1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh đến cây măng cụt (Garcinia mangostana L.) giai đoạn kinh doanh trồng tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

99 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh đến cây măng cụt (Garcinia mangostana L.) giai đoạn kinh doanh trồng tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
Tác giả Nguyễn Thị Thơm
Người hướng dẫn ThS. Thái Nguyên Diễm Hương, ThS. Nguyễn Cao Kiệt
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nông Học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 29,84 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của dé tài là xác định được loại chế phẩm vi sinh giúp cho cây măng cụt sinh trưởng tốt, cải thiện hóa tính đất và mật số vi sinh vật có lợi trong đất tại huyện Dầu T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

RRR

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ANH HUONG CUA MOT SO CHE PHAM VI SINH DEN CAY MANG CUT (Garcinia mangostana L.) GIAI DOAN KINH DOANH TRONG TAI

HUYỆN DAU TIENG, TỈNH BÌNH DUONG

SINH VIEN THUC HIEN : NGUYEN THI THOMNIEN KHOA : 2020 - 2024

NGÀNH : NÔNG HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2/2024

Trang 2

ANH HUONG CUA MOT SO CHE PHAM VI SINH DEN CAY MANG CUT (Garcinia mangostana L.) GIAI DOAN KINH DOANH TRONG TAI

HUYEN DAU TIENG, TINH BINH DUONG

Tac gia

NGUYEN THI THOM

Khóa luận được dé trình dé đáp ứng yêu cầu

cấp bằng kỹ sư ngành Nông học

Hướng dẫn khoa họcThS THÁI NGUYEN DIEM HƯƠNG

ThS NGUYÊN CAO KIỆT

Thành phố Hồ Chí MinhTháng 2/2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, con xin cảm ơn Ba Má đã sinh thành và nuôi dưỡng con nên người

Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các quý thầy cô Trường Đại họcNông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa Nông học và quý Thầy Côtrong khoa đã tận tình giúp đỡ và dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập tại trường

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến: ThS Thái Nguyễn Diễm Hương và ThS.Nguyễn Cao Kiệt, TS Nguyễn Duy Năng đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình quan tâm và

tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đề tài

Bên canh đó, con xin chân thành cảm ơn gia đình chú Nguyễn Văn Ty, xã Thanh

Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡcon trong suốt quá trình thực hiện đề tải

Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh chi, bạn bẻ đã nhiệt tình giúp đỡtrong quá trình thực hiện đề tài

Xin tran trọng và chân thành cảm ơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2/2024

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thơm

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “ Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh đến cây măng cụt (Garciniamangostana L.) giai đoạn kinh doanh trồng tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương”

được thực hiện từ tháng 08/2023 đến tháng 2/2024 Mục tiêu nghiên cứu của dé tài là

xác định được loại chế phẩm vi sinh giúp cho cây măng cụt sinh trưởng tốt, cải thiện

hóa tính đất và mật số vi sinh vật có lợi trong đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.

Thí nghiệm đơn yếu tố được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên

(Randomized Complete Block Design, RCBD), 3 1an lap lai va bao gom 4 nghiệm thức.

Nghiệm thức đối chứng bổ sung nước lã, và 3 nghiệm thức bé sung chế phẩm vi sinh

lần lượt là: b6 sung Mycorrhiza, bổ sung Trichoderma và kết hợp b6 sung Mycorrhiza

và Trichoderma Các chỉ tiêu về số cành cấp 1, đường kính tán, chu vi thân, chiều caocây, chỉ số điệp lục tố, tỷ lệ sâu hại, tỷ lệ bệnh hại đã được thu thập, xử lý thống kê đểđảm bảo độ tin cậy Thu thập 1 mẫu dat trước thí nghiệm và 12 mẫu đất sau thí nghiệm

dé tiến hành phân tích hóa tính trong đất gồm các chỉ tiêu: pH, hàm lượng chất hữu co,

đạm tổng sé, ty lệ C/N, P20s tổng số, PzOs dé tiêu, K2O tổng số, K2O dé tiêu, CEC, Ca

trao đôi, Mg trao đổi và các chỉ tiêu vi sinh vật trong đất gồm: mật số vi sinh vật tổng

số, mật số vi sinh vật phân giải lân, mật số vi sinh vật phân giải xenlulose, mật số vi sinhvật có định dam, mật số Trichoderma sp., mật độ bào tử Mycorrh1za, tỷ lệ cộng sinh, tỷ

lệ rễ thối

Kết quả cho thấy: Khi bổ sung kết hợp cả hai chế phẩm vi sinh Trichoderma vàMycorrhiza cho kết quả tốt ảnh hưởng đến mật số vi sinh vật tổng só, vi sinh vật cô địnhđạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật phân giải xenlulose, mật số Trichoderma sp., mật

độ bào tử Mycorrhiza, tỷ lệ cộng sinh, tỷ lệ rễ thối, chỉ số diệp lục tố, đạm tổng SỐ, tỷ lệC/N, P20s tổng số, P2Os dé tiêu, K2O dé tiêu

Bồ sung chế phẩm vi sinh Mycorrhiza, Trichoderma, kết hợp cả hai chế phẩm visinh Mycorrhiza và Trichoderma vào đất trồng măng cụt bước đầu không ảnh hưởng

đến số cành cấp 1, chu vi thân, chiều cao cây, đường kính tán, tỷ lệ sâu bệnh hại, vi sinh

vật cô định đạm, hàm lượng chất hữu cơ, pH, KaO tổng số, CEC, Mg dễ tiêu, Ca dé tiêu

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

DC TH sesss sccszcas scsannaxscasnvaannsn sonmanas sosvsom sucswsuasussuannnaansunsva tase benvancasessconseuancensaaasvaesteese ivDANE BACH CAC CA VIED DAE xeusemnnensnnnnauootiorontssotorsnuiesprsusaninstavnre ViiDANE SÁCH CAC WANG icteric viii

DANE SÁCH CAC HÌNH seeeeeneenennnnennotoitiokotivoitottoogbohioanhorghokniteodtoi ix

_ 00 J7 ' 1 1 1Đặt vấn đề - s s tt ET12121111211111121111 211111 21111211111 2111121111211 1121111 re 101s: 5 o°oBƠ0”ÖF+35-Ố4 2

| ra EOUEGGTHGIGSONSGNAAWEtiNa2a008G0810u02n) 2Giới hạn để tải e-ccc sec 110 0010011 1 1 0111 0 1x 010111 0015010611610 10.000 2Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU -2- 5< s©s££S<£Esz£s£sseszexsecsee 31.1 Sơ lược về cây măng cụt - 2 522222221222221221251221211221 2112112212122 cv 3

1.1.1 Phan loai thure vat HC 21 ›— 4 3

1S Fi har 31:1;3 Giatr dink dưỡng cửa, Cay MANS CÚI sose-szeesessisoineisecssloALSiSE03S8381455904084588588 S056 41.1.4 Đặc điểm thực vật học CAY MANY 11115 41.1.4.1 Đặc điểm thân 2-5255 SS S2 EEEE2E1212112112121121121112111111212 2112211122 rrre 4

Ll Ae Lễ THANH CUE srinsaspoadepdoaatoistidbggiseogg VES02NGVE49523EĐISS00/052MI LGDEESESGUSGLABEEIGSS8S80180 0508000004 cl 4 1;,L x7) FO a THAI CU eres 12606155 00G0000551005SESUUENGISGSESRGDOENSEENĐGCSNEDSSQESMUMSii0098EgL3GU000500.3005000280 40803 5 1.1.4.4 Qua ca 5

ae 51.1.5 Yêu cầu sinh thai cây măng CUt ee cece ecceeceecceeseeceeessesseesesseeeeeseeseesesseestessees 61.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng cụt -2 2-©2222++2z2z++zxzzzrscxez 6

1.1.7 Tình hình sản xuất cây măng cụt tại tinh Bình Dương -2- 225522222: 8

1.2 Kỹ thuật chăm sóc cây mang cut ở giai đoạn kinh doanh va sâu bệnh hại chính 8

1.2.1 Kỹ thuật chăm sóc cây mang cut ở giai đoạn kinh doanh - =- 8

1.2.2 Một số sâu hại chính trên CAV INANE CÚ ceccsexesseisesslEL6650130660336813.49853011835606:358E35:8800610.856 91.2.3 Một số bệnh hại chính trên cây măng cụt -2 2 ©2+S2+2E+2E+2x2x222222zcxe2 91.3 Các nghiên cứu về cây măng cụk - 2-2 2+2S22222E22E+2E22E22E2212212121212122 2e 9

Trang 6

8n 8 101.4.2 Tổng quan về chế phẩm 77iehoder1a 2-©22-522©5222222222E2E+22222E22£Sz+zzzzs2 101.4.2.1 Đặc điểm của nắm 77i€h¿Ï€FH1đ 5 55-5252 E2EEESEEEE2EEEE2E2E2E12121212112 2xx 101.4.2.2 Vai co 0,2 N®ợnGgu lãi1.4.2.3 Cơ chế tác động của nắm 7”iehoder1ma -2-©2-©22©52©2+S2+S£+22+2£+zs+zzz>se2 121.4.2.4 Ứng dụng nam Trichoderma spp vào nông nghiệp -:-©52-55255: 131.4.3 Tổng quan về nam nội cộng sinh Mycorrhiza - 2-2 222222E2+2E£22z+zz22zzzzz2 131.4.3.1 Khái mi@tm cece ccccccccecccsscecsesssescseccssesssuesssesesuesssuessssessueesseesssesssuessseesssesssessseeeseeee 131.4.3.2 Vai trò nam rễ cộng sinh AM đối với cây trồng 2- 2-©22222+2zz22zz>+2 141.4.4 Các nghiên cứu về tác dụng của Trichoderma và Mycorrhizza 14

Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 19

3.1 Bie điềm xả tf7 gian thane Hie ticnununmasmcnnmnmanncasmmmnmnamnmmnmucwwnes 192.2 Điều kiện thí nghiệm - 22-2 2S£SESE2E2E2212212211211211211211211211211211211211 21.222 192.2.1 Điều kiện thời tiẾt -:-2222++222E+2E2 tt 19

| | kkkkkkkkruiLhiikkigiid.dcL 12.100100200100221010702200.336E 202.2.3 Điều kiện canh tác -222+2222+t22 t2 tre 212.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm - 5-2 +52 £+*+2£+£zE+z£zerrrzerrrrkrke 22 2:3.l Vật liệu thí ñghiỆPceoseeseesodnsseeoisgnidtiESS019015005598E95605E80I-9S3RGĐREUSEREEHNGENLSSG0S.08//,0S9 222.3.1.1 Chế phẩm vi sinh Trichoderma cscssccssesssessessessessssssesssessessesssessesstessesseeseeees 222.3.1.2 Chế phẩm vi sinh Mycorrhiza 22 22222222SE+2E2EE+EE22EE2EE2222222222z22xsre 22

2.3.1.3 Môi trường phân lập vi sinh vật, hóa chất phân tích đất và dụng cụ thí nghiệm

eee ee ee es 23 2.3.2) Phitong Pháp thí Ne hl OM wesevsevsscssnsonesenassesussenossensesunerssyeresuens vestenvesseevestencruarseests 242.3.2.1 BO tri thi mghiGir nảẽâ Ả 247% 12/421 GUA 0010) 9 1 bs 0084 002180 eee me ee ee eee era eee en ca 235.5 Fhương thấp Hồn BẢN ccccsoxscrnvesiesnnasorencersanennaneicnumnenenctsneceratennasiroacennuneas 252.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi - - - 5 55+ ++<£+2£++££+zeeerrrerrrrrrerre 26 2.4.1 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi trên cây -+-c+c+<c<S2 262.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi trong đất 2 22©5222s+2zz22zze: 282.5 Phương pháp xử lý số liệu -2- 2-22 +S22S+2E2SE£2E22E2E22E2E223221221221221222222.2Xe2 293.1 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến cây măng cụt - -: - 3Ö

Trang 7

3.1.1 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng của cây - - 303.1.2 Ảnh hưởng của chế pham vi sinh đến chỉ số diệp lục tổ (SPAD) trong lá măng cut 313.1.3 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến tình hình sâu bệnh hại của cây 323.1.3.1 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến tỷ lệ bệnh hại trên cây măng cụt 323.1.3.2 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến tỷ lệ sâu hại trên cây măng cụt 343.2 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến một số chỉ tiêu hóa tính trên đất trồng măng

3.2.1 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến pH, chất hữu cơ, đạm tổng số và tỷ lệ C/Ntrong đất trồng măng CụL -. + 222222222222 2212212512212112212112112211211211211211 212 cre 353.2.2 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến hàm lượng P20s tổng số, PzOs dễ tiêu, K2Otong số, K2O dễ tiêu trong đất trồng măng cụt -252¿225c22sscscscsssrsescse ST3.2.3 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến CEC và một số cation trao đổi trong đấtnòng 4 383.3 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến các chỉ tiêu vi sinh vật trong đất trồng câyTHIẤN OA sei ti tse adn nena nnn netics erence 403.3.1 Anh hưởng của chế phẩm vi sinh đến vi sinh vật tông số có trong đất trồng măng

3.3.2 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến vi sinh vật phân giải đạm, vi sinh vật phâmgiải lân và vi sinh vật phân giải xenlulose trong đất trồng măng cụt - 403.3.3 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến mật độ Trichoderma trong đất trồng măng

CU eet ete ert eer te re ete ee eet tc tre 433.3.4 Anh hưởng của ché pham vi sinh đến mật độ bao tử va sự hiện diện của namMycorrhiza trong đất trồng măng cụt -22-5222222222222EE22E2EE221 222222 EEzrrrrev 44KET LUẬN VA DE NGHỊ, - 2 s<©-s++seteeErerxerrerrxerrerrxerrerrxerserrsrrseree 48TÁTI TIẾT THẤNH le ee 49EHE T Thuaneanteteosnooonrnttetihanntodiptoongttsi0n008400900101n60008/050002hỹig000t2f68fagftsrrni 55

Trang 8

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

Viết đầy đủ (Ý nghĩa)Arbuscular Mycorrh1za Bảo vệ thực vật

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônCộng sự

Colony Forming Unit (Đơn vị hình thànhkhuẩn lạc)

Đối chứngFood and Agriculture Organization (Tổ chức

Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc)

International Organization for Sandardization(Tô chức tiêu chuẩn hóa quốc tế)

Lần lặp lạiNghiệm thức Chỉ số diệp lục tố

Trach nhiệm hữu han

Tiêu chuẩn Việt Nam Tiêu chuẩn cơ sở

Vi sinh vật

Trang 9

DANH SÁCH CÁC BANG

Trang

Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng cây mang cut tại Bình Duong năm 2022 8

Bang 2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết tại khu vực Bình Dương năm 2023 19Bảng 2.2 Điều kiện hóa tính đất tại khu vực thí nghiệm -2- 2-52: 20Bang 2.3 Điều kiện vi sinh trong đất tại khu vực thí nghiệm 2- 2-5 20Bảng 2.4 Chiều cao cây, chu vi thân, đường kính tán, số cành cấp 1 của măng cụt

PEE ADT EDISON annnensnennonnrnnins vaveaunicnitionsntiensionimnmenniinndinicisnanviinnnciaictnninennensionmisivasnnnintienten 21

Bảng 3.1 Ánh hưởng của chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng của cây măng cụt sau 4thng XÍ Tỗi Cnet ee eee ere eee cen ne eae et ee ee eee 30Bang 3.2 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến tỷ lệ bệnh hại trên cây măng cụt 32Bảng 3.3 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến tỷ lệ sâu hại trên cây măng cụt 34Bảng 3.4 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến pH, hàm lượng chất hữu cơ, tốc độphân hủy trong đất trồng măng cụt 2- 2 2 222z+£E+EE2Ezzzxerxerserserxerserserxerxerx.- 3Bang 3.5 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến hàm lượng P2Os tông số, PzOs dé tiêu,KzO tổng số, KzO dé tiêu trong đất trồng măng cụt -5 5c cs-c -.-38Bảng 3.6 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến CEC và một số cation trao đôi trong

đất trồng măng cụt -2-©2222222222212221127112711221221211211211221122112211111 211211 xe 39

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vậtphân giải lân va vi sinh vật phân giải xenlulose trong đất trồng măng cụt AlBảng 3.8 Anh hưởng của chế phẩm vi sinh đến mật độ bao tử va sự hiện diện của namMycorrhiza trong đất trồng măng cụt 2-22 22 22222222E2EE22E2E12E122122212Ee2Excrev 44

Trang 10

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Trang Hinh 1.1 Cay mang cut 3

Hinh;1.2 Quá Man Cl ssssccxssssasenanenaninccmnar it ngg13824g815008085813s2849851830888833019/0038483.46888308g80 5

Hình 1.3 Tỷ lệ diện tích trồng măng cụt tại các vùng năm 2019 -: iHình 1.4 (a) Khuan lac Trichoderma hamatum nuôi cay trên môi trường PDA (b)

Trichoderma quan sat dưới kính hién vi (vật kính 40X) 2 2252222E2zcxcczee 11Hình 2.1 Bao bì của chế phẩm Trichoderma sử dung trong thí nghiệm 22Hình 2.2 Chế phẩm Mycorrhiza sử dụng trong thí nghiệm - 22225552 23Hĩình.55 uất bổ tí et psseeeosesssotigroglciorthioEiGgstg03005000093/6000040001400000360306.0 24Hình 2.4 Bồ trí thí nghiệm ngoài đồng -2- 22 ©22©2222222EE2EE2EE2EE2EE2EEerErrrree, 25

?11189 59.0020 1 26Hình 2.6 Do chỉ số diệp lục tố (SPAD) 2- 22 ©2222222E222E22E22EE22E2EE2EEzxrzrrees 27Hình 3.1 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến chỉ số diệp lục tố của cây măng cụt 31Hình 3.2 Nao hong trên cây răng GỤÌ‹ee-sseeesscesugssaoeisostekgisoskiaoauspisosoogmossoTÃHình 3.3 Bệnh đốm lá trên cây măng cụt -2-52255222szcscszszscssecsc-sc 33

Hình 3.4 Bọ trĩ gây hại trên lá - - - 5-5-2222 21221 21221221221 212211 HH ớt 35 Hình 3.5 Sâu vẽ bùa gây hại lá -. cee 22 222222122122 2122212221212 1c re 35

Hình 3.6 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến mật độ vi sinh vật tông số trong dat 40

Hình,.3-7 Vĩ sinh:vat phan giải lẪNzzcscecszecsissisesoetietotoessesetoEldgesitioSgE.BA805-:203808000085230 42 Hình 3.8 Vi sinh vật phân giải xenÌulOSe cee 5-52 +S*22*22E£+££zEezErrrrrrrrrrrrke 42

Hình 3.9 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến mật số Trichoderma có trong đất 43Hình 3.10 (a) Zrichoderma nuôi cay trên môi trường PDA (b) Trichoderma quan satthời kính Niên vũ carrer ceric ee te it etd 44hin 3.01 Bào lữ năm MiycortHHĐBsceeeennnidbi160xi6G0235009)880x600848003055.G0370).001006/4058)008/.8g30 45Hình 3.12 Cấu trúc dạng bụi của nắm rễ bên trong rễ măng cụt - 46Hình 3.13 Cau trúc dạng sợi của nấm rễ bên trong rễ măng cụt -. - 46Hình 3.14 Cấu trúc dang túi của nắm rễ bên trong rễ măng cụt (xem ở vật kính 40X)46

Trang 11

GIỚI THIEU

Đặt vân dé

Mang cụt (Garcinia mangostana L.) là loài cây ăn quả nhiệt đới có phẩm chatngon và quen thuộc tại Đông Nam Á Do có yêu cầu sinh thái khác biệt nên trên thế giớichỉ có một số ít nước sản xuất được măng cụt như Thái Lan, Indonesia, Malaysia,Philippines và Việt Nam, các quốc gia khác có diện tích măng cụt không đáng kê(Nguyễn An Đệ, 2017) Đến nay toàn thế giới có khoảng 793.835 ha măng cụt với sảnlượng khoảng 7.556.489 tấn (FAO, 2023) Tuy số lượng ít nhưng người dân trên khắp

thế giới rất ưa chuộng măng cụt Ngoài ăn tươi, loại quả này còn là nguyên liệu có giá

trị cho ngành sản xuất được liệu Vì vậy, măng cụt được xem là loại quả hiếm và có giátrị thương mại cao Măng cụt cũng là loại qua dé tồn trữ sau thu hoạch, có thé vận chuyền

xa nên ngoài tiêu thụ nội địa, măng cụt còn có nhiều cơ hội xuất khẩu với thị trường

rộng và sức cầu rất lớn (N guyén An Dé, 2017)

Dầu Tiếng là huyện nằm ở phía Bắc của Bình Dương, có diện tích đất nôngnghiệp chiếm hơn 80% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích cây ăn quả trên 567 ha.Riêng diện tích cây măng cụt khoảng 79,7 ha, tập trung chủ yếu ở xã Thanh Tuyền vớikhoảng 65 ha (Thông tin thống kê tỉnh Bình Dương, 2023)

Cây măng cụt được trồng ở xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương

phù hợp với điều kiện khí hậu, thé nhưỡng nên cho năng suất và chất lượng cao, đượcngười tiêu dung tín nhiệm thông qua các hội chợ triển lãm, hội thi trong tỉnh, khu vựcĐông Nam Bộ.

Đề đem lại hiệu quả kinh tế cao, vấn đề canh tác, chăm sóc cây măng cụt luôn

được coi trọng Tuy vậy, hiện nay khi trồng măng cụt, người dân thường bón phân hữu

cơ tươi chưa qua xử lý cho cây; khi tỉa cành tạo tán, người dân thường để lại tàn dư thực

vật trên đất, dẫn đến lượng hữu cơ trên đất trồng măng cụt rất nhiều, từ năm này quanăm khác mà chưa được phân hủy hết Mặt khác, cây măng cụt có bộ rễ khá yếu, sinh

trưởng chậm, việc hấp thu chất đinh dưỡng còn hạn chế Việc bé sung chế phẩm vi sinh

có tác dụng giúp chuyên hóa, phân hủy các chất hữu cơ, cũng như các phế thải nông

Trang 12

nghiệp, công nghiệp hoặc phế thải sinh học góp phần bảo vệ môi trường, chế phẩm visinh có tác dụng cải tạo đất, hạn chế được bệnh trên rễ Chế phẩm vi sinh có ý nghĩakhông nhỏ góp phần vào công tác phòng trừ dịch hại, góp phần thay thế và hạn chế dầnnguy cơ độc hại do sử dụng thuốc BVTV nguồn gốc hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe

con người và gây ô nhiễm môi trường, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững

Trichoderma và Mycorthiza có tac dung rất lớn trong việc phân hủy chất hữu co,phân giải lân, làm tơi xốp đất, hạn chế nắm gây bệnh trên rễ Đây là hai loại chế phẩm

vi sinh được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay

Tuy nhiên, việc b6 sung chế phẩm vi sinh cho đất trồng cây măng cut trong giaiđoạn kinh doanh chưa được người dân chú trọng cũng như có khá ít nghiên cứu về vấn

đề này trên cây măng cụt giai đoạn kinh doanh

Chính vì thế, đề tài “Ảnh hưởng của một số chế phẩm vi sinh đến cây măng cụt(Garcinia mangostana L.) giai đoạn kinh doanh trồng tại huyện Dầu Tiếng, tinh Bình

Dương” đã được thực hiện.

Mục tiêu

Xác định được loại chế phâm vi sinh giúp cho cây măng cụt sinh trưởng tốt, cải thiệnhóa tính đất và mật số vi sinh vật có lợi trong đất tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.Yêu cầu

Bồ trí thí nghiệm đồng ruộng và thu thập số liệu đúng thời gian, đảm bảo tính

khách quan.

Theo dõi một số chỉ tiêu về sinh trưởng, sâu bệnh hại, dinh dưỡng và mật SỐ vi

sinh vật có lợi trong đất suốt quá trình thực hiện đề tài

Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện với hai chế pham vi sinh Trichoderma va Mycorrhiza trén

vườn măng cut 19 năm tuổi giai đoạn kinh doanh trồng tai xã Thanh Tuyền, huyện Dầu

Tiếng, tỉnh Bình Dương từ tháng 8/2023 đến tháng 2/2024

Do thời gian có hạn nên chỉ đánh giá sinh trưởng, một số chỉ tiêu đinh đưỡng và

vi sinh vật trong đất, không đánh giá năng suất và phẩm chất cuối cùng

Trang 13

Chương 1 TONG QUAN TAI LIEU

1.1 So lược về cây măng cut

Tén khoa hoc: Garcinia mangostana L.

Tén tiéng Viét: Mang cut

Tén tiéng Anh: Mangosteen ————

- Hình 1.1 Cây măng cụt 1.1.2 Phan bo

Các nước có trồng nhiều măng cụt gồm Thai Lan (74.620 ha); Indonesia (9.540

ha); Malaysia (8.250 ha); Việt Nam (6.328 ha) Ngoài ra con có Philippines (khoảng2.410 ha); Myanmar, Campuchia, Ấn Độ, Srilanka, Úc (diện tích mỗi nước không quá1.000 ha) (FAO, 2021).

Tại Việt Nam, măng cụt chỉ được trồng ở Nam Bộ Ở Đông Nam Bộ măng cụtđược trồng chủ yếu trên đất đỏ tại huyện Cẩm Mỹ, Long Khánh, Xuân Lộc (tỉnh ĐồngNai); Châu Đức (Ba Rịa - Vũng Tàu) và vùng trên đất phù sa tại huyện Thuận An, Dầu

Trang 14

Tiếng (Bình Dương); Vĩnh Cửu, Long Thành (Đồng Nai) Diện tích măng cụt ở ĐôngNam Bộ khoảng 2.500 ha, trong đó một số tỉnh trồng nhiều như Bình Dương (khoảng1.200 ha), Đồng Nai (khoảng 800 ha), Bà Rịa - Vũng Tàu (khoảng 460 ha) (Bộ NôngNghiệp và PTNT, 2014).

1.1.3 Giá trị dinh dưỡng của cây mang cụt

Mang cut là loại quả giàu chất bổ dưỡng Theo Trần Văn Minh và Nguyễn Lân

Hùng (2000), thành phần dinh dưỡng của qua măng cut trong 100 g ăn được gồm:

Protein (0,7 g), Lipid (0,8 g), Carbohydrate (18,6 g), Canxi (18 mg), Lan (11 mg), Sắt(0,3 mg), Vitamin B1 (0,06 mg), Vitamin B2 (0,01 mg), Niacin (0,4 mg), Vitamin C (2

mg), cho năng lượng 76 calo Vỏ quả được dùng làm thuốc trị bệnh tiêu chảy va các

1.1.4.2 Lá măng cụt

Măng cụt thường rụng lá trước thu hoạch (vào khoảng tháng 4) và hình thành lá

mới sau thu hoạch (từ tháng 7 đến tháng 11) Lá măng cụt thuộc dạng lá đơn, hình bầudục, day Lá mọc đối thành từng cặp từ chồi ngọn, cuống lá ngắn Phiến lá nguyên, thuôn

dai, gân chính nổi rõ, có khoảng 35 — 40 đôi gân phụ song song kéo dai từ gân chính ra

vành lá Lá xanh sam va bóng ở mặt trên, xanh vàng ở mặt dưới Lá măng cụt có khảnăng quang hợp kém, tuy nhiên nếu được gia tăng nồng độ CO> trong không khí lên gấp

đôi so với bình thường thì cây có thể hấp thụ thêm 40 — 60% khí CO» dé tạo chất khô và

cây tăng trọng được thêm 77% Không khí giàu CO2 cũng giúp cho cây có nhiều nhánh

ngang, gia tăng diện tích lá, trọng lượng lá; giúp cho cây quang hợp hiệu quả, ngoài ra

Trang 15

còn giúp cho bộ rễ gia tăng gấp đôi so với điều kiện bình thường (Trần Văn Minh và

Nguyễn Lân Hùng, 2000).

1.1.4.3 Hoa mang cụt

Theo Vũ Công Hậu (1996), điều kiện thuận lợi thì cây ra hoa vào năm thứ 6 — 7,

trong điều kiện bat lợi, đến năm thứ 10 — 12 sau trồng cây mới ra hoa Măng cut đượcthụ hàn với nhiệt độ thấp ở mùa Giáng sinh cùng với khô hạn từ tháng 11 đến tháng 12

là điêu kiện thời tiết can cho măng cut ra hoa.

Ở miền Nam, măng cụt ra hoa vào khoảng thang 1 — 3 và cho quả chín vào tháng

5 — 8 (hoảng 120 ngày sau khi hoa nở) (Pham Hoàng Hộ, 1999) Hoa thường mọc đơn

độc hoặc từng cặp ở ngọn các nhánh non Hoa gồm hoa cái và hoa lưỡng tính, 2n = 76hoặc 96, có 4 lá đài, 6 — 8 cánh hoa có màu vàng đỏ Trong hoa cái, ta có thể nhìn thấy

nhị đực vô sinh, mang 1 — 3 bao phan (dài 5 — 6 mm, hoàn toàn bat thụ) Hat phát triển

được nhờ phôi bất định (do đó cây con trồng từ hạt hoàn toàn giống cây mẹ) Bầu noãn

hình cầu có 4 — 8 ngăn (Nguyễn Việt Khởi, 2006)

1.1.4.4 Quả và hạt

Qua mang đài hoa ở cuống và núm nhụy ở

đầu quả Vỏ quả khi non có màu xanh đọt chuối, khi

chín vỏ đỏ dan rồi chuyển sang tím và tim sam Qua

chứa một loại dịch đắng màu vàng và tiết ra khi quả

non bị tốn thương Dịch trong vỏ quả gồm

mangostansterine, phytosterine và tanin được dùng

trong được liệu Phan thịt bên trong quả có 5 — 8 múi

màu trăng, dê tách, các múi có hoặc không có hạt.

Hạt có thời gian sống ngắn, do không hình thành từ thụ phấn, chỉ sống từ 3 đến

5 tuần Nếu bảo quản trong điều kiện thích hợp như nhiệt độ 25°C, độ ẩm vừa phải thì

có thể kéo dài đời sống của hạt măng cụt (Thái Thị Hòa và cs, 2004)

1.1.4.5 Rễ măng cụt

Theo Suhanrtano và cs (2010), khi quan sát rễ măng cụt ở những cây nhỏ thấy có

Trang 16

ngang Vì thế khi trồng nên hạn chế làm đứt rễ cây con Rễ măng cụt mọc yếu, ở các

cây khoảng 5 — 10 tuổi bộ rễ chủ yêu phân bố ở 30 cm lớp đất mặt và mới chi lan rộng

độ 1 m tính từ gốc ra

1.1.5 Yêu cầu sinh thái cây măng cụt

Mang cụt phát triển tốt ở các vùng nóng 4m với nhiệt độ khoảng từ 25 đến 35°C

và độ âm không khí thấp nhất là 80% Măng cụt không thé sinh trưởng phát triển tốt ở

vùng quá khô hay quá âm, yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải đạt 1.270 mm/năm Trong

hai năm đầu trồng ra ruộng sản xuất, măng cụt cần được che bớt ánh nắng mặt trời, che

bóng bằng cách trồng xen chuối hoặc lưới đen (che bớt khoảng 50 — 60% ánh sáng mặttrời) sẽ giúp cho cây phát triển tốt hơn Măng cụt có thé sinh trưởng trên nhiều loại đất

khác nhau nhưng tốt nhất là đất sét giàu hữu cơ, tang canh tác dày, độ pH đất khoảng5,5 — 7,0; thoát nước tốt và nguồn nước tưới đầy đủ (Tôn Thất Trình, 2000) Măng cụt

có nhu cầu nước khá cao, chế độ tưới cho măng cụt chia thành 4 thời kỳ cơ bản gồm: (1)

sau thu hoạch cần tưới dé cây ra lá non; (2) đón hoa cần ngưng tưới, gây stress nước déchỗi thuần thục phân hóa mầm hoa; (3) ra hoa đậu qua và phát triển qua cần tưới nhiềunhất với chu kỳ 2 — 3 ngày/lần, mỗi lần lượng nước trung bình khoảng 120 lít/cây; (4)giai đoạn quả từ 80 ngày tuổi đến khi thu hoạch cần ngưng tưới dé quả có chất lượng tốt

(Nguyễn Minh Châu, 2003)

1.1.6 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cây măng cụt

Theo thống kê toàn thế giới có khoảng 280.000 ha măng cut với sản lượng khoảng

250.000 tân Về tình hình xuất khâu năm 2020 của Thái Lan có 100.000 tan măng cụtxuất khâu, trong đó 50% xuất khâu đến Trung Quốc, 30% đến Việt Nam, và 20% đếncác quốc gia khác, Indo xuất khâu 2.450 tan măng cụt và thị trường xuất khẩu chính làTrung Quốc, Trung Đông và Châu Au (FAO, 2020)

Tổng điện tích trồng măng cụt ở Việt Nam khoảng 7.600 ha, được trồng phổ biến

ở 2 vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ với diện tích lần lượt là 3.800 ha

và 2.900 ha, cho sản lượng thu hoạch khoảng 26 nghìn tấn và hơn 11 nghìn tấn Các tỉnhtrồng nhiều mang cụt như: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, SócTrăng, Bình Dương và Đồng Nai

Trang 17

y = Duyên hải Nam Trung Bộ

« Tây Nguyên

= Đông Nam Bộ

= Đồng bằng sông Cửu Long

Hình 1.3 Tỷ lệ diện tích trồng măng cụt tại các vùng năm 2019

(Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2023)

Ở khu vực phía Nam, măng cụt thường ra hoa từ tháng 12 đến tháng 2 dương lịch

Thời gian thu hoạch tập trung trong tháng 5 — 6 và thường kết thúc trong tháng 7 — 8

Giá thu mua tại vườn phụ thuộc vào mức độ chín của quả và thời gian thu hoạch củamỗi vườn, thường dao động từ 40.000 đồng đến gần 100.000 đồng/kg (Bộ Nông nghiệp

và PTNT, 2020).

Hiện nay, măng cụt được tiêu thụ tại thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu.Tuy nhiên, sản lượng thu hoạch chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường do loại cây

này yêu cầu về điều kiện khí hậu khá nghiêm ngặt dẫn đến diện tích trồng măng cụt ở

Việt Nam còn hạn chế Giá trị xuất khâu măng cụt Việt Nam tăng từ 0,12 triệu USDnăm 2010 lên 4 triệu USD năm 2016 Xuất khẩu măng cụt trong 5 tháng đầu năm 2019đạt trên 140 triệu USD, tăng 146% so với cùng kỳ năm 2018 Măng cụt trở thành mặt

hàng xuất khẩu mang về giá trị lớn thứ 2 trong nhóm trái cây Day cũng là mặt hàng

xuất khâu chính đạt tốc độ tăng trưởng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2019 (Bộ NôngNghiệp và PTNT, 2020)

Trang 18

1.1.7 Tình hình sản xuất cây măng cụt tại tỉnh Bình Dương

Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng cây măng cụt tại Bình Dương năm 2022

Diện tích

Huyện/Thành phố/Thị xã Tiện ch cho sản phẩm oo

trong (ha) thế lượng (tân)Thành phố Thủ Dau Một 103,1 65,0 219,0Huyện Bàu Bàng 19,4 13,4 27,0Huyén Dau Tiéng 143,2 118,0 138,0Thị xã Bến Cát 119,8 91,5 241,0Huyện Phú Giáo 72 4,6 2,4 Thi xã Tan Uyên - - -Thanh phé Di An : “ -

Thành phó Thuận An 521,1 505,7 2.074,3

Huyén Bac Tan Uyén 1,0 1,0 =TONG SỐ 914.8 799,1 2.702,7

Chú thích: (-) không có số liệu thong kê

(Thông tin thống kê tinh Bình Dương, 2023)

Qua Bang 1.1 cho thấy, măng cụt tại Bình Dương được trồng hầu hết trên địa bàn

tỉnh Trong đó, các huyện chiếm diện tích lớn như Thành phố Thủ Dầu Một, Huyện DầuTiếng, Thị xã Bến Cát Sản lượng măng cụt năm 2022 của toàn tỉnh là 2.920 tắn Măng

cụt của xã Thanh Tuyền, huyện Dau Tiếng luôn nỗi bat, và giành được giải thưởng cao

ở các hội thi như Hội thi trái ngon — An toàn Nam Bộ đã phần nào chứng minh đượcchất lượng của măng cụt nơi đây

1.2 Kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt ở giai đoạn kinh doanh và sâu bệnh hại chính 1.2.1 Kỹ thuật chăm sóc cây măng cụt ở giai đoạn kinh doanh

Theo Nguyễn Thị Thanh Mai (2005), cần tưới nước cách ngày cho cây nhất làlúc sau khi cây trỗ hoa, đậu trái giúp hoa phát triển tốt, đậu trái nhiều và trái nhanh phát

triển Trong giai đoạn cây mang trái nên chú ý tưới đều vừa đủ ẩm tránh trường hợpvườn quá khô lại quá ướt bất thường sẽ đưa đến hiện tượng rụng trái non, với một số

kinh nghiệm của nhà vườn, khi trái măng cụt hết giai doan phát triển trái thì ngưng tướinước, giảm mực thủy cấp trong mương và kết hợp với việc đậy gốc khi có mưa nhiều sẽgiảm đi hiện tượng mủ trái và sượng trái măng cụt Ngay sau khi thu hoạch xong cần tỉacành, tạo tán bón 20 - 30 kg phân chuồng hoai cho mỗi cây kết hợp với phân vô cơ cóhàm lượng đạm cao dé giúp cây nhanh ra dot mới Trước khi cây ra hoa 30 - 40 ngày,

Trang 19

giai đoạn này nên sử dụng phân vô cơ có hàm lượng lân và kali cao, tránh bón nhiêu phân đạm sẽ làm cho cây ra lá giảm sự ra hoa.

1.2.2 Một số sâu hại chính trên cây măng cụt

Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella ), bọ tri (Thrips spp.) nhện đỏ (Tetranychus

spp.) Một số biện pháp phòng ngừa như: Tia cành tạo tán giúp cây thông thoáng, chocây ra đọt non tập trung và đồng loạt, dùng thuốc có các hoạt chất như Abamectin,Imidaclorid, Matrine dé phòng trừ sâu hai

1.2.3 Một số bệnh hại chính trên cây măng cụt

Bệnh chết nhánh (do nam Zignoella gorcirea), bệnh chảy nhựa thân (do namPhytophthora sp.) bệnh chảy mủ vàng trên trái (do sâu hại, sinh lý), bệnh thán thư (donam Colletotrichum gloeosporiodes), bệnh đôm lá (do nam Pestalotia) Một sô biệnpháp phòng ngừa như: cắt và loại bỏ những cành bị hại nặng, những cành khô chết đểhạn chế lây lan, vệ sinh vườn, loại bỏ lá bệnh đem ra khỏi vườn, những cành kém hiệu

quả để cây thông thoáng, tránh tạo vết thương trên trái khi thu hoạch, sử dụng thuốc có

hoạt chất Hexaconazole, Propineb, Difenoconazole dé phòng trừ bệnh hai

1.3 Các nghiên cứu về cây măng cụt

Theo Poonnachit và cs (1990), vào mùa mưa cây măng cụt ra nhiều dot non, dinh

dưỡng tập trung cho nuôi dot non nên là nguyên nhân làm quả bi sượng Nghiên cứu

này cũng chỉ ra rằng thời gian thu hoạch sớm hay muộn có tương quan với tỷ lệ quả bịsượng ít hay nhiều Quả từ những cây ra hoa sớm sẽ thu hoạch trước mùa mưa với chất

lượng cao, ngược lại quả từ những cây ra hoa muộn sẽ trải qua mưa nên chất lượng kém

va bi sượng.

Phân bón lá làm tăng năng suất từ 16 đến 28% so với đối chứng Trên cây măngcụt 16 năm tuôi tại Chợ Lach tỉnh Bến Tre, phun phân bón lá Growmore 20 — 20 - 20làm tăng trọng lượng quả và tăng năng suất (Nguyễn Xuân Trường, 2000)

Khảo sát các vườn trồng tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre của Hồ Văn Thiệt và

cs (2012) hầu hết các vườn măng cụt có tudi từ 20 năm đến 40 năm chiếm khoảng 40%,trong khi các vườn có độ tuổi trẻ hơn (dưới 20 năm) chiếm khoảng 9% Hầu hết các

Trang 20

vườn cây ăn trái ở huyện Chợ Lách đã ở độ tuổi từ 20 đến 60 năm chiếm khoảng 60%,

có những vườn đạt từ 60 đến 70 năm tuôi

Nghiên cứu của Lê Bao Long và cs (2012) trên cây măng cụt 24 năm tuổi đã cho

thấy lượng phân hữu cơ có ảnh hưởng đến năng suất và phâm chất trái măng cụt qua

việc cải thiện đặc tính lý — hóa đất Bón phân hữu cơ làm hạn chế sự biến động am độdat, làm tăng độ xốp và khả năng giữ nước của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, N và Phữu dung, K và Ca trao đổi trong dat

Nguyễn An Đệ (2017) nghiên cứu biện pháp xử lý ra hoa sớm cho cây măng cụt

trong điều kiện sinh thái miền Đông Nam Bộ Đề tài đã đánh giá được vai trò của GAs,Urea, Paclobutrazol, MKP, Ethephon, KC1O3 và KNO2 trong việc xử lý ra hoa sớm cho

cây măng cụt ở miền Đông Nam Bộ Xác định được hàm lượng gibberellin, C, N, tỷ số

C/N trong chồi và hàm lượng điệp lục tố trong lá của cây măng cụt ở miền Đông Nam

Bộ để làm cơ sở khoa học cho việc giải thích cơ chế ra hoa sớm

1.4 Chế phẩm vi sinh

1.4.1 Định nghĩa

Chế phẩm vi sinh là một loại chế phâm sinh học có men vi sinh, là tập hợp cácdong vi sinh vật lợi khuẩn có khả năng phân hủy các chat thải hữu cơ gây ô nhiễm môitrường hay bé sung dinh dưỡng từ những vi khuẩn, vi nam có lợi tùy vào nhu cầu, mụcđích sử dụng trên thực tiễn (Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, 2023)

1.4.2 Tong quan về chế phẩm Trichoderma

1.4.2.1 Đặc điểm của nam Trichoderma

Theo Nguyễn Văn Viên và cs (2012) chủng nam Trichoderma thuộc nhóm nambat toàn (Deuteromycetes hay Fungi Imperfecti), sinh sản vô tính bang bào tử bụi, sắpxếp theo kiểu đính bào tử Chúng được tìm thấy khắp mọi nơi từ những vĩ độ cực Nam

và cực Bắc Hầu hết dòng Trichoderma đều hoại sinh, chúng phố biến trong những khurừng nhiệt đới âm hay cận nhiệt đới, ở rễ cây, trong đất hay trên xác sinh vật đã chết,xác bã hữu cơ hay ký sinh trên những loại nam khác Nam Trichoderma phát triển nhanh

ở 25 — 30°C có một số ít loài Trichoderma tăng trưởng được ở 45°C Mỗi dòng nam

Trichoderma spp khác nhau sẽ yêu cầu nhiệt độ và độ 4m khác nhau Trichoderma là

Trang 21

giống nam có vách ngăn và cuống sinh bào tử phân nhánh, có dang hình nón hoặc hìnhkim tự tháp Thể bình được tạo thành ở đỉnh cuống sinh bào tử Các bào tử đính đượctạo ra tại đầu mút của các thé bình, nơi chúng tích lũy đề hình thành các đỉnh bào tử đính(Hartmamn và cs, 2006).

Hình 1.4 (a) Khuẩn lạc Trichoderma hamatum nuôi cấy trên môi trường PDA

(b) Trichoderma quan sát dưới kính hiển vi (vật kính 40X)

(Trung tâm khảo nghiệm phân bón quốc gia, 2023)1.4.2.2 Vai trò của nắm Trichoderma

Theo Chang va cs (1986) vai trò của nam Trichoderma:

Kha năng đối kháng: Nam Trichoderma có thé kim hãm sự sinh trưởng, phát triển

của nam gây bệnh, giúp cây trồng phục hồi, sinh trưởng, phát triển Nam Trichoderma

có khả năng tiêu diệt và khống chế ngăn ngừa các loại nắm bệnh hại cây trồng gây bệnh

xì mủ, vàng lá thối rễ, chết yếu, héo rũ như: Rhizoctonia solani, Fusarium, Pythium,Phytophthora sp., Sclerotium rolfsii Nam Trichoderma thường hiện điện ở vùng xungquanh hệ thống của rễ cây Day là loại nam hoại sinh có khả năng ký sinh và đối khang

trên nhiều loại nắm bệnh cây trồng Cơ chế tác động chính của nam Trichoderma là ky

sinh và tiệt ra các kháng sinh trên các loài nâm gây bệnh.

Ngăn chặn nam bệnh trong đất: Trichoderma có khả năng ngăn chặn những loạinam bệnh cây trong đất, như Rhizoctonia solani, Pythium spp., van đề này đã được công

bồ rộng rãi trong các nghiên cứu những năm gan đây

Trang 22

Trichoderma dong vai trò quan trọng trong việc phân hủy xác hữu cơ có trong

đất Chất hữu cơ được phân hủy nhanh hơn nhờ các men phân hủy glucose, cellulose do

Trichoderma tiết ra trong hoạt động sống

Xử lý hạt giống: Xử lý Trichoderma vào hạt giống, đã ảnh hưởng rõ đến khảnăng xâm nhập của Trichoderma vào trong đất Trichoderma có hiệu quả nhất trong

việc phòng trừ bệnh chết rạp cây con, với khả năng tăng sinh khối hệ rễ, ngăn cản bệnh

gây hại cây trồng bằng cách cạnh tranh, ký sinh trên nam hoặc kháng sinh nam

Kích thích tăng trưởng của cây trồng: Những lợi ích mà những loài nam

Trichoderma mang lại đã được biết đến là việc kích thích sự tăng trưởng và phát triển củathực vật, do việc kích thích sự hình thành nhiều hơn và phát triển mạnh hơn của bộ rễ sovới thông thường.

1.4.2.3 Cơ chế tác động của nam Trichoderma

Cơ chế ký sinh nam: Ky sinh nam là su tấn công trực tiếp của một loài nắm trên

loài nam khác và thường được định nghĩa là sự đối kháng trực tiếp

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các enzyme của Trichoderma gây ra sự phân

giải vách tế bào nắm ký chủ tại vị trí tiếp xúc giữa sinh vật đối kháng và ký chủ Sự hìnhthành các enzyme này đã được nghiên cứu trong quá trình tương tác vật ký sinh - ký chủgiữa các loài Trichoderma spp với một số nam gây bệnh cây trồng nhất định, cũng như

dưới điều kiện mô phỏng nhân tạo của quá trình ký sinh nam (khi 7ichoderma spp

được cho phát triển trên các môi trường có chứa hệ sợi nam vô trùng hoặc các vách tếbào nắm bệnh) (Hatmamn và cs, 2008)

Cơ chế kháng sinh: Kiểu tương tác nay được định nghĩa là sự đối kháng gián tiếp

vì ở đây sự đối kháng diễn ra mà không yêu cầu phải có sự tiếp xúc Trichoderma cókha năng tiết ra một lượng lớn các chất chuyên hóa thứ cấp khác nhau có thé ức chế nắm

và vi khuẩn (Barak và cs,1985)

Cơ chế cạnh tranh: Tương tác cạnh tranh giữa Trichoderma và vi sinh vật dat có

thé được xem là sự đối kháng gián tiếp Trichoderma có thé ức chế hoặc làm giảm sựphát triển của mầm bệnh cây trồng thông qua việc cạnh tranh về không gian, cơ chấtenzyme, chất dinh dưỡng và oxygen (Barak và cs,1985)

Trang 23

Cơ chế thúc đẩy sự phát triển và gia tăng sức đề kháng của cây trồng:

Trichoderma thúc đây sự phát triển của cây trồng thông qua việc kích thích trực tiếp sự

hap thu các chất dinh dưỡng của chúng, hoặc việc tiết các chất chuyên hóa có khả năng

đây nhanh sự phát triển cây trồng như các hormone tăng trưởng (Windham và cs, 1986)

Cơ chế tiết enzyme thủy phân của nam Trichoderma: CheViệc các loài

Trichoderma có thé phân giải nhanh và hiệu quả đối với hầu như bat kỳ loại hợp chathữu cơ nào là nhờ vào lượng enzyme thủy phân mà chúng có khả năng tạo ra (Chetm và

cs, 2004).

1.4.2.4 Ứng dụng nắm Trichoderma spp vào nông nghiệp

Theo Công nghệ xanh Việt Nam (2020):

Nam Trichoderma spp được sử dụng nhiều trong quá trình xử lí phân chuồng

Nó có tác dụng giúp rút ngắn quá trình ủ và khử mùi hôi của phân chuồng và phế phẩmnông nghiệp.

Trichoderma có khả năng phòng trị, cạnh tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây

bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây Trichoderma giúp tiêu diệt nắm Fusarium solani

(tác nhân gây vàng lá thối rễ trên nhiều loại cây trồng, chết nhanh chết chậm trên câytiêu), giúp phân hủy Cenlulo, phân giải lân tan chậm, giúp tăng số lượng rễ mọc sâu

Trichoderma tăng khả năng chỗng khô hạn của cây trồng, cân bằng pH, giải độc

đất hiệu quả, giúp tiết kiệm được lượng phân bón trong quá trình chăm sóc

Nam Trichoderma đã kích thích sự tăng trưởng của cây, giúp gia tăng khả nănghấp thụ dinh dưỡng, cải thiện năng suất cây và giúp cây kháng được bệnh

1.4.3 Tống quan về nắm nội cộng sinh Mycorrhiza

1.4.3.1 Khái niệm

Thuật ngữ "Mycorrhizae" có nghĩa là “nam rễ", chỉ mối quan hệ cộng sinh cùng

có lợi giữa nắm rễ và rễ cây Nắm AM đặc trưng bởi sự hình thành cấu trúc nội bào, sợinắm gian bào trong lớp vỏ tế bào rễ và sợi nắm kéo dài ra môi trường đất xung quanh.Chúng là loài cộng sinh bắt buộc với khả năng sống hoại sinh hạn chế vi thé cần phụthuộc vào thực vật dé cung cấp nguồn dinh dưỡng carbon (Milton và cs, 2021)

Trang 24

1.4.3.2 Vai trò nắm rễ cộng sinh AM đối với cây trồng

Arbuscular Mycorrhiza là loài cộng sinh bắt buộc với hầu hết rễ các loài thực vậttrên cạn Cây trồng sẽ đóng vai trò cung cấp nguồn carbon cho nắm rễ, và bên cạnh đónam sẽ giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng có trong đất chủ yêu là thành phan N, P, S vàmột số chất vi lượng nhờ vào các sợi nắm xâm nhiễm phát triển dài ra bên ngoài rễ cây

ký chủ, tạo thành mạng lưới rễ cây trong đất, giúp gia tăng bề mặt tiếp xúc, đồng thờităng khả năng trao đổi chất cho rễ của cây ký chủ với môi trường đất, đóng vai trò cungcấp chất đinh dưỡng cũng như cải thiện hệ sinh thái đất Các sợi tơ nắm tăng khả nănggiữ nước, chống chịu trước sự khô hạn; đồng thời giảm sự hấp thụ các kim loại nặngcũng như nồng độ muối tang; bảo vệ cây trồng trước những tác nhân dịch bệnh như nambệnh, sâu hại, tuyến trùng (Milton và cs, 2021)

1.4.4 Các nghiên cứu về tác dụng của Trichoderma và Mycorrhizza

Theo Elad và cs (1982), dùng chế phẩm Trichoderma có tác dụng phòng trừ bệnhhại cây trồng, làm giảm tỷ lệ cây bị bệnh rõ rệt, chế phẩm nam đối kháng namTrichoderma spp Có thê giúp cây khỏe hơn, tăng sức dé kháng với vi sinh vật gây bệnh,

tác dụng kích thích sinh trưởng đối với cây

Masri va cs (1988), nghiên cứu về việc bé sung chế pham Mycorrhiza vào đấtươm cây măng cụt con tại Malaysia cho thấy Mycorrhiza giúp chiều cao cây tăng 25 -

34%, tổng sinh khối tăng 40 - 64%, số lá tăng 23 - 43% Sự thoát hơi nước và hàm lượng

diệp lục tố trong lá cũng tăng đáng ké Thời gian ươm cây con đã giảm từ 24 tháng

xuống còn 18 tháng

Harman và cs (2004), cho biết Trichoderma là một loại vi nam được phân lập từ

đất, thường hiện điện ở vùng xung quanh hệ thống của rễ cây Đây là loại nam hoại sinh

có khả năng ký sinh và đối kháng trên nhiều loại nam bệnh cây trồng Nhờ vậy, nhiều

loài Trichoderma spp đã được nghiên cứu như là một tác nhân phòng trừ sinh học va

đã được thương mại hóa thành thuốc trừ bệnh sinh học, phân sinh học và chất cải tạo

đất

Đỗ Tan Dũng (2004) đã điều tra nam đối kháng Trichoderma có thé sử dụng

phòng trừ bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii) hại cây trồng cạn, hiệu quả

Trang 25

phòng trừ cao đạt 86,5% (trên cây đậu phụng) và 94,4% (trên cây đậu tương) trong điều

kiện trồng chậu Có thé sử dụng dé phòng trừ bệnh lở cô rễ (Rhizoctonia solani) hại cây

trồng cạn, hiệu quả phòng trừ cao đạt 85,9% (trên cây cà chua) và 77,8% (trên cây dưa

chuột) trong điều kiện trồng chậu

Nghiên cứu của Diby và cs (2005) đã ghi nhận nam Trichoderma harzianum ISR

- 1369, 1370 được phân lập từ vùng rễ của cây hồ tiêu có khả năng kích thích sinh trưởng

và hạn chế được bệnh chết nhanh cây hồ tiêu do nam Phytophthora capsici gây nên

Dương Minh và cs (2006), đã tuyển chọn được các chủng nấm đối kháng

Trichoderma spp có hiệu quả phòng, trị tốt các bệnh do Phytophthora palmivora gây

hại trên cây sầu riêng tại đồng bằng sông Cửu Long Khả năng tiết enzyme thủy phân

của các chủng Trichoderma được phân lập tại Việt Nam cũng đã được nghiên cứu.

Theo Hartmann và cs (2008) cho rằng tùy theo dòng nam Trichoderma sp., việc

sử dung trong nông nghiệp có thuận lợi nhờ: Tập đoàn khuan lạc nam sé phát triển nhanh

và tạo thành cộng đồng vi sinh vật xung quanh vùng rễ cây Có khả năng phòng trị, cạnh

tranh hoặc tiêu diệt các tác nhân gây bệnh giúp cải thiện sức khỏe của cây Kích thích

sự phát triển của rễ nhờ tiết ra các chất điều hòa sinh trưởng Tính đối kháng với cácnam hại này bằng cách cạnh tranh dinh dưỡng, ký sinh với nam hại hoặc tiết kháng sinh,

enzyme phân hủy vách tế bào nắm gây bệnh cây trồng; sản sinh đa dạng các chất chuyển

hóa thứ cap dé bay hơi và không bay hơi, một vài chất loại này ức chế vi sinh vật khác

mà không có sự tương tác vật lý.

Theo Nguyễn Minh Châu (2009) việc sử dụng nắm Trichoderma spp trộn vớiphân hữu cơ bón vào đất, tưới nước giữ ầm dé phòng trừ một số bệnh thối rễ, vàng lá,nứt gốc cho vườn cây ăn quả khá tốt Các vườn ươm sử dụng nam Trichoderma spp.phòng trừ được bệnh do nam gây hại trên cây giống Phối trộn nam Trichoderma spp.với phân chuồng hoai mục bón cho vườn cây theo định kỳ thì hiệu quả càng tăng lên

Nghiên cứu của Jose va cs (2009) về tương tác giữa nam Trichoderma và

Mycorrhiza trên cây dưa lưới giai đoạn cây con đã kết luận rằng việc lựa chọn các loài

AM thích hợp và sự kết hợp của nó với Trichoderma harzianum có ý nghĩa cả trong việc

hình thành và hiệu quả của cộng sinh AM và giảm tỷ lệ héo Fusarium trên cây dưa.

Trang 26

Lê Đình Đôn (2010) đã tiến hành nghiên cứu tinh da dạng về loài của nam

Trichoderma tại một số vùng sinh thái khác nhau ở phía nam Việt Nam Kết quả nghiên

cứu cho thấy chỉ có 10 - 20% (trong tổng số 1.978 mau thu thập) có sự hiện diện của

chúng vi nắm này Kết quả định danh bằng sinh học phân tử xác nhận rằng có ít nhất 15loài Trichoderma (trong tông số 187 chủng khác nhau về hình thai) hiện diện Các loàiphô biến là Trichoderma asperellum và Trichoderma virens hiện điện trong 25% và 12%tổng số mẫu theo thứ tự

Theo Tăng Thị Chính và Bùi Văn Cường (2011), bố sung chế phẩm có chứaMycorrhiza đã giúp cho cây ngô phát triển tốt hon và tăng khả năng chống chịu trongđiều kiện đất bị ô nhiễm Pb

Nguyễn Văn Viên và cs (2012), nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm namđối kháng Trichoderma viride phòng trừ một số bệnh nam hại vùng rễ cây khoai tây, lạc,đậu tương Trên ruộng mô hình khoai tây, lạc, đậu tương, tỷ lệ cây bị bệnh lở cổ rễ, héo

rủ gốc mốc trắng đều thấp hơn đối chứng (ruộng nông dân), năng suất khoai tăng 9,7%;

đậu tương tăng 12,2% và năng suất lạc tăng 15,6% so với ruộng không xử lý chế phẩm

Lê Thị Thủy (2012) nghiên cứu về vai trò của AM đến cây cam, cây cam con

được bồ sung chế phẩm AM có chiêu dài rễ và số lượng rễ lớn hơn so với cây đôi chứng

Cho tới nay có khoảng 30 nước đã có những nghiên cứu sử dụng namTrichoderma đề trừ bệnh hai cây trồng (Nga, Mỹ, Đức, Hunggari, An Độ, Thái Lan,Philippin ) cho khoảng hơn 150 loài vi sinh vật gây bệnh trên hơn 40 loại cây trồng

Ở Nam Mỹ, người ta dùng nam Trichoderma harzianum phòng trừ các nam Pythium

spp va Rhizoctonia solani gây bệnh chết héo đậu và củ cải (Tran Văn Tý, 2018)

Lê Thị Hoàng Yến va cs (2018) việc sử dụng chế phẩm có chứa Mycorrhiza dé

bổ sung vào ngô ngoài đồng ruộng cho thấy chế phẩm có kha năng xâm nhiễm vào câychủ giúp cây tăng 40% trọng lượng, 58,9% chiều cao thân ngô và 24,9% trọng lượng

cây bắp

Theo Đỗ Thị Xuân và cs (2018), nghiên cứu nhằm khảo sát sự xâm nhiễm, hiệndiện của nam rễ nội cộng sinh trong rễ và đất vùng rễ cây ở hai huyện Ô Môn và Thốt

Trang 27

Nét (Thành phố Cần Thơ) cho thay nam AM có kha năng hỗ trợ sự tăng trưởng của câybắp và mè trong điêu kiện nhà lưới.

Huỳnh Quốc Dương (2019) cho biết khi ứng dụng 75% phân đạm kết hợp namTrichoderma spp được các kết quả: giúp thúc đây đặc điểm sinh lý của cây lúa, khi kếthợp nam Trichoderma spp giúp tăng cường kha năng hấp thu chất đinh dưỡng, hiệu qua

sử dụng phân đạm Hàm lượng nitơ trong thân lá sau thu hoạch khi bón 75% N kết hợpnam Trichoderma spp đạt cao nhất (0,76 g N/100 g chất khô) làm giảm nhu cầu đạm ở

cây lúa đến 25% Tăng các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa, năng suất khi

bón 75% N kết hợp nam Trichoderma spp đạt cao nhất (36,68 g/bụi)

Jorge và cs (2019) cho rằng ứng dụng đồng thời Trichoderma và AM tạo ra sự

gia tăng đáng kế mức độ xâm lấn Trichoderma vào rễ và tạo điều kiện thuận lợi cho sựhiện diện của AM trong rễ cây họ Cải, việc áp dụng kết hợp AM va Trichodermaharzianum dẫn đến sự gia tăng đáng kế hàm lượng silic trong các cây thuộc họ Cải Có

thé áp dụng kết hợp cả hai loại nắm dé tăng năng suất của cây họ Cải

Khảo sát của Đoàn Thị Thủy Tiên (2019) trên rễ và đất của cây bưởi da xanh tạiBến Tre đã chỉ ra rằng có sự hiện diện của Mycorrhiza Tỷ lệ xâm nhiễm của AM, mật

độ bào tử AM và mật độ chi bào tử có trong bưởi da xanh có mối liên quan rất chặt và

tỷ lệ thuận với độ pH dat

Lưu Thị Hai Thúy và cs (2020) đã nghiên cứu về việc bổ sung chế phẩm có chứaMycorrhiza và phân hữu cơ vào cây dưa leo Thí nghiệm đã cho thấy khi có nam rễ va

phân hữu cơ thì chiều cao và trọng lượng khô của thân, chiều dai rễ và trọng lượng khô

của rễ déu cao hơn mức đối chứng.

Nghiên cứu của Đinh Thanh Thúy Nga (2022) cho thấy, tất cả những mẫu đất

trồng măng cụt thu thập ở Thuận An, Bình Dương được đều có sự hiện điện của nấm

AM và tỷ lệ cộng sinh khá cao.

Trên vùng đất trồng sầu riêng tại Cai Lậy, Tiền Giang, kết quả nghiên cứu củaNguyễn Thành Lộc (2023) cho thấy việc xử lý ra hoa trái vụ cho sầu riêng bằng cáchphủ ni lông trước và sau khi phun Paclobutazol đã làm ảnh hưởng đến sự hiện diện củanâm Mycorrh1za.

Trang 28

Nhu vậy, việc bổ sung Trichoderma và Mycorrhiza trên cây trồng nói chung va

cây măng cụt nói riêng là cần thiết Chính vì vậy, đề tài “Ảnh hưởng của một số chế

phẩm vi sinh đến cây măng cụt (Garcinia mangostana L.) giai đoạn kinh doanh trồng

tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” đã được thực hiện

Trang 29

Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm và thời gian thực hiện

Đề tài được thực hiện tại xã Thanh Tuyền, huyện Dau Tiéng, tinh Binh Duong

từ tháng 8/2023 đến tháng 2/2024 Các chi tiêu theo dõi phân tích đất và phan tích visinh được thực hiện tại phòng thí nghiệm khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâmthành phố Hồ Chí Minh

2.2 Điều kiện thí nghiệm

2.2.1 Điều kiện thời tiết

Bảng 2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết tại khu vực Bình Dương năm 2023

Tháng Nhiệt d6trung Tổng lượngmưa Tổng sốgiờ Độ 4m trung bình

bình (°C) tháng (mm) nang tháng tháng (%)

(giờ)8/2023 27,50 219,40 179,60 84,00

về thời tiết như nhiệt độ, lượng mưa, số giờ nắng, độ âm không khí tương đối phù hợp

cho cây măng cụt sinh trưởng và phát triển

Trang 30

Tuy nhiên, tháng 10, 11/2023 vườn thực hiện thí nghiệm bị ngập nước Tất cả

cây trong khu thí nghiệm đều bị ngập 50 cm Vì vậy, việc lay mẫu đất sau thí nghiệm

được thực hiện sau khi ngập nước 1 tháng.

2.2.2 Điều kiện đất đai

Mẫu đất thu thập theo TCVN 7538 - 6 : 2010, phân tích tại Viện khoa học kỹthuật nông nghiệp Miền Nam và được trình tại Bảng 2.2

Bảng 2.2 Điều kiện hóa tính đất tại khu vực thí nghiệm

Chỉ tiêu Đơn vị tính Kết quả Phương pháp thử

pH 3,96 TCVN 5979 — 2007Chất hữu cơ % 4,24 TCVN 8941 — 2011

N tổng số % 0,18 TCVN 6498 — 1999PzOs tổng số % 0,09 TCVN 8940 - 2011K20 tổng số % 0,56 TCVN 8660 — 2011PzO: dé tiêu mg/kg 106 TCVN 8942 - 2011 KzO dễ tiêu mg/kg 184 TCVN 8662 - 2011

Ca trao đôi meq/100 g 1,34 TCVN 8569 — 2010

Mg trao đôi meq/100 g 1,10 TCVN 8569 - 2010

(Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, 2023)Kết quả phân tích Bang 2.2 cho thay pH đất thấp, có hàm lượng đạm, lân tổng sốtrung bình, kali tổng số và dé tiêu còn thấp Trong quá trình thí nghiệm cần bón thêmvôi nhằm nâng pH phù hợp, tăng khả năng trao đổi cation và đáp ứng nhu cầu đinhdưỡng của cây măng cụt.

Bảng 2.3 Điều kiện vi sinh trong đất tại khu vực thí nghiệm

Chỉ tiêu Don vi tính Két qua

Vi sinh vat tông sé CFU/ g dat 2,20 x 10°

Vi sinh vật có định dam CFU/ g đất 2,38 x 103

Vi sinh vật phân giải xenlulose CFU/ g đất 3,47 x 10°

Vi sinh vật phân giải lân CFU/ g đất 2,25 x 103

Mật số Trichoderma sp CFU/ g dat 3,57 x 1

Mật độ bao tử Mycorrhiza Bào tử/100 g đất 258

Ty lệ cộng sinh % 53,33

Tỷ lệ rễ thối % 21,37

Trang 31

Kết qua phân tích Bảng 2.3 cho thấy các chỉ tiêu về vi sinh vật đều ở mức trung

bình, việc bổ sung chế phẩm vi sinh có chứa Trichoderma và Mycorrhiza sẽ giúp hệ vi

sinh trong đất tăng lên, tạo điều kiện cho rễ cây hút dinh dưỡng

2.2.3 Điều kiện canh tác

Vườn măng cụt 19 năm tuổi, trồng từ năm 2005, đang ở trong giai đoạn kinhdoanh được 13 năm, khoảng cách trồng 7 m x 7 m Giữa hai líp có mương rộng 0,7 m,chiều sâu 0,6 m Tổng số cây trong vườn 200 cây Năng suất ôn định qua 3 vụ liên tiếptrước khi thí nghiệm Vườn làm thí nghiệm trước đây chưa từng bón chế phẩm vi sinh

Các cây được lựa chọn làm thí nghiệm có độ tuổi bằng nhau, tương đồng về kích thước,đảm bảo khác biệt không có ý nghĩa về mặt thống kê về chiều cao cây, chu vi thân,

đường kính tán, số cành cấp 1 (kết quả xử lý thống kê ở Phụ lục 4)

Bang 2.4 Chiều cao cây, chu vi thân, đường kính tán, số cành cấp 1 của măng cụt trướcthí nghiệm

Chiều cao cây Chu vithân Đường kínhtán Số cành cấp 1Nghiệm thức

(cm) (cm) (cm) (cành)Đối chứng 508,28 70,58 504,45 45,00

Kết qua Bang 2.3 cho thay chiều cao cây măng cut, chu vi thân, đường kính tán,

số cành cap 1 giữa các cây được chon không có sự khác biệt quá lớn, tương đồng nhau,thích hợp dé tiến hành thí nghiệm

Trang 32

2.3 Vật liệu và phương pháp thí nghiệm

Vi khuẩn cố định đạm Azotobacter, Bo: 2.000 ppm

Liều lượng khuyến cáo: 1 lít pha với 440 lít nước tưới cho 2000 m?

Trang 33

Độ âm: <15%; mật độ: > 100 bào tử nam Mycorrhiza/g chế phẩm.

Vi sinh vat phan giai xenlulose: Gauze

Vi sinh vat phan giai lan: Pikovskaya

Vi sinh vật phâm giải dam: Ashby

Hóa chat: H2SO4 đậm đặc, K2Cr2O7, CH3COONa, CH3COONHy, KH2POu,NaOH, HCl, CH3COOH, H3BO3, HC1Ou, P-nitrophenol, va một số hóa chất khác

Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm: pipet, day đo, máy chuẩn độ, kính hiển vi, ốngđong, bình mastra, bình tam giác, máy lắc, máy công phá, máy chưng cất đạm, máy đo

pH và một số thiết bị khác

Trang 35

2.3.2.2 Quy mô thí nghiệm

Tổng số ô thí nghiệm: 4 NT x 3 LLL = 12 ô

Tổng số cây thí nghiệm: 3LLL x 4NT x 4 cây/ô = 48 cây

Diện tích 6 thí nghiệm : 49 m?

Diên tích khu thí nghiệm: 588 m?

Khoảng cách giữa các nghiệm thức: 7 x 7m

Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 7m

2.3.2.3 Phương pháp tiến hành

Tất cả 48 cây măng cụt trong thí nghiệm đều được bố trí trên nền: 2 kg vôi + 5

kg phân hữu co HD Gold + 1 kg NPK 18 - 14 - 6.

Vôi được bón sau khi thu hoạch ngày 11/8/2023, phân hữu cơ được bồ sung sau

4 tuần bón vôi

Thời điểm xử lý chế phẩm vi sinh:

Mycorrhiza — bổ sung sau khi bón vôi 2 tuần

Trang 36

Trichoderma — bỗ sung sau khi bỗ sung Mycorrhiza 2 tuần, ngay sau khi bónhữu cơ.

Phương pháp xử lý: pha vào nước, tưới trực tiếp lên vùng rễ cây trồng

Liều lượng xử lý: mỗi lần tưới đều sử dụng 5 lít nước/1 cây Liều lượng từng loạichế phẩm được sử dụng theo khuyến cáo

2.4 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

2.4.1 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi trên cây

Chọn ngẫu nhiên hai cây theo đường chéo có định trong 6 thí nghiệm dé theo dõi

các chỉ tiêu Các chỉ tiêu sinh trưởng theo dõi 2 lần (trước và sau thí nghiệm) Các chỉ

tiêu sâu bệnh hại theo dõi định kỳ 1 tháng/lần

Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây:

Chu vi thân (m): Do ở vị trí cách mặt đất 20 cm

Trang 37

Đường kính tán (m): Do từ mép tán bên này đến mép tán bên kia, lấy gốc làm

tâm, đo 2 lần vuông góc với nhau và lấy giá trị trung bình

Số cành cấp 1 (cành): Đếm số cành cấp 1 có trên cây

Chiều cao cây (m): Do bằng thước đo chiều cao cây Do góc từ vị trí mắt đến

đỉnh cây.

Chiều cao cây được tinh theo công thức:

Tan (góc từ vị trí mắt đến đỉnh cây) x Khoảng cách từ vị trí đứng đến cây + Chiều

cao từ chân người đo đến mắt (Máy đo chiều cao cây Tín Đức, 2023)

Chi số điệp lục tố (SPAD): chọn ngẫu nhiên 1 lá có màu xanh đậm, ở 4 hướngquanh tán cây, ngoài sáng Dua thiết bị đo vào mép lá, ấn nút dé bắt đầu đo, ghi nhậnkết quả hiển thị trên màn hình thiết bị đo

Các chỉ tiêu sâu bệnh hại trên cây: Ghi nhận tình hình sâu (bệnh) theo QCVN

01 - 38: 2010/BNNPTNT trên các nghiệm thức và tính tỷ lệ sâu (bệnh)

Trang 38

Tỷ lệ sâu hại (%) = [Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (dảnh, lá, cành, quả ) bị

sâu hại/ Tổng sô cây hoặc bộ phận của cây (danh, lá, cành, quả ) điều tra] x 100

Sâu hại cành (cành lá, cành hoa, cành quả): Điều tra 4 hướng x mỗi hướng 1 cành(lá, hoa, quả)/1 cây/điểm

Ty lệ bệnh hại (%) = [Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (dảnh, lá, cành, quả )

bị bệnh hại/ Tổng số cây hoặc bộ phận của cây (danh, lá, cành, quả ) điều tra] x 100

Bệnh hại cành: Điều tra 4 hướng x mỗi hướng 1 cành (lá, hoa, quả) /1 cây/ điểm

2.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi trong dat

Phương pháp lấy mẫu:

Mẫu đất trước thí nghiệm: Theo TCVN 7538 - 6 : 2010 Lấy ở tầng mặt 0 - 25

cm theo quy tắc đường ziczac, gat bỏ 5 cm đất bề mặt

đề loại trừ những vi sinh vật trên thảm mục thực vật Mẫu được thu ở 5 điểm, mỗi điểm

tương ứng với 1 cây măng cụt (được thu thập ở 2/3 tán cây măng cut), trộn đều lại vàlay ra 1 kg/mẫu

Mẫu đất sau thí nghiệm: Trên mỗi 6 thí nghiệm, lấy mẫu trên 2 cây theo dõitrộn lại thành 1 mẫu 1 kg và bảo quản lạnh (ở 4°C) cho đến khi phân tích

Tổng số mẫu đất cần thu thập (13 mẫu) gồm 01 mẫu trước thí nghiệm và 12 mẫusau thí nghiệm dé xác định các chỉ tiêu:

Chỉ tiêu hóa tính trong đất gồm:

pH HO đất: Phân tích theo TCVN 5979 - 2007

Hàm lượng chất hữu cơ (%): Phân tích theo TCVN 8941 — 2011

N tổng số (%): Phân tích theo TCVN 6498 — 1999

P2Os tổng số (%): Phân tích theo TCVN 8940 — 2011

KzO tổng số (%): Phân tích theo TCVN 8660 - 2011

P2Os dễ tiêu (mg/kg): Phân tích theo TCVN 8942 — 2011

K20 dễ tiêu (mg/kg): Phân tích theo TCVN 8662 — 2011.

Ca trao đổi (meq/100 g): Phân tích theo TCVN 8569 — 2010

Mg trao đổi (meq/100 g): Phân tích theo TCVN 8569 — 2010

Trang 39

CEC (meq/100 g): Phân tích theo phương pháp Chapman, 1965.

Chỉ tiêu vi sinh vật trong đất gồm:

Vi sinh vật tổng số (CFU/g): theo TCVN 4884 — 2 : 2015

Vi sinh vật có định dam (CFU/g): theo TCVN 6166 : 2002

Vi sinh vat phân giải xenlulose (CFU/g): theo TCVN 6168 : 2002

Vi sinh vat phan giai lan (CFU/g): theo TCVN 6167 : 1996

Mật số Trichoderma sp (CFU/g): theo TCVN 6168 : 2002

Mật độ bào tử Mycorrhiza trong dat (bao tử/100 g đất): Đếm số lượng bao tử cótrong 100 g đất trên kính hiển vi Việc phân lập nắm cộng sinh được thực hiện theoTCVN 12560 —1 : 2018

Tỷ lệ cộng sinh của Mycorrhiza trong rễ măng cut (%) dé kiểm tra sự xâm nhiễmcủa nam trong rễ cây măng cụt, quan sát dưới kính hiển vi và ghi nhận sự cộng sinh củanam qua cac dac điểm hình thai của các dang cộng sinh trong rễ (sợi nam, túi, bụi, bào

tử nắm trong rễ) (Phương pháp đánh giá theo TCVN 12560 - 1 : 2018)

Tỷ lệ cộng sinh (%) = (Tổng SỐ rễ có su cộng sinh/Tổng số rễ quan sát) x 100

Tỷ lệ rễ thối (%) = (Số rễ thối trong 100 g dat)/(Téng số rễ có trong 100 g dat) x 1002.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được nhập, tổng hợp, xử lý, vẽ đồ thị và lưu trữ bằng phần mềm MicrosoftExcel Phân tích ANOVA và trắc nghiệm Duncan ở mức ý nghĩa a = 0,01 hoặc mức ýnghĩa a = 0,05 (nếu có) bằng phần mềm SAS 9.1

Trang 40

Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN

3.1 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến cây măng cụt

3.1.1 Anh hưởng của chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng của cây

Cây măng cụt là một loại cây sinh trưởng khá chậm, kết quả thí nghiệm cho thấy

khi xử lý Mycorrhiza và Trichoderma không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây măngcụt sau 4 tháng xử lý Chiều cao cây, đường kính tán, chu vi thân và số cành cấp 1 củacây măng cụt được thé hiện ở Bảng 3.1

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến sinh trưởng của cây măng cụt sau 4

Trong cùng một cột, các số có cùng kí tự đi kèm thê hiện: "`: khác biệt không có ý nghĩa

Chiều cao cây (cm): Chiều cao cây dao động từ 493,90 - 517,43 cm Qua kết quả

xử lý thống kê và trắc nghiệm phân hạng chiều cao cây khác biệt không có ý nghĩa thống

kê giữa các nghiệm thức tưới chế phẩm vi sinh khác nhau

Đường kính tán (cm): Đường kính tán dao động từ 494,83 — 506,47 cm Qua kếtquả xử lý thống kê và trắc nghiệm phân hạng đường kính tán khác biệt không có ý nghĩa

thong kê giữa các nghiệm thức tưới chế phẩm vi sinh khác nhau

Ngày đăng: 11/12/2024, 11:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w