Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cũng cho thấy, có 3 yếu tố trong mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến quyết định chọn trường của học sin
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN NĂM HỌC 2022 – 2023
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH THPT TẠI
THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Mã số: SPD2022.02.59
Chủ nhiệm đề tài: Phan Thị Bích Hạnh
Lớp: ĐHKT19A Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Bích Thuận
ĐỒNG THÁP, 7/2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
THUYẾT MINH
ĐỀ TÀI NCKH CỦA SINH VIÊN NĂM HỌC 2022 – 2023
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA HỌC SINH THPT TẠI
THÀNH PHỐ CAO LÃNH, TỈNH ĐỒNG THÁP
Mã số: SPD2022.02.59
Chủ nhiệm đề tài: Phan Thị Bích Hạnh
Lớp: ĐHKT19A Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Bích Thuận Người tham gia thực hiện: Nguyễn Thị Anh Thư, Hà Tuyết Trinh
Đặng Ngọc Anh Thư, Nguyễn Thị Kim Tuyến, Đặng Thị Thiên Trang
ĐỒNG THÁP, 7/2022
Trang 3THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
1 Tên đề tài
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.”
2 MÃ SỐ: SPD2022.02.59
3 LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Khoa học Tự
nhiên
Khoa học Kỹ thuật
và Công nghệ
Khoa học Y, dược Khoa học Nông
nghiệp Khoa học Xã hội Khoa học Nhân văn
4 LOẠI HÌNH NGHIÊN CỨU
Cơ bản
Ứng dụng
Triển Khai
X
5 THỜI GIAN THỰC HIỆN 12 tháng
Từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023
6 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên: Phan Thị Bích Hạnh
Năm sinh: 2001
Lớp: ĐHKT19A
Địa chỉ: Trường ĐH Đồng Tháp
E-mail: bichhanh20012020
Giới tính: Nữ Dân tộc: Kinh Khoa: Kinh Tế
Điện thoại di động: 0707128342 Facebook: Phan Bích Hạnh
7 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Thuận
Chức danh khoa học: Giảng viên
Điện thoại di động: 0975303669
Học vị: Thạc Sĩ Đơn vị: Khoa Kinh tế
E-mail: thuan8585@yahoo.com.vn
8 NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TT Họ và tên
Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn
Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao Chữ ký
1 Nguyễn Thị Anh Thư ĐHKT19A Xử lý số liệu
2 Hà Tuyết Trinh ĐHKT19A Soạn thảo bản câu hỏi
phỏng vấn
3 Đặng Thị Anh Thư ĐHKT19A Thu thập số liệu
X
Trang 44 Nguyễn Thị Kim Tuyến ĐHKT19A Xử lý số liệu
5 Đặng Thị Thiên Trang ĐHKT19A Lược khảo tài liệu
Thu thập số liệu
9 ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị
trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu
Họ và tên người đại diện đơn vị
10 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN C ỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
10.1 Trong nước
(1) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Phương Toàn (2011) với đề tài: “Khảo sát các yếu tố tác động đến việc chọn trường của học sinh lớp 12 THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cho thấy mô hình đạt được độ tương thích với dữ liệu, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh với 5 yếu tố ảnh hưởng từ mạnh đến yếu như sau: (1)Yếu tố về mức độ đa dạng và hấp dẫn ngành đào tạo; (2) yếu tố về đặc điểm của trường đại học; (3) yếu tố về khả năng đáp ứng sự mong đợi sau khi ra trường; (4) yếu tố về những nỗ lực giao tiếp của trường đại học và (5) yếu tố về danh tiếng của trường đại học Mô hình nghiên cứu giải thích được 27,6% cho tổng thể về mối liên hệ của 5 yếu tố trên với biến lựa chọn trường đại học của học sinh Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết cũng cho thấy, có 3 yếu tố trong mô hình nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê trong việc tác động đến quyết định chọn trường của học sinh, bao gồm: Yếu tố về cơ hội trúng tuyển; yếu tố về sự định hướng của các cá nhân có ảnh hưởng và yếu tố tương thích với đặc điểm cá nhân Vì thế, các trường đại học cao đẳng khi muốn hấp dẫn nhiều học sinh dự thi hơn hay muốn nâng cao vị thế, uy tín bằng chất lượng học sinh đầu vào thì nên bắt tay vào xây dựng hệ thống cung cấp thông tin cho riêng mình, cụ thể hơn như nâng cấp website với nhiều thông tin hơn cho đối tượng học sinh muốn dự thi, phát triển tập san giới thiệu về ngành nghề mà trường đào tạo, giới thiệu cơ hội học bổng cũng như điều kiện ký túc xá hay các hỗ trợ 87 về chi phí hiện tại và đồng thời cũng thống kê qua nhiều năm về tỷ lệ chọi, điểm chuẩn hay các tỷ lệ khác về đầu ra như tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ có việc làm của các sinh viên tốt nghiệp Hạn chế thuộc về mẫu nghiên cứu, do 8 trường THPT được chọn theo phương pháp thuận tiện, dữ liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng một phần bởi mẫu chưa mang ý nghĩa tổng quát cao khi chỉ thực hiện tại 8/34 trường THPT tại tỉnh Tiền Giang Mô hình chỉ mới giải thích được vấn đề nghiên cứu ở mức độ 27,6% khi nhân rộng ra tổng thể Nguyên nhân
có thể do kích thước mẫu còn nhỏ so với quy mô nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp
do chỉ lấy mẫu ở 8 trường tỉnh Tiền Giang và nhiều yếu tố chưa được đưa vào khảo sát trong
Trang 5nghiên cứu này Thang đo cần được tiếp tục được hoàn thiện và triển khai nghiên cứu với mẫu tổng quát hơn để tìm ra các yếu tố tìm ẩn khác có thể tác động đến quyết định chọn trường của học sinh là hướng mở ra cho các nghiên cứu tiếp theo về lĩnh vực nghiên cứu giáo dục
(2) Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà, Huỳnh Gia Xuyên và Huỳnh Thị Kim Tuyết (2011)
với đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM”
Với mẫu nghiên cứu 1894 sinh viên năm thứ nhất hệ chính quy, có 7 nhân tố ảnh hưởng đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP HCM: (1) Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT; (2) Khả năng vào được trường; (3) Chất lượng dạy - học; (4) Công việc trong tương lai; (5) Đặc điểm của bản thân sinh viên; (6) Người thân trong gia đình; (7) Người thân ngoài gia đình Kết quả nghiên cứu, yếu tố “Nỗ lực của nhà trường để đưa thông tin đến học sinh sắp tốt nghiệp THPT” được sinh viên đánh giá có tầm quan trọng cao nhất, yếu tố “Khả năng vào được trường” được xem là mối quan tâm thứ hai về mức độ quan trọng đối với sinh viên vì điểm chuẩn của trường Đại học Mở TP.HCM qua hai năm 2009 và
2010 chỉ cao hơn điểm sàn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo một ít, tiếp theo là yếu tố “Chất lượng dạy – học” cũng được xem là một trong những mối quan tâm hàng đầu của sinh viên khi ra quyết định chọn trường Đại học Mở TP.HCM Ngoài ba nhân tố quan trọng nhất, bốn nhân tố còn lại cũng có tác động đến việc sinh viên chọn trường Đại học Mở TP.HCM nhưng không mạnh bằng ba nhân tố đầu, cụ thể: yếu tố “Công việc trong tương lai” cũng có tầm ảnh hưởng khá cao đến sinh viên, yếu tố “Đặc điểm của bản thân sinh viên” cũng không kém phần quan trọng, yếu tố “Người thân trong gia đình”: Đối với người Á Đông, vai trò của gia đình rất quan trọng trong định hướng tương lai Bố mẹ cần tìm hiểu sở thích của con cái để giúp họ chọn đúng trường đại học để dự thi và định hướng nghề nghiệp phù hợp với sở thích
(3) Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Phong (2013) với đề tài “Yếu tố quyết định chọn trường Đại học Tiền Giang (ĐHTG) của học sinh Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Tiền Giang”
Mô hình nghiên cứu giải thích được 61,6% cho tổng thể về mối liên hệ của 04 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học của học sinh từ mạnh đến yếu như sau: (1) đặc điểm cố định của Trường ĐHTG; (2) cá nhân có ảnh hưởng; (3) nỗ lực giao tiếp của Trường ĐHTG; (4) đặc điểm bản thân học sinh Do đây là dạng nghiên cứu ứng dụng đầu tiên được thực hiện dành riêng cho Trường ĐHTG nên không thể so sánh kết quả với nghiên cứu đã công bố Nghiên cứu được thực hiện bằng các phương pháp: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thảo luận nhóm tập trung, phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu câu hỏi, phương pháp thống kê toán học Ngoài ra, có thể do hạn chế về thông tin, không gian và thời gian thực hiện nên nghiên cứu chỉ có thể nhận diện và tìm hiểu ảnh hưởng của một số yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG Mặc dù kết quả của nghiên cứu cũng chỉ ra được một số yếu
Trang 6tố then chốt có ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG có ý nghĩa thống kê nhưng trong thực tế và qua các tài liệu nghiên cứu, tác giả phát hiện ra rằng có thể còn những nhóm yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, nên thường xuyên tiến hành các nghiên cứu cùng dạng với nghiên cứu này với quy mô và không gian khảo sát lớn hơn nhằm hoàn thiện hơn các thang đo lường, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết chọn Trường ĐHTG của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Các hạn chế trên cũng đã mở ra hướng nghiên cứu tiếp theo về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang Trường ĐHTG nên thường xuyên tiến hành các nghiên cứu cùng dạng với nghiên cứu này với quy mô và không gian khảo sát lớn nhằm hoàn thiện hơn các thang đo lường, mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn Trường ĐHTG của học sinh THPT trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
(4) Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Thu (2014) với đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại Thành phố Hồ Chí Minh”
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp thống kê mô tả Từ cơ sở lý thuyết kết hợp với nghiên cứu định tính và các nghiên cứu trước có liên quan, tác giả đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh THPT tại TP.HCM và đã đưa ra mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu định lượng thực hiện thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis), phân tích hồi quy
đa biến, kiểm định mô hình, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu và kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm: giới tính, loại trường THPT, thời gian tìm hiểu về trường, ngành nghề,…Số mẫu khảo sát được là 566, được phân bố đều tại các quận/huyện trên địa bàn TP.HCM (mẫu phân tầng) và đồng thời nhóm các quận/huyện lại theo đặc tính trường THPT và chọn ngẫu nhiên các cá thể trong tầng Kết quả nghiên cứu đã xác định được 3 nhân tố ảnh hưởng đến việc chọn trường đại học của học sinh là: Đặc điểm và nỗ lực truyền thông của trường đại học, Cơ hội trúng tuyển và Cơ hội tương lai Kết quả nghiên cứu góp phần giúp cho các trường đại học nắm bắt được vai trò của các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh THPT tại TP.HCM, làm cơ sở cho các trường đại học xây dựng các chiến lược marketing phù hợp nhằm thu hút học sinh chọn trường để học, tăng nguồn thu, tự chủ về mặt tài chính và tạo điều kiện nâng cao chất lượng đào tạo Mặt khác, qua nghiên cứu này sẽ giúp cho các trường THPT tại TP.HCM, các trường đại học, các tổ chức hỗ trợ cho học sinh, sinh viên cũng như các thầy cô giáo, gia đình, cha mẹ học sinh có biện pháp thiết thực nhằm
tư vấn, định hướng và tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh THPT tại TP HCM trong việc lựa chọn ngành/nghề, trường đại học để học Bên cạnh đó, nghiên cứu này vẫn còn một số hạn chế như: một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh THPT nhưng chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu Do đó, cần có những nghiên cứu khác liên quan để bổ sung hoàn thiện, khẳng định tính phù hợp các thang đo và mô hình nghiên cứu
Trang 7Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu là học sinh THPT hệ chính quy tại địa bàn TP.HCM Do
đó, tính đại diện và khả năng tổng quát hóa của mô hình nghiên cứu sẽ cao hơn nếu đối tượng khảo sát trên khắp cả nước và việc khảo sát bao gồm luôn cả các hệ giáo dục thường xuyên và các thí sinh tự do Nghiên cứu này chỉ đánh giá các thang đo bằng phương pháp hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan biến tổng và phân tích nhân tố EFA, còn mô hình lý thuyết được kiểm định bằng phương pháp hồi quy tuyến tính bội,…Tuy nhiên, vẫn còn một số yếu tố khác cũng có thể ảnh hưởng đến việc chọn trường của học sinh THPT nhưng chưa được đưa vào mô hình nghiên cứu
(5) Nghiên cứu của tác giả Lưu Thị Thái Tâm, Châu Soorryaly, Chau Khon (2015) với đề
tài “Các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường Đại học của học sinh lớp 12 tại Thành phố Long Xuyên, An Giang”
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính: (1) nghiên cứu sơ bộ định tính
và định lượng và (2) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện bằng cách thảo luận tay đôi với 15 học sinh để điều chỉnh từ ngữ trong bảng câu hỏi cho phù hợp với bối cảnh tại địa bàn thành phố Long Xuyên cũng như để đảm bảo việc hiểu giống nhau về nội dung thang đo giữa các cá nhân học sinh khác nhau Nghiên cứu sơ
bộ định lượng phỏng vấn khoảng 50 học sinh theo cách lấy mẫu thuận tiện, nhằm phát hiện những sai sót trong bảng câu hỏi, nhằm kiểm tra và hiệu chỉnh thang đo Sau đó, nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng phương pháp lấy mẫu thuận tiện với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi chi tiết với kích thước mẫu là 330 học sinh lớp 12 từ các trường phổ thông trung học trên địa bàn Thành phố Long Xuyên Nghiên cứu cho thấy mô hình nghiên cứu giải thích được 48,8% cho tổng thể về mối quan hệ với các biến (1) cơ hội việc làm trong tương lai và tương thích đặc điểm cá nhân, (2) các cá nhân có ảnh hưởng, (3) cơ hội trúng tuyển với biến quyết định chọn trường đại học của học sinh, (4) yếu tố đặc điểm trường đại học Nghiên cứu cũng đã đề xuất khuyến nghị các trường đại học cần tăng cường hợp tác và liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp nhằm nắm bắt được nhu cầu về tiêu chuẩn tuyển dụng người lao động để không ngừng cải tiến chương trình đào tạo cho sinh viên nhằm đáp ứng cao cho nhu cầu lao động của xã hội, nâng cao cơ hội việc làm trong tương lai cho các em sau khi ra trường Bên cạnh đó, các trường nên tạo điều kiện cho các học sinh lớp 12 có được đầy đủ những thông tin cần thiết và quan trọng từ đó đưa ra quyết định chọn trường phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân của mình, đáp ứng được những mong đợi về việc làm trong tương lai Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu chỉ áp dụng trong địa bàn nghiên cứu mà không thể áp dụng cho những địa bàn khác
(6) Nghiên cứu của Vũ Thị Huế, Lê Đình Hải, Nguyễn Văn Phú (2017) với đề tài: “Áp dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vào học Phân hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” Nghiên cứu đã khảo sát 317 học sinh tại các trường trung học phổ thông
thuộc tỉnh Đồng Nai Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) đã chỉ ra được 5 nhóm yếu tố
Trang 8gồm: (1) Các cá nhân có ảnh hưởng; (2) Bản thân học sinh; (3) Đặc điểm của Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp; (4) Cơ hội việc làm trong tương lai và (5) Nỗ lực giao tiếp của Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp có ảnh hưởng đáng kể đến quyết định chọn Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp của học sinh trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở để đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh của Phân hiệu Đại học Lâm nghiệp trong thời gian tới, bao gồm: (1) Thiết lập mối liên hệ với các trường trung học phổ thông; (2) Đa dạng hóa hình thức xét tuyển trong tuyển sinh; (3) Xúc tiến việc mở những ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội; (4) Nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại Tuy nhiên, một số yếu tố quan trọng bị loại khỏi mô hình nghiên cứu và các đối tượng nghiên cứu chưa đại diện cho tổng thể nghiên cứu
(7) Nghiên cứu của Lê Thị Mỹ Linh, Khúc Văn Quý (2020) với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT tại Việt Nam” Nghiên cứu nhằm
xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc đưa ra quyết định chọn trường đại học của học sinh THPT Phương pháp phỏng vấn trực tuyến (online) kết hợp với bảng hỏi được sử dụng để thu thập dữ liệu từ 200 sinh viên năm nhất của các Trường Đại học ở
Hà Nội và ngoài khu vực Hà Nội, trong thời gian tháng 2 và tháng 3 năm 2020 Phương pháp phân tích khám phá nhân tố và phương pháp hồi quy tuyến tính được ứng dụng để phân tích số liệu Mặc dù nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế do dùng mẫu điều tra khiêm tốn, đối tượng nghiên cứu mới dừng lại ở các bạn sinh viên năm thứ nhất, tuy nhiên nghiên cứu đã xây dựng được mô hình lựa chọn đại học của học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam Nghiên cứu đã xác định được 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường đại học bao gồm: yếu tố bản thân; thông tin và quảng cáo; ý kiến tham khảo; thương hiệu và việc làm; học phí và cơ sở vật chất Kết quả mô hình cũng cho thấy các bạn được điều tra khá hài lòng (3.81/5 điểm) với quyết định lựa chọn trường đại học của mình trong khi đó quyết định chọn trường phụ thuộc lớn vào công tác truyền thông quảng bá thông tin, chất lượng đào tạo, thương hiệu và sự tương thích phù hợp giữa học sinh với chương trình Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm giúp các trường đại học nhằm thu hút được học sinh thi vào trường mình: tập trung phát triển website/page của trường với nhiều thông tin hơn, chú trọng nâng cao cơ hội tìm được việc làm sau khi ra trường của sinh viên năm cuối, nghiên cứu, xác định mức học phí phù hợp cho sinh viên, xây dựng cán bộ tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp thật chuyên nghiệp
(8) Nghiên cứu của Nguyễn Phước Quý Quang, Phòng Thị Huỳnh Mai và Thái Ngọc Vũ
(2021) với đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên năm nhất trường đại học Tây Đô” Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định nhân tố
ảnh đến việc chọn ngành học, chọn trường của sinh viên Qua đó giúp bộ phận tuyển sinh Trường Đại học Tây Đô có đầy đủ thông tin phục vụ việc phân tích, xây dựng các kế hoạch truyền thông và tư vấn tuyển sinh Kết quả khảo sát 275 sinh viên năm nhất thuộc các ngành thuộc các khoa khác nhau đang theo học tại Trường Đại học Tây Đô, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để giải quyết vấn đề nghiên cứu, cho thấy có bốn yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc
Trang 9chọn trường của sinh viên bao gồm: Nhóm đặc điểm bản thân sinh viên; Nhóm nỗ lực truyền thông giao tiếp của nhà trường; Nhóm các cá nhân ảnh hưởng và Nhóm đặc điểm trường đại học Những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định chọn trường của sinh viên
10.2 Ngoài nước
(1) Nghiên cứu của tác giả Chapman D W (1981), “A model of student college choice”,
The Journal of Higher Education đã đề xuất mô hình tổng quát của việc lựa chọn trường
ĐH của các học sinh Qua quá trình khảo sát nhằm kiểm định mô hình đã phát hiện có 2 nhóm yếu tố ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn trường ĐH của học sinh: (1) đặc điểm của gia đình, (2) cá nhân học sinh Nhóm thứ hai là các yếu tố thuộc bên ngoài ảnh hưởng đến cá nhân như: (1) các đặc điểm cố định của trường ĐH và (2) nỗ lực giao tiếp của trường ĐH với các học sinh Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu còn hẹp và không thể áp dụng tại các địa bàn nghiên cứu
(2) Nghiên cứu của tác giả Russayani ISMAIL & Ctg (2010) đã thực hiện đề tài
“Factors affect the choice of education destination”
Nghiên cứu trường hợp sinh viên quốc tế tại ĐH Utara Malaysia Nghiên cứu nêu bật vai trò quan trọng của việc duy trì chất lượng giáo dục để đảm bảo khả năng cạnh tranh dài hạn và cố gắng xác định các yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của sinh viên quốc tế khi lựa chọn điểm đến giáo dục đại học Bằng cách sử dụng một mẫu khảo sát của
300 sinh viên quốc tế tại ĐH Utara Malaysia, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng như (1) dịch vụ tuyệt vời, (2) môi trường xã hội dễ chịu, (3) cơ sở vật chất, (4) các giảng viên chất lượng cao là các nhân tố then chốt ảnh hưởng đế quyết định của sinh viên Nhóm tác giả đã đề xuất mô hình khá hoàn chỉnh, tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ có thể áp dụng được tại các trường đại học đào tạo sinh viên quốc tế
(3) Nghiên cứu của tác giả Joseph Sia Kee Ming Ming (2010), “Các yếu tố thể chế ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn trường đại học của sinh viên tại Malaysia”
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng quyết định chọn trường ĐH của sinh viên chịu sự ảnh hưởng của “Nhóm yếu tố các đặc điểm cố định của trường ĐH” bao gồm: (1) vị trí; (2) chương trình đào tạo; (3) danh tiếng; (4) cơ sở vật chất; (5) chi phí học tập; (6) hỗ trợ tài chính; (7) cơ hội việc làm và “Nhóm yếu tố các nỗ lực giao tiếp với sinh viên” bao gồm: (1) quảng cáo; (2) đại diện tuyển sinh, (3) giao lưu với các trường THPT; (4) thăm viếng khuôn viên trường ĐH Tuy nhiên, mô hình do tác giả đề xuất chỉ dừng lại ở mức giới thiệu các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn trường ĐH – CĐ, do đó cần phải tiến hành đo lường các yếu tố và kiểm định sự phù hợp của mô hình
Trang 1010.3 Danh mục các công trình đã công bố thuộc lĩnh vực của đề tài của chủ nhiệm và những thành viên tham gia nghiên cứu
S
T
T
1
Nguyễn
Thị Bích
Thuận
SV Lê
Minh
Thanh
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp
Số 20, 6/2016
2016-2017
0866-7675
2
Phước
Minh Hiệp
Nguyễn
Thị Bích
Thuận
Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết ngành thủy sản Việt Nam
Kinh tế và
Dự báo
Bộ KH&ĐT
Số
32(640), 12/2016
2016-2017
0866-7120
3
Phước
Minh Hiệp
Nguyễn
Thị Bích
Thuận
Lê Trường
Giang
Sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động tư vấn sinh viên tại trường Đại học Đồng Tháp
Kinh tế và
Dự báo
Bộ KH&ĐT
Số 33 tháng 11/2017
2017-2018
0866-7120
4
Nguyễn
Thị Bích
Thuận
Mô hình chi trả cổ tức của Linter: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt Nam
Tạp chí Công thương
Bộ Công thương
Số 7, 5/2018
2017-2018
0866-7756
5
Nguyễn
Thị Bích
Thuận
Nguyễn
Ngọc Trân
Vai trò của cố vấn học tập trong việc nâng cao chất lượng học tập của sinh viên tại Trường Đại học Đồng Tháp
Giáo dục
Số Đặc biệt, 9/2018
2018-2019
0866-7476