninh Thuận 2019

Hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi, cấp nước vùng nghiên cứu

Các công trình cấp nước bằng hồ chứa nước

Tính đến năm 2017 trên địa bàn tỉnh ninh thuận có 21 hồ chứa đã hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng dung tích hồ là 194,27 triệu m3 với năng lực tưới thiết kế là

16.692 ha đất canh tác nông nghiệp và nuôi trồng Thủy sản bao gồm: (1) Hồ chứa Nước Tân Giang; (2) Hồ chứa Nước Bầu Ngứ ; (3) Hồ chứa Nước CK7 ; (4) Hồ chứa Nước Suối lớn; (5) Hồ chứa Nước Sông Biêu; (6) Hồ chứa Nước Núi Một; (7) Hồ chứa Nước Bầu Zôn; (8) Hồ chứa Nước Lanh Ra; (9) Hồ chứa Nước Tà Ranh; (10)

Hồ chứa nước suối Nước Ngọt; (11) Hồ chứa nước Ông Kinh; (12) Hồ chứa nước Thành Sơn; (13) Hồ chứa nước Sông Trâu; (14) Hồ chứa nước Ba Chi; (15) Hồ chứa nước Ma Trai; (16) Hồ chứa nước Bà Râu ; (17) Hồ chứa nước Cho Mo; (18) Hồ chứa nước Sông Sắt; (19) Hồ chứa nước Trà Co; (20) Hồ chứa nước Phước Trung; (21) Hồ chứa nước Phước Nhơn; (22) Hồ chứa nước Sông Cái

Trang 32

Hình 1-3: Sơ đồ hệ thống hồ chứa tỉnh Ninh Thuận

Wh = 50.0*10 6 m³ Chưa xây dựng

Hồ Nuớc Ngọt

Hồ Sông Trâu

Wh = 31.0*10 6 m³

Hồ Bà Râu

Wh = 4.0*10 6 m³ (2008-2010) Wh = 1.3*10Hồ Thành sơn6 m³

Hồ Đa Mây

Wh= 7.0*106m³;

Chưa xây dựng

Hồ Kiền Kiền

Wh = 1.2*10 6 m³ Chưa xây dựng

Trang 33

Hình 1-4: Hiện trạng tưới, cấp nước tỉnh Ninh Thuận

Nguồn: Đề tài Nghiên cứu đề xuất khung và kế hoạch quản lý hạn cho các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ [5],

Trang 34

Bảng 1-12: Thống kê hiện trạng tưới các hồ chứa

TT Tên hồ chứa

Năm hoàn thành

Thông số thiết kế Diện tích tưới thực tế (ha) Flv

(km2)

Wtrữ (10 6

m³)

Ftưới (ha)

Đông xuân

Hè thu Mùa cộng

Trang 35

Các hệ thống công Trình phục vụ tưới có sử dụng lượng nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim

Đây là một tập hợp các hệ thống công trình thủy lợi khai thác nguồn nước theo kiểu bậc thang và tổng hợp sử dụng nguồn nước một cách có hiệu quả nhất hiện nay của nước ta Sơ đồ khai thác nguồn nước của hệ thống công trình này như sau

(i) Hồ Đơn Dương và nhà máy thủy điện Đa Nhim:

Hồ Đơn Dương nằm trên địa bàn huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng cung cấp nguồn nước cho nhà máy thủy điện Đa Nhim diện tích lưu vực của hồ là 775 km2, có lượng mưa bình quân nhiều năm là : 1.609,4 mm, có lược bốc hơi bình quân lưu vực

là : 850 mm Hồ Đơn Dương có các thông số kỹ thuật chủ yếu như sau :

Qbq = 20,5 m3/s Cv = 0,19 ; Cs = 2 Cv

Cao Trình MNC 1.018 m Dung tích nuước chết Vc = 15.106 m3

Cao Trình MNDBT : 1.042 m Dung tích hiệu quả Vhq = 150.106 m3

Cao Trình MNGC : 1.043,2 m

Cao Trình đỉnh đập : 1.045,5 m

Tràn xả lũ của hồ là loại tràn có cửa : Gồm 4 cửa kích thước mỗi cửa 13,6 m x 11

m Cao ngưỡng tràn là 1.029,2 m Lưu lượng xả qua tràn ứng với tần suất thiết kế P= 0,5% là : 4.500 m3/s

Nhà máy thủy điện Đa Nhim I nằm trên địa bàn huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận được xây dựng cùng thời gian với hồ Đơn Dương vào những năm của thập kỷ 60 Các thông số kỹ thuật chủ yếu của nhà máy thủy điện Đa Nhim I như sau : Nhà máy

có 4 tổ máy có công suất phát điện là N = 160 MW, với sản lượng điện hàng năm 1,060 tỷ kwh Lưu lượng xả lớn nhất Qmax, 4 máy = 26 m3/s

Để sử dụng triệt để điều kiện về nguồn nước và điều kiện địa hình năm 1992 đến

1993 đã xây dựng nhà máy thủy điện Đa Nhim II với công suất lắp máy N = 7MW

Từ năm 2000 đến nay đã xây dựng thêm 2 nhà máy nữa phía hạ lưu với công suất lắp máy N = 10 MW

Năm 2015 nhà máy thủy điện Đa Nhim I được đầu tư mở rộng thêm 1 tổ máy lắp ráp mới suất định mức 80 MW Nhà máy đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2018, tổng công suất hoạt động của nhà máy khoảng 240 MW

Trang 36

Tổng lượng nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim xuống sông Ông với tần xuất xả 75% là : 471.106 m3

Đây là một lượng nước sử dụng để tưới và dùng cho các nhu cầu khác cho tỉnh Ninh Thuận là rất qúy, nhất là vùng đồng bằng ven biển tỉnh Ninh Thuận lại là nơi có khí hậu khô hạn nhất cả nước

Nhìn chung Hồ Đơn Dương và nhà máy thủy điện Đa Nhim về chất lượng công trình còn rất tốt và đang hoạt động bình thường

Bảng 1-13: Lưu lượng xả sau nhà máy thủy điện Đa Nhim từ năm 1998-2018

Trang 37

Hệ thống thủy lợi Krông pha thuộc huyện Ninh Sơn tỉnh Ninh Thuận, khởi công xây dựng vào năm 1978 nguồn nước tưới chủ yếu là nguồn nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim Hệ thống thủy lợi Krông Pha phụ trách tưới 3.200 ha

(iv) Hệ thống đập Nha Trinh Lâm Cấm

Đây là một hệ thống thủy lợi lớn có lịch sử xây dựng hàng trăm năm nay của tỉnh Ninh Thuận Nhờ có hệ thống thủy lợi này đã biến đổi vùng đồng bằng Phan Rang thuộc vùng khí hậu nắng, nóng, gió nhiều, ít mưa và khô hạn nhất cả nước thành một vùng đồng bằng trù phú cây cối tốt tươi, một năm cho thu hoạch từ 2 đến 3 vụ đã giúp cho nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển Tổng diện tích canh tác được tưới nước của công trình là : 12.800 ha phân bố trên địa bàn của cả 5 huyện, thị của tỉnh Ninh Thuận Nguồn nước tưới của hệ thống thủy nông Nha Trinh - Lâm Cấm bao gồm 2 thành phần chính gồm : Nguồn nước xả của nhà máy thủy điện Đa Nhim sau khi đã tưới cho 3.500 ha đất canh tác của hai hệ thống thủy lợi 19-5 và Krông Pha ở thượng nguồn sông và Lượng dòng chảy cơ bản của sông Cái Phan Rang tính đến đập Nha Trinh có diện tích lưu vực là 2.140 km2

Các hạng mục công Trình chủ yếu của hệ thống gồm có :

 Đập Nha Trinh; Đập Lâm Cấm; Hệ thống kênh tưới

 Hiện trạng công trình:

Chất lượng đập Nha Trinh, đập Lâm Cấm còn tốt, đảm bảo vận hành, đáp ứng yêu cầu thiết kế

Các cống lấy nước đầu kênh còn khá tốt, đảm bảo lấy đủ lưu lượng thiết kế

Các công trình cấp nước bằng đập dâng

Bảng 1-14: Thống kê các đập dâng

TT Tên công trình Thuộc xã Thuộc sông, suối Flv

(km 2 )

Diện tích tưới thiết

kế (ha)

DT tưới thực tế (ha)

1 Đập Gia Ngheo Phước Bình Nhánh sông Cái 7,3 60,0 50,0

Trang 38

TT Tên công trình Thuộc xã Thuộc sông, suối Flv

(km 2 )

Diện tích tưới thiết

kế (ha)

DT tưới thực tế (ha)

8 Đập Trà co Phước Tiến HL hồ Trà co

11 Đập Suối Lạnh Phước Thành Nhánh sông Sắt 5,2 Cấp nước sinh hoạt

13 HT Đập Ô Căm Phước Trung Cho Mo+S.Ngang 79 200,0 150,0

14 Đập Hóoc Rong 1 Phước Trung Cho Mo+S.Ngang 1 10,0 3,0

15 Đập Hóoc Rong 2 Phước Trung Cho Mo+S.Ngang 1,2 10,0 5,0

16 Đập Cây Sung 1 Phước Trung Cho Mo+S.Ngang 1,4 8,0 2,0

17 Đập Cây Sung 2 Phước Trung Cho Mo+S.Ngang 1,5 10,0 4,0

III Huyện Ninh phước

và Thuận nam

30 Đập Phước lập Phước Nam Suối Bầu ngứ 8 Thuộc HTTL hồ Bầu Ngứ

Khu tưới Hồ Bà Râu

Trang 39

TT Tên công trình Thuộc xã Thuộc sông, suối Flv

(km 2 )

Diện tích tưới thiết

kế (ha)

DT tưới thực tế (ha)

Bảng 1-15: Diện tích tưới bằng bơm trong hệ thống Nha Trinh – Lâm Cấm

TT Tên công trình Địa điểm Nguồn nước Diện tích tưới Diện tích tưới

1 Trạm bơm An Hải H.Ninh Phước Cửa sông cái 54,50 54,50

3 Trạm Bơm Phước An H.Ninh Phước Kênh Nam 175,00 175,00

4 Trạm Bơm Phước Thiện H.Ninh Phước Kênh Nam 100,00 100,00

5 Trạm Bơm Lợi Hải H.Thuận Bắc S Sông Trâu 329,90 329,90

6 Trạm Bơm Động Thông H.Thuận Bắc Kênh Sông Trâu 42,00 42,00

8 Trạm Bơm TB số 1 Thành Sơn H.Ninh Hải Kênh Bắc 70,00 70,00

9 Trạm Bơm TB số 2 Thành Sơn H.Ninh Hải Kênh Bắc 106,00 106,00

Nguồn: Chi cục Thủy lợi tỉnh Ninh Thuận

Trang 40

TÍNH TOÁN NHU CẦU NƯỚC CHO CÁC KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

CƠ SỞ VÀ TIÊU CHUẨN TÍNH TOÁN

Cơ sở tính toán

Theo báo cáo Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến 2020 và

tầm nhìn 2030, dưới đây là tình hình quy hoạch phát triển nông nghiệp đến 2020, tầm

Ngày đăng: 03/08/2024, 14:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Nguyễn Xuân Hiền, “Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”, Dự án quy hoạch cấp Bộ, 2011-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng Đông Nam Bộ thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng”
[2]. Nguyễn Đình Vượng, “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nối mạng hệ thống các công trình hồ chứa thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”, Đề tài cấp tỉnh, 2011-2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nối mạng hệ thống các công trình hồ chứa thủy lợi nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận”
[3]. Nguyễn Bá Chính ,“Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến 2020, tầm nhìn 2030 thích ứng biến đổi khí hậu”, 2013-2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến 2020, tầm nhìn 2030 thích ứng biến đổi khí hậu”
[4]. Nguyễn Đình Vượng, “Nghiên cứu tương quan cân bằng nước và đề xuất giải pháp cấp nước (sản xuất và sinh hoạt) cho vùng đất cát ven biển Ninh Thuận”, Đề tài cấp tỉnh, 2008-2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tương quan cân bằng nước và đề xuất giải pháp cấp nước (sản xuất và sinh hoạt) cho vùng đất cát ven biển Ninh Thuận”
[5]. Võ Khắc Trí, “Nghiên cứu đề xuất khung và kế hoạch quản lý hạn cho các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ”, Đề tài cấp Bộ, 2016-2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đề xuất khung và kế hoạch quản lý hạn cho các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ
[6]. Cục thống kê Ninh Thuận, “Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận”, năm 2017 [7]. Manoj K. Jha &amp; Ashim Das Gupta Application of MIKE BASIN for Water Management Strategies in a Watershed, Water International, 28(1), 27-35, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận”, năm 2017" [7]. Manoj K. Jha & Ashim Das Gupta "Application of MIKE BASIN for Water Management Strategies in a Watershed
[8]. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w