1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TUYẾN SỐ 43 (BẾN XE MIỀN ĐÔNG - PHÀ CÁT LÁI)

78 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tuyến số 43 (Bến xe Miền Đông - Phà Cát Lái)
Tác giả Đinh Thị Cẩm Tiên
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Dũng
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quy hoạch Giao thông Vận tải Đô thị
Thể loại Thiết kế môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 8,92 MB

Nội dung

Việc tổ chức quản lý vận tải hànhkhách công cộng bằng xe buýt sẽ giúp cho quá trình hoạt động của các xe buýt trêntuyến nói riêng và tình hình hoạt động của các tuyến xe buýt trên toàn m

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA VẬN TẢI - KINH TẾ

THIẾT KẾ MÔN HỌCQUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THÔNG TIN BÁO CÁO THIẾT KẾ MÔN HỌC QUY HOẠCH GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐÔ THỊ

1 Thông tin chung:

- Xác định thực trạng công tác tổ chức VTHKCC của tuyến xe số 43, từ đó nghiên cứucác giải pháp, phương án nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tuyến trong tương lai

- Sinh viên thực hiện: ĐINH THỊ CẨM TIÊN

- Lớp: Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải đô thị K61

- Khoa: Vận Tải - Kinh Tế

- Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Văn Dũng

2 Mục tiêu của báo cáo:

- Điều tra - dự báo trong quy hoạch giao thông vận tải

- Tìm hiểu về quy trình tổ chức VTHKCC

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý tuyến xe buýt số 43trong tương lai

3 Kết quả báo cáo:

Dựa vào những thực trạng tìm hiểu được về tuyến xe buýt số 43 nghiên cứu các giảipháp, phương án nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tuyến trong tương lai

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn báo cáo thiết kế môn học Quy hoạch giao

thông vận tải đô thị (phần này do người hướng dẫn ghi):

Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng 11 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn

Nguyễn Văn Dũng

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc, nơi diễn ra các hoạtđộng kinh tế, chính trị, vui chơi, giải trí, giao thông lớn nhất nước Và với tốc độ giatăng của số lượng phương tiện cá nhân quá nhanh như ở thành phố Hồ Chí Minh đã tạocho giao thông đô thị hiện nay của thành phố rất nhiều sức ép, vấn nạn ùn tắc giaothông đã, đang và ngày càng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế -

xã hội cũng như đời sống hàng ngày của người dân thành phố

Để giải quyết vấn đề này thì phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt là giải pháp tối ưu nhất trong thời điểm hiện nay Vận tải hành khách công cộng

là phương thức phổ biến nhất hiện nay, với tính cơ động cao, hình thức vận tải này cómặt ở khắp mọi nơi và ở mọi thời điểm, nhờ vậy mà vận tải hành khách công cộng cóthể đảm nhiệm được nhu cầu của hành khách Nhu cầu ngày càng cao, các doanhnghiệp kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ngày càng nhiều Trêncác tuyến xe buýt của doanh nghiệp vận tải luôn nâng cao chất lượng dịch vụ của mình

cả về chất và lượng mà vẫn đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, đây là bài toán khóđặt ra cho các doanh nghiệp vận tải Để đạt được những yêu cầu trên thì cần phải cónhững biện pháp tổ chức quản lý vận tải hợp lý Việc tổ chức quản lý vận tải hànhkhách công cộng bằng xe buýt sẽ giúp cho quá trình hoạt động của các xe buýt trêntuyến nói riêng và tình hình hoạt động của các tuyến xe buýt trên toàn mạng lưới nóichung sẽ được ổn định, đảm bảo số chuyển hoạt động đúng theo biểu đồ giờ để phục

vụ hành khách, đồng thời giám sát được kinh phí trợ giá cho các chuyến xe buýt không

bị thất thoát

Tổ chức và quản lý vận tải hành khách công cộng tốt mang đến cho giao thông đô thịmột bộ mặt mới văn minh hơn, bền vững hơn, thu hút được mọi hành khách, góp phầngiảm ách tắc giao thông như hiện nay Do đó, với mục đích hoàn thiện công tác tổchức VTHKCC để mạng lưới xe buýt phát triển mạnh mẽ hơn, em xin chọn đề tài:

“NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT TUYẾN SỐ 43 (BẾN XE MIỀN ĐÔNG - PHÀ CÁT LÁI)”

Trang 7

2 Mục tiêu, nội dung nghiên cứu

- Mục tiêu: Nghiên cứu hoàn thiện công tác tổ chức vận tải hành khách côngcộng bằng xe buýt trên tuyến số 43

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt trên tuyến số 43

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung vào nghiên cứu thực trạng và hiệu quả hoạtđộng trong công tác tổ chức quản lý vận tải hành khách bằng xe buýt trên tuyến số 43

4 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên những cơ sở lý luận về công tác tổ chức vận tải hành khách công cộngbằng xe buýt, kết hợp với các phương pháp điều tra khảo sát và phân tích thực tế đểlàm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận thì bài báo cáo được chia làm 3 chương với nộidung như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VẬN TẢI HÀNH

KHÁCH CÔNG CỘNG

1.1 Tổng quan về vận tải hành khách công cộng đô thị

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vận tải hành khách công cộng

a) Khái niệm

 Vận tải

Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhucầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển, đối tượng vận chuyển gồm con người(hành khách) và vật phẩm (hàng hóa) Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩmtrong không gian rất đa dạng, phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải.Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế (lợinhuận) để đáp ứng yêu cầu về sự di chuyển đó mà thôi

Tất cả của cải vật chất chủ yếu cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người,của cải của xã hội được tạo ra ở 4 ngành sản xuất vật chất cơ bản: công nghiệp khaikhoáng, công nghiệp chế biến, nông nghiệp và vận tải Đối với một ngành sản xuất vậtchất như công nghiệp, nông nghiệp… trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của 3yếu tố, đó là công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động Vận tải cũng làmột ngành sản xuất vật chất vì trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng có sựkết hợp của 3 yếu tố trên

Ngoài ra trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượngvật chất nhất định như: vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải…Hơn nữa,đối tượng lao động (hàng hóa, hành khách vận chuyển) trong quá trình sản xuất vận tảicũng trải qua sự thay đổi nhất định

Có thể đưa ra khái niệm vận tải như sau: Vận tải là quá trình thay đổi (di chuyển)

vị trí của hàng hóa, hành khách trong không gian và thời gian để nhằm thỏa mãn nhucầu nào đó của con người

(Theo Giáo trình Nhập môn Vận tải ô tô, NXB Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2008)

Trang 9

 Vận tải hành khách công cộng

Vận tải hành khách được hiểu theo nghĩa rộng là một hoạt động, trong đó sự vậnchuyển được cung cấp cho hành khách để thu tiền cước bằng những phương tiện vậntải mà không phải của họ, hay vận tải hành khách công cộng là tập hợp các phươngtiện vận tải phục vụ đám đông có nhu cầu đi lại trong thành phố và nhiều quan niệmkhác Tổng quát nhất thì có 2 khái niệm như sau:

- Khái niệm thứ nhất: Nếu theo tính chất xã hội của đối tượng phục vụ thì vận tảihành khách công cộng là loại hình vận tải phục vụ chung cho xã hội mang tính cộngđồng trong đô thị, bất cứ nhu cầu đi lại thuộc nhu cầu gì (nhu cầu thường xuyên, nhucầu ổn định, nhu cầu phục vụ cao ) Theo quan niệm này thì vận tải hành khách côngcộng bao gồm cả vận tải taxi, xích lô, xe máy chở người…

- Khái niệm thứ hai: Nếu theo tính chất phục vụ của vận tải (không theo đốitượng) thì vận thì vận tải hành khách công cộng là loại hình vận chuyển trong đô thị cóthể đáp ứng khối lượng lớn nhu cầu vận đi lại của mọi tầng lớp dân cư một cáchthường xuyên, liên tục theo thời gian xác định, theo hướng và theo tuyến ổn định theotừng thời kỳ nhất định

(Theo Giáo trình Nhập môn Vận tải ô tô, NXB Đại học GTVT, Hà Nội, 2008)

b) Đặc điểm của vận tải hành khách công cộng

 Xét về phạm vi hoạt động (theo không gian và thời gian):

- Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC bằng xe buýt thường có cự lytrung bình và ngắn trong phạm vi thành phố, phương tiện vận tải thường xuyên dừng

đỗ dọc tuyến để phù hợp với nhu cầu của hành khách

- Thời gian hoạt động: Giới hạn thời gian hoạt động của VTHKCC bằng xe buýtchủ yếu vào ban ngày do phục vụ đi lại thường xuyên

 Xét về phương tiện vận tải hành khách công cộng:

- Phương tiện có kích thích thường nhỏ hơn so với cùng loại dùng trong vận tảiđường dài nhưng không đòi hỏi tính việt dã cao như phương tiện vận chuyển hànhkhách liên tỉnh

- Do phương tiện chạy trên tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọctuyến có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng tốc, dừng đỗ nhiều lần nên đòihỏi phải có gia tốc cao

Trang 10

- Do lượng hành khách lên xuống nhiều, đi trên khoảng cách ngắn cho nên nhiềuphương tiện thường bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng, thông thường chỗ ngồi thườngkhông quá 40% sức chứa phương tiện, chỗ ngồi phải thuận tiện cho việc đi lại trênphương tiện.

- Để đảm bảo an toàn và phục vụ hành khách tốt nhất, trong phương tiện thường

bố trí các thiết bị kiểm tra vé tự động, bán tự động hoặc thủ công (nhân viên bán vé)

- Do hoạt động trong đô thị, thường xuyên phục vụ một khối lớn hành khách chonên phương tiện đòi hỏi cao về việc đảm bảo vệ sinh môi trường (thông gió, tiếng ồn,

độ ô nhiễm của khí xả,…)

- Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầuthẩm mỹ, hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các thiết bị trong xe giúp hànhkhách để nhận biết và gây tâm lý thiện cảm về tính hiện đại, chuyên nghiệp củaphương tiện

 Xét về tổ chức vận hành:

Yêu cầu hoạt động rất cao, phương tiện phải chạy với tần suất lớn, một mặt đảmbảo độ chính xác thời gian và không gian, mặt khác phải đảm bảo chất lượng phục vụhành khách, giữ gìn trật tự an toàn giao thông đô thị Bởi vậy để quản lý và điều hành

hệ thống VTHKCC đòi hỏi phải có hệ thống trang thiết bị đồng bộ và hiện đại

 Xét về hiệu quả tài chính:

Năng suất vận tải thấp, do cự ly ngắn, phương tiện dừng tại nhiều điểm, tốc độthấp,… nên giá thành vận chuyển cao Giá vé do nhà nước quy định và giá vé nàythường thấp hơn giá thành để có thể cạnh tranh với các phương tiện cá nhân đồng thờiphù hợp với thu nhập bình quân của người dân Điều này dẫn đến hiệu quả tài chínhtrực tiếp của các nhà đầu tư vào VTHKCC thấp, vì vậy không hấp dẫn các nhà đầu tư

tư nhân Bởi vậy nhà nước thường phải có chính sách trợ giá cho VTHKCC bằng xebuýt ở các thành phố lớn

c) Vai trò của vận tải hành khách công cộng

- VTHKCC tạo thuận lợi chung cho việc phát triển đô thị, tỉnh, thành phố nhằmtăng khả năng kết nối, từng bước nâng tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện vận tải

Trang 11

hành khách công cộng, từ đó góp phần hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, giảmthiểu ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

- VTHKCC là nhân tố chủ yếu để tiết kiệm thời gian đi lại của người dân trongthành phố, nội tỉnh, góp phần tăng năng suất lao động xã hội

- VTHKCC đảm bảo an toàn và giữ gìn sức khỏe cho người đi lại: việc ngườidân sử dụng các loại hình vận tải hành khách công cộng nhằm hạn chế việc ùn tắc giaothông, các khí thải từ phương tiện, đảm bảo an toàn và hạn chế được mức thấp nhấtviệc xảy ra tai nạn cho hành khách đi xe

- VTHKCC góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an toàn và ổn định:việc sử dụng phương tiện công cộng là một trong những giải pháp hiệu quả nhằm giảmbớt phương tiện cá nhân, từ đó hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông, giảm áp lực chogiao thông đô thị và bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp

1.1.2 Phân loại vận tải hành khách công cộng

Phương tiện vận tải hành khách công cộng có đặc điểm chuyên chở được nhiềuhành khách, diện tích chiếm dụng đường rất nhỏ so với các loại phương tiện khác (tínhcho một hành khách) Vì vậy, các phương tiện vận tải hành khách công cộng luôn giữvững vai trò chủ yếu trong việc phục vụ hành khách của thành phố

Phương tiện vận tải hành khách công cộng có thể phân loại theo nhiều tiêu thứckhác nhau: Chức năng sử dụng, vị trí xe chạy đối với đường phố, đặc điểm xây dựngđường xe chạy, động cơ sử dụng, sức chứa của phương tiện

Trang 12

Hình 1-1 Phân loại vận tải hành khách công cộng theo sức chứa

Đối với nước ta hiện nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn yếu, không đồng bộ và chưađáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng nên phương tiện vận tải hành khách côngcộng bằng xe buýt được xem là phương tiện hiệu quả và phù hợp trong hoàn cảnh hiệnnay của nước ta

1.1.3 Khái quát về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

a) Một số khái niệm của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

VTHKCC bằng xe buýt là một trong những loại hình vận tải hành khách côngcộng hoạt động theo một biểu đồ vận hành nhằm phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày củangười dân trong các thành phố và các khu đông dân cư, có thu tiền vé theo quy định

Theo nghị định số 10/2020/NĐ-CP của chính phủ quy định về kinh doanh và điềukiện kinh doanh vận tải bằng ô tô thì kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

là kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô có các điểm dừng đón trả khách và xe chạy

PHƯƠNG TIỆN VTHKCC

Tàu điệntrên cao

Ôtô buýt

Xe điệnbánh hơi

Taxi lamXe Xích lô thô Xe

Trang 13

theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định, bao gồm tuyến xe buýtnội tỉnh và tuyến xe buýt liên tỉnh Trong đó:

- Tuyến xe buýt nội tỉnh: là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của

một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Tuyến xe buýt liên tỉnh: là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của

hai hoặc ba tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểmdừng, đón trả khách và chạy theo biểu đồ vận hành trong phạm vi nội thành, nội thị,phạm vi tỉnh hoặc phạm vi giữa 2 tỉnh liền kề

Trường hợp điểm đầu và điểm cuối của tuyến xe buýt liền kề thuộc đô thị đặc biệtthì không vượt quá 3 tỉnh, thành phố Cự ly tuyến xe buýt không quá 60km

Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt là nơi bắt đầu, kết thúc của một hành trình

xe chạy trên một tuyến

Biểu đồ xe buýt chạy trên một tuyến là tổng hợp các lịch trình xe chạy của cácchuyến xe tham gia vận chuyển trên tuyến trong một thời gian nhất định

Xe buýt là ô tô chở khách có thiết kế từ 17 ghế trở lên và có diện tích sàn xe dànhcho khách đứng (diện tích cho một khách đứng là 0,125m2) theo tiêu chuẩn quy định

b) Đặc điểm của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

 Về phạm vi hoạt động (không gian và thời gian)

- Không gian hoạt động: Các tuyến VTHKCC bằng xe buýt thường có cự ly

trung bình và ngắn trong phạm vi thành phố, phương tiện vận tải thường dừng dọctuyến để phù hợp với nhu cầu đi lại của hành khách

- Thời gian hoạt động: chủ yếu là hoạt động vào ban ngày do phục vụ nhu cầu đi

lại thường xuyên: đi làm, đi học

 Về phương tiện vận tải:

- Phương tiện vận tải có tính việt giã cao.

- Do phương tiện chạy trên các tuyến đường ngắn, qua nhiều điểm giao cắt, dọc

tuyến có mật độ phương tiện cao, phương tiện phải tăng giảm tốc độ, dừng đỗ nhiều lầnnên phải có tính năng gia tốc và động lực đủ lớn

Trang 14

- Do hành khách lên xuống nhiều, có khi không ngồi suốt hành trình tuyến nên

phương tiện được bố trí cả chỗ ngồi và chỗ đứng Thông thường tỷ lệ ghế ngồi trên chỗđứng là 1/3 Cấu tạo cửa lên xuống, cửa sổ, bậc thang lên xuống phải thuận tiện chohành khách lên xuống thường xuyên, đồng thời giảm thời gian dừng đỗ của phươngtiện

- Các phương tiện VTHKCC trong đô thị thường phải đảm bảo những yêu cầu về

tính thẩm mỹ, hình thức bên ngoài, màu sắc, cách bố trí các trang thiết bị trong xe (ghế;

hệ thống âm thanh, điều hòa; biển chỉ dẫn; các thiết bị an toàn; )

 Về tổ chức vận hành:

- Điểm đầu cuối tuyến xe buýt không bắt buộc là các bến xe

- Trên lộ trình tuyến có các điểm đã quy định cho xe buýt dừng, đón trả khách.

- Xe buýt bắt buộc phải dừng lại ở tất cả các điểm quy định dừng trên lộ trình

tuyến để đón, trả khách

- Ngoài vé lượt bán cho hành khách đi một lần trên tuyến, có bán vé tháng để

hành khách đi thường xuyên trong tháng trên một hoặc nhiều tuyến xe buýt

- Hành khách đi xe buýt chỉ được mang theo hành lý xách tay không quá 10kg và

diện tích của hành lý mang theo chiếm tối đa 0,1m2 sàn xe

c) Ưu nhược điểm của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

 Ưu điểm

- Tính cơ động cao, không phụ thuộc mạng lưới dây dẫn hay đường ray, dễ hòa

nhập vào mạng lưới giao thông đường bộ thành phố

- Khai thác điều hành đơn giản, dễ điều chỉnh tuyến, lượt xe mà không ảnh

hưởng đến hoạt động của các phương tiện khác

- Hoạt động có hiệu quả với các dòng hành khách có công suất nhỏ và trung bình.

Đối với luồng khách có hệ số biến động cao về thời gian và không gian vận tải, có thểgiải quyết thông qua việc lựa chọn loại xe thích hợp và biểu đồ chạy xe hợp lý

- Vận tải xe buýt cho phép phân chia nhu cầu đi lại ra các tuyến (đường phố)

khác nhau trên cơ sở mạng lưới đường thực tế để điều tiết mật độ đi lại chung

- Chi phí đầu tư tương đối thấp so với tàu điện trên cao và tàu điện ngầm, tận

dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có của thành phố

Trang 15

- Ngoài ra nhà nước có nhiều ưu đãi cho vận tải hành khách công cộng bằng xe

buýt nên hành khách được hưởng giá vé rẻ, phù hợp với thu nhập của người dân

 Nhược điểm:

- Năng lực vận chuyển không cao, năng suất vận chuyển thấp so với các loại hình

vận tải hành khách công cộng khác (xe điện bánh sắt, xe điện ngầm…)

- Tốc độ khai thác thấp đặc biệt là khi không có đường dành riêng Tốc độ phụ

thuộc mật độ giao thông trên đường, chất lượng kỹ thuật của phương tiện

- Thường không đáp ứng được nhu cầu của hành khách về tiện nghi, độ tin cậy.

- Động cơ đốt trong gây ô nhiễm cao do: khí thải, phụ thuộc vào chất lượng xe.

- Xe buýt có chi phí nhiên liệu lớn vì nó phải dừng đỗ nhiều nên gia tốc lớn dẫn

đến tiêu hao nhiên liệu nhiều

d) Vai trò của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

- Vận tải hành khách công cộng tạo thuận lợi cho việc phát triển chung của đô

- Vận tải hành khách công cộng đảm bảo an toàn và sức khỏe cho hành khách.

Việc sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng giúp người dân khôngphải căng thẳng do tập trung nhìn đường, có thể thư giãn và thoải mái khi ngồi trên xe,yếu tố này góp phần giúp cho họ có một tâm lý thoải mái đi lại Để đảm bảo yêu cầuphục vụ hành khách có sức khỏe tốt, an toàn giao thông khi hoạt động trên tuyến, dịch

vụ nhanh chóng, thuận tiện và văn minh lịch sự, phương tiện phải thông thoáng, phải đủánh sáng và sạch đẹp, tiện nghi đầy đủ

- Vận tải hành khách công cộng góp phần bảo vệ môi trường.

Trang 16

Từ phương tiện vận tải cá nhân được thay thế phần nào bằng vận tải hành kháchcông cộng sẽ góp phần hạn chế mật độ ô tô, xe máy, những phương tiện thường xuyênthải ra một lượng lớn khí xả chứa nhiều thành phần độc hại.

1.2 Công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

1.2.1 Điều kiện tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Điều kiện vận tải chỉ ra các đặc điểm, yêu cầu của đối tượng vận tải, bao gồm những yếu tố chủ yếu:

- Tính chất vận tải: Theo tuyến, cố định, đón trả khách ở các điểm đầu cuối, trạm

dừng đỗ

- Đối tượng vận chuyển: mọi người dân (kể cả phụ nữ mang thai, người già, trẻ

em,.), mọi quốc tịch

- Khu vực vận chuyển và cự ly vận chuyển: vận chuyển theo tuyến nội tỉnh và

liên tỉnh

- Điều kiện bến bãi: Có đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo

an toàn giao thông Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hànhtrình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơquan quản lý tuyến và doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia khai thác tuyến; trách nhiệmcủa hành khách, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; Có nhà chờ cho hành khách

- Sự biến động luồng khách: luồng hành khách biến động nhiều theo giờ trong

ngày (theo giờ cao điểm), theo ngày trong tuần

- Nhu cầu đi lại: nhu cầu đi lại cao, có tính ổn định

- Các yếu tố khác: đường sá tốt,…

Đặc điểm của vận tải hành khách trong thành phố là cự ly ngắn, mật độ giao thôngcao, luồng hành khách biến động nhiều theo thời gian và không gian, luồng hành kháchtương đối ổn định, đường sá tốt

1.2.2 Điều kiện tổ chức kỹ thuật

- Điều kiện tổ chức là điều kiện chủ quan của bản thân doanh nghiệp như: Chế độ

chạy xe, cách bố trí lái phụ xe, chế độ bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện

Trang 17

- Chế độ chạy xe được thể hiện qua thời gian hoạt động của xe trong ngày, quãng

đường xe chạy trong ngày đêm, cách bố trí xe và lái…

- Cách bố trí lái xe: thể hiện qua việc bố trí phối hợp giữa xe và lái Nếu các

tuyến đường dài nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện nên bố trí 1 xe, 2 lái, các tuyến

cố định có thể bố trí một xe, một lái Thường người ta bố trí gắn lái với xe để việc điềukhiển phương tiện được thuận lợi

- Chế độ bảo dưỡng kỹ thuật: Ảnh hưởng đến chất lượng phương tiện, chế độ đó

thể hiện qua các yếu tố: Định ngạch BDSC, số cấp BDSC, chế độ công nghiệp BDSC…

- Chế độ bảo quản phương tiện: là hạn chế những tác động xấu của môi trường

đến phương tiện (mưa gió, sương mù, nắng nóng) nhằm đảm bảo tình trạng kỹ thuậtphương tiện

1.2.3 Nội dung công tác tổ chức vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

(Nguồn: Giáo trình nhập môn tổ chức vận tải ô tô)

Hình 1-2 Sơ đồ nội dung công tác tổ chức VTHKCC bằng xe buýt

Trang 18

a) Điều tra hành khách, dự báo nhu cầu

Nhu cầu đi lại là số lượng chuyến đi bình quân của một người trong một đơn vịthời gian Kí hiệu: N, đơn vị: chuyến đi/người/thời gian

Hệ số đi lại là số chuyến đi bình quân của một người trong một ngày

Chuyến đi là sự di chuyển có mục đích với cự ly từ 500 mét trở lên (cự ly bìnhquân giữa các điểm dừng xe buýt trong thành phố là 500m)

Nhu cầu đi lại là loại nhu cầu phát sinh, nó là kết quả khi con người muốn thỏamãn các nhu cầu khác thuộc lĩnh vực đời sống và sản xuất

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại: Sự phát triển kinh tế xã hội GDP/người/năm, Quy mô đô thị, Sự phát triển của hạ tầng đô thị, Cơ chế chính sách đốivới vận tải hành khách công cộng và phương tiện cá nhân, Sự phát triển giao thông vậntải đô thị và chất lượng dịch vụ vận tải hành khách công cộng, Sự phát triển của thôngtin truyền thông, Điều kiện khí hậu thời tiết, phong tục tập quán

-Mục đích của công tác điều tra: Điều tra nhu cầu vận tải là quá trình thu thập có

hệ thống các dữ liệu liên quan đến nhu cầu đi lại Qua đó, xử lý số liệu, phân tích dữliệu sẽ đem lại cho ta số lượng người có nhu cầu vận tải và các thông tin liên quan giúpcho việc đánh giá, nhận xét và đưa ra các phương pháp đáp ứng nhu cầu một cách cóhiệu quả.Việc điều tra nhu cầu vận tải giúp cho việc xác định chiến lược của ngành Sựphân bố hệ thống loại hình vận tải và điều chỉnh quy mô, cơ cấu, số lượng cho phù hợp

và sự trung chuyển giữa các loại hình vận tải

Mục đích cơ bản của điều tra luồng hành khách là thu thập cơ sở dữ liệu cần thiếtcho các vấn đề tổ chức phục vụ vận chuyển hành khách một cách tốt nhất

Phương pháp điều tra luồng hành khách:

- Phương pháp điều tra mặt cắt: Xác định số lượng, lưu lượng phương tiện đượctính bằng xe tiêu chuẩn trong một ngày đêm hoặc trong một giờ vào lúc cao điểm theomột hướng tại một mặt cắt nào đó Phương pháp được áp dụng xác định luồng hànhkhách tại các ngã tư, giao cắt giao thông để xác định chu kỳ đèn giao thông hợp lý tạicác thời điểm khác nhau

- Phương pháp phát thẻ: Chỉ áp dụng cho vận tải hành khách công cộng, nhằm xácđịnh lượng hành khách sử dụng phương thức đang điều tra, nhu cầu đi lại của hànhkhách theo giờ và quy luật di chuyển, chiều dài bình quân chuyến đi hành khách

Trang 19

- Phương pháp điều tra bảng ghi: Áp dụng phổ biến cho vận tải hành khách côngcộng trong thành phố Phương pháp này sẽ cho kết quả là hệ số lợi dụng trọng tải bìnhquân trên tuyến và hệ số biến đổi hành khách.

- Phương pháp điều tra bằng mắt: Cho biết số lượng hành khách tại mỗi điểmdừng chủ yếu để có điều chỉnh hợp lý về loại xe sử dụng và tần suất chạy xe Phươngpháp đòi hỏi phải quan sát ở tất cả các điểm điều tra

Yêu cầu của việc điều tra vận tải:

Kết quả việc điều tra luồng hành khách phải phản ánh thông tin sau:

- Khối lượng và lượng luân chuyển hành khách

- Việc phân bố theo hướng, đặc điểm, mục đích, khoảng cách chuyến đi

- Sự biến động luồng hành khách theo mùa, thời gian, không gian

Việc thu thập thông tin nhu cầu và đặc điểm chuyến đi của hành khách nhằmgiải quyết các nhiệm vụ về tổ chức để : Thiết kế các cơ sở vật chất kỹ thuật; tổ chứcvận chuyển; lựa chọn phương tiện; lựa chọn hành trình chạy xe và biểu đồ chạy xe;tính toán nhu cầu phương tiện

b) Xác định hành trình vận chuyển

Hành trình vận chuyển là đường đi của xe buýt từ điểm đầu đến điểm cuối vạch rasao cho phù hợp với nhu cầu của hành khách

Xác định hành trình chạy xe :

Phải tìm điểm đầu (A), điểm cuối (B) sao cho :

- Phải là những điểm thu hút hành khách lớn.

- Phải đủ diện tích dừng đỗ, quay đầu phương tiện

- Không làm ảnh hưởng đến các luồng giao thông khác

Xác định lộ trình tuyến :

Lộ trình tuyến đảm bảo đi qua các điểm thu hút hành khách như: Công viên, siêuthị, trường học, cơ quan Nhà Nước, bến xe và các điểm giao cắt giao thông… Bố trí lộtrình tuyến hợp lý có thể thu hút nhiều hành khách tham gia VTHKCC, giảm được thờigian xe chạy, xe chạy an toàn và đảm bảo bảo nâng cao khả năng thông xe trên đường.Khi xác định lộ trình tuyến, ta cần quan tâm đến các điểm dừng Các điểm dừng nàyphải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Nơi hành khách qua lại nhiều

Trang 20

- Thời gian hành khách đi bộ đến trạm dừng ngắn nhất.

- Đảm bảo sự thuận tiện, an toàn khi hành khách lên và xuống xe

- Nếu lộ trình có nhiều tuyến buýt đi qua nên bố trí thống nhất một trạm đỗ xe

- Vị trí đỗ xe không gây ách tắc và cản trở các loại phương tiện khác, đảm bảokhoảng cách nhất định với các nút giao

Khoảng cách giữa các điểm đỗ xe ở trung tâm đô thị thường ngắn hơn khoảng

cách đỗ xe ngoài đô thị Thông thường, khoảng cách đó là 400-600 (m) trong đô thị,còn ngoại ô là 1000-1500 (m)

Điểm đỗ xe cần bố trí ngoài phạm vi phần đường xe chạy như dải phân cách, dải

cây xanh, vỉa hè hoặc thu hẹp phần hè phố lại Đối với tuyến phố mà xe vận tải hànhkhách công cộng chạy 2 chiều, phần đường xe chạy không có dải phân cách thì 2 điểm

đỗ ở 2 bên đường thường cách nhau 50-70 (m) để tránh ảnh hưởng đến giao thông trongkhi xe dừng đỗ Mỗi điểm dừng có cắm cột ghi các tuyến và lộ trình các tuyến đi qua.Với những đường có vỉa hè rộng cần xây dựng nhà chờ, có bảng thông tin chỉ dẫn chohành khách

Điểm đầu cuối của tuyến cần có bãi để quay đầu xe với đường vòng có bán kính

đủ rộng để quay xe Có khi lợi dụng nút giao thông để quay đầu xe hoặc trạm sửa chữa

để quay đầu xe

Căn cứ vào đặc điểm phân phối luồng hành khách trên hành trình mà ta có thể lựachọn các hình thức chạy xe như sau:

- Hình thức chạy xe buýt thông thường: là những chuyến xe dừng lại ở tất cả các

điểm dừng trên hành trình đã quy định đẻ hành khách lên xuống.Các chuyến xe đượcthực hiện bình thường trong ngày, vào giờ cao điểm và cùng được thực hiện cùng với cácphương thức khác

- Hình thức chạy xe buýt nhanh: là hành trình chạy xe chỉ dừng lại ở các điểm

dừng đỗ chủ yếu được ghi rõ trong biểu đồ chạy xe để hành khách lên xuống mà khôngphải ở tất cả các điểm dừng

- Hình thức chạy xe buýt tốc hành: Là hành trình xe buýt chỉ dừng lại những điểm

dừng chính còn điểm dừng khác không dừng lại (ít hơn so với điểm dừng của buýtnhanh)

- Hình thức chạy xe buýt theo hành trình rút ngắn.

Trang 21

+ Hành trình rút ngắn theo không gian: là hành trình xe buýt chạy không hết hànhtrình.

+ Hành trình rút ngắn theo thời gian: là loại hình áp dụng vào giờ cao điểm khi sốlượng phương tiện tham gia giao thông lớn và xảy ra ách tắc giao thông Hình thức tổchức chạy xe không theo lộ trình đã xác định để đảm bảo sẽ rút ngắn thời gian và vềbến đúng quy định

- Hình thức xe buýt gọi: là hình thức chạy xe sẽ chạy để đón khách có nhu cầu

(khách gọi xe) đến một điểm Hình thức này áp dụng tại các điểm và vùng dân cư thưathớt

c) Lựa chọn phương tiện

 Lựa chọn sơ bộ phương tiện

Là bước lựa chọn đánh giá theo 1 số tiêu chí cơ bản như hình dáng, sức chứa,động cơ, trọng tải… sau đó lựa chọn ra một loại xe phù hợp với yêu cầu và phù hợp vớiđiều kiện tổ chức vận tải và khai thác phương tiện như:

- Điều kiện về luồng hành khách

- Điều kiện đường xá

- Điều kiện thời tiết khí hậu

- Điều kiện kỹ thuật

- Điều kiện kinh tế xã hội

Điều kiện luồng hành khách : Căn cứ vào công suất luồng hành khách ta có thể

lựa chọn được phương tiện có sức chứa phù hợp

+ Nếu công suất luồng hành khách lớn, dùng xe có sức chứa nhỏ thì sẽ dẫn đếnchất lượng phục vụ kém như quá tải, chen lấn xô đẩy hoặc phải chờ đi chuyến sau…+ Nếu công suất luồng hành khách nhỏ, dùng xe sức chứa lớn thì sẽ dẫn đến hiệuquả sử dụng phương tiện giảm xuống, lãng phí sức chứa của xe, hệ số sử dụng trọng tảithấp, giá thành vận chuyển cao và ảnh hưởng đến lợi nhuận

Khi vận chuyển hành khách trong thành phố, sức chứa hợp lý của phương tiện phụthuộc vào công suất luồng hành khách trong giờ theo một hướng:

Trang 22

Bảng 1-2: Quan hệ công suất luồng hành khách và sức chứa của xe

Điều kiện đường sá: theo chỉ tiêu này thì phương tiện có tính năng kỹ thuật như

sau: Công suất, sức kéo, khả năng vượt dốc, tải trọng phù hợp với điều kiện đường xá

và các công trình giao thông trên tuyến Với vận tải hành khách công cộng trong thànhphố, ta cần chú ý đến chất lượng đường, bề rộng lòng đường mà hành trình đi qua Bởitrong thành phố sẽ có những con đường nhỏ nhưng công suất luồng hành khách trongkhu vực lớn, đòi hỏi ta vẫn phải lựa chọn phương tiện nhỏ cho phù hợp với bề rộngđường mà tuyến đã xác định

Điều kiện thời tiết khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng kỹ thuật của phương

tiện, lái xe, hành khách Trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản như : nhiệt độ, độ ẩm, số

ngày mưa, gió bão, sương mù… Các tỉnh phía Bắc nước ta: quanh năm có nhiệt độ

tương đối cao và ẩm, nền khí hậu mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa và ôn đớilục địa Các tỉnh phía Nam: nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu cận xíchđạo Cho nên, việc lựa chọn sơ bộ phương tiện có thể hoạt động trong điều kiện thời tiếtnước ta là việc rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới tình trạng hoạt động của phươngtiện trên tuyến, công tác bảo dưỡng sửa chữa và bảo quản xe nhằm tăng hiệu suất sửdụng phương tiện

Điều kiện kỹ thuật: Ta xem xét phương tiện về các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn về

môi trường; tiêu chuẩn về an toàn như tay lái thuận, cửa thoát hiểm, bình cứu hỏa…;vật liệu chế tạo: độ bền chắc, đảm bảo chống cháy; khả năng vượt dốc, thông qua; tínhnăng tốc độ và mức tiêu hao nhiên liệu

Điều kiện kinh tế xã hội: bao gồm các yếu tố phương thức sản xuất của xã hội; các

loại hình doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất và các chính sách của chínhphủ… Thu nhập tăng nhanh lên nhanh chóng qua các giai đoạn kèm theo đó là gia tăng

về phương tiện vận tải Việc lựa chọn phương tiện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội

Trang 23

nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tốt hơn với chi phí nhỏ nhất màvẫn nâng cao được hiệu quả sử dụng phương tiện, đảm bảo sản xuất vận tải cho doanhnghiệp.

 Lựa chọn chi tiết phương tiện cho tuyến

Được tiến hành sau khi đã qua giai đoạn lựa chọn sơ bộ nhằm mục đích tìm rađược phương tiện phù hợp nhất với tuyến cần khai thác trong khuôn khổ khả năng thực

tế về phương tiện của công ty Ta có thể sử dụng một số phương pháp như: Lựa chọntheo chỉ tiêu năng suất, Lựa chọn theo chỉ tiêu kinh tế, theo chỉ tiêu giá thành, theo chỉtiêu lợi nhuận… Ta có thể so sánh lựa chọn phương tiện theo các hàm mục tiêu sau:+ Kinh tế nhiên liệu

+ Chi phí: C → min

Chi phí nhiên liệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vậntải, bởi trong quá trình vận tải chi phí nhiên liệu chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí vậntải Để đánh giá mức độ tiêu hao nhiên liệu thường dùng đơn vị lít/100 km hay mứctiêu hao nhiên liệu trên một đơn vị sản phẩm

Chi phí nhiên liệu: ∑Cnl = Qnl Gnl

Trong đó: Qnl : Mức tiêu hao nhiên liệu trong năm

Gnl : Giá nhiên liệu

Ưu điểm: Tính toán nhanh gọn, đơn giản, đảm bảo tính kinh tế nhiên liệu.Song không phản ánh đựơc kết quả sản xuất vận tải và phương tiện do tính kinh tế nhỏnhưng chưa chắc gía thành cho một đơn vị sản phẩm đã nhỏ

Mục tiêu của chỉ tiêu là xe nào cho chi phí nhiên liệu nhỏ nhất thì chọn

Giá thành sản phẩm là sự kết tinh của lao động sống và lao động quá khứ vàomột đơn vị sản phẩm được biểu hiện bằng tiền

Chi phí có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, bởi vậy hạch toán giáthành cũng có thể theo nhiều phương pháp khác nhau:

 Phương pháp hạch toán giá thành theo định phí và biến phí

 Hạch toán giá thành theo chi phí trực tiếp và gián tiếp

 Hạch toán giá thành theo yếu tố chi phí

 Phương pháp hoạch toán giá thành theo các khoản mục chi phí

Trang 24

Tại doanh nghiệp áp dụng phương pháp hạch toán theo các khoản mục chi phí:

- Chi phí tiền lương:

+ Tiền lương chi trả cho lái xe được công ty áp dụng theo hình thức kết hợp trảlương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm

HĐC : Hệ số điều chỉnh thêm lương Hiện nay theo công ty HĐC = 0,3

TLtháng SP : Tiền lương theo sản phẩm của lái xe.

TLtháng SP = TLchuyến * Zchuyến

Với:

TLchuyến : Tiến lương lái xe hưởng 1 chuyến

Zchuyến : Số chuyến xe lái xe thực hiện trong 1 tháng

+ Tiền lương tháng của phụ xe: TLtháng phụ xe = 80% * TLtháng lái xe

- Chi phí bảo hiểm

+ Bảo hiểm cho người lao động bao gồm các khoản sau:

Bảng 1.3:Các khoản mục bảo hiểm cho người lao động

Phải đóng

% theotổng lương

Người sửdụng laođộng chitrả

Ngườilaođộngchi trả

Trang 25

- Chi phí nhiên liệu (Cnl)

Chi phí nhiên liệu tính cho 1 xe hoạt động xác định theo công thức:

C nl=Qnlđm∗L c

Trong đó:

G: Giá nhiên liệu dầu Diesel

Qnlđm : Lượng nhiên liệu định mức cho 100km

Lc : Tổng quãng đường xe chạy trong 1 tháng.

- Chi phí vật liệu bôi trơn

Bao gồm : Chi phí dầu nhờn, chi phí dầu động cơ, chi phí dầu phanh

Các loại chi phí cho các loại vật liệu này được xác định theo các mức tiêu haonhiên liệu của phương tiện

Tại doanh nghiệp thì mức tiêu hao được quy định là m%

Qnlđm : Lượng nhiên liệu định mức cho 100km

Lc : Tổng quãng đường xe chạy trong 1 tháng

kđc : Hệ số điều chỉnh

Trang 26

G: Giá vật liệu bôi trơn quy định

- Chi phí trích trước săm lốp (Ccl)

Ccl = Nbl * NGblTrong đó:

Lchg : Tổng quãng đường xe chạy

Lđl: Định ngạch đời lốp

Nbl : Số bộ lốp lắp đồng thời trên xe

- Chi phí bảo dưỡng kỹ thuật (BDKT)và sửa chữa thường xuyên(SCTX).

Ta sử dụng phương pháp tính định mức chi phí bảo dưỡng sửa chữa cho1000km xe chạy :

CBDSC = (SBDSC 1000km∗ ∑ Lc):1000

Trong đó:

SBDSC 1000 km : Định mức chi phí BDKT và SCTX cho 1000km xe chạy

Lc : Tổng quãng đường xe chạy trong 1 tháng.

- Chi phí khấu hao cơ bản (CKHCB).

Hiện tại, tại công ty đang áp dụng cách khấu hao cơ bản đều hàng năm

CKHCB= NG

TKH

Trong đó:

NG: Nguyên giá của phương tiện;

TKH: Thời gian khấu hao phương tiện;

- Chi phí khấu hao sửa chữa lớn (CKHSCL).

Khoản mục này nhằm phục hồi khả năng làm việc của phương tiện Hiện công ty

đang áp dụng tính như sau: C KHSCL=

C SCL∗∑L c

L SCL

Trang 27

Trong đó:

CSCL : Chi phí cho 1 lần sửa chữa lớn;

Lc : Tổng quãng đường xe chạy trong 1 tháng;

LSCL : Định ngạch sửa chữa lớn (Km);

- Chi phí khấu hao bình ắc quy (CKHAQ)

CKHAQ= NG∗2

TKH

- Chi phí lệ phí bến và gửi xe

- Chi phí trả lãi vay ngân hàng

- Chi phí quản lý, ngủ đêm và ăn ca

- Chi phí ngủ đêm và ăn ca

Chi phí quản lý = 8% * GTVT (GTVT: Chi phí giá thành vận tải được tính bằngtổng các chi phí nêu trên)

- Chi phí khác : bao gồm các chi phí như hỏng bất ngờ giữa đường, chi phí cứu

hộ… Nó thường được tính bằng 1% chi phí GTVT

Sau khi tính toán được giá thành sản phẩm, phương tiện nào có chi phí sản phẩmthấp thì chọn

Mỗi chỉ tiêu có một ưu nhược điểm riêng và phạm vi áp dụng nhất định Tùy vàotừng mục tiêu, định hướng phát triển của doanh nghiệp, đồng thời tùy từng trường hợp

mà lựa chọn một hay một số những chỉ tiêu để lựa chọn phương tiện cho phù hợp,mang lại hiệu quả cao nhất

d) Tính toán các chỉ tiêu khai thác kỹ thuật

 Nhóm chỉ tiêu về tổng số phương tiện

Tổng số xe có: tổng số xe thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp gọi là

tổng số phương tiện có trong danh sách:

AC = AHĐ + ABDSC + AK

Trong đó: AC : tổng số phương tiện có của doanh nghiệp

AHĐ : Số xe đang hoạt động

ABDSC : Số xe đang nằm bảo dưỡng sửa chữa

AK : Số phương tiện tốt nhưng phải nằm chờ do một số nguyên nhân

Trang 28

Tổng số phương tiện có trong danh sách của doanh nghiệp không phải cố định về

số lượng và thành phần mà có thể thay đổi theo từng thời kỳ của năm cho phù hợp thựctế

Số xe vận doanh : Trong các doanh nghiệp vận tải ôtô, do trình độ tổ chức hoặc do

một số nguyên nhân khách quan mà một số xe tốt vẫn không hoạt động, chỉ có một sốhoạt động được, thì được gọi là số xe vận doanh Phản ánh mức độ đưa xe vào hoạtđộng thực tế Ký hiệu: Avd

Căn cứ vào lưu lượng hành khách, điều kiện tổ chức vận tải, doanh nghiệp xácđịnh được số phương tiện sao cho đáp ứng nhu cầu vận tải một cách tối ưu nhất, đảmbảo phương tiện hoạt động đúng biểu đồ chạy xe với chất lượng tốt

Nhóm chỉ tiêu về trọng tải (Sức chứa)

Trọng tải thiết kế (q tk ): Trọng tải thiết kế do nhà thiết kế quy định, tương đương

với trọng tải thiết kế là thể tích chứa hàng của thùng xe, kích thước bên trong của thùng

xe, kích thước bên trong của xe, ghế xe đối với phương tiện vận tải hành khách, do nhàchế tạo quy định và phụ thuộc vào loại xe và kích thước của xe được chế tạo

Trọng tải thực tế (q TT ): là trọng tải chất lên phương tiện cho mỗi chuyến hàng hóa

mà ôtô chuyên chở gồm nhiều loại hàng hóa có tỷ trọng hàng hóa khác nhau, nên mức

độ sử dụng trọng tải thiết kế của xe tùy thuộc vào loại hàng hóa và tỷ trọng của hànghóa Đối với vận tải hành khách thực tế còn phụ thuộc vào phạm vi hoạt động Với vậntải hành khách bằng xe buýt nên có thể cho phép vượt tải trong phạm vi cho phép

 Nhóm chỉ tiêu về quãng đường

trình cho đến điểm cuối của hành trình vận chuyển hành khách

Số lượng các điểm dừng đỗ dọc đường (n):

n= LM

L0 −1

Trang 29

Trong đó: LM: Chiều dài hành trình;

L0 : Khoảng cách bình quân giữa 2 điểm dừng;

không được thực hiện từ điểm đầu đến điểm cuối, mà dừng tại các điểm dừng đỗ Do cự

ly đi lại của hành khách khác nhau cho nên chỉ tính được giá trị bình quân của chuyến

đi của hành khách Chiều dài bình quân của hành khách luôn nhỏ hơn chiều dài tuyến

Cự ly đi lại bình quân của 1 hành khách được tính theo số liệu thống kê, phương pháp

chuyên gia

khách nhỏ hơn chiều dài của tuyến cho nên sự thay đổi của hành khách trên tuyến Đểđánh giá sự thay đổi này ta sử dụng hệ số thay đổi hành khách

ηhk= LM

LHK ( ηhk≥1 )

 Nhóm chỉ tiêu về thời gian

Thời gian mở tuyến: Thời gian bắt đầu làm việc của xe đầu tiên chạy trên tuyến Thời gian đóng tuyến: Thời gian kết thúc làm việc chuyến xe cuối cùng trên

tuyến

Thời gian dừng đỗ (t dđ ): Thời gian dừng đỗ phụ thuộc vào số người lên xuống, số

lượng và chiều rộng cửa lên xuống, chiều cao và số lượng bậc lên, giao thông trênđường, khả năng tiếp cận điểm dừng đỗ

tuyến mới thì thời gian lăn bánh được xác định bằng phương pháp bấm giờ

chuyển hành khách để thực hiện một số chuyến, bao gồm các thành phần: khách lên xetại đầu bến (tđ), xe lăn bánh từ đầu bến đến cuối bến (tlb), thời gian để hành khách lênxuống dọc đường (tdđ), khách xuống xe tại bến cuối (tc) kết thúc một chuyến xe Thờigian chạy một chuyến tính như sau:

tch = tđ + tlb + tdđ + tc = tđc + tlb + tdđ

bằng 2 lần thời gian một chuyến (quãng đường chiều đi và chiêu về bằng nhau)

tv = 2 × tch

Trang 30

Thời gian làm việc trong ngày của phương tiện (T H ): Bao gồm các thành phần

thời gian làm việc trong ngày của xe: Thời gian xe chạy trên đường, thời gian hànhkhách lên xuống ở đầu bến và cuối bến, dọc đường và thời gian chuẩn kết của xe (thờigian bàn giao xe giữa các ca, thời gian giao nhận xe…)

Dãn cách chạy xe I : khoảng thời gian cách nhau giữa 2 chuyến xe hoạt động liền

kề nhau Nên chọn dãn cách chạy xe là ước số của 60 để có thể quản lý đơn giản

 Nhóm chỉ tiêu về tốc độ

Vận tốc kỹ thuật (V T ) : Đây là tốc độ của phương tiện trong quá trình hoạt động,

được xác định bằng tỷ số giữa quãng đường xe chạy và thời gian lăn bánh

VT= Lch

Trong đó : VT : Vận tốc khai thác của phương tiện;

Lch : Tổng quãng đường chung;

Tlb: Thời gian lăn bánh của phương tiện trên đường;

Vận tốc kỹ thuật của xe phụ thuộc nhiều vào yếu tố khác nhau như : chất lượngphương tiện vận tải, chất lượng đường xá, độ bằng phẳng của mặt đường, mật độ giaothông trên đường, trình độ của người lái xe… Tốc độ này chỉ xác định trong quá trình

xe lăn bánh

được hành khách rất quan tâm Nó được xác định từ khi phương tiện vận tải bắt đầuđến khi kết thúc quá trình

VLH= Lch

Tlb+ Tdd (km/h)

Trong đó :

Lch : Tổng quãng đường chung;

TLB: Thời gian lăn bánh của phương tiện trên đường;

Tdd: Thời gian dừng đỗ dọc đường;

Tốc độ lữ hành của phương tiện phụ thuộc vào các yếu tố như tốc độ kỹ thuật,mức độ sử dụng các phương thức điều khiển giao thông trên đường, số lượng điểm đỗdọc đường, thời gian đỗ dọc đường…

Trang 31

Vận tốc khai thác (V K ) : Đây là tốc độ đánh giá toàn bộ quá trình vận tải, mỗi

người làm công tác vận tải phải quan tâm tới vận tốc này

VK= Lch

Tlb+ Tdd+ Tđc (km/h)

Trong đó :

VK : Vận tốc khai thác của phương tiện;

Lch : Tổng quãng đường chung;

TLB: Thời gian lăn bánh của phương tiện trên đường;

Tdd: Thời gian dừng đỗ dọc đường;

Tđc: Thời gian xe đỗ tại điểm đầu điểm cuối

Vận tốc khai thác là vận tốc cho tất cả cả quá trình hoạt động của phương tiện vậntải Ngoài các yếu tố trên thì vận tốc khai thác còn phụ thuộc vào các yếu sau: thời gianphương tiện dừng đỗ tại điểm đầu điểm cuối

Vận tốc thiết kế (VTK): Là tốc độ do nhà chế tạo phương tiện đề ra và chỉ đạt đượctrong một số điều kiện nhất định Đây là tốc độ lớn nhất trong các loại tốc độ củaphương tiện

 Nhóm chỉ tiêu về năng suất

Năng suất chuyến : Sau mỗi chuyến đi phương tiện hoàn thành một quá trình sản

xuất vận tải, sản phẩm của nó làm ra trong một chuyến đi là:

WQc = q × γ × η (Hành khách)WPc = q × γ × η × Lhk (HK.Km)

suất tính như sau:

Trang 32

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, nhà vận tải lựa chọn phương tiện, định mức tốc độ vàxây dựng biểu đồ chạy xe một cách hiệu quả.

e) Xây dựng thời gian biểu và biểu đồ chạy xe

Thời gian biểu chạy xe là những tài liệu định mức cơ bản về công tác tổ chức vận

tải của xe buýt hoạt động theo hành trình trong đó quy định về chế độ chạy xe (Thờigian lăn bánh, thời gian dừng đỗ), chế độ lao động của lái xe, thời gian làm việc trênhành trình, số lượng xe, chuyến xe và khoảng cách chạy xe trên hành trình Nó khôngnhững có tác dụng trong việc tổ chức chạy xe (liên quan đến lái xe, phụ xe, bán vé, điều

độ, trạm, bến) mà còn có tác dụng đến các bộ phận phục vụ kỹ thuật, vật tư (Bảo dưỡng,sửa chữa, nhiên liệu, vật tư), bộ phận kiểm tra xe hoạt động trên đường cho hành khách

Biểu đồ chạy xe buýt trên một tuyến là tổng hợp các lịch trình chạy xe của các

chuyến xe tham gia vận chuyển trên tuyến trong một thời gian nhất định

Thời gian biểu chạy xe và biểu đồ chạy xe có tác dụng cho việc tổ chức quản lýphương tiện, lái xe, nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác của những xe buýt hoạtđộng theo hành trình và thông tin cần thiết cho hành khách biết

Hình thức thể hiện thời gian biểu chạy xe và biểu đồ chạy xe ở dạng bảng và ởdạng biểu đồ cho từng hành trình cụ thể

Xây dựng biểu đồ và thời gian biểu chạy xe: Các số liệu cần thiết khi lập biểu đồ:

- Chiều dài hành trình, chiều dài giữa các điểm đỗ

- Tốc độ kỹ thuật cho từng đoạn (giữa hai điểm đỗ), thay đổi theo giờ trong ngày

- Thời gian đỗ ở các điểm đỗ

- Thời gian cho một chuyến, một vòng, thời gian hoạt động trong ngày, thời gian

và đại điểm nghỉ ngơi, ăn uống…

- Quãng đường huy động

- Số lượng xe hoạt động trên hành trình

Khi xây dựng tuyến mới, hành trình mới, khi đó các điều kiện có ảnh hưởngđến sự thay đổi biểu đồ như: Điều kiện đường xá, hành khách, hoặc kéo dài hànhtrình phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải thay đổi, xây dựng,điều chỉnh biểu đồ chạy xe cho phù hợp

Trong thực tế, hoạt động chạy xe của tuyến có thể có sai số so với biểu đồ chạy xechuẩn với giới hạn tối đa như sau: Đối với tuyến vận tải hành khách trong thành phố là

Trang 33

± 1 phút; Đối với tuyến vận tải hành khách nội tỉnh là ± 3 phút; Đối với tuyến vận tảihành khách liên tỉnh là ± 5 phút.

f) Tổ chức lao động cho lái xe, phụ xe

Lái, phụ xe là lao động trực tiếp, phức tạp, nguy hiểm có liên quan đến tính mạng

và an toàn của hành khách và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của doanhnghiệp vận tải Cho nên cần phải bố trí, tổ chức lao động cho lái, phụ xe phù hợp vàkhoa học

Khi tổ chức lao động cho lái, phụ xe cần chú ý đến các vấn đề sau:

+ Tổng thời gian làm việc trong tháng phải theo quy định của Nhà nước

+ Thời gian làm việc của người lái xe không được quá 10 giờ trong một ngày vàkhông được lái xe liên tục quá 4 giờ, sau đó phải nghỉ ngơi từ 30-60 phút

+ Thời gian chuẩn bị và kết thúc làm việc là 15-20 phút

+ Tổ chức lao động chạy xe vào các ngày Lễ, Tết, chủ nhật… phải theo chế độphục vụ công cộng của Nhà nước quy định

+ Phải luân phiên lái xe nhằm đảm bảo ngày nghỉ cho lái xe

+ Tạo điều kiện cho lái xe, ổn định lái xe trên tuyến và bố trí nốt (chuyến) cụthể trong tháng

Trách nhiệm của người lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

+ Kiểm tra các điều kiện bảo đảm an toàn của xe trước khi khởi hành

+ Có thái độ văn minh, lịch sự, hướng dẫn hành khách ngồi đúng nơi quy định.+ Kiểm tra việc sắp xếp, chằng buộc hành lý, hàng hóa bảo đảm an toàn

+ Có biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của hành khách đi xe, giữ gìntrật tự, vệ sinh trong xe

+ Đóng cửa lên xuống của xe trước và trong khi xe chạy

+ Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe buýt khi làm việc phải đeo bảng tên và mặcđồng phục, phải hiểu biết những quy định về vận tải khách, có trách nhiệm cung cấpthông tin về chủ trương, chính sách của Nhà nước đối với hoạt động xe buýt, thông tintuyến, giải thích, hướng dẫn đầy đủ cho hành khách

Số lượng lái, phụ xe phải đáp ứng yêu cầu chạy xe, bố trí thay ca , nghỉ phép theođúng quy định để không ảnh hưởng đến số chuyến lượt, không làm gián đoạn biểu đồchạy xe

Trang 34

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG XE BUÝT TRÊN TUYẾN 43 (BẾN XE

MIỀN ĐÔNG - PHÀ CÁT LÁI)

2

2.1 Giới thiệu chung

2.1.1 Giới thiệu về đơn vị đảm nhận khai thác tuyến 43 Chi Nhánh Phía Nam Công ty TNHH Du Lịch Dịch Vụ Xây Dựng Bảo Yến

-a Lịch sử hình thành

+ Tên gọi đầy đủ đơn vị: Chi Nhánh Phía Nam - Công ty TNHH Du Lịch Dịch VụXây Dựng Bảo Yến

+ Tên gọi tắt: Bao Yen Group - Chi nhánh phía Nam

+ Trụ sở: 26 Đường Số 43, Phường Bình Thuận, Quận 7,TP Hồ Chí Minh

+ Mã số thuế: 0101350882-003

+ Ngành nghề kinh doanh: Vận tải đường bộ khác

+ Chi Nhánh Phía Nam - Công ty TNHH Du Lịch Dịch Vụ Xây Dựng Bảo Yếnhiện có 6 tuyến xe buýt hoạt động, trong đó cả 6 tuyến đều là xe buýt có trợ giá (tuyếnbuýt số 04, 43, 01, 15, 65, 152) Đơn vị có tổng số lượng phương tiện là 110 xe, tuynhiên chỉ có khoảng 60% số xe hiện có hoạt động mỗi ngày để vận chuyển hành kháchtạo điều kiện đi lại an toàn, tiết kiệm và hiệu quả

b Chức năng và nhiệm vụ

 Chức năng:

+ Quản lý điều hành mọi hoạt động vận tải các tuyến, các phương tiện hoạt động

và nguồn nhân lực trực thuộc công ty

Trang 35

+ Tập trung phân công xây dựng đội ngũ công nhân viên thực hiện công tác đảmbảo đúng năng lực nhu cầu công việc của từng cá nhân trong tổ chức.

 Nhiệm vụ:

+ Sản xuất kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký

+ Nộp thuế và khoản ngân sách theo quy định của pháp luật

2.1.2 Tổng quan về tuyến xe buýt số 43

Tuyến xe buýt số 43 (Bến xe Miền Đông - Phà Cát Lái) là một trong nhữngtuyến buýt phổ thông có trợ giá của Thành Phố Hồ Chí Minh do đơn vị ChiNhánh Phía Nam - Công ty TNHH Du Lịch Dịch Vụ Xây Dựng Bảo Yến khaithác

Hình 2-2 Bản đồ lộ trình xe buýt trên tuyến xe buýt số 43

Thông tin tổng quát của tuyến 43 như sau:

a Giá vé

- Loại hình hoạt động: Phổ thông - Có trợ giá

- Vé lượt trợ giá: 6,000 VNĐ

Trang 36

- Vé lượt trợ giá HSSV: 3,000 VNĐ

- Vé miễn: 0 VNĐ

- Vé tập: 135,000 VNĐ

b Lộ trình tuyến

Hình 2-3 Bản vẽ lộ trình tuyến được dán trên xe buýt số 43

- Lộ trình chiều đi: Bến Xe Miền Đông - Đường Đinh Bộ Lĩnh - Đường Bạch

Đằng - Đường Xô viết Nghệ Tĩnh - Đường Điện Biên Phủ - Cầu Sài Gòn - Xa Lộ HàNội - Đường Trần Não - Đường Lương Định Của - (nút giao An Phú) - Đường NguyễnThị Định - (Cầu Mỹ Thủy 2) - Đường Nguyễn Thị Định - Bến phà Cát Lái - (quay đầu)

- ngã 3 Nguyễn Thị Định và đường A1

- Lộ trình chiều về: Ngã 3 Nguyễn Thị Định Và đường A1 - Đường Nguyễn Thị

Định (Cầu Mỹ Thúy 1) Đường Nguyễn Thị Định Đường dẫn lên đường cao tốc Quay đầu tại nhánh X2 - Đường dẫn lên đường Cao tốc - (nút giao An Phú) - ĐườngLương Định Của - Đường Trần Não - Đường Vòng chân cầu Sài Gòn - (Cầu Sài Gòn) -Đường Điện Biên Phủ - Đường Xô viết Nghệ Tĩnh - Quốc Lộ 13 - Đường Vòng châncầu Bình Triệu - Đường Đinh Bộ Lĩnh - Bến Xe Miền Đông

-2.2 Phân tích về hiện trạng vận tải hành khách công cộng trên tuyến 43

Tuyến xe buýt số 43 là tuyến kết nối từ khu vực Bến xe Miền Đông đến Phà CátLái, đi qua các trường đại học, khu trung tâm vui chơi, giải trí đáp ứng nhu cầu đi lạicủa người dân không những ở trên tuyến mà còn kết nối khu du lịch, các khu côngnghiệp, bến cảng đáp ứng lượng nhu cầu lớn học sinh, sinh viên, công nhân Tuyến đi

Trang 37

qua các trục giao thông quan trọng: Đường Nguyễn Thị Định, Đường Điện Biên Phủ,Cầu Sài Gòn, Đường Trần Não,…

2.2.1 Hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật trên tuyến xe buýt số 43

a) Điểm đầu cuối hành trình

Điểm đầu:

Hình 2-4: Điểm đầu của tuyến xe buýt số 43 (Bến xe Miền Đông)

è Điểm đầu của tuyến xe buýt số 43 là cổng A của bến xe Miền Đông Vị trí này

là hợp lý bởi sự thuận tiện cho người lao động dễ dàng tiếp cận được với xe buýt, bêncạnh đó diện tích để xe tương đối rộng rãi Những nhà chờ cho hành khách không có,thiếu thông tin chỉ dẫn về tuyến 43

Điểm cuối:

Trang 39

Hình 2-5: Điểm cuối của tuyến xe buýt số 43 (Bến xe Miền Đông)

è Điểm cuối của tuyến xe buýt số 43 là bãi đậu xe trên đường A1 Tuy nhiên đâykhông phải là một bến xe hoàn chỉnh mà bên công ty chỉ tận dụng một phần đường đểlàm bãi đỗ xe Điều này gây khó khăn cho cả hành khách trong việc kết nối với cáctuyến buýt khác và cả việc an toàn cho hành khách ở điểm đầu cuối vẫn chưa được đảmbảo, thậm chí tại điểm dừng không có nhà chờ đón, trả hành khách tại bến gây bất tiện

và ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng tuyến của hành khách Không có chỗ để nghỉ ngơi,chỗ làm việc của nhân viên điều hành cũng không được đảm bảo

b) Các điểm dừng đỗ

Bảng 2.1 Tổng hợp các điểm dừng đỗ trên tuyến xe buýt số 43

c) Các tuyến đường trên tuyến

Theo kết quả khảo sát trực tiếp của sinh viên trên tuyến đường xe buýt 43 đi quađặc điểm tình trạng đường, chất lượng mặt đường, độ tắc nghẽn,… trên tuyến được thểhiện rõ qua bảng thống kê dưới đây:

Bảng 2.2 Hiện trạng các tuyến đường trên tuyến xe buýt 43

Chất lượng mặtđường

Mức độ tắc nghẽnvào giờ CĐ

Điểm thu hútphát sinhhành kháchĐinh

Bộ Lĩnh

2 Mặt đường rải

bê-tông nhựa, bê-bê-tông ximăng bằng phẳng, coinhư không có ổ gà, xe

Tình trạng kẹt xe vẫn xảy ra nhưng không quá thường xuyên

Ngày đăng: 01/06/2024, 13:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w