Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG HÀ NỘI
Đào Quốc Việt
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CHUYÊN NGÀNH TẠI VIỆT NAM
Trang 2Người hướng dẫn khoa học 1: PGS TS Nguyễn Thế Quân Người hướng dẫn khoa học 2: GS TSKH Nguyễn Mậu Bành
Phản biện 1: TS Nguyễn Văn Cư Phản biện 2: TS Nguyễn Anh Dũng Phản biện 3: PGS TS Nguyễn Lương Hải
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội vào hồi giờ ngày tháng năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc Gia và Thư viện Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Trang 3MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đầu tư xây dựng (ĐTXD) là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu vì nó tạo ra cơ sở vật chất làm tiền đề cho sự phát triển đất nước Ở Việt Nam, hoạt động ĐTXD sử dụng vốn nhà nước đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội Để đảm bảo hoạt động ĐTXD sử dụng vốn nhà nước đạt hiệu quả, cần tổ chức tốt hoạt động quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng [8] Từ khi Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về quản lý ĐTXD, đã có nhiều hình thức QLDA ĐTXD được giới thiệu và áp dụng, trong đó có hình thức sử dụng ban QLDA Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP đề cập đến việc thành lập các ban QLDA chuyên nghiệp, không giải tán sau khi hoàn thành mỗi dự án mà sẽ được giao quản lý nhiều dự án khác nhau Các ban QLDA này là các ban QLDA ĐTXD chuyên ngành và các ban QLDA ĐTXD khu vực
Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành (BQLDACN) được thành lập ở cấp bộ, cơ quan ngang bộ; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, là các đơn vị sự nghiệp được thành lập mới hoặc tái sắp xếp, có thể thông qua chia, tách, sáp nhập, cấu trúc lại các ban QLDA đã có Các ban này được giao quản lý nhiều dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước khác nhau thực hiện song song hoặc nối tiếp nhau, dưới nhiều vai trò như chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, đơn vị QLDA và được tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn QLDA, tư vấn giám sát cho cả các dự án sử dụng vốn nhà nước và vốn khác Mỗi ban QLDA loại này được hình thành dựa trên đề án thành lập hoặc tái cơ cấu, trong đó đã quy định rõ cơ cấu tổ chức và số lượng nhân sự theo đề án được duyệt Đến nay, các ban này đã được thành lập hoặc tái sắp xếp ở hầu hết các bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Từ đó, hình thức BQLDACN đã được áp dụng rộng rãi trong một số năm qua ở đa số các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước Dù đã có những thành công nhất định trong việc triển khai và hoàn thành nhiều dự án ĐTXD cả ở cấp trung ương và địa phương, các dự án do BQLDACN triển khai vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công của các dự án cũng như hiệu quả công việc của họ Nguyên nhân của các tồn tại này có nhiều, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các quy định pháp luật hiện hành chỉ quy định việc áp dụng các hình thức tổ chức QLDA ĐTXD mà chưa hướng dẫn cụ thể các tổ chức bộ máy và hoạt động theo các hình thức này là một trong những nguyên nhân chính
Các BQLDACN được thành lập và hoạt động theo các đề án được xây
Trang 4dựng dựa trên các lý thuyết về quản trị tổ chức, lý thuyết về QLDA hiện có để hình thành cơ cấu tổ chức và tổ chức quá trình hoạt động Các lý thuyết về quản trị tổ chức hiện có chủ yếu tập trung vào một tổ chức duy nhất, vào việc quản lý các thành viên của tổ chức; do đó, không giải thích tốt được trường hợp của BQLDACN với đặc điểm hoạt động QLDA là loại hoạt động liên tổ chức, ở đó việc quản lý không chỉ gói gọn trong chính ban QLDA (trong một tổ chức) mà mở rộng ra các bên trực tiếp và có thể gián tiếp, tham gia triển khai dự án (nhiều tổ chức) Lý luận về các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận cũng kém phổ biến một cách tương đối so với lý luận về quản trị kinh doanh, về các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận Với cùng một loại hoạt động QLDA nhưng ở các dự án khác nhau, các ban có thể có vai trò khác nhau và cùng một lúc có thể phải triển khai nhiều dự án khác hẳn nhau dẫn đến yêu cầu về sự linh hoạt cao trong tổ chức QLDA ĐTXD, mà các tổ chức bị cố định về cơ cấu và nhân sự theo các mô hình truyền thống khó có khả năng đáp ứng; đây là điểm các cơ sở lý luận về quản trị tổ chức ít nghiên cứu đối với các tổ chức loại này Các lý thuyết về QLDA thì lại tập trung chủ yếu vào việc quản trị từng dự án riêng biệt, hoặc các tập hợp dự án dạng chương trình, danh mục đầu tư, không phải là trường hợp của các ban này Các cơ sở lý thuyết đã có cũng chưa phù hợp để giải thích một số vấn đề nảy sinh trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị này trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong xu thế phát triển bền vững và chuyển đổi số Có thể nói, mô hình tổ chức QLDA các ban đang áp dụng chưa thực sự phù hợp Đó là lý do cần có giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý áp dụng cho các ban này; lý do này cũng thể hiện rõ tính cấp thiết, tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam”
2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu
- Mục đích của Luận án nhằm đề xuất được giải pháp giúp các BQLDACN ở Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn thông qua việc hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý cho các đơn vị này
- Mô hình hoàn thiện đảm bảo sự phù hợp cả về khía cạnh tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD của các BQLDACN, từ đó có thể giúp các ban QLDA loại này quản lý các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước thành công, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay và xu thế phát triển của ngành xây dựng Việt Nam
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước trong ngữ cảnh các tổ chức QLDA ĐTXD được thành lập với mục đích
Trang 5chính là quản lý các dự án sử dụng vốn nhà nước, giới hạn lại trong các BQLDACN Chỉ ra được các hạn chế của các cơ sở lý luận hiện có về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động của các BQLDACN
- Nghiên cứu thực trạng về tổ chức QLDA ĐTXD của các BQLDACN, làm rõ đặc điểm của các ban này, chỉ ra các tồn tại, nguyên nhân và vấn đề cần giải quyết để đảm bảo sự thành công trong hoạt động QLDA của các đơn vị này
- Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN ở Việt Nam, làm rõ các thành phần chính từ môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức và đề xuất một số giải pháp cụ thể hoàn thiện về tổ chức hoạt động, tổ chức bộ máy và quản trị tổ chức cho các BQLDACN, nhằm đảm bảo sự phù hợp với thực tế hiện nay và xu thế phát triển của ngành xây dựng Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD của BQLDACN
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vào hai thành phần của tổ chức đơn vị QLDA: tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động
- Về đối tượng nghiên cứu: các BQLDACN quản lý các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước
- Về không gian và thời gian: các số liệu và dữ liệu phân tích thu thập từ hoạt động của các BQLDACN từ năm 2018 trên phạm vi toàn quốc 4 Cơ sở khoa học của đề tài
- Các lý thuyết về quản trị tổ chức có liên quan đến tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động của BQLDACN; các lý thuyết về QLDA tập trung vào việc quản trị dự án, chương trình, danh mục đầu tư cũng như cơ sở lý luận và thực tiễn về QLDA ĐTXD được chọn lọc nghiên cứu để hình thành Khung lý thuyết của Luận án
- Các lý thuyết về quản trị tri thức và quản lý sự thay đổi được chọn lọc nghiên cứu để đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình phù hợp với xu thế phát triển của ngành xây dựng
5 Phương pháp và khung nghiên cứu 5.1 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng; duy vật lịch sử, các quan điểm hệ thống Các phương pháp cụ thể: phân tích và tổng hợp lý thuyết, mô hình hóa, khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp chuyên gia và phương pháp suy luận diễn dịch
5.2 Khung nghiên cứu
Trang 6Khung nghiên cứu được xây dựng qua 8 bước Bước 1, nghiên cứu tổng quan để tìm ra khoảng trống, xác định vấn đề nghiên cứu của Luận án Bước 2, nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến dự án ĐTXD, về mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN Bước 3, hình thành Khung lý thuyết của Luận án Bước 4, phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN tại Việt Nam Bước 5, chỉ ra các đặc điểm về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động của BQLDACN, các tồn tại, nguyên nhân và hạn chế trong hoạt động QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước Bước 6, xác định các yếu tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng lớn đến BQLDACN Bước 7, đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN Bước 8, đề xuất một số kiến nghị hỗ trợ hiện thực hóa các giải pháp đề xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hiệu quả của BQLDACN tại Việt Nam
6 Những đóng góp mới của Luận án 6.1 Về mặt lý luận
Luận án đã hệ thống hoá, bổ sung cơ sở lý luận về mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN Đề xuất được mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN; trong đó đi sâu chi tiết một số nội dung tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD; tổ chức bộ máy và một số nội dung quản trị tổ chức của BQLDACN
6.2 Về mặt thực tiễn
Luận án đã phân tích thực trạng và xác định tồn tại và nguyên nhân của mô hình BQLDACN hiện nay, tập trung vào hai vấn đề chủ yếu là tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng Đánh giá khoảng trống trong cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của BQLDACN tại Việt Nam Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN tại Việt Nam
7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 7.1 Ý nghĩa khoa học
Ý nghĩa khoa học của Luận án là đã chỉ ra được các đặc điểm chính của các BQLDACN Việc chỉ ra các đặc điểm này sẽ giúp các nghiên cứu về loại hình tổ chức này được thực hiện dễ dàng hơn Đóng góp bổ sung lý luận về mô hình tổ chức QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước, tập trung vào mô hình BQLDACN
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn là đề xuất được một số giải pháp cho BQLDACN, giúp các nhà QLDA có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn hoạt động QLDA ĐTXD Giúp cho các nhà quản lý, các BQLDACN tìm ra các tồn tại, nguyên nhân trong hoạt động QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước, từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp với thực tế hiện nay và
Trang 7xu thế phát triển của ngành xây dựng Việt Nam Đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những vấn đề thực tiễn giúp các BQLDACN hoạt động hiệu quả hơn
8 Cấu trúc của Luận án
Cấu trúc của Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (Chương 1: 18 trang, chương 2: 59 trang, chương 3: 33 trang, chương 4: 28 trang), kết luận, 30 bảng biểu, 19 hình vẽ, đồ thị, mục lục được trình bày trên 149 trang khổ giấy A4 không kể phần phụ lục
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN
NHÀ NƯỚC
1.1 Tổng quan các quan điểm cơ bản về mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.1.1 Các quan điểm về tổ chức
Theo Từ điển Tiếng Việt, “tổ chức” là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một số nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung; là tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung [35]
1.1.2 Các quan điểm về mô hình trong bối cảnh các nghiên cứu về tổ chức
Mô hình tổ chức được hiểu là sự khái quát cao những đặc điểm phổ biến kết hợp với những tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu Mô hình tổ chức bao gồm các thành phần, bộ phận nằm trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường cả bên trong và bên ngoài của tổ chức đó
1.2 Tổng quan các nghiên cứu về mô hình Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.2.1 Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu [9] phân tích thực trạng về điểm mạnh, điểm yếu và khả năng áp dụng vào thực tế của các mô hình QLDA Nghiên cứu [36] phân tích, làm rõ chức năng, mô hình tổ chức và hoạt động của các BQLDACN, khu vực Các nghiên cứu chưa tập trung làm rõ mối quan hệ tổng thể giữa tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động trong tổ chức QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước
1.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Các nghiên cứu tập trung chủ yếu vào tổ chức QLDA [57], năng lực QLDA [93], khung QLDA đầu tư công [100], sự tương tác của nhiều yếu tố trong một tổ chức tạo nên một hệ thống duy nhất tác động đến dự án vận hành trong hệ thống đó [88]
1.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trang 81.3.1 Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu có liên quan đến các khía cạnh về mô hình tổ chức [1], thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức [16], mô hình QLDA [31], tổ chức bộ máy [3], chất lượng QLDA ĐTXD [8], mô hình và giải pháp quản lý [29] Các nghiên cứu này đã đề cập đến các khía cạnh về mô hình tổ chức, tổ chức bộ máy QLDA, tuy nhiên họ không tập trung vào việc làm rõ mối quan hệ giữa tổ chức bộ máy cũng như tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD của BQLDACN
1.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu về văn phòng QLDA (PMO) [49][80], cơ cấu tổ chức QLDA [50][59][67][88] Nghiên cứu [62] ứng dụng chiến lược linh hoạt vào thiết kế cơ cấu tổ chức trong các doanh nghiệp xây dựng quốc tế hoặc tính linh hoạt của cơ cấu tổ chức trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ [108] 1.4 Tổng quan các nghiên cứu về tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.4.1 Các nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu [30] nghiên cứu thực tiễn hoạt động tại các đơn vị QLDA chuyên nghiệp tại Việt Nam Nghiên cứu [36] phân tích, làm rõ chức năng, mô hình tổ chức và hoạt động của các BQLDACN, khu vực Nghiên cứu [8] đã phân tích thực trạng, các nguyên nhân và tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng QLDA ĐTXD Các nghiên cứu đề cập đến khía cạnh về tổ chức hoạt động QLDA, tuy nhiên không tập trung vào việc làm rõ mối quan hệ giữa tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước 1.4.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động QLDA như phân tích yếu tố thời gian [39], hoạt động quản lý danh mục dự án, đội dự án, quy trình và phương pháp luận, quản lý tri thức, các bên tham gia QLDA [100] Các nghiên cứu về thành công trong QLDA [40][48][74] hoặc hoạch định, quản lý và kiểm soát dự án, thiết lập cơ cấu tổ chức[41], tiêu chuẩn và phương pháp để thực hiện những nội dung QLDA [49], huy động nguồn lực [66], quản lý sự phối hợp, dự báo và quản lý rủi ro, phân bổ nguồn lực [91] 1.5 Nghiên cứu về động lực thay đổi đối với tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
1.5.1 Công nghệ thông tin với thay đổi tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Nghiên cứu khám phá cách thức công nghệ thông tin đang định hình lại ngành xây dựng [52] Các nghiên cứu về BIM [95] và vấn đề quản lý sự thay đổi của tổ chức [85][68][97]
1.5.2 Phát triển bền vững với thay đổi tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trang 9Các nghiên cứu về phát triển bền vững với tổ chức QLDA [44], khái niệm về tính bền vững và ứng dụng của nó vào QLDA [98], mục tiêu kinh doanh với môi trường và xã hội mà tổ chức hoạt động [58], các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội của tính bền vững [72], tác động của tính bền vững đối với quá trình QLDA [72][104]
1.6 Khoảng trống nghiên cứu và định hướng nhiệm vụ nghiên cứu 1.6.1 Khoảng trống nghiên cứu
- Các lý thuyết về quản trị tổ chức hiện có và lý thuyết về QLDA chưa giải thích đầy đủ về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động của BQLDACN; do đó, làm hạn chế việc nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề của loại hình tổ chức này
- Ảnh hưởng của các xu thế mới như các cách thức triển khai dự án, định hướng phát triển bền vững, sự chuyển đổi sang công nghệ 4.0 đến tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động của các BQLDACN để đảm bảo hiệu quả dự án
1.6.2 Định hướng mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Thứ nhất, làm rõ các đặc điểm riêng của BQLDACN so với các loại hình tổ chức khác, mà có ảnh hưởng lớn đến tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động của các ban này
Thứ hai, đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động, tổ chức bộ máy và quản trị tổ chức cho các BQLDACN để phù hợp với các đặc điểm của loại tổ chức này cũng như thực tế hiện nay và xu thế phát triển của ngành xây dựng Việt Nam
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH 2.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng
2.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng
Dự án ĐTXD là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định [24]
2.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Dự án ĐTXD được phân loại theo nhiều cách khác nhau khác nhau: theo công năng phục vụ của dự án, tính chất chuyên ngành, mục đích quản lý của công trình thuộc dự án; theo nguồn vốn sử dụng, hình thức đầu tư [6]; theo quy mô, mức độ quan trọng [26]
2.1.3 Trình tự đầu tư xây dựng
Dự án ĐTXD được triển khai theo các giai đoạn được xác định trước
Trang 10như sau [6]: giai đoạn chuẩn bị dự án; giai đoạn thực hiện dự án; giai đoạn kết thúc xây dựng Trong các trường hợp đặc biệt như dự án ĐTXD công trình khẩn cấp hoặc các dự án nhỏ, trình tự ĐTXD được quy định cụ thể hơn và có thể khác với trình tự chung ở trên
2.2 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng 2.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng
Quản lý dự án ĐTXD là hoạt động có định hướng của chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý là dự án ĐTXD, thông qua việc vận dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật phù hợp nhằm hoàn thành việc xây dựng mới, cải tạo hoặc sửa chữa công trình xây dựng của dự án theo các mục tiêu đã xác định, đồng thời góp phần đảm bảo mục đích đầu tư 2.2.2 Mục tiêu của hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng
Các mục tiêu của hoạt động QLDA: phạm vi; chi phí/ngân sách; thời gian/tiến độ thực hiện; chất lượng; an toàn; lợi nhuận; sự hài lòng của khách hàng; sự hài lòng của nhân viên dự án; sự hài lòng của bên liên quan khác như nhà nước, cộng đồng, xã hội
2.2.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng
Theo các lĩnh vực kiến thức, QLDA ĐTXD có 12 nội dung QLDA, bao gồm 10 lĩnh vực cho các dự án nói chung và thêm 2 lĩnh vực kiến thức cho các dự án xây dựng
2.2.4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo nhóm quá trình
Theo cách phân loại của PMI, các quá trình QLDA được phân loại thành 5 nhóm theo vòng đời dự án như sau [88]: nhóm quá trình thiết lập; nhóm quá trình hoạch định; nhóm quá trình thực hiện; nhóm quá trình theo dõi và kiểm soát; nhóm quá trình kết thúc
2.2.5 Các đơn vị tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Ở Việt Nam, trong các dự án sử dụng vốn nhà nước, phổ biến là việc sử dụng ban QLDA chuyên ngành, khu vực để QLDA Các ban này có thể đóng vai trò chủ đầu tư, hoặc đại diện chủ đầu tư, hoặc tham gia QLDA theo phân công nhiệm vụ, hoặc dưới vai trò tư vấn QLDA
2.3 Cơ sở lý luận về mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
2.3.1 Khái niệm, phân loại, đặc trưng và môi trường của tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
2.3.1.1 Khái niệm về tổ chức và mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
Tổ chức được xem xét dưới cả hai góc độ là tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động Tổ chức bộ máy là việc tập hợp con người với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền để hình thành cơ cấu tổ chức Tổ chức hoạt động bao gồm
Trang 11việc tổ chức triển khai các quá trình, nghiệp vụ cụ thể gắn liền với từng đơn vị nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra
Mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN là tập hợp các thành phần mang tính khái quát cao những đặc điểm kết hợp với tính đặc thù bên trong tổ chức cũng như mối quan hệ giữa các thành phần bên trong với các yếu tố môi trường bên ngoài của BQLDACN Các thành phần chính bên trong tổ chức bao gồm tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động và cơ chế quản trị giúp kết nối các thành phần bên trong tổ chức
2.3.1.2 Các cách tiếp cận khác nhau về mô hình tổ chức quản lý dự án và mô hình phù hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
Có nhiều cách tiếp cận về mô hình tổ chức như mô hình tổ chức định hướng công nghệ; mô hình tổ chức định hướng tổ chức và mô hình tổ chức định hướng chiến lược [42] Mô hình tổ chức BQLDACN được tiếp cận theo cách hỗn hợp để mô tả môi trường của tổ chức, tổ chức bộ máy, tổ chức hoạt động, mô hình thay đổi và các thành phần cần thiết khác 2.3.1.3 Đặc trưng của tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
BQLDACN mang đầy đủ đặc trưng của một tổ chức nói chung như: (i) tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức; (ii) mục đích, mục tiêu của tổ chức; (iii) chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và (iv) nguồn lực của tổ chức
2.3.2 Tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
2.3.2.1 Khái niệm về tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
Việc lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức có thể khác nhau từ tổ chức này sang tổ chức khác và từ giai đoạn này sang giai đoạn khác Cơ cấu tổ chức của một tổ chức không chỉ áp dụng một loại cơ cấu đơn lẻ mà là sự kết hợp các loại cơ cấu: vừa bền vững vừa tạm thời; vừa trực tuyến vừa có tính bền vững vừa có tính tạm thời
2.3.2.2 Các thuộc tính cơ bản của tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
Khi thiết kế cơ cấu tổ chức, các thuộc tính cơ bản cần được xem xét, đó là chuyên môn hóa công việc, xây dựng các bộ phận, tầm kiểm soát, quyền hạn và trách nhiệm, tập trung và phi tập trung và chính thức hóa [13][99]
2.3.2.3 Các lựa chọn trong tổ chức bộ máy
Khi thiết kế cơ cấu tổ chức, có thể lựa chọn các cơ cấu tổ chức theo mô hình tổ chức cứng (cơ học - mechanic) hoặc mềm (hữu cơ - organic), lựa chọn theo kiểu truyền thống hoặc hiện đại
Trang 122.3.2.4 Các dấu hiệu thể hiện tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành chưa phù hợp
Khi cơ cấu tổ chức không phù hợp với các nhu cầu của tổ chức, sẽ có một hoặc một số dấu hiệu đặc biệt xuất hiện Các dấu hiệu điển hình như sau [52]: (i) việc ra quyết định bị chậm hoặc có chất lượng thấp; (ii) tổ chức không phản ứng một cách sáng tạo với môi trường luôn thay đổi; (iii) hiệu suất của nhân viên giảm sút và các mục tiêu không được đáp ứng; (iv) có quá nhiều xung đột xảy ra trong tổ chức liên quan đến các mục tiêu 2.3.3 Tổ chức hoạt động quản lý của Ban quản lý án đầu tư xây dựng chuyên ngành
2.3.3.1 Khái niệm về tổ chức hoạt động quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
Có thể khái quát tổ chức hoạt động quản lý của BQLDACN bao gồm việc áp dụng các công cụ QLDA để tổ chức các quy trình/quá trình, nghiệp vụ QLDA cụ thể gắn liền phương thức triển khai dự án ĐTXD nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất Trong tổ chức hoạt động QLDA, BQLDACN cần xác định số lượng, đặc điểm của dự án như nguồn vốn, nhóm dự án; đặc điểm về công trình của dự án như loại, cấp công trình; vòng đời của dự án; công cụ QLDA; hoạt động chia sẻ tri thức, bài học kinh nghiệm QLDA 2.3.3.2 Phân loại các quá trình hoạt động của tổ chức
Dựa trên phạm vi của chúng trong một tổ chức, các quá trình có thể được mô tả thành ba loại khác nhau: các quá trình riêng lẻ, được thực hiện bởi các cá nhân riêng biệt; các quá trình theo chiều dọc hoặc theo chức năng, nằm trong một đơn vị hoặc bộ phận chức năng nhất định và các quá trình theo chiều ngang hoặc liên chức năng
2.3.3.3 Thành phần quá trình hoạt động của tổ chức
Cấu trúc quá trình hoặc thành phần quy trình có thể được mô tả theo năm thành phần hoặc yếu tố chính: đầu vào và đầu ra, các sản phẩm trung gian, mạng lưới các hoạt động, nguồn lực và cấu trúc thông tin [75] 2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
2.3.4.1 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN bao gồm: (i) chiến lược và tầm nhìn; (ii) chức năng và nhiệm vụ; (iii) quy mô tổ chức và nguồn nhân lực; (iv) phương thức thực hiện/triển khai dự án; (v) quy trình quản lý dự án; (vi) ảnh hưởng qua lại giữa tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động
Trang 132.3.4.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành
- Nhóm yếu tố môi trường vĩ mô: sử dụng mô hình PEST đề cập đến các nhân tố thuộc bốn nhóm chính như sau: chính trị/pháp luật; kinh tế; xã hội; công nghệ
- Nhóm yếu tố môi trường vi mô: được phân tích theo mô hình 05 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter Mô hình năm lực lượng của Micheal Porter bao gồm [90]: nhà cung cấp; khách hàng; cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành; sản phẩm, dịch vụ thay thế; đối thủ mới
2.3.5 Môi trường dự án đầu tư xây dựng mà các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tham gia quản lý
2.3.5.1 Sự hình thành dự án và môi trường dự án
Các động lực chính để hình thành các dự án bao gồm [88]: nhu cầu đáp ứng các yêu cầu về quy định, luật pháp hoặc xã hội; nhu cầu đáp ứng các yêu cầu của các bên liên quan; để thực hiện hoặc thay đổi các chiến lược hoặc công nghệ và để tạo, cải tiến hoặc sửa chữa các sản phẩm, quy trình hoặc dịch vụ
Các vấn đề chính ảnh hưởng đến sự hình thành dự án, đồng thời đến quá trình triển khai và quản lý dự án bao gồm chiến lược của tổ chức, môi trường dự án và quản trị của tổ chức với dự án
2.3.5.2 Loại hình dự án do các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tham gia quản lý
Các BQLDACN, theo chức năng, nhiệm vụ, sẽ quản lý các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước Đây là nhóm dự án phổ biến, có tỷ trọng lớn trong ngành xây dựng ở Việt Nam Dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước được hiểu bao gồm dự án sử dụng vốn đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công
2.3.5.3 Các chủ thể chính tham gia các dự án mà các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tham gia quản lý
Có nhiều chủ thể chính tham gia trong các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước bao gồm: cấp, người quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư; cấp, người quyết định dự án đầu tư; chủ đầu tư; đơn vị tư vấn giám sát; đơn vị thiết kế; đơn vị thi công và một số đơn vị khác
2.3.5.4 Trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành trong quản lý dự án đầu tư xây dựng
Trong việc tổ chức thực hiện QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước, các BQLDACN tham gia QLDA ĐTXD ở vai trò là chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư hoặc vai trò là QLDA [24][25]
2.4 Quản lý tri thức và quản lý thay đổi trong quản lý dự án đầu tư xây dựng