TÓM TẮTĐề tài “Ảnh hưởng của lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến sinh trưởng, năng suất và một số hợp chat thứ cấp có trong cây ngải cứu Artemisia vulgaris L.. Mục tiêu của đề
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC
ak ok ok ok 2k ok 2k
KHOA LUAN TOT NGHIEP
ANH HUONG CUA LƯỢNG PHAN SINH HỌC VA THỜI DIEM
THU HOACH DEN SINH TRUONG, NANG SUAT VA
MOT SO HOP CHAT THU CAP CO TRONG
CAY NGAI CUU (4rtemisia vulgaris L.)
TREN DAT XAM BAC MAU TAI
THANH PHO HO CHI MINH
SINH VIÊN THUC HIEN : PHAM QUOC VIET
NGANH : NONG HOCKHOA : 2020 - 2024
Thanh phé H6 Chi Minh, thang 5/2024
Trang 2ANH HUONG CUA LƯỢNG PHAN SINH HỌC VA THỜI DIEM
THU HOACH DEN SINH TRUONG, NANG SUAT VA
MOT SO HOP CHAT THU CAP CO TRONG
CAY NGAI CUU (Artemisia vulgaris L.)
TREN DAT XAM BAC MAU TAITHÀNH PHO HO CHÍ MINH
Tac gia
PHAM QUOC VIET
Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu
Trang 3LOI CAM ON
Dé có thé hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp nay, bên cạnh sự có gắng né lựccủa bản thân, Em xin được bảy tỏ lòng biết ơn chân thành đến gia đình, quý thầy cô vàbạn bè đã giúp đỡ và động viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Đầu tiên Con xin gửi lời cảm ơn chân thành đến công lao nuôi dưỡng, day baocủa bố mẹ, anh chị trong Gia đình Gia đình đã luôn là chỗ dựa vững chắc, quan tâm,
động viên và hỗ trợ cho con được yên tâm học tập
Em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thay, Cô trong Khoa Nông học và Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã luôn tạo điều kiện cho em trongquá trình học tập và nghiên cứu.
Hơn hết, Em xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt sâu sắc đến cô Nguyễn Thị HuyềnTrang và cô Phan Hải Văn đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, dạy dỗ, truyền đạt nhữngkiến thức và kinh nghiệm quý báu, hỗ trợ cho em trong suốt thời gian làm khóa luận tốtnghiệp vừa qua.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến anh Đinh Duy Linh và bạn Huỳnh Võ NgọcTrâm đã giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốtnghiệp.
Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn! Xin trân trọng cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024
Sinh viên thực hiện
Phạm Quốc Việt
il
Trang 4TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến sinh
trưởng, năng suất và một số hợp chat thứ cấp có trong cây ngải cứu (Artemisia vulgaris
L.) trên đất xám bạc màu tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được thực hiện tại Trại thựcnghiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Thínghiệm được tiến hành từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 5 năm 2024 Mục tiêu của đề
tài là xác định được lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch thích hợp cho cây ngải
cứu trồng trên nền đất xám bạc màu sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao, chấtlượng tốt và mang lại hiệu quả kinh tế
Thí nghiệm hai yếu t6 được bồ trí theo kiểu lô phụ (Split — Plot Design), gồm
mười hai nghiệm thức với ba lần lặp lại Trong đó yếu tố chính (bó trí trong lô phụ) gồmbốn thời điểm thu hoạch là 10% số cây có nụ, 50% số cây có nụ, 10% số cây nở hoa,50% số cây nở hoa; yếu tô phụ (bố trí trong lô chính) gồm ba lượng phân sinh họcDiamond Grow Humic Acid Granules 99% lần lượt là 0 kg/ha, 6 kg/ha và 12 kg/ha
Kết qua thí nghiệm cho thấy khi sử dung phân sinh hoc Diamond Grow HumicAcid Granules 99% với lượng 12 kg/ha thì cây ngải cứu cho kết quả về khả năng sinhtrưởng tốt nhất Về khả năng sinh trưởng: chiều cao cây: 94,9 em; số lá trên thân chính:23,7 lá; đường kính thân: 9,1 mm; số cảnh cấp một: 12,2 cành; chỉ số diệp lục tố SPAD:47,3; diện tích lá: 78,0 cm? Cây ngải cứu được bón với lượng 12 kg/ha phân sinh họcDiamond Grow Humic Acid Granules 99% và thu hoạch tại thời điểm 10% số cây nởhoa cho kết quả tốt nhất về cả năng suất và chất lượng Về chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa:hàm lượng chlorophyll a, chlorophyll b, carotenoid đạt kết quả lần lượt là 9,26 mg/g:4,75 mg/g; 1,38 mg/g Về chỉ tiêu các hợp chất thứ cấp: hàm lượng flavonoid,polyphenol và hàm lượng tinh dau đều cho kết quả cao (5,04 mg/g lá khô; 7,48 mg/g lákhô; 0,23%) Về năng suất: năng suất tươi lý thuyết, năng suất khô lý thuyết, năng suấttươi thực thu, năng suất khô thực thu, năng suất tinh dầu thực thu, tỷ suất lợi nhuận đạt
giá trị cao nhất lần lượt là 21,0 tan/ha; 7,2 tan/ha; 14,8 tắn/ha; 4,8 tan/ha; 33,85 L/ha va
1,63.
Trang 5GT OT 9?11713 ẼT.T 1
CS an HH Án he Snne hi 005 BE EEnEPonrE.BSEr-cErirs-ivBaes.nbsrz 1INC HH ietuecsansonDSEROEDEDEEGEELADNGSEHUEENHIGESGBSHEAGigqBgittoontlitlttisrblttigtsrBsBetiszphltsstisirasiisEssuae 2
71 1à 2Giới hạn đề tài 5-2-5225 212522122121121211211211121121112111111111101211210121121012121 1e 5Chương 1 TONG QUAN TÀI LIỆU -©22©2222S22E2EE£EEZ22E2EEE2EE2EE2ZEE2EEzxrerree 31.1 Sơ lược về cây ngải cỨu 2-2 s2212212212212212212212112122111212121211111 212cc 3
1.1.1 Nguồn gốc va phân b6 cccccccccccecsscssessessessesseesesessssessssessessnesessessessessessesseseeesesees 3
1.12 HT JO Tre tuy DU EIDHG HHHỆN GỊIGGENDHLENUHDNRSGSREEODAGRHREEGR-DGEANGSH DAI)1.1.3 Đặc điểm thực vật học cây ngải cứu - 2-2 22+2z+2E2E+2E£2EZE2ErEErrxrrxrrxrres 41.1.4 Yêu cầu sinh thái đối với cây ngải cứu -¿ 222+22++2222E22E2ESExrrrrerree 6LAS Thănh phần hỗa H06:oecsssccobkiinieniL21 t2 có dg1h 0411133000153 001343340550001540313015806550 71.1.6 Công dụng của cây ngải CỨU - + 2223 S3 vn TH ng TH HH ngư 71.2 Sơ lược về plan Sih NOC ccs nen ng ng 6620018 g0 BiEGà33NGSkS3SEELSSEXSESSEESSESSEISLESEISSSS056.BTSPHSK 91.2.1 Định nghĩa về phân sinh học - ¿2 2© 52©222EE22EE£EEEEE2EEEEEE2EEerErrrrrrrree 91.2.2 Công dụng của phân sinh hỌc - - 2 2221 1S 22 22 2 1n HH He 91.3 Ảnh hưởng của thời điểm thu hoạch đến cây được liệu 2-2-2222: 91.4 Một số nghiên cứu về cây ngải cứu, phân sinh học và thời điểm thu hoạch đếnCAV GU GS HỆÙILcseenesesasssneedtnodietogidnhinilg8iotisSo8400513.7H10g:0 cnt s een Sat sia ee a ie 101.4.1 Một số kết quả nghiên cứu về cây ngải cứu :22-52222222222222zzzz+zzzszex 101.4.2 Một số nghiên cứu về phân sinh học và các thành phần chính có trong phânsinh học đện cầy TÍÔHE c:áxsxssseco648161506914516815045163101133533E5X3408895014519559513088518563383EE48/5E4815E 111.4.3 Một số nghiên cứu về thời điểm thu hoạch anh hưởng đến cây trồng 14
1V
Trang 6Chương 2 VAT LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 16
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu -. 2-222++22++2E+2EE+2EE+2EE+2EE+2EErzrxrcrsre 16 2.2 Điều kiện thời tiết khu thí nghiệm - 2 2-52 SSE£SE+EEEEEEEEE221217212121 22221222, 16 2.3 Đặc điểm khu đất thí nghign o.oo cco cseeesesseseessesessessesseseessessessessesseseneseeees 17 2Á: Vat H°U/HETghHHCHHTssssssassssessraoruiisEroitooETrnnffdiBrbsgi4200383/151400310088n00135tDNG5483310ã015S.310g/0A80.10/0160858080 18 OES 1 ee ee ee a ae ee ea 18 Pu on on 19
2.4.3 Thuốc bảo vệ thực vật và chế phẩm SINC C xo saseeninteibirodiiobiiigbdustnosgtbAfDADiI0i000088000748 20 2.5 ni 200): 1050060 201: T17 20
9.5.1 Bồ trí thí nghiệm «cu HH on HH 1H cigE V 3n.01100 6400110 127201x0 i00 20 20/011wmiDthi¿ng hi TM: sxese-zzesseesseserteoceerrriircgztoserozesrdimtglgg:li04Li- n352diL0 eee ee 22 2.6 Cac chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 2 cece cece cence eee eeeeeeneeseeeseneenens 22 2.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng -2 2¿©22222222+2E22E+2EE22E2212212221271221221 21.22 22 Z.ã:3 Chỉ ti8n.sỗusia bệnh 1 rer 23 2.6.3 Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa - - 5 222 * x22 vn HH HH re 24 2.6.4 Các chỉ tiêu về hợp chất thứ cấpp -2-2222++22++2E++2E+22E+2EE2EEE2EEerErerkvee 24 2.6.4.1 Chỉ tiêu hàm lượng flavono1d 2 22 2223321 322E2122E 1221221212112 + 24 2.6.4.2 Chỉ tiêu hàm lượng polyphennoÌ - eee 25+ 2+ 22x22 se 24 2.6.5 Yếu tô cau thành năng suất, năng suất và hàm lượng tinh dầu 25
2.6.5.1 Yếu tố cau thành năng suất và năng uate cece cece ecceec eee eesteceeecteseeeeeeeeees 25 2.6.5.2 Hàm lượng tinh dau va năng suất tinh dầu thực thu -2 2255z 35
2.6.6 Hiệu quả kinh tẾ -2- 2+ s2212212212215215212217127121211212121212121212121 212 xe 26 2.7 Phương piiáp xứ lý sỐ NEU eeeesssrsnidiiiinndisitioisestorttboiAnE010050010/15000170.35000031330 26 Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -2-22-222222222222222x 222cc 57 3.1 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến sinh trưởng cây ngải cứu 27
3.1.1 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến chiều cao cây ngải cứu - 27
3.1.2 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến số lá trên thân chính cây ngải cứu 29
3.1.3 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến đường kính thân cây ngải cứu 30
3.1.4 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến số cành cấp một cây ngải cứu 31
3.1.5 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến chỉ số diệp lục tố và điện tích lá cây 118 81 CŨ sáyns66o1154513531631601631519639900145558551EX039981393831853804835AE01SS9E60361310G083911815939161008508009888 32 3.2 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến ty lệ sâu bệnh hại trên cây ngải cứu 33
Trang 73.2.2 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến tỷ lệ bệnh hại cây ngải cứu 353.3 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến các chỉ tiêuSINH 16, SUT TO A sc srseurrssnnenssc tea tes tar areata 353.4 Ảnh hưởng của lượng phân sinh hoc và thời điểm thu hoạch đến ham lượngflavonoid va polyphenol cây Nal CU coi nàn c061 11 664 10508114814614188 1618 104243.LsE 383.5 Anh hưởng của lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến yếu tố cấu thànhnăng suất, năng suất và hàm lượng tinh dầu cây ngải cứu -22255z55+ 403.5.1 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến yếu tố cấuthành năng suất cây ngải cứu -2¿- 2 ©2222222E22E122122112212211211221211221 21 22 xe 403.5.2 Ảnh hưởng của liều lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến năng suất
UN “THIÁT GÙTÏl:sssogiott0siatetbsixeS9biptsgfsttssgstlyetilsillsertsfllssispcksisisttiogg8siGgpalsttaaiaiepspsusail 423.5.2.1 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến năng suất
E Hy ee ere 423.5.2.2 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến năng suấtCHO DTlHbieiecsessglssesssitsstisyGilonBglgieddiiostbtiiBspDiytaBlx3ncilligliadcgisliidigiggtiuEegSlSekblattasisdbshaasd 443.5.3 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến hàm lượngtình đẫu và năng suất tình đâu thực THM -cecsSsnieSiESEEOELEDELDEEeDesgkeLceseeosri 46
3.6 Lượng toán hiệu quả kinh tẾ -2- 2-52 5S+SE+2E+SE£EE£EE£EE£EE2EEEEE22E2252122121222222 2e, 48KẾT LUẬN VÀ ĐÈ NGHỊ - 222222 22222222221222122112211221122112211 221221 xe 51
co | nn 51
00011101 51TÀI LIỆU THAM KHẢO - 2 ©222222222222223222222122322212212221271221221 21c xe 52PHU GG sẽ rnse tot bhentybtoosinelinslatstoe sGReslifpcdgstRgBiotteptsesgsgraeslasstaesisgte 5} Phụ lục 1 Ky thuật canh tac áp dung trong thí nghiệm - ¿55-5552 *>+x>+s>+s2 37 Phu luc 2 Phu luc hinh 0:1 59Phụ lục 3 Lượng toán hiệu qua kinh tẾ 2: 2-52 5S+2E£2E22E2EE22E22E2ZE22EZE2Ezzezzez 69Phụ lục 4 Kết quả xử lí số liệu thống 72
VI
Trang 8DANH SÁCH CÁC TU VIET TAT
Đối chứng
Lần lặp lạiNgày sau trồngNghiệm thức Phụ lục
Trách nhiệm hữu hạnThành phố
United States Department of Agriculture (Bộ Nông nghiệp Hoa Ky)
Trang 9DANH SÁCH CÁC BANG
TrangBảng 2.1 Điều kiện thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2023 đến thángODDO 2A ovsaseerenoeyoieoiiarloAn25938856880SG:002l09830L80A0i102380i88.gu4S00-212jSHiSCigQaginspt>gsgsn8iuasg2 DiEi 16Bang 2.2 Đặc điểm lý hóa khu thí nghiệm -2 2 22222EE22E2EE22E2EE22E Server 17Bang 2.3 Kiểm trắng chiều cao cây (cm) và số lá (lá) cây ngải cứu - 19Bảng 3.1 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến chiều cao (cm) cây ngải cứu 28Bang 3.2 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến số lá trên thân chính (1a) cây ngải
Bảng 3.4 Ảnh hướng của lượng phân sinh học đến số cành cấp một (cành) cây ngải
Vili
Trang 10Bảng 3.12 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học và thời điểm thu hoạch đến hàmlượng (%) tinh dau và năng suất (L/ha/dot thu hoạch) tinh dầu thực thu 47Bang 3.13 Hiệu quả kinh tế của từng nghiệm thức trong thí nghiệm - 49Bảng PL3.1 Chi phí đầu tư cố định (đồng/ha/đợt thu hoạch) sản xuất ngải cứu 69Bảng PL3.2 Tổng chi phí sản xuất cây ngai cứu (đồng/ha/đợt thu hoạch) cho từngMEM UC ee eee cece 70
Bang PL3.3 Téng doanh thu (đồng/ha/đợt thu hoạch) theo từng nghiệm thức 71
Trang 11DANH SÁCH CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Tiêu chuẩn cây ngải cứu vườn ươm - 2: 22©22222++22++22++2z++zzxszrsez 18Hình 2.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm - 2 255222 £EE22E1221221122127112112212211211 21.2 2e 21
Hình 2.3 Khu thí nghiệm tại thời điểm 45 NST 2- 2222222222222E22E22222222-2xe2 21
Hình 2.4 Do chiều cao cây, -2-2+- 52 2sS 22x A22221211271111211 11.271 11.22.cr ee 23Hình 2.5 Do đường kính than - - cee E221 21121221 E1 212211 HH HH Hi, 23
;i1.0Ä950))8 010 5n 23Hình:2.7 Đo diễn 6B 12 ere insert ecru sc sorcerer eart seam errstiecpemaestier aabemtesuniens 23Hình 3.1 Ray mềm gây hai (Aphis gossypii) cccccccccsccssessessssessesesessessesesseseseseeeseeees 3DHình 3.2 Rép sap gây hại (PIANOCOCCUS GÏffÌ), àeằS+ccsccssirsrrrserrrerxes 35Hình PL2.1 Chuẩn bị đất khu thí nghiệm 2-2: 22 +2E+EE2£E+EE£EEZE22EZEZEzzzze 59Hình PL2.2a Cây ngải cứu giai đoạn vườn ươm 20 ngày sau giâm - 59 Hình PL2.2b Cây ngai cứu giai đoạn vườn ươm 20 ngày sau giâm - 59 Hình PL2.3 Cây ngải cứu 25 NŠÍT - - St SH He, 59 Hình PL2.4 Nu hoa Gây HEãI GỮU co cá ng s64 016 01161551 16500116184 814610141355054630366/088.058 60 Hình PL2.5 Hoa cây ngài EỨU.::¿‹‹::c:cssc052666256 122126614413 611 3341551333346 563341564813831043638E3/88 60Hình PL2.6 Cân khối lượng mẫu thu tink dầu -22 22 22222222E222222Ez222222z+2 60Tình T37 B0 chứng cốt tính | | ee 61Hình PL2.8 Tinh dầu cây ngải cứu 2: 222222S2E22EE£2E+2EEEEEE2EE22E22EE22Errrrerrees 61Hình PL2.9 Mẫu lá ngải cứu sấy khô -2- 2 2 22222E22E22EE2EE2EE22E22E2222Exerxe 61Hình PL2.10 Thiết bị ly tâm mẫu 2-2 cceecsessessecsessessessesseeseesessessessesseeseese 61Hình PL2.11 Cay ngai cứu LLL1 tại 30 NST wecsscscccsswssesocsensvesnessnasexrvennessexernessaventness 62 Hình PL2.12 Cây ngải cứu LLL2 tại 30 NST - 25c -Sc2 rs.rerrrrrxee 62
x
Trang 12Hình PL2.13 Cây ngải cứu LLL3 tại 30 NŠÏT 5- S5 ScScseesrrrrrerrrrrrres 63 Hình PL2.14 Cây ngải cứu LLLI tại 40 NŠÍÏT - 55555 5< + 22s 63 Hình PL2.15 Cây ngải cứu LLL2 tại 40 NŠÍT cee ceeceeeeeceeeeeeeeeeteeenes 64 Hình PL2.16 Cây ngải cứu LLL3 tại 40 NSÍT - 55 55-2S2xsrcsrrrrrrrerrerrkee 64 Hinh PL2.17 Toàn cảnh khu thí nghiệm 30 NSÏT - - -5-<+<+<c+sc+eczerrrs 65 Hình PL2.18 Khu thí nghiệm tại 45 NST sscsscssssessssvovesssveorsnesvsvecvernsvesvssssvuservevevneereves 65Hình PL2.19 Cây ngải cứu tại các thời điểm thu hoạch 2 222222z22+225z<2 66Hình PL2.20 Cân khối lượng khô cây ngải cứu 2 2 22222+2z+22+22+zzz+zzzeex 66Hình PL2.21 Cân khối lượng tươi cây chỉ tiêu 2- 22 2222z222222z22xzzz+zzzzex 67Hình PL2.22 Cân khối lượng khô cây chỉ tiêu - 2-22 2 22222z+2E2E222+2zzz2zzex 67Hinh PILZ.75 Đường chuẩn với THÊ: ee esseesieeoiiekeeoiEeioebndlsedissisbbrpsgko3Evfbsetssei 68Hình PL2.24 Đường chuẩn với acid gallic -©22©222222222+2E2EE2EE22EE+zxrrzrerxeez 68
Trang 13GIỚI THIEU
Đặt vấn đề
Ngai cứu (Artemisia vulgaris L.) là một trong những loại thảo dược quý quen
thuộc trong Đông y và Tây y, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh phụ khoa,
đường tiêu hóa, chống oxy hóa, giảm đau, kháng khuẩn Ngoài ra ngải cứu còn có chứamột số hoạt chất có thé xua đuôi côn trùng Bên trong ngải cứu có chứa hàm lượng lớntinh dau, các hoạt chất flavonoid, sesquiterpene lacton, polyphenol và một số nhóm chatchuyền hóa khác (Võ Văn Chi, 2004) Hiện nay, những sản phẩm có nguồn gốc từ ngảicứu như tinh dầu, cao, serum hay mặt nạ đang được nhiều người ưa chuộng bởi tính tiệndụng và ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau.
Đối với ngải cứu nói riêng hay các loại cây được liệu nói chung việc bé sungdinh dưỡng dé nâng cao năng suất, phâm chat và đáp ứng được nhu cau của thị trường
là van dé cần được chú trọng Với những xu thé phát triển về một nền nông nghiệp xanh,
xu hướng giảm thiểu sử dụng phân bón vô cơ và kết hợp sử dụng các loại phân an toảnvới con người và thân thiện với môi trường như phân hữu co vi sinh, phân hữu co sinhhọc, phân bón khoáng, phân bón sinh học cũng đang rất được quan tâm
Việc bổ sung thêm các loại phân bón sinh học vào quy trình canh tác cây trồngnhằm giúp thúc đây quá trình sinh trưởng của cây, đồng thời tăng khả năng hấp thu chấtdinh dưỡng cũng như chống chịu stress của thực vật cũng sẽ được cải thiện Phân bónsinh học cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và độ phì cho
đất, dam bảo tính bền vững trong việc bảo vệ môi trường và có thé tiết kiệm chi phí chonông dân (Itelima và ctv, 2018) Ngoài ra các sản pham phân sinh học hiện nay có chứa
acid humic, thành phan acid hữu cơ còn ảnh hưởng đến quá trình sinh tổng hợp acetateshikimate từ đó giúp hàm lượng flavonoid và polyphenol được tăng lên đồng thời còn
giúp chuyên hóa carbohydrate có trong cây (Sousa và ctv, 2008)
Bên cạnh đó, các cây được sử dụng với mục đích làm dược liệu nói chung vànhững loại cây trồng lấy tinh dau nói riêng cần phải đặc biệt chú ý đến thời điểm thuhoạch dé đạt được năng suất chất lượng tốt nhất Thêm vào đó, ngải cứu tuy là loại cây
Trang 14phô biến, trồng làm thuốc ở nhiều vùng trên thế giới nhưng mỗi nơi lại thu hái ở các thờiđiểm khác nhau dẫn đến năng suất và chất lượng của cây ngải cứu có thé bị ảnh hưởng.
Xuất phat từ những vấn đề trên, dé tài: “Anh hưởng của lượng phân sinh học va
thời điểm thu hoạch đến sinh trưởng, năng suất và một số hợp chất thứ cấp có trong cây
ngải cứu (Artemisia vulgaris L.) trên đất xám bạc mau tại Thành phố Hồ Chí Minh” đãđược thực hiện.
Mục tiêu
Xác định được lượng phân sinh học dé cây ngải cứu sinh trưởng tốt, đạt đượcnăng suất cao trên nền đất xám bạc màu đồng thời xác định thời điểm thu hoạch phùhợp với cây ngải cứu đề đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao
Yêu cầu
Bồ trí thí nghiệm đồng ruộng đúng phương pháp
Thu thập chính xác, đầy đủ các chỉ tiêu về khả năng sinh trưởng, năng suất vàhàm lượng tinh dầu, hàm lượng chlorophyll a, chlorophyll b, carotenoid, flavonoid vapolyphenol của cây ngai cứu trong từng nghiệm thức.
Xử lý thống kê số liệu, phân tích, đánh giá được các tiêu chí theo dõi và hiệu quảkinh tế của cây ngải cứu
Giới hạn đề tài
Đề tài chỉ tập trung so sánh ảnh hưởng của ba lượng phân sinh học đến sinh
trưởng và bốn thời điểm thu hoạch đến sinh trưởng, năng suất, hàm lượng tinh dau,chlorophyll a, chlorophyll b, carotenoid, flavonoid, polyphenol của cây ngải cứu trồngtrên nền đất xám bac màu tai Thanh phó Hồ Chí Minh trong một đợt thu hoạch
Trang 15Chương 1
TONG QUAN TAI LIEU
1.1 Sơ lược về cây ngai cứu
1.1.1 Nguồn gốc và phân bố
Ngai cứu (Artemisia vulgaris L.) là một loại cây mọc hoang đại, sống lâu năm cónguồn gốc từ vùng ôn đới Theo Bailcy (1930) ngải cứu có nguồn gốc từ Châu Âu vàChâu Á Ngai cứu vốn được xem như một loại thảo được quý, tuy nhiên ở một số nơiloài cây này lại được xem giống như một loại cỏ đại xâm lắn Hiện nay ngải cứu đã đượctrồng và trở nên phổ biến ở các vùng Nam A, Đông Nam A, trong lục địa Châu Phi vaChâu Mỹ.
Ở Việt Nam, cây ngải cứu đã được người dân biết đến và sử dụng từ rất lâu đời,cây ngải cứu đã được trồng rộng khắp từ Bắc tới Nam Đặc biệt cây sinh trưởng và pháttriển mạnh ở các tỉnh thành miền núi phía Bắc như Lào Cai (Sa Pa, Mường Khương,
Than Uyên); Yên Bái (Mù Cang Chai); Cao Bằng (Trùng Khánh, Bảo Lạc); Lạng Sơn
(Vùng Mẫu Son); Lai Châu (Phong Thổ, Sin Hồ, Tuan Giáo, Tua Chùa); Hòa Bình (MaiChâu); Sơn La (Đỗ Huy Bích và ctv, 2004)
1.1.2 Phan loại
Theo Võ Van Chi (2004), ngải cứu thuộc ngành hat kín (Magnoliophyta), lớp hai
lá mầm (Magnoliopsida), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), chi Astemisia L., loàiArtemisia vulgris L.
Artemisia vulgaris L là loài có sỐ lượng rất lớn trong họ cúc (Asteraceae) Cótrên khoảng 800 giống phô biến trên toàn thé giới Nhiều giống Afermisia mọc ở Châu
Âu, Châu Mỹ và Châu Á (Viện Dược liệu, 2006)
Trang 16Theo Phạm Hoàng Hộ (2000), nước ta có khoảng 11 loài thuộc chi Artemisia bao
gồm có ngải đắng, ngải hoa vàng, thanh hao, ngải lá kim, ngải thơm, ngải đen, ngải cứu
rừng, ngải chân vịt, ngải giun, ngải lông lợn, ngải cứu.
1.1.3 Đặc điểm thực vật học cây ngải cứu
Re:
Ngai cứu là loại cây có bộ rễ khỏe, ré của cây là rễ coc, phân nhánh phat trién ratnhanh trong điều kiện đất tơi xốp, đủ âm và thoáng khí (Phạm Hoàng Hộ, 2000)
Rễ giống ngải cứu cho thấy cây ngải cứu mọc từ hạt có kiêu rễ hình trụ điển hình
gồm các phần như chóp rễ, miền sinh trưởng, miền hấp thụ, miền trưởng thành Khi câymọc ở đốt thân ngầm bộ rễ phát sinh từ các nét rễ nên các rễ bên sinh trưởng khá đồngđều, rễ chính không còn biểu hiện rõ, các rễ được tập trung ở phan gốc cây (Hoàng Thị
Thanh Hà, 2010).
Thân:
Theo Võ Văn Chi (2004), hình thái thân cây ngải cứu phụ thuộc vào từng loạigiống Nhìn chung, thân cây ngải cứu là loại thân đứng, đơn trục va dang thân cỏ lâunăm Bên cạnh đó, ngai cứu là loại cây có thân ngầm sống và phát triển mạnh mẽ quanhnăm Khi kết thúc một giai đoạn sinh trưởng, phần thân trên mặt đất lụi tàn và chết đi
và các thân ngâm sẽ mọc thành cây mới.
Theo Hoàng Thị Thanh Hà (2010), ngải cứu chưa trưởng thành có thân cây dạnghình tròn, đến khi trưởng thành thân sẽ có cạnh, số lượng cạnh phụ thuộc vào đặc tính
di truyền của mỗi giống Số cạnh dao động từ 5 — 12 cạnh Mau sắc thân cây khá đadạng, có thé là màu xanh, tím tia hoặc nâu Mau sắc của thân thay đổi theo độ tuổi củađoạn thân, cành, các đoạn thân, cành bánh tẻ có mau xanh phot tím đặc trưng Than câyngải cứu có thé cao từ 0,4 đến 1 m, đường kính thân đạt từ 0,25 đến 1,5 cm Thân câygià hóa gỗ, phần thân non ở ngọn có màu xanh, thông thường có rất nhiều lông tơ Khi
gap điều kiện thời tiết thuận lợi ngải cứu có khả năng phân nhánh rất mạnh, thường phân
nhánh tại các đốt thân nằm trong đất
Trang 17Theo Đỗ Tắt Lợi (2006), lá ngải cứu mọc so le, rộng nhưng không có cuống, tuynhiên những lá phía dưới có thé có cuống, lá xẻ thùy, lông chim, màu lá ở hai mặt ratkhác nhau Mặt trên nhẫn màu lục sam, mắt dưới có mau trắng tro vì có nhiều lông Tùythuộc vào từng giống mà phiến lá xẻ thùy nông hay sâu nhưng nhìn chung phiến lá ngảicứu bị chia cắt rất sâu vào gần hết chiều rộng của nửa phiến lá, có khi đến tận gân chính
khiến cho các thùy lá hầu như tách rời hắn nhau
Lá ngải cứu thường tỏa ra mùi thơm nồng vào buổi tối, thường có vị đắng đến ratdang tùy thuộc vào điều kiện thời tiết theo mùa, thường được thu hái khi chưa trổ hoa.Phién lá men theo cuống đến tận gốc, đính vào thân như có be lá, các thùy hình mũi máchẹp, đầu nhọn Những lá ở ngọn có hoa không chẻ, lá trên ngọn có phiến hình dải Látrưởng thành có màu xanh đậm, dai 1 - 10 cm, rộng 3 - 7,5 cm.
Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2014), cụm hoa mọc ở ngọn thân và đầu cành tạothành chùm kép mang nhiều đầu nhỏ bao gồm những lá bắc nguyên giống như nhữngvảy có lông; đầu mọc chúc xuống cùng phía, hình trứng cụt, mang hoa cái hoặc hoalưỡng tính trên cùng một cụm hoặc ở những cụm khác nhau; thường hoa cái chiếm nhiều
hơn; hoa không có mào lông; tràng hoa cái có ống mảnh, cụt hoặc có hai răng ở đầu,
tràng hoa lưỡng tính hình phễu, có năm thùy uống cong ra phía ngoài Cây ngải cứu ởgiai đoạn trưởng thành nếu gặp điều kiện ánh sáng ngày ngắn sẽ hình thành nụ hoa
Quả và hạt:
Mùa hoa quả: tháng 10 — 12 Quả có màu nâu, dang 6 van dài, kích thước 1 - 2
mm va có một vài lông ở đỉnh quả (Đỗ Huy Bich va ctv, 2004).
Trang 18Theo Ninh Thị Phíp và Nguyễn Thi Thanh Hải (2016), hạt ngai cứu có hình bầudục, khi chín có màu nâu hoặc nâu đen hay có khi có màu nâu vàng, ranh giới sự khác
biệt màu này có thé do điều kiện thời tiết trong thời gian hình thành và chín của hạt, kích
thước hạt giống tương đối nhỏ Hạt ngải cứu có chiều dài dao động trong khoảng 1,20 1,52 mm, chiều rộng hạt dao động từ 0,40 - 0,54 mm
-1.1.4 Yêu cầu sinh thái đối với cây ngải cứu
Lượng mưa và độ âm:
Ngải cứu là cây ưa khí hậu ôn hòa, ưa nắng âm và mưa nhiêu Trong điêu kiện
ánh sáng yêu hoặc trong điều kiện khô han cây vẫn sinh trưởng phát triển được nhưng
sẽ cho hiệu quả thấp (Barney và Ditommaso, 2003)
Hiện nay, diện tích trồng ngải cứu trên khắp thế giới tập trung chủ yéu ở nhữngvùng có lượng mưa trung bình từ 600 — 1000 mm/năm Độ am đất thích hợp cho sự sinhtrưởng va phát triển của cây ngải cứu là 65 - 75% va độ am không khí từ 75 - 85%(Halina và ctv, 2020).
Ánh sáng:
Ngải cứu là cây trồng cần lượng ánh sáng trực xạ dé phuc vu cho qua trinh sinhtrưởng Khi cây hap thu đầy du ánh sáng thì lá sẽ day, lá màu xanh đậm, phân nhánhhình thành hoa hiệu quả, đem đến năng suất cao và chất lượng tốt hơn Ngải cứu là cây
ưa sáng nên chọn chỗ đất trồng có đầy đủ ánh sáng (Barney và Ditommaso, 2003)
Đất đai:
Theo Barney và Ditommaso (2003), ngải cứu có thé sinh sống trên các loại đấtthịt pha cát, đất sét pha cát có pH 5,5 - 6,8 cho đến dat cát, đất thịt, đất sét Tuy nhiên
Trang 19loại đất thịt nhẹ, đất phù sa, đất đỏ bazan và là loại đất phù hợp đất để ngải cứu sinhtrưởng.
Độ cao:
Trên thế gidi, ngai cứu có thể chịu được biên độ dao động độ cao rất lớn, loại cây
này có thể sống được ở những vùng lạnh có độ cao trên 3700 m ở Bắc Hymalaya, cho
đến những vùng ấm hơn ở Nam Mỹ (Holm và ctv, 1997) Chỉ có hai nơi trên thế giới
không có sự xuất hiện cây này là Châu Phi và Antaritica Điều đó cho thấy rằng cây ngảicứu thích nghi rộng (V6 Văn Chi, 2004).
1.1.5 Thành phần hóa học
Trên thế giới, một nghiên cứu đã phân lập được trong lá ngải cứu có hơn 20flavonoid được biết đến và xác định là jaceosidine, eupafolin, chrysoeriol, diosmetin,homoeriodictyol, isorhamnetin, apigenin, eriodictyol, luteolin, luteolin 7 - glucoside, kaempferol 3 glucoside, quercetin 3 - glucoside, kaempferol 3 - glucoside, kaempferol
7 - rhamnoside, kaempferol 3 - rutinoside, quercetin 3 - galactoside, quercetrin, rutin vavitexin Các chat nay là những flavonoid có hoạt tính mạnh, có tác dụng chống viêm,làm giảm sự tăng trưởng của tế bào gây chết (Sang và ctv, 1998)
Theo Radulovic và ctv (2021), thành phần hóa học có trong tinh dầu thu được từ
than lá và rễ của cây ngải cứu có sự khác nhau Các hợp chất chính trong tinh dau chiếtxuất từ rễ cây ngải cứu bao gồm neryl 2-methylbutanoate (13,2%), B-eudesmol (10.4%),
và bornyl 3-methylbutanoate (8,45%) Phần rễ của cây ngải cứu còn chứa số hợp chấtquý hiếm thuộc nhóm sesquiterpenoids Ngược lại, trong tinh dau chiết xuất từ các bộphận thân lá của ngải cứu, không phát hiện thấy sesquiterpenoids ba vòng Các hợp chấtchiếm ưu thé được xác định bao gồm có 1,8-cineole (28,9%), sabinene (13,7%), B-thujone (13,5%) và B-caryophyllene oxit (6,5%).
1.1.6 Công dụng của cây ngải cứu
Trong ẩm thực:
Ngải cứu một loại cây quen thuộc gần gũi với con người Việt Nam Ngải cứu
được dùng làm thực pham trong các món ăn hàng ngày đem lại một giá trị lớn đóng vai
trò là nguồn dược liệu cho con người (Đỗ Tắt Lợi, 2006)
7
Trang 20Ngai cứu được đánh giá cao làm gia vị vì mùi thơm, vi đắng của cây và vị cayngọt của rễ Lá và nụ được thu hái ngay trước khi ra hoa được sử dụng làm chất phụ gia
có vị đắng cho các món ăn ở Châu A (Erel va ctv, 2011)
Trong y học:
Ở Trung Quốc, ngải cứu theo truyền thống được sử dụng để điều trị tình trạngxuất huyết, máu trong dom, phân va chảy máu cam Tinh dau của loài này được sử dụngnhư một loại thuốc thảo được phổ biến có tên là “Ai Hao” và được kê đơn dé chữa vếtloét và tiêu chảy (Barney và Ditommaso, 2003).
Trong y học dân gian châu Âu, khi uống nước nấu từ ngải cứu sẽ kích thích tiếtdich da day Do đó, chúng được sử dụng dé điều trị chứng viêm da dày ruột, đầy hơi và
kém ăn Ngải cứu cũng được sử dụng làm thuốc làm giãn đường tiêu hóa, ống mật và
dé giảm dau bụng, đồng thời cũng có tác dụng nhuận tràng và được sử dung trong điềutrị béo phì Bên cạnh đó loại cây này còn được sử dụng dé giam dau thap khớp va dau
chan, diéu tri bénh tri Cac ung dung trong y hoc cô truyền khác của ngải cứu còn bao
gồm điều trị các rối loạn hệ thần kinh như mất ngủ, động kinh, trầm cảm và căng thăngquá mức (Wyk và Wink, 2004).
Theo Đỗ Tắt Lợi (2006), hầu hết các bộ phận của ngải cứu được dùng làm thuốc
và thực phẩm cho con người Theo Đông Y, ngải cứu là vi thuốc có tính ôn, vị cay điềuhòa khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai, dùng chữa bệnh đau bụng do hàn, kinhnguyệt không đều, thai động không yên, thổ huyết, máu cam, nôn mira, đau dây thankinh, thấp khớp, trừ giun
Làm diéu ngải: lá ngải khô vò nát, loại bỏ cành cuống, phan còn lại gọi là ngải
nhung Dem ngải nhung cuốn thành diéu như điều thuốc lá Diéu ngai được đốt mangtính 4m nóng cao (thuần dương) nên khi dùng dé làm nóng (cứu) các huyệt đạo sẽ làmkhí huyết lưu thông, gây 4m nóng cơ thé, giảm dau, sưng, mỏi, làm tan máu tụ (Việnđược liệu, 2006).
Trong mỹ phẩm:
Trong quá trình lên men, Bacillus sp sản xuất các chất có hoạt tính sinh lý có giá
Trang 21hợp giữa ngai cứu và Bacillus sp đã được chứng minh có tác dụng chống lão hóa bằngcách ức chế sản xuất enzyme metallicoproteinase -1 và -9 (phân hủy collagen) va tăng
tái tạo tế bào và tổng hợp collagen (Seul va ctv, 2019)
1.2 Sơ lược về phân sinh học
1.2.1 Định nghĩa về phân sinh học
Phân sinh học là các loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh họchoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa một hoặc nhiều chat sinh học nhưacid humic, acid fulvic, acid amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác Phân sinh họcphải đảm bảo một số chỉ tiêu như sau: hàm lượng acid humic hoặc hàm lượng acid fulvichoặc tổng hàm lượng acid humic, acid fulvic > 3,5%, độ âm (đối với dang rắn) < 25%,pHao> 5 (Bộ NN và PTNT, 2019).
1.2.2 Công dụng của phan sinh học
Theo Yadav và ctv (2021), phân sinh học hoạt động chủ yếu dựa vào sinh vật
sống, có tác dụng thúc đây tăng trưởng của cây trồng, giúp thực vật chống lại các stresssinh học, phi sinh học và chuyên hóa các chất dinh dưỡng từ khó tiêu thành dạng dễ tiêu.Các nhóm sinh vật này chủ yêu bao gồm sinh vật cộng sinh, hội sinh, tự do và nội sinh.Tác dụng chính của các sản phẩm phân bón sinh học là thúc đây quá trình có định đạm
và quá trình chuyên hóa chất dinh dưỡng (P, K, Zn, S)
Phân sinh học có tác động tích cực đến độ phì và chất dinh dưỡng có trong đất,đồng thời cũng sẽ giúp nâng cao năng suất cây trồng lên từ 20 — 35% Ngoài ra phânsinh học cũng được coi là nguồn phân bón thay thế lý tưởng cho các loại phân bón hóahọc, khi sử dụng phân sinh học có thể giảm thiểu được việc sử dụng các loại phân hóahọc tới 60% (Singh va ctv, 2021).
1.3 Anh hướng của thời điểm thu hoạch đến cây dược liệu
Thời điểm thu hoạch có sự tác động đến năng suất và chất lượng của các loại cây
trồng Thời điểm thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn đều có tác dụng xấu đến năng suất
và phẩm chất của các loại cây trồng nói chung Cần thu hoạch dược liệu đúng thời điểmhay khoảng thời gian tối ưu để đảm bảo sản xuất được liệu với mức chất lượng tốt nhất
9
Trang 22có thé Thời điểm thu hoạch thích hợp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và năng suấtcây dược liệu (Đặng Đình Hoàng Long, 2022).
Theo Chu Thị Thơm và ctv (2006), đối với các loại cây lay tinh dau, cùng vớiquá trình sinh trưởng, tỷ lệ tinh dầu trong cây tăng lên Mối quan hệ nay thé hiện rat rõgiữa tinh dau và sự phát triển của lá nơi tổng hợp và tích lũy tinh dầu Khi lá gia rụng đi
sẽ gây nên sự mat mát, do đó dé tránh tốn thất, nếu thu cat dé cất tinh dau phải tiến hành
vào lúc cây cho khối lượng thân lá (chủ yếu là lá) lớn với tỷ lệ tinh dầu cao nhất.
1.4 Một số nghiên cứu về cây ngải cứu, phân sinh học và thời điểm thu hoạch đếncây dược liệu
1.4.1 Một số kết quả nghiên cứu về cây ngải cứu
Theo Hoàng Thi Thanh Hà (2010), chiều cao thu hái khác nhau có ảnh hưởng ratlớn đến sinh trưởng, phát triển cũng như năng suất cây ngải cứu Thu hái cách mặt đất
5 cm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cây mọc từ thân ngầm sinh trưởng phát triển tốt nên
năng suất tươi thu được đạt cao nhất Kéo dai thời gian giữa các lần thu hái từ 21 đến
35 ngày làm tăng khả năng tăng trưởng về chiều cao cây, đường kính thân, cũng như số
lá, số mầm tái sinh và năng suất tươi nhưng làm giảm số vụ thu hoạch
Vũ Đình Huấn (2015) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu
cơ vi sinh Sông Gianh và mật độ trồng đến sinh trưởng, năng suất cây ngải cứu trồng tạiBiên Hòa, Đồng Nai Kết quả của thí nghiệm cho thấy ngải cứu được bón 1,5 tan/haphân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho chiều cao cây (36,61 cm), số lá (25,47 lá), năngsuất thực thu (13,92 tan/ha), năng suất thương phẩm (12,48 tan/ha) ở lứa cắt đầu tiên và
chiều cao cây (32,54 cm), số lá (17,77 lá), năng suất thực thu (13,48 tan/ha), nang suat
thương phẩm (12,70 tan/ha) ở lita cắt 2 là tốt nhất Qua hai lứa cắt cho lợi nhuận (75,896triệu đồng/ha/hai đợt thu hoạch) và tỷ suất lợi nhuận cao nhất là 0,43
Đặng Đình Hùng (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và các mức phânbón lá đến sinh trưởng và năng suất cây ngải cứu cho thấy cây ngải cứu sinh trưởng,phát triển mạnh và khá đồng đều ở hai công thức giá thé 30% dat + 30% xơ đừa + 30%tro trau + 10% phân chuồng, 30% đất + 30% xơ dừa + 30% xi than + 10% phân chuồng
và hai mức phân bón lá 30 mL /8 lít nước, 45 mL /8 lít nước Năng suất khô đạt cao nhất
Trang 23chuồng với mức phân bón lá 30 mL /§ lít nước là 5 tân/ha, và đạt tỉ suất lợi nhuận caonhất là 0,6.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Mến (2023) về ảnh hưởng của kẽm sulfate đến sinhtrưởng, năng suất và hàm lượng tinh dầu cây ngải cứu cho kết qua là sử dụng kẽm sulfate
với liều lượng 1500 mg/L cho kết quả tốt nhất so với các nghiệm thức khác Năng suất
lý thuyết, năng suất thực thu, tỷ suất lợi nhuận đạt giá trị cao nhất lần lượt là 23,47tan/ha, 18,62 tắn/ha và 2,50
1.4.2 Một số nghiên cứu về phân sinh học và các thành phần chính có trong phân
sinh học đến cây trồng
Một thí nghiệm được về phân bón sinh học đến cây tiểu hồi hương (Foeniculumvulgare Miller.) được bé trí thí nghiệm theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên gồm năm
nghiệm thức với ba lần lặp lại Trong đó, nam rễ cộng sinh (chủng Sebacina vermifera)
và vi khuẩn hòa tan phosphat (chi Peseudomonas) được sử dụng làm phân bón sinh học.Năm nghiệm thức bao gồm Tì (đối chứng): Sử dụng 100% phân đạm và lân hóa học, T›:
Sử dụng 50% phân dam và lân hóa học, T3: Sử dụng phân bón sinh học (Sebacina vermifera) + 50% phân đạm và lân hóa học, Ta: Sử dụng phân bón sinh học(Peseudomonas + 50% phân đạm và lân hóa học), Ts: Sử dụng phân bón sinh học (kếthop Sebacina vermifera + Peseudomonas) + 50% phân đạm và phân lân hóa học Kết
quả cho thấy việc bón phân sinh học kết hợp 50% phân đạm và phân lân theo khuyến
cáo làm tang sinh trưởng của cây so với chỉ bón phân hóa học (Ti) Cây được bón phânbón sinh học (Kết hợp Sebacina vermifera và Peseudomonas) + 50% phân đạm và phan
lân có chiều cao cây (72,6 cm), số đốt trên cây (45,5 đốt), khối lượng khô (36,2 g) và
khối lượng quả trên cây (7,7 g) cao nhất, đồng thời cũng cho hàm lượng và năng suất
tinh dầu cũng cao nhất (Dadkhah, 2013).
Farshchi và ctv (2016) nghiên cứu về ảnh hưởng của phân kali sulfate và acidhumic đến sinh trưởng, năng suất và hàm lượng tinh dầu cây ban âu (Hypericumperforatum L.) Thí nghiệm hai yếu tô được bồ trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, yếu
tố thứ nhất gồm hai lượng phân bón kali sulfate (60 và 100 kg/ha) và không bón kalisulfate (đối chứng) Yếu tô thứ hai gồm xử lý acid hmic ở hai lượng (20 và 40 L/ha) vàkhông sử dụng acid humic (đối chứng) Kết quả cho thấy ban âu có chiều cây cao nhất
11
Trang 24(91,6 em) khi bón 100 kg/ha kali sulfate, trong khi chiều cao thấp nhất (60,4 cm) khikhông bón kali sulfate Mặt khác, chiều cao cây đạt giá tri cao (80,33 cm) xử lý acidhumic ở lượng cao nhất Không có sự khác biệt đáng kê giữa lượng acid humic 20 va
40 L/ha, trong khi cho thấy sự khác biệt đáng kể về chiều cao cây so với đối chứng (66,7cm) Đồng thời khi kết hợp bón 100 kg/ha kali sulfate và 40 L/ha acid humic cho hamlượng tinh dầu và hàm lượng flavonoid cao nhất
Gholami và ctv (2018) đã nghiên cứu ảnh hưởng của acid humic và phân trùnqué đến các thành phan hoạt tính sinh học, thành phần chống oxy hóa và năng suất câyrau diép xoăn (Cichorium intybus L.) Kết quả của nghiên cứu cho thấy acid humic và
phân trùn quế giúp cải thiện năng suất rau diép xoăn, tong hàm lượng polyphenol và
flavonoid Năng suất cao nhất là 20,29 g/cây khi sử dụng 0,9 kg/ha acid humic kết hợpvới 10 tan phân trùn qué trên mỗi ha Tổng hàm lượng polyphenol va flavonoid cao nhấtđạt được khi bón acid humic ở lượng 0,9 kg/ha và bón phân trùn qué voi luong 7,5tan/ha
Samadimatin va Hani (2020) đã nghiên cứu anh hưởng của việc phun acid humic
qua lá đến các đặc điểm hình thái, sắc tố quang hợp và hàm lượng tinh dầu của cây đầu
rồng (Dracocephalum moldavica L.) Thí nghiệm nghiên cứu sử dung acid humic ở balượng bón gồm 200, 400 và 800 mg/L, nghiệm thức đối chứng (không phun) và ethanol
ở ba nồng độ 5, 10 và 15% và một nghiệm thức đối chứng (không phun) Kết quả của
thí nghiệm cho thấy acid humic làm tang năng suất, chi số diệp lục tố, hàm lượng tinhdầu, carotenoid và hàm lượng đường có trong cây Kết quả tốt nhất khi sử dụng nồng độacid humic 400 mg/L Việc sử dung acid humic với ethanol, đặc biệt là phối hợp acidhumic 400 mg/L với ethanol 10% đã cải thiện các đặc điểm về hình thái, sắc tố quang
hợp và năng suất tinh dầu của cây đầu rồng.
Hassan và ctv (2021) đã tiến hành thí nghiệm để so sánh ảnh hưởng của acidhumic và acid fulvic đối với sự tăng trưởng, hoạt động chống oxy hóa và hàm lượngdinh dưỡng của cây dương kỳ thao (Achillea millefolium L) Kết quả của thí nghiệm chothấy acid humic và acid fulvic đã cải thiện sinh trưởng, các sắc tố quang hợp và chấtchống oxy hóa có trong cây Hàm lượng polyphenol, flavonoid có trong lá và hoa tăng
Trang 25Tổng hàm lượng polyphenol cao nhất trong lá trên đồng ruộng và trong nhà kính thuđược khi sử dụng acid humic ở lượng 5 và 15 kg/ha, cao hơn so với đối chứng lần lượt
là 59 và 57%.
Hoseini và ctv (2021) đã nghiên cứu ảnh hưởng của phân sinh học đến hàm lượng
Steviol glycoside và năng suất của cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana Bert.) cho thay khi
kết hợp phân trùn quế với sản phẩm chứa nam rễ (Glomus mosseae và Piriformospora
indica) giúp tăng năng suất và hàm lượng các chất N, P, K trong lá, đồng thời làm tăng
hàm lượng P trong đất, từ đó các tác giả cũng đề xuất rằng việc sử dụng phân bón sinh
học và nắm rễ có thé là phương thức hiệu quả thay thế một phần phân bón hóa học trongcanh tác bền vững cây cỏ ngọt tại Iran
Ghaderimokri và ctv (2022) đã nghiên cứu ảnh hưởng của acid humic và phân
sinh học đến hàm lượng dau và polyphenol có trong cây thì là (Foeniculum vulgare L.)
và cây cỏ ca ri (Trigonella foenum-graecum L.) trong điều kiện xen canh Kết quả chothấy khi sử dụng phân bón sinh học sẽ cho năng suất hạt cao nhất (thì là: 2233 kg/ha và
cỏ ca ri: 1240 kg/ha) Đồng thời khi sử dụng acid humic và phân bón sinh học cũng giúptăng đáng kể hàm lượng dầu của thi là (tăng từ 66 - 75%) và cỏ ca ri (tăng từ 40 - 57%)
và khi kết hợp dùng phân sinh học và trồng theo mô hình 2 cây thì là xen canh với 2 cây
cỏ ca ri giúp tăng tối da các hợp chất (E)-anethole, estragole và fenchone có trong tinhdầu cây thì là
Một nghiên cứu của Sharafabad và ctv (2022) đã được thực hiện về ảnh hưởng
của acid humic và phân trùn qué đến hàm lượng và chất lượng tinh dầu của cây hoa oảihương (Lavandula angustifolia L.) trong điều kiện trồng xen với cây mù tat (Brassicanigra L.) Kết quả của thí nghiệm cho thấy khi kết hợp sử dụng acid humic và phân trùn
qué sẽ làm tăng 16,72% năng suất hoa, 22,85% hàm lượng tinh dầu, 42,69% năng suất
tinh dau Trong đó khi kết hợp phun acid humic với nồng độ 5000 mg/L + bón lót 7,5
tan phân trùn qué cho năng suất hoa, hàm lượng tinh dau và năng suất tinh dầu hoa oảihương cao nhất lần lượt là 2,5 tắn/ha, 3,87% và 97,61 L/ha
Qua nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của phân sinh học và một số thànhphần có trong phân sinh học của nhiều tác giả trên thế giới cho thấy việc sử dụng phânsinh học có sự biến động tùy thuộc vào điều kiện thé nhưỡng, kỹ thuật canh tác và liều
13
Trang 26lượng khác nhau Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu trồng cây ngải cứu nhưng kết
quả nghiên cứu về liều lượng phân bón còn ít, đặc biệt là với đối với các loại phân sinhhọc Vì vậy, cần phải nghiên cứu đầy đủ lượng phân sinh học thích hợp cho cây ngải
cứu sinh trưởng, phát triển tốt, có năng suất, hàm lượng tinh dầu cao và đạt được hiệu
quả kinh tế
1.4.3 Một số nghiên cứu về thời điểm thu hoạch ảnh hưởng đến cây trồng
Vũ Văn Hiếu và ctv (2020) đã nghiên cứu xác định khoảng cách trồng và thời
điểm thu hoạch cây xuyên khung (Ligusticum striatum) tối ưu tại Quyết Tiến, Quan Ba,
Hà Giang Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra khoảng cách trồng 25 cm x 20 cm cho năng suấtđược liệu cao nhất (2,75 tắn/ha); thời điểm thu hoạch tốt nhất là sau khi trồng 10 tháng
Nguyễn Ngọc Anh Thư (2021) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của khoảngcách trồng và thời điểm thu hoạch đến năng suất và hàm lượng tỉnh dầu cây bạc hà Á(Mentha arvensis L.) trên vùng đất xám Thủ Đức, Thành phố Hồ Chi Minh Kết quả thí
nghiệm cho thay thời điểm thu hoạch ảnh hưởng rõ ràng đến năng suất thân lá tươi thực
thu, hàm lượng và năng suất tinh đầu có trong thân và lá Giống bạc hà DL97 trồng 0khoang cach 40 x 15 cm va thu hoach tai thoi diém 105 NST cho nang suất thực thu vànăng suất tinh dầu cao nhất lần lượt là 20,40 tắn/ha và 199,47 L/ha; lợi nhuận đạt 78,18triệu đồng/ha với tỷ suất lợi nhuận là 1,21
Nghiên cứu của Nguyễn Viết Hưng và ctv (2022) về ảnh hưởng của thời điểmthu hoạch đến năng suất và chất lượng cây thạch đen (Mesona chinensis Benth.) vụ xuân
và hè thu năm 2019 tại Lạng Sơn cho biết tại thời điểm thu hoạch từ 120 đến 130 ngàycủa vụ Xuân và vụ Hè Thu cây thạch đen có hàm lượng polysaccharide cao nhất; độnhớt dịch thạch dat 4,3 — 4,4 cP; hàm lượng pectin là 0,41 mg/mL; hàm lượng tro dat6,28% - 6,48% và năng suất thân lá đạt 59,33 — 61,67 tân/ha
Trần Danh Việt và ctv (2022) đã nghiên cứu về thời điểm thu hoạch dược liệu
cây ban âu (Hypericum perforatum L.) tại huyện Tân Lac, tỉnh Hòa Bình Kết quả củathí nghiệm cho thấy thời điểm thu hoạch cây ban âu cho năng suất được liệu cao và hàm
lượng hoạt chất hypericin tốt nhất khi cây nở hoa rộ > 70%, năng suất được liệu đạt 2,89
- 2,93 tan khô/ha, hàm lượng hypericin là 0,162 - 0,167%, cao hon so với giống của
Trang 27Dược điển Mỹ (0,04%) Thời điểm thu hái được liệu khi cây đã tàn hoa hàm lượnghypericin giảm xuống còn 0,040 - 0,042%.
Nghiên cứu của Đặng Đình Hoàng Long (2022) về ảnh hưởng của giống và thời
điểm thu hoạch đến năng suất và hàm lượng glycoalkaloid của cà gai leo (Solanum
procumbens Lour.) trên vùng đất xám bạc màu cho thấy kết quả ở các thời điểm thuhoạch khác nhau cho năng suất và chất lượng cây cà gai leo sẽ khác nhau Ở thời điểm
có hơn 90% số cây có ít nhất hai chùm quả từ một trái chín trở lên và thời điểm có hơn
90% có ít nhất ba chùm quả có một trái chín trở lên cho năng suất và hàm lượngglycoalakaloid là cao nhất
Hoàng Thị Sáu và ctv (2023) đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của thời gianthu hoạch đến năng suất, chất lượng dược liệu mạch môn (Ophiopogon japonicus (L.F.)KER GAWL.) cho thay nang suất và chất lượng dược liệu cao nhất là sau trồng ba nămnăng suất dược liệu tuoi trung bình đạt 19,1 tan/ha, ham luong chất chiết được tinh theokhối lượng khô kiệt đạt 91,34%, năng suất chất chiết đạt được 5571,8 kg/ha
Từ những thí nghiệm của các tác giả trên, có thê thấy thời điểm thu hoạch ảnhhưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng của cây trồng Một số nghiên cứu trước
đây về cây ngải cứu thực hiện tại Thành phố Hồ Chi Minh của các tác giả Đặng Dinh
Hùng (2017), Trần Lâm Bảo Ngọc (2017) và Nguyễn Thị Mến (2023) đã tiến hành thu
hoạch tại thời điểm có 50% số cây trên ô nở hoa Tuy nhiên đối với những cây lấy tinh
dầu nên thu hoạch thì nên thu hoạch khi cây cho khối lượng thân lá lớn nhất (Chu ThịThơm va ctv, 2006) Vi vậy nghiên cứu thêm về thời điểm thu hoạch dé cây ngải cứu cónăng suât và chât lượng tôt nhât là vân đê cân được quan tâm và thực hiện.
1Š
Trang 28Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 02 năm 2024 tại trại thựcnghiệm Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
2.2 Điều kiện thời tiết khu thí nghiệm
Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 11/2023 đến tháng02/2024
Nhiệt độ , Âm độ ¬
Tông lượng mưa SÔ gid năng Tháng trung bình không khí
(mm) (giờ)CC) (%)
11/2023 28,9 71,6 75 159,1
12/2023 29,1 32,9 73 180,2
01/2024 28,6 - 68 191,0
02/2024 29.2 - 68 225,4
(Dai Khí tượng Thủy văn khu vục Nam Bộ, 2024)
Số liệu thời biết Bảng 2.1 cho thấy nhiệt độ trung bình biến động trong khoảng28,6°C đến 29,2°C Tổng lượng mưa từ tháng 11 — 12 năm 2023 biến động trong khoảng
32,9 đến 71,6 mm, các tháng 01 và 02 năm 2024 không có mưa Âm độ không khí biếnđộng trong khoảng 68 đến 75% và số giờ nắng biến động trong khoảng 159,1 đến 225,4
giờ Nhìn chung điều kiện thời tiết vẫn đảm bảo tiến hành được thí nghiệm, tuy nhiênlượng mưa khá ít, trong suốt quá trình thực hiện đề tài cần đảm bảo cung cấp nước đây
đủ trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây ngải cứu trong thí nghiệm
Trang 292.3 Đặc điểm khu đất thí nghiệm
Bảng 2.2 Đặc điểm lý hóa khu thí nghiệm
Chỉ tiêu phân tích Phương pháp phân tích Đơn vị Hàm lượng
Cát % 58,3Thành phan cấp hạt Thịt Tỷ trọng kế % 31,7
Đạm dễ tiêu TCVN 5255:2009 mg/100 g 0,8
Lan dé tiéu TCVN 5256:2009 mg/100 g 49,2
Kali dễ tiêu TCVN 8662:2011 mg/100 g 252
(Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường, ĐHNL Tp.HCM, 2023)
Dựa vào tiêu chuẩn đánh giá đất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA, 1960), Slavich
và Petterson (1993) và Bảng 2.2 cho thấy: đất ở khu thí nghiệm thuộc loại đất thịt phacát với thành phan cơ giới là 58,3% cát, 31,7% thịt, 10% sét, đất chua Hàm lượng chathữu cơ, đạm, lân, kali tong số thấp Hàm lượng lân dé tiêu ở mức cao (Rayment vàLyons, 2011) Mặc dù hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp nhưng nhìn chung đất cókhả năng thoát nước tốt tạo điều kiện tốt cho bộ rễ sinh trưởng, phát triển tốt
Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả sử dụng dat và phát triển sản xuất cây ngải cứu
trên vùng đất này cần tiến hành bón bồ sung thêm phân vô cơ, hữu cơ dé tăng nguồndinh dưỡng và cải thiện cấu trúc cho đất Đồng thời bé sung thêm vôi dé điều chỉnh pHđất, tăng khả năng hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất, tăng cường hoạt động của visinh vật trong đất và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trong thí nghiệm
17
Trang 302.4 Vật liệu thí nghiệm
2.4.1 Giống
Giống ngải cứu được sử dụng trong thí nghiệm là giống ngải cứu trắng, có lá màuxanh, xẻ thùy hai lần, thân có từ 5 — 7 cạnh, mọc đứng, hương thơm nồng Thời gian từtrồng đến khi thu hoạch từ 56 — 77 ngày Nguồn giống tai trại thực nghiệm Khoa Nônghọc, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh Cây ngải cứu được trồngbằng cách giâm cành của cây Cành được giâm trong bầu giá thể trước khi đem ra trồng
Tiêu chuẩn cành giâm: chọn những cảnh bánh tẻ, cắt thành các đoạn từ 4 — 5 cm,
có từ 1 đến 2 mắt mam Giá thé giâm cây: cát
Cây con đạt tiêu chuẩn (sau khoảng từ 25 ngày sau giâm): Trên chdi có từ 3 — 4
lá thật, chổi cao trên khoảng 5 cm, bộ rễ ăn sâu từ 3 — 5 cm
Trang 31Bang 2.3 Kiểm trắng chiều cao cây (cm) và số lá (1a) cây ngải cứu
Lượng phân sinh học (kg/ha) Chiêu cao (cm) Số lá (1a)
0 4,9 3,5
6 5,0 3,6
12 5,0 3,8
CV (%) 4,0 15,3 Eunh 0.5° 0,2
ns: khác biệt không có ý nghĩa.
Qua Bảng 2.3 cho thấy kiểm trắng trước thí nghiệm đều cho chiều cao và số látrên thân chính của cây ngải cứu khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê Chiều cao
cây dao động trong khoảng từ 4,9 — 5,0 em và số lá dao động từ 3,5 — 3,8 lá Kết qua
kiểm trắng khác biệt không có ý nghĩa trong thống kê đã cho thấy được sự đồng đều của
cây con, đủ điều kiện dé tiến hành thí nghiệm đồng ruộng
2.4.2 Phần bón
Phân bón sinh học Diamond Grow Humic Acid Granules 99% của công ty TNHHĐầu Tư Nông Nghiệp Hoàng Phúc Thanh phần: 60% Acid humic; 12% K2Onn, 1%Canxi (Ca); 4000 ppm Sắt (Fe); 120 ppm Bo (B); Độ am: 25%; pHmao: 9
Phân urea Phú Mỹ (46,3% N) của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí.Phân Super lân Lâm Thao (16% PzOs) của Công ty cô phan Supe Phốt phát vahóa chất Lâm Thao
Phân kali sulfate (K2SOx) dạng bột (50% KzO) nhập khẩu và phân phối bởi Công
ty Cổ phần Vật tư Nông Nghiệp
Vôi bột Xuân Đào (CaO > 85%) của Công ty Cổ phần SOP Phú Mỹ
Nền phân trong thí nghiệm: 1 tan phân trùn qué + 500 kg vôi + 90 kg N + 60 kg
PzOs + 30 kg KzO
Lượng phân và các thời điểm bón phân
- Bon lót: 500 kg/ha vôi bột, 1 tan/ha phân trùn qué, 60 kg P2Os/ha
+ Bón toàn bộ vôi 15 ngày trước khi trồng
19
Trang 32+ Bón toàn bộ lượng phân trùn quế, phân lân và phân sinh học 10 ngày trước khi
+ Bón thúc lần 3 (30 NST): 1/3 lượng phân urea và 1/3 lượng phân kali sulfate
+ Bon thúc lần 4 (40 NST): 1/3 lượng phân urea và 1/3 lượng phan kali sulfate
2.4.3 Thuốc bảo vệ thực vật và chế phẩm sinh học
Thuốc Tasieu 1.9EC (Emamectin benzoate) của Công ty Cổ phần Việt ThắngGroup
Chế phẩm sinh học Trichoderma của Khoa Khoa học Sinh học, Trường Đại họcNông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
2.5 Phương pháp thí nghiệm
2.5.1 Bồ trí thí nghiệm
Thí nghiệm hai yếu tố đã được bồ trí theo kiểu lô phụ (Spit — plot design) với balần lặp lại, trong đó:
Yếu tố lô chính bao gồm ba lượng phân sinh học:
Ai: 0 kg/ha (ĐC) Az: 6 kg/ha As: 12 kg/haYếu tố lô phụ bao gồm bốn thời điểm thu hoạch:
Bi: Thu hoạch khi có 10% số cây có nụ (56 — 58 ngày)Ba: Thu hoạch khi có 50% số cây có nụ (61 — 64 ngày)Bs: Thu hoạch khi có 10% số cây nở hoa (67 — 71 ngày)
Trang 342.5.2 Quy mo thí nghiệm
Tổng số 6 thí nghiệm: 12NT x 3LLL = 36 6 TN
Diện tích của mỗi ô thí nghiệm: 3 mx 1,8 m = 5,4 m7
Khoảng cách giữa các 6 thí nghiệm: 0,5 m7
Khoảng cách giữa các lần lặp lại: 1 m2
Tổng diện tích các 6 thí nghiệm: 36 6 x 5,4 = 194,4 m?
Khoảng cách trồng: 30 cm x 25 cm (1 cây/hốc)
Số cây mỗi ô thí nghiệm: 72 cây (133.333 cây/ha)
Tổng số cây thí nghiệm: 2592 cây
2.6 Các chỉ tiêu và phương pháp theo đõi
2.6.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng
Đối với các chỉ tiêu sinh trưởng chỉ theo dõi, ghi nhận sự ảnh hưởng của phânsinh học đến cây ngải cứu Trên mỗi ô thí nghiệm chọn 5 cây ngẫu nhiên, đánh dấu lạibằng thanh tre để làm cây chỉ tiêu, không lấy cây đầu hàng và ngoài biên Các chỉ tiêu
về chiều cao cây, số lá trên thân chính, đường kính thân được theo đõi định kỳ 15 ngày
một lần, bắt đầu từ 10 NST trên 5 cây chỉ tiêu, theo dõi 4 lần.
Chiều cao cây (cm): dùng thước do từ vị trí từ sốc đến đỉnh ngọn (Hình 2.4)
Số lá trên thân chính (14): đếm số lá thật trên thân chính và chỉ đếm những lá xuấthiện cuống và phiến lá rõ trên thân chính
Đường kính thân (cm): dùng thước kẹp do cách gốc chéi 2 cm (Hình 2.5)
Số cành cấp một (cành): Đếm toàn bộ cành cấp một có trên cây tại các thời điểm
Trang 35Hình 2.5 Do đường kính thân
Hình 2.6 Do chỉ số điệp lục tố Hình 2.7 Do diện tích lá
2.6.2 Chỉ tiêu về sâu bệnh hại
Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại cũng chỉ ghi nhận sự ảnh hưởng của phân sinh học.Theo dõi tình hình sâu bệnh hại: ray mềm (Aphis gossypii), rệp sáp (Planococcus ciri),bệnh thối đen (Phomo strasseri Moesz), tính tông số cây bị hại trên toàn bộ số cây ngảicứu trong ô thí nghiệm định kỳ 10 ngày một lần
Tỷ lệ sâu gây hại (%) = (Số cây bị sâu hại /Tổng số cây trên ô thí nghiệm) x 100
23
Trang 36Tỷ lệ cây bị bệnh hại (%) = (Số cây bị bệnh hại /Tổng số cây trên ô thí nghiệm)
x 100.
2.6.3 Các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa
Thời điểm lay mẫu: chọn các lá thứ nhất đến thứ năm từ trên ngọn xuống tại thờiđiểm thu hoạch
Nghién 1 g lá với 10 ml ethanol 96%, ly tâm 2500 vòng/phút trong 10 phút, thu
dịch nổi và đo mật độ quang ở ba bước sóng 470 nm, 648 nm va 664 nm bằng máy do
mật độ quang (UV-2602, USA) Hàm lượng chlorophyll a, chlorophyll b và carotenoid được xác định nhờ công thức (Lichtenthaler, 1987).
Chia = 13,36A66a — 5,19Acas Chib = 27,43 Acas — 8,12 A664 carotenoid = (1000A470 — 2,13Chla — 97,64Chlb)/209 Trong đó: Chla: chlorophyll a Chlb: chlorophyll b A: OD
2.6.4 Các chỉ tiêu về hợp chat thứ cấp
2.6.4.1 Chỉ tiêu hàm lượng flavonoid
Nghiên 0,5 g bột lá khô với 2,5 mL methanol trong vòng 3 giờ Sau đó, dung dịch
được ly tâm ở tốc độ 5.000 vòng/phút trong 15 phút đề lấy phần dung dịch ở phía trên
Tiếp theo, 50 uL phần nổi được hút và cho vào ống nghiệm chứa 1 mL methanol, 300
uL AICh 10%, 0,3 mL NaNO¿ 5% và 2 mL NaOH 4% Mau duoc dé cố dinh trong 20phút ở nhiệt độ phòng trước khi do độ hấp thụ ở bước sóng 510 nm Hàm lượng
flavonoid được xác định bằng cách so sánh với đường chuẩn rutin (Atanassova và ctv,
2011).
2.6.4.2 Chỉ tiêu hàm lượng polyphenol
Cân 1 g bột lá khô ngâm trong 5 mL methanol trong 2 giờ Ly tâm ở 10.000 vòngtrong 10 phút và thu dịch nôi Sau đó, hút 0,5 mL dịch nỗi cho vào ống nghiệm chứa 0,1
mL thuốc thử Folin-Ciocateu 0,5 N Lắc đều, dé có định ở nhiệt độ phòng trong 15 phút.Hút 2,5 mL NazCOa bão hoà, lắc đều Do độ hấp thụ của dung dich ở bước sóng 750
Trang 37nm Hàm lượng polyphenol được xác định bằng cách sử dụng đường chuẩn với acid
gallic (Li va ctv, 2014).
2.6.5 Yếu tố cầu thành năng suất, năng suất và hàm lượng tinh dầu
2.6.5.1 Yếu tố cầu thành năng suất và năng suất
Khối lượng trung bình cây tươi (g/cây): Cat tại vi trí 5 cm tinh từ mặt đất, cânkhối lượng 5 cây chỉ tiêu trên mỗi ô thí nghiệm, sau đó tính trung bình
Khối lượng trung bình cây khô (g/cây): 5 cây chỉ tiêu sau khi xác định khối lượng
cây tươi sẽ được phơi khô, sau đó xác định khối lượng trung bình
Tý lệ khô/tươi (%) = Khối lượng trung bình cây khô (g)/ Khối lượng trung bìnhcây tươi (g) x 100
Năng suất tươi ly thuyết (tan/ha/dot thu hoạch) = Khối lượng trung bình cây tươi(g/cây) x (số cây/ha)/1.000.000
Năng suất tươi thực thu (tan/ha/dot thu hoạch) = [Năng suất tươi thực thu của câytrong 6 thí nghiém)/Dién tích 6 thí nghiệm x 1.000)] x 10.000
Năng suất khô lý thuyết (tắn/ha/đợt thu hoạch) = Khối lượng trung bình cây khô(g/cây) x (số cây/ha)/1.000.000
Năng suất khô thực thu (tan/ha/dot thu hoạch): [Năng suất khô thực thu của cây
6 thí nghiệm/Diện tích 6 thí nghiệm x 1.000)] x 10.000
2.6.5.2 Hàm lượng tinh dầu và năng suất tinh dầu thực thu
* Ham lượng tinh dau:
Phuong pháp lay mẫu và phân tích: thu lay 100 g mẫu (lá và thân cảnh) của 6thí nghiệm Thu mẫu tại các thời điểm thu hoạch Sau đó đem mẫu về phòng thí nghiệm
dé chiết xuất tinh dầu
Mau sau khi thu hoạch được phơi rải 2 — 3 giờ ở nhiệt độ phòng, thoáng mát,tránh ánh nang sau đó chưng cất tinh dau bằng phương pháp chung cất hơi nước lôicuốn hơi nước (Hình PL2.7 và Hình PL2.8)
25
Trang 38Quy trình thực hiện: cho 100 g ngải cứu và 500 mL nước cất vào bình cầu 1.000
mL Dun bình đến sôi, hơi nước bay sẽ cuốn theo tinh dau, hơi nước cùng tinh dầu qua
hệ thống sinh han sẽ ngưng tụ lại, rơi xuống ống ngưng tụ Tinh dầu không tan trong
nước và nhẹ hơn nước sẽ ở phía trên Sau khi hệ thống nguội, dùng ống thủy tinh húttinh dau cho vào lọ và tính hàm lượng tinh dầu (mL/100 g) Thời gian chưng cat chomỗi lần là 3 tiếng (Nguyễn Khang và Phạm Văn Hiéu, 2001)
* Hàm lượng tinh dau (%) = Hàm lượng tinh dau thu được (mL)/Khối lượng thân
lá (g) đem chưng cất x 100
* Năng suất tinh dau thực thu (L/ha/dot thu hoạch) = Hàm lượng tinh dầu (%) xNăng suất tươi thực thu (tan/ha/dot thu hoạch) x 10°
2.6.6 Hiệu quả kinh tế
Tổng chi phí (đồng/ha/đợt thu hoạch) = Chi phí chung + Chi phí riêng
Trong đó:
Chi phí chung = Y Giống, phân bón nền, công lao động, điện nước, vật liệu
Chi phí riêng = Chi phí đầu tư phân bón sinh học
Tổng thu (đồng/ha/đợt thu hoạch) = Năng suất tinh dầu thực thu (L/ha/dot thuhoạch) x Giá bán tinh dầu (đồng)
Lợi nhuận (đồng/ha/đợt thu hoạch) = Tổng thu - Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/Tổng chị phí.
2.7 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được thu thập, tổng hợp, tính toán bằng phần mềm Microsoft Excel Phân
tích phương sai ANOVA, sử dụng trắc nghiệm phân hang LSD với mức ý nghĩa a =
0,05 để phân hạng các nghiệm thức (nếu có) bằng phần mềm R 4.2.2
Trang 39Chương 3
KET QUA VÀ THẢO LUẬN
3.1 Anh hưởng của lượng phân sinh học đến sinh trưởng cây ngải cứu
3.1.1 Anh hưởng của lượng phân sinh học đến chiều cao cây ngải cứu
Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng có thể đánh giá được sựsinh trưởng, phát triển của cây trồng đồng thời cũng phản ánh đến khả năng tổng hợp vàtích lũy chất hữu cơ trong cây, chịu tác động bởi nhiều yêu tố Đối với các loại cây trồngnói chung và cây ngải cứu nói riêng, sự tăng trưởng chiều cao cây có mối quan hệ chặtchẽ với khối lượng của cây vì thế sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng; cây sinh trưởngtrong điều kiện đầy đủ nước và dinh dưỡng, chiều cao cây tăng lên dẫn đến các yếu tốkhác tăng theo và sẽ đạt năng suất cao hơn
Ảnh hưởng của việc bón các lượng phân sinh học đối với chiều cao cây ngải cứu
được thê hiện trong Bảng 3.1 Theo đó, ở các thời điểm 10 NST, 25 NST liều lượng bón
phân sinh học sử dụng trong thí nghiệm không ảnh hưởng nhiều đến chiều cao cây ngảicứu Vào 40 NST và 55 NST, chiều cao cây chịu ảnh hưởng rõ rệt của lượng phân sinhhọc Trong đó, nghiệm thức bón 12 kg/ha phân sinh học cho chiều cao cây cao nhất,khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng không bón phân sinh học
Trong thời gian đầu cây con được trồng ra đồng ruộng từ vườn ươm, giai đoạnnảy cây cần có thời gian cho quá trình bén rễ, hồi xanh Kết quả theo dõi cho thấy hầuhết cây ngải cứu trong thí nghiệm hồi xanh sau 7 ngày, ở giai đoạn này cây mới bắt đầuchuyền sang sử dụng dinh dưỡng từ đất, bộ rễ chưa phát triển mạnh nên khả năng hapthụ chất dinh dưỡng của cây còn yếu; do đó, chiều cao cây theo dõi ở giai đoạn này
không có sự chênh lệch đáng kể Thời điểm 10 NST, chiều cao cây ở các nghiệm thức
27
Trang 40khác biệt không có ý nghĩa thống kê, dao động từ 7,7 em đến 7,9 cm.
Vào thời điểm 25 NST, chiều cao của ngải cứu ở các nghiệm thức đã tăng tuynhiên vẫn còn chậm do phân chưa đủ thời gian dé phân huy, lượng phân bón tác độngcòn ít nên không có sự chênh lệch nhiều giữa các nghiệm thức Thời điểm 25 NST, chiềucao cây dao động từ 18,3 cm đến 18,8 cm Ở thời điểm 25 NST, liều lượng bón phânsinh học không ảnh hưởng đến chiều cao cây ở các nghiệm thức; sự khác biệt không có
ý nghĩa về mặt thống kê; việc bón thúc kết hợp tưới tiêu hợp lý sẽ giúp đất tơi xốp, kích
thích rễ phụ nhanh phát triển và tăng trưởng chiều cao
Bang 3.1 Ảnh hưởng của lượng phân sinh học đến chiều cao (cm) cây ngải cứu
Lượng phân sinh học Thời điểm theo dõi (NST)
Thời điểm 40 NST, chiều cao cây ngải cứu tăng nhanh và đạt giá trị gấp 2 - 3 lần
so với thời điểm 25 NST Điều này đồng nghĩa với việc các lượng phân sinh học đã ảnhhưởng lớn đến chiều cao cây nên giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa vềmặt thống kê Chiều cao cây dao động từ 47,5 - 55,8 cm Theo đó, nghiệm thức vớilượng phân 12 kg/ha phân sinh học có chiều cao cây cao nhất (55,8 cm) khác biệt không
có ý nghĩa về mặt thống kê so với nghiệm thức bón 6 kg/ha phân sinh học (52,2 cm).Tuy nhiên, nghiệm thức bón 12 kg/ha phân sinh học khác biệt có ý nghĩa về mặt thống
kê so với nghiệm thức không bón phân sinh học Qua đó cho thay, tại thời điểm 40 NST
cây ngải cứu đang trong giai đoạn sinh trưởng, ảnh hưởng của phân sinh học đến chiều
cao cây ngải cứu đã biểu hiện rõ ràng hơn so với các thời điểm 10 NST và 25 NST
Số liệu ghi nhận tại thời điểm 55 NST cho thấy đây là thời điểm sinh trưởng