Cùng với đó, có những món ăn được biến tấu đa dạng theo khẩu vị và sở thích của thực khách, đặc sắc nhất là chiếc bánh mì được thêm thắt các loại nhân: bơ, pa-tê, giò chả, thịt heo quay,
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
_oOo
MÔN: DINH DƯỠNG VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
VỆ SINH ĂN UỐNG NƠI CÔNG CỘNG
Trang 2II NỘI DUNG CÁC CUỘC HỌP:
đưa ra những nội dung cần có của bài
- Nhóm trưởng chia nội dung và phân công cho các thành viên
toàn thức ăn đường phố
toàn thực phẩm của một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố
Trang 3MỤC LỤC
I TỔNG QUAN VỀ THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ: 4
1 Tổng quan: 4
2 Đặc điểm: 5
II Quy định/ yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 8
1 Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 9
2 Một số Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo nghị định 178/ 2013/ NĐ- CP ngày 14/ 11/ 2013: 10
III Nguyên nhân thức ăn đường phố chưa an toàn: 11
1 Nguyên liệu thực phẩm: 11
2 Người chế biến: 13
3 Phương pháp chế biến: 14
4 Môi trường chế biến: 15
5 Bảo quản: 16
IV Đề xuất giải pháp về kiểm soát an toàn thức ăn đường phố: 18
1 Đối với nhà nước: 18
2 Về các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 19
3 Về người kinh doanh thức ăn đường phố: 21
V Sự kiện ngộ độc: 22
Trang 4I TỔNG QUAN VỀ THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ:
1 Tổng quan:
Mỗi điểm đến ở một đất nước, thành phố nào dù lớn hay nhỏ đều có một di sản ẩm thực đường phố đặc trưng và hấp dẫn Tại Việt Nam, những đô thị kinh tế càng cởi mở, phát triển thì càng thu hút nhiều dân cư tứ phương đến sinh sống, lập nghiệp
Do đó, nhu cầu thưởng thức ẩm thực ở những khu vực này rất lớn và hội tụ
đủ món ngon ba miền, thậm chí là các món ăn đặc trưng của nước ngoài cũng được
du nhập và bày bán khắp đường phố
Thức ăn đường phố là các loại thức ăn, đồ uống đã được chế biến hay sẵn sàng chế biến và phục vụ tại chỗ theo yêu cầu của khách hàng Các món này được bày bán trên vỉa hè, lề đường ở những đường phố, khu phố đông người hoặc nơi công cộng gần các điểm, khu du lịch, giải trí, khu phố ăn uống ngoài trời, trường học, công ty… mang hình thức của gian hàng di động trên quầy, sạp, ki-ốt tạm thời
và các loại xe đẩy Dần dà theo nếp sống đô thị, các món ăn đường phố đã trở nên phổ biến bởi tính thuận tiện, nhanh chóng và giá cả cạnh tranh với mức tiêu thụ lớn
Theo khái niệm của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống được làm sẵn hoặc chế biến, nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, những nơi công cộng
Cùng với vị trí địa lý trải dài khắp ba miền Bắc, Trung, Nam, mỗi vùng miền
ở nước ta lại có những món ăn đặc sắc, mang đậm sắc thái của địa phương đó Do vậy, ẩm thực đường phố Việt ở các đô thị mang tính đa dạng, phong phú khi tổng hòa hương sắc ba miền
Trang 5Theo dòng chảy của thời gian, những “nghệ sĩ” ẩm thực đường phố Việt đã không ngừng sáng tạo, chế biến những món ăn ngon, “định vị” được một nét tinh túy riêng của ẩm thực Việt trong lòng biết bao thực khách trong và ngoài nước Những món ăn đường phố Việt với giá thành bình dân nhưng lại ẩn chứa một tiêu chuẩn ẩm thực cao Các món đặc trưng thanh đạm của miền Bắc như: phở, xôi xéo, bánh cuốn, bún ốc, bún đậu mắm tôm… hay hương vị cay nồng, đậm đà của miền Trung là bún bò Huế, bánh bột lọc, nem lụi, bánh căn, mì Quảng, cùng vị chua ngọt đậm đà của lẩu mắm, bánh xèo, hủ tiếu, bún thịt nướng miền Nam… giờ đây
đã quá đỗi quen thuộc với người dân ở khắp các đô thị
Cùng với đó, có những món ăn được biến tấu đa dạng theo khẩu vị và sở thích của thực khách, đặc sắc nhất là chiếc bánh mì được thêm thắt các loại nhân:
bơ, pa-tê, giò chả, thịt heo quay, trứng ốp la, xá xíu, ruốc cùng ít rau dưa, đồ chua
và nước sốt… được bày bán khắp đường phố, thích hợp ăn sáng, trưa, tối, vừa rẻ lại rất tiện lợi Bánh ngon không phải nhờ nguyên liệu quá cầu kỳ, tinh xảo mà đặc biệt ở chỗ được tạo ra từ những thứ dân dã, gần gũi nhất mà vẫn tổng hòa các mùi
vị, thể hiện sự tinh tế và cái hồn của con người, vùng đất Việt Cứ thế, bánh mì Việt thơm ngon đã vươn xa khỏi biên giới quốc gia, gây “thương nhớ” với khách
du lịch năm châu và làm tự hào nền ẩm thực đường phố của dân tộc
2 Đặc điểm:
Thức ăn đường phố ngày càng trở nên phổ biến cùng với nếp sống đô thị hóa
vì các mặt tích cực của nó đối với xã hội:
+ Nó cung cấp một nguồn thức ăn thường giàu chất dinh dưỡng với giá cả phải chăng và mang hương vị đặc biệt Nó thường đa dạng và tiện lợi cho những người có thu nhập thấp và eo hẹp thời gian, đồng thời cũng hấp dẫn cả khách du lịch và những người có kinh tế khá
+ Thuận tiện cho người tiêu dùng, nguồn thức ăn đa dạng, hấp dẫn, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thức ăn cho xã hội
+ Đôi khi thức ăn đường phố còn là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia
Trong đó phổ biến nhất là bánh mì: Bánh mì thì quá quen thuộc, từ đơn giản đến cao cấp và là một trong những món ăn làm nên sự độc đáo của ẩm thực Việt Nam Từ lâu, bánh mì đã trở thành món ăn quen thuộc với nhiều người, cũng đã làm nhiều du khách nước ngoài say đắm
Bánh mì khiến nhiều người mê mẩn bằng những đặc trưng riêng biệt Trong những năm gần đây, bánh mì xuất hiện trên bản đồ ẩm thực thế giới bởi hương vị
Trang 6mà không nơi nào có được Vỏ ngoài giòn rụm, ruột bên trong mềm và nhân bánh đậm đà, đa dạng nhưng bánh mì lại có mức giá bình dân.[5]
PV Thanh Niên đã có cuộc khảo sát ngẫu nhiên với 260 người, số người
tham gia khảo sát, độ tuổi trong khoảng từ 15 – 19 tuổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất (45,8%), Từ 20 – 24 tuổi chiếm (35%), độ tuổi 25 – 29 chiếm (10,8%), độ tuổi trên
30 tuổi và dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ phần trăm tương ứng lần lượt là (5,8%) và (2,7%).[5]
Với thói quen ăn bánh mì hằng ngay, phần lớn số đông đều chọn rằng đôi khi sẽ mua lấy một ổ và thưởng thức nó (60,4%) Còn với các "tín đồ" trung thành của món bánh mì thì tỉ lệ cũng không phải là nhỏ: chiếm 28,5% Con số này cho thấy bánh mì là món ăn khá yêu thích của nhiều người Có khá ít người không ăn bánh mì hằng ngày với tỉ lệ 11,2%.[5]
Trang 7Bên cạnh mặt tích cực, nó cũng tiêu cực của nó, đó là:
cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện kinh tế hạn hẹp nên có thể thức ăn
dễ biến chất làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng
không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nguyên liệu không được lựa chọn
kỹ, nơi bán hàng gần khu công cộng như đường phố, bến tầu xe, dễ ô nhiễm các vi sinh vật (VSV) gây bệnh, hóa chất độc hại, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm (như sốt thương hàn, viêm gan, viêm
dạ dày, lỵ và các nhiễm trùng khác), gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người tiêu dùng, ảnh hưởng đến an sinh xã hội, giao thông, môi trường, mỹ quan đô thị
Dạo quanh các trường học, khu công nghiệp, cổng bệnh viện trên địa bàn TPHCM có thể dễ dàng bắt gặp những gánh hàng rong, xe đẩy bán đủ loại đồ ăn, thức uống đã làm sẵn Nhiều xe chở đồ ăn chỉ dùng tạm bợ vài tấm ni lông để trùm qua loa; thậm chí có xe còn không che đậy, bất chấp khói xe, bụi bặm, ruồi nhặng Nhiều người vô tư ngồi bệt trên miệng hố ga, cạnh đống rác, rồi múc đồ ăn, thức uống bán cho khách
Dù biết không đảm bảo an toàn thực phẩm nhưng rất nhiều khách hàng, phần đông là công nhân lao động chen chân mua, ăn cho kịp giờ làm
Tại TPHCM, theo Ban Quản lý ATTP, trên địa bàn có hơn 13.500 điểm kinh doanh thức ăn đường phố với khoảng 15.850 người tham gia kinh doanh Nhìn
Trang 8nhận thực trạng thức ăn đường phố hiện nay, bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban quản lý ATTP TPHCM, cho rằng, do thuận tiện, giá thành rẻ nên thức ăn đường phố luôn thu hút được nhiều người tiêu dùng Tuy nhiên, bên cạnh ưu thế trên là những mối nguy hại khó lường cho sức khỏe người tiêu dùng
Bánh mì mặc dù là một món ăn đặc trưng của ẩm thực Việt Nam, chúng ta
có thể bắt gặp tủ bánh mì trên mọi nẻo đường, từ trường học, bệnh viện đến các nhà máy, xí nghiệp Bánh mì thông thường là một món ăn sáng, tiện lợi đối với nhiều người dân Tuy nhiên, gần đây, tại một số địa phương trên toàn quốc đã xảy
ra vụ ngộ độc thực phẩm có số lượng người mắc số lượng lớn, đã có trường hợp tử vong do ăn bánh mì không đảm bảo an toàn thực phẩm
Gần đây nhất vào tháng 8 vừa qua, 149 người ở Đồng Tháp đã bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại một cửa tiệm ở TP Hồng Ngự Các nạn nhân nhập viện cấp cứu với triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy… [4] Kết quả lấy mẫu bệnh phẩm, 29/51 bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Salmonella Kết quả lấy mẫu thực phẩm cho thấy 1/5 số mẫu patê gan nhiễm vi khuẩn Salmonella [4]Vào tháng 5, ngộ độc bánh mì tại Đồng Nai khiến gần 600 trường hợp phải nhập viện Trong đó, bé trai 5 tuổi tử vong sau 1 tháng cấp cứu, hồi sức tích cực tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) [4]
Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm như pate, thịt lợn đã qua chế biến, chả lụa, dưa muối chua lấy tại cơ sở bánh mì phát hiện khuẩn Salmonella Sở Y tế Đồng Nai kết luận, nguyên nhân gây ra vụ ngộ độc trên có liên quan đến vi khuẩn Salmonella.[4]
II Quy định/ yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
Hiện nay vấn đề đảm bảo ATVSTP đang được xã hội hết sức quan tâm Ở một số tỉnh thành có những vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra đặc biệt là công nhân bị ngộ độc thực phẩm ở các khu công nghiệp Chính vì vậy các qui định của luật VSATTP về thức ăn đường phố thông qua các thông tư 30/ 2012/ TT - BYT và Nghị định 178/ 2013/ NĐ – CP đã được ban hành
Sau đây là một số kiến thức cơ bản về các qui định, các điều kiện VSATTP đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trong các thông tư 30/ 2012/ TT - BYT và Nghị định 178/ 2013/ NĐ – CP đã được ban hành
Trang 91 Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
Các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố ngày càng trở nên phổ biến và tăng nhanh về số lượng ở Việt Nam, đặc biệt là ở các thành phố Việc sử dụng thức ăn đường phố mang đến những tiện lợi nhất định cho người dân, như tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian… Tuy nhiên, những nguy cơ về mất vệ sinh an toàn thực phẩm luôn luôn tiềm tàng, có thể gây ra những thiệt hại về sức khỏe, tính mạng cho người sử dụng
Để kiểm soát việc đảm bảo an toàn thực phẩm và hạn chế những tác động tiêu cực nói trên, Chính phủ đã quy định nghiêm ngặt những điều kiện đối với các
cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại Thông tư 30/2012/TT – BYT do Bộ Y Tế ban hành
Căn cứ Thông tư 30/2012/TT – BYT, các điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để một cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được phép hoạt động như sau: a) Điều kiện về địa điểm của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đường phố thì nơi bày bán thực phẩm phải cách biệt các nguồn ô nhiễm, bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh
- Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chứa đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm vệ sinh, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại
b) Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay; có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chứa đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức
ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm
sinh và phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập Đồng thời, các cơ sở này phải trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải được thu gom và bảo đảm không gây
ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh
c) Điều kiện người bán hàng:
người bán hàng thức ăn đường phố như sau:
Trang 10- Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định; phải được khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ theo quy định Việc khám sức khoẻ và cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khoẻ do các cơ quan y tế từ cấp quận, huyện và tương đương trở lên thực hiện
các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ Y tế quy định
2 Một số Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo nghị định 178/ 2013/ NĐ- CP ngày 14/ 11/ 2013:
Theo điều Điều 22 nghị định 178/ 2013/ NĐ - CP vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
1 Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bày bán thức ăn không có bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm an toàn thực phẩm; b) Không có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, ngăn côn trùng và động vật gây hại; c) Sử dụng nơi bày bán không cách biệt với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm; d) Không có thiết bị bảo quản thực phẩm theo quy định;
đ) Sử dụng dụng cụ ăn uống, chế biến, chứa đựng, bảo quản thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm;
d) Dùng tay tiếp xúc trực tiếp với thức ăn
2 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nước không đạt quy chuẩn kỹ thuật để chế biến, kinh doanh thực phẩm; b) Sử dụng nguyên liệu để chế biến thức ăn không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn
sử dụng, không bảo đảm an toàn;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm không có nguồn gốc, xuất xứ; hết hạn sử dụng, không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định, không bảo đảm an toàn;
d) Sử dụng bao gói chứa đựng thức ăn không bảo đảm an toàn thực phẩm;
đ) Kinh doanh thức ăn không bảo đảm an toàn
Trang 113 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh thức
ăn đường phố không bảo đảm an toàn thực phẩm dẫn đến ngộ độc thực phẩm
III Nguyên nhân thức ăn đường phố chưa an toàn:
`Bán đồ ăn đường phố đóng vai trò kinh tế xã hội quan trọng ở các nước đang phát triển, cung cấp cơ hội việc làm và là nguồn thu nhập chính cho nhiều cá nhân (Oladipo‐Adekeye và Tabit, 2021) Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm trong việc bán đồ ăn đường phố vẫn là một mối quan tâm lớn Các người bán đồ ăn đường phố thường thiếu kiến thức và kỹ năng về an toàn thực phẩm, dẫn đến các thực hành vệ sinh kém, khiến người tiêu dùng phải đối mặt với thực phẩm không
an toàn và các rủi ro sức khỏe tiềm ẩn
1 Nguyên liệu thực phẩm:
Nguồn gốc của nguyên liệu là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến độ an toàn và chất lượng của thực phẩm Nhiều quầy bán đồ ăn đường phố lại sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ rõ ràng hoặc không đạt tiêu chuẩn về chất lượng để tiết kiệm chi phí Thực phẩm có khả năng bị hỏng hoặc không còn tươi mới, dẫn đến nguy
cơ cao về nhiễm khuẩn Hơn nữa, việc mua sắm nguyên liệu từ các chợ truyền thống mà không tiến hành kiểm tra chất lượng cũng khiến cho thực phẩm không đảm bảo an toàn có thể được sử dụng trong quá trình chế biến
Chất lượng và an toàn của thực phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu Trong thực tế, không ít quầy hàng bán thức ăn vỉa hè khai thác loại nguyên liệu không có chứng nhận nguồn gốc hoặc không đáp ứng yêu cầu về chất lượng Nguy cơ thực phẩm bị ôi thiu hoặc không còn tươi ngon sẽ tăng lên đáng kể, kéo theo khả năng nhiễm khuẩn cao Đồng thời, nếu người bán mua nguyên liệu từ các khu chợ truyền thống mà không thực hiện các bước kiểm tra cần thiết, điều này càng làm gia tăng khả năng đưa vào quy trình chế biến những thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh
Trang 12Hình 1: Chợ
Các thực phẩm được mua sắm từ chợ dễ bị mất vệ sinh và bị nhiễm vi sinh vật do chợ là một môi trường với nhiều người qua lại và những người bán hàng với nhiều sản phẩm khác nhau bán tại chung một môi trường rất có thể sẽ bị ảnh hưởng chéo các thực phẩm lại với nhau, đồng thời các thực phẩm bày bán không được bảo quản kỹ mà để tiếp xúc trực tiếp với không khí sẽ dễ bị các loại vi sinh vật xâm nhập và làm ô nhiễm
Ở đây bánh mì là một loại thực phẩm nổi tiếng ở Việt Nam ta, đi khắp nơi
ta đều thấy được các xe bánh mì với nhiều loại đa dạng, phong phú Tuy nhiên đã
có rất nhiều trường hợp bị ngộ độc bởi các xe bán hàng này ngoài đường phố,về cơ bản các thành phần nguyên liệu trong bánh mì rất phong phú và đa dạng từ các loại rau đến các loại thịt được kết hợp lại với nhau cho vào 1 ổ bánh mì Song các người bán có thể không sử dụng các sản phẩm an toàn cho sức khỏe mà chọn các nguồn nguyên liệu rẻ tiền như các loại rau đã bị dập, hư, không rõ nguồn gốc, mua thịt của những con vật đã bị bệnh để giảm chi phí chi tiêu và sử dụng lại qua ngày nếu không bán hết trong ngày Điều này đã khiến cho thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật và không còn an toàn,các dấu hiệu ta có thể thấy được như rau đổi màu, không còn màu xanh đẹp mắt mà bị biến đổi qua ố vàng, xám đen do để bên ngoài lâu dần dẫn đến bị oxy hóa và vi sinh vật bám vào Thịt xuất hiện mùi khó chịu và màu sắc không được tươi, đẹp, xuất hiện các đốm đen hoặc mốc, xuất hiện vết nhớt… Đối với bánh mì thì nó cũng là 1 trong những nguyên liệu chính để tạo nên 1 ổ bánh mì thịt,….hoàn chỉnh Thường người bán không hết số lượng bánh mì họ thường cất
Trang 13mềm, mất đi hình dáng đẹp như ban đầu, bánh để lâu ngoài không khí dễ bị gió, bụi bám vào và làm mất đi tính vệ sinh an toàn thực phẩm
Để tránh tình trạng trên gây ra ta cần phải lựa chọn những nguyên liệu phù hợp, an toàn với sức khỏe của người dùng, hạn chế để qua ngày các thực phẩm để tránh gây hư hỏng, nhiễm bẩn gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng
2 Người chế biến:
Người làm thực phẩm có vị trí rất quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho các món ăn mà họ phục vụ Song, thực tế là không ít người bán hàng vẫn thiếu kiến thức cần thiết về vấn đề an toàn thực phẩm Họ có thể không nắm rõ quy trình
xử lý thực phẩm một cách an toàn, dẫn đến việc không chú ý đến việc rửa tay, không sử dụng găng tay, hay không bảo đảm tính sạch sẽ của dụng cụ chế biến Vấn đề vệ sinh cá nhân cũng thường xuyên xảy ra, và điều này có thể gây ra tình trạng vi khuẩn từ cơ thể con người lây nhiễm vào thực phẩm mà họ đang chuẩn bị
Qua đoạn video của nhóm quan sát ta có thể thấy được người bán không dùng các trang bị bảo hộ vệ sinh như không dùng bao tay, áo bảo hộ, khẩu trang
mà họ trực tiếp chế biến Các vấn đề vệ sinh không được sạch sẽ, không nắm rõ được bàn tay đã được vệ sinh trước khi thực hiện chế biến hay chưa, việc không dùng đồ bảo hộ có thể trực tiếp gây ra mất an toàn thực phẩm Các vi sinh vật bám trên cơ thể người có thể rớt vào các nguyên liệu và làm cho thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật gây mất vệ sinh đối với người tiêu dùng
Trang 14Hình 2: Người chế biến không dùng bảo hộ
Vì vậy, việc đào tạo và nâng cao nhận thức của những người làm nghề chế biến thực phẩm về an toàn vệ sinh là rất cần thiết Những hiểu biết này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của khách hàng mà còn xây dựng lòng tin đối với sản phẩm
mà họ cung cấp Nếu không giải quyết được những lỗ hổng này, nguy cơ ô nhiễm thực phẩm sẽ tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng
3 Phương pháp chế biến:
Cách chế biến thực phẩm có ảnh hưởng đáng kể đến sự an toàn của món ăn