1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại việt nam

240 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam
Tác giả Đào Quốc Việt
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Thế Quân, GS. TSKH. Nguyễn Mậu Bành
Trường học Trường Đại học Xây dựng Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Xây dựng
Thể loại Luận án Tiến sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 240
Dung lượng 4,73 MB

Nội dung

Các BQLDACN được thành lập và hoạt động theo các đề án được xây dựng dựa trên các lý thuyết về quản trị tổ chức, lý thuyết về QLDA hiện có để hình thành cơ cấu tổ chức và tổ chức quá trì

Trang 1

ĐÀO QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ

CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CHUYÊN NGÀNH TẠI VIỆT NAM

Ngành: Quản lý Xây dựng

Mã số: 9580302

LUẬN ÁN TIẾN SỸ

Hà nội - Năm 2024

Trang 2

ĐÀO QUỐC VIỆT

NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ

CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

CHUYÊN NGÀNH TẠI VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ÐOAN

Tác giả xin cam đoan đề tài Luận án “Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Thế Quân và GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành Công trình được nghiên cứu trong quá trình học tập tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Các tài liệu và số liệu mà tác giả sử dụng có nguồn trích dẫn hợp lý, không vi phạm quy định của pháp luật

Kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trên bất kỳ ấn phẩm, công trình nghiên cứu nào

Tác giả xin cam đoan những điều nêu trên là đúng sự thật; nếu sai, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm

Tác giả

NCS Đào Quốc Việt

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng kính trọng và cảm ơn các Thầy

GS TSKH Nguyễn Mậu Bành và PGS.TS Nguyễn Thế Quân đã nhiệt tình chỉ bảo và hướng dẫn Nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và công tác tại Trường Đại học Xây dựng Hà Nội

Nghiên cứu sinh xin được gửi lời cảm ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo, các Nhà khoa học khoa Kinh tế và Quản lý Xây dựng, Phòng Quản lý đào tạo đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để hoàn thành tốt luận án tiến sĩ của mình

Nghiên cứu sinh xin cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong Hội đồng đã chia sẻ

và đóng góp những ý kiến rất thiết thực để luận án từng bước được hoàn thiện

Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng chuyên ngành – Bộ Xây dựng đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin để hoàn thành luận án

Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia định đã giúp đỡ, chia sẻ, động viên trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này

Trân trọng cảm ơn

Trang 5

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN ……… i

LỜI CẢM ƠN……… ii

MỤC LỤC…… ……… iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU….……… xi

DANH MỤC CÁC BẢNG ……… xii

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ……… xiv

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu 3

2.1 Mục đích nghiên cứu 3

2.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Cơ sở khoa học của đề tài 4

5 Phương pháp và khung nghiên cứu 4

5.1 Phương pháp nghiên cứu 4

5.2 Khung nghiên cứu 6

6 Những đóng góp mới của Luận án 7

6.1 Về mặt lý luận 7

6.2 Về mặt thực tiễn 7

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án 7

7.1 Ý nghĩa khoa học 7

7.2 Ý nghĩa thực tiễn 7

8 Cấu trúc của Luận án 8

CHƯƠNG 1 9

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC 9

Trang 6

1.1 Tổng quan các quan điểm cơ bản về mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng 9 1.1.1 Các quan điểm về tổ chức 9 1.1.2 Các quan điểm về mô hình trong bối cảnh các nghiên cứu về tổ chức 9 1.2 Tổng quan các nghiên cứu về mô hình Ban quản lý dự án đầu tư xây

dựng 10 1.2.1 Các nghiên cứu trong nước 10 1.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước 12 1.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy quản

lý dự án đầu tư xây dựng 13 1.3.1 Các nghiên cứu trong nước 13 1.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước 15 1.4 Tổng quan các nghiên cứu về tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng…… 18 1.4.1 Các nghiên cứu ở trong nước 18 1.4.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước 19 1.5 Nghiên cứu về động lực thay đổi đối với tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng… 21 1.5.1 Công nghệ thông tin với thay đổi tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng… 21 1.5.2 Phát triển bền vững với thay đổi tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng… 22 1.6 Đánh giá về các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài…… 23 1.6.1 Đánh giá những giá trị có thể tiếp thu 23 1.6.2 Khoảng trống nghiên cứu trong tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

sử dụng vốn nhà nước 24 1.7 Định hướng nghiên cứu 26 CHƯƠNG 2 27

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH 27

Trang 7

2.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dựng 27

2.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng 27

2.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng 28

2.1.3 Trình tự đầu tư xây dựng 29

2.2 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng 29

2.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng 29

2.2.2 Mục tiêu của hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng 30

2.2.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng 32

2.2.4 Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo nhóm quá trình 34

2.2.5 Các đơn vị tham gia quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 35

2.3 Cơ sở lý luận về mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 36

2.3.1 Khái niệm, phân loại, đặc trưng và môi trường của tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 36

2.3.1.1 Khái niệm về tổ chức và mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 36

2.3.1.2 Các cách tiếp cận khác nhau về mô hình tổ chức quản lý dự án và mô hình phù hợp với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 38

2.3.1.3 Đặc trưng của tổ chức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 41

2.3.2 Tổ chức bộ máy của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 43

2.3.2.1 Khái niệm về tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 43

2.3.2.2 Các thuộc tính cơ bản của tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 45

2.3.2.3 Các lựa chọn trong tổ chức bộ máy 47

2.3.2.4 Các dấu hiệu thể hiện tổ chức bộ máy Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành chưa phù hợp 51

2.3.3 Tổ chức hoạt động quản lý của Ban quản lý án đầu tư xây dựng chuyên ngành 52

Trang 8

2.3.3.1 Khái niệm về tổ chức hoạt động quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư

xây dựng chuyên ngành 52

2.3.3.2 Phân loại các quá trình hoạt động của tổ chức 54

2.3.3.3 Thành phần quá trình hoạt động của tổ chức 55

2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành 56

2.3.4.1 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành 56

2.3.4.2 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án chuyên ngành 60

2.3.5 Môi trường dự án đầu tư xây dựng mà các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tham gia quản lý 64

2.3.5.1 Sự hình thành dự án và môi trường dự án 64

2.3.5.2 Loại hình dự án do các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tham gia quản lý 66

2.3.5.3 Các chủ thể chính tham gia các dự án mà các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tham gia quản lý 67

2.3.5.4 Trách nhiệm của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành trong quản lý dự án đầu tư xây dựng 69

2.4 Quản lý tri thức và quản lý thay đổi trong quản lý dự án đầu tư xây dựng 70 2.4.1 Quản lý tri thức trong quản lý dự án đầu tư xây dựng 70

2.4.1.1 Khái niệm, nội dung quản lý tri thức trong dự án đầu tư xây dựng 70

2.4.1.2 Công cụ, kỹ thuật quản lý tri thức 71

2.4.1.3 Các cách tiếp cận quản lý tri thức 72

2.4.1.4 Quản lý tri thức trong dự án đầu tư xây dựng 72

2.4.2 Quản lý thay đổi trong tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng 74

2.4.2.1 Khái niệm thay đổi trong tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng 74

2.4.2.2 Nhân tố thúc đẩy sự thay đổi của tổ chức 74

2.4.2.3 Các mô hình thay đổi của tổ chức 78

2.4.2.4 Các cách tiếp cận để tiến hành thay đổi của tổ chức 80

2.4.2.5 Các cách tiếp cận để chuyển đổi tổ chức đáp ứng sự thay đổi 82

2.5 Khung lý thuyết về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng 83

Trang 9

CHƯƠNG 3 86 THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ

ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH TẠI VIỆT NAM 86 3.1 Đánh giá tổng quan thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản

lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 86 3.2 Thiết kế khảo sát thực trạng tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam 88 3.3 Thực trạng về các mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 89 3.3.1 Thực trạng về việc thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 89 3.3.2 Thực trạng về chức năng nhiệm vụ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 91 3.3.3 Thực trạng về cơ cấu tổ chức trong Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 93 3.3.4 Thực trạng về cách huy động nhân lực trong Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 94 3.3.5 Thực trạng nguồn nhân lực tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 96 3.3.5.1 Thực trạng về số lượng nhân sự tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 96 3.3.5.2 Thực trạng về chất lượng nhân sự tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 97 3.4 Thực trạng tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản

lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 98 3.4.1 Thực trạng số lượng, nguồn vốn và nhóm dự án của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 98 3.4.2 Thực trạng loại công trình, cấp công trình của Ban quản lý dự án đầu

tư xây dựng chuyên ngành 99 3.4.3 Thực trạng tổ chức hoạt động quản lý theo trình tự thực hiện dự án đầu

tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 101

Trang 10

3.4.4 Thực trạng về áp dụng mô hình thông tin công trình trong quản lý dự

án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 102 3.4.5 Thực trạng về áp dụng tiêu chuẩn, quy trình trong quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 106 3.4.6 Thực trạng về chia sẻ tri thức, bài học kinh nghiệm trong quản lý dự

án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 106 3.5 Những vấn đề rút ra từ kết quả khảo sát thực trạng tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam 108 3.5.1 Đặc điểm riêng tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản

lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 108 3.5.2 Kết quả trong hoạt động đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu

tư xây dựng chuyên ngành 109 3.5.3 Các tồn tại trong mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu

tư xây dựng chuyên ngành 111 3.5.4 Các nguyên nhân tồn tại do mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 112 3.5.4.1 Các nguyên nhân tồn tại do tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 112 3.5.4.2 Các nguyên nhân tồn tại do tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 114 3.5.5 Đánh giá khoảng trống trong cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 116 CHƯƠNG 4 118

ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA BAN QUẢN

LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH TẠI VIỆT NAM PHÙ HỢP VỚI YÊU CẦU THỰC TẾ HIỆN NAY VÀ XU THẾ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH XÂY DỰNG 118 4.1 Bối cảnh của việc quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới 118

Trang 11

4.1.1 Tình hình đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước trong thời gian tới 118 4.1.2 Xu thế phát triển của ngành xây dựng trên thế giới ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng 119 4.1.3 Định hướng phát triển của ngành xây dựng Việt Nam 121 4.1.3.1 Định hướng phát triển chung ngành xây dựng 121 4.1.3.2 Định hướng phát triển trong lĩnh vực quản lý dự án đầu tư xây

dựng…… 123 4.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự

án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam 124 4.2.1 Xác định các thành phần bên trong tổ chức và mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 125 4.2.1.1 Xác định các thành phần bên trong tổ chức của Ban quản lý dự án đầu

tư xây dựng chuyên ngành 125 4.2.1.2 Xác định mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 127 4.2.2 Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 132 4.2.2.1 Giải pháp áp dụng các nội dung quản lý dự án theo công việc đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 132 4.2.2.2 Giải pháp áp dụng mô hình thông tin công trình BIM trong tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước 136 4.2.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 137 4.2.4 Đề xuất giải pháp hoàn thiện một số nội dung quản trị tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 141 4.2.4.1 Quản trị tri thức trong tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 141 4.2.4.2 Quản trị sự thay đổi trong tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 142

Trang 12

4.3 Các kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam 144 KẾT LUẬN 147 TUYỂN TẬP CÁC BÀI BÁO CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TRÊN CÁC TẠP CHÍ KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT……… PL1 PHỤ LỤC 2.1: THÔNG TIN CHUNG ĐƠN VỊ THAM GIA KHẢO SÁT PL10 PHỤ LỤC 2.2: LOẠI HÌNH, CHỨC NĂNG VÀ ĐẶC ĐIỂM DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CHUYÊN NGÀNH PL12 PHỤ LỤC 2.3: TỔ CHỨC CÁC PHÒNG, BAN TRONG CÁC BAN QUẢN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG……… …PL20 PHỤ LỤC 2.4: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG … PL29 PHỤ LỤC 2.5: ĐỘI NGŨ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC BAN QUẢN

LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG……… PL32 PHỤ LỤC 2.6: ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ BIM TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN PL44 PHỤ LỤC 2.7: ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN, QUY TRÌNH TRONG QUẢN LÝ

DỰ ÁN……… PL48 PHỤ LỤC 2.8: CHIA SẺ TRI THỨC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG CÁC

DỰ ÁN……… PL56 PHỤ LỤC 2.9: THÀNH CÔNG TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN……… PL58 PHỤ LỤC 3: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ, PHÒNG QUẢN LÝ DỰ ÁN, BAN ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN VÀ TỔ BIM PL64

Trang 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU BIM : Mô hình thông tin công trình (Building Information Model)

BOT : Xây dựng - Vận hành - Chuyển giao (Build - Operate – Transfer) BQLDACN: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành

DB : Thiết kế - Xây dựng (Design and Build)

DBB : Thiết kế - Đấu thầu - Xây dựng (Design - Bid and Build)

DBOM : Thiết kế - Xây dựng - Vận hành - Bảo trì (Design - Build - Operate – Maintainance)

ĐTXD : Đầu tư xây dựng

IPD : Triển khai dự án tích hợp (Integrated Project Delivery)

IPMA : Hiệp hội quản lý dự án quốc tế (International Project Management Association)

ISO : Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế (International Organization for

Standardization)

NCS : Nghiên cứu sinh

PEST : Chính trị - Kinh tế - Văn hóa xã hội - Công nghệ (Politic - Economic - Social - Technology)

PESTLE : Chính trị - Kinh tế - Văn hóa xã hội - Công nghệ - Pháp lý - Môi trường (Politic - Economic - Social - Technology - Law - Environment) PMC : Quản lý dự án trọn gói (Project Management Circle)

PMI : Viện quản lý dự án (Project Management Institute)

PMO : Văn phòng quản lý dự án (Project management office)

PPP : Phương thức đối tác công - tư (Public - Private Partnership)

PPMO : Văn phòng quản lý dự án đầu tư công (Public Project Management Office)

QLDA : Quản lý dự án

Trang 14

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Khung nghiên cứu của Luận án 6

Bảng 2.1 Mục tiêu của hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng 31

Bảng 2.2 So sánh cơ cấu tổ chức cứng và cơ cấu tổ chức mềm 48

Bảng 2.3 Ưu điểm và nhược điểm của một số thiết kế tổ chức phổ biến 50

Bảng 3.1 Phân loại BQLDACN tham gia khảo sát theo cấp quyết định thành lập 90 Bảng 3.2: Phân loại chuyên ngành hoạt động các BQLDACN tham gia khảo sát 90

Bảng 3.3: Chức năng, nhiệm vụ của các BQLDACN 91

Bảng 3.4: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tại BQLDACN giai đoạn 2018-2020 .92

Bảng 3.5: Phương pháp chuyên môn hóa và hợp nhóm phòng/ban trong BQLDACN… 93

Bảng 3.6: Cách huy động nhân lực thực hiện dự án của BQLDACN 95

Bảng 3.7: Bổ nhiệm Giám đốc QLDA 95

Bảng 3.8: Cách bố trí Giám đốc QLDA trong BQLDACN 96

Bảng 3.9: Chỉ tiêu vị trí việc làm của BQLDACN 97

Bảng 3.10: Số lượng nhân sự của BQLDACN 97

Bảng 3.11: Chất lượng nhân lực của BQLDACN 97

Bảng 3.12: Quy mô dự án các BQLDACN quản lý 99

Bảng 3.13: Loại công trình các BQLDACN quản lý 100

Bảng 3.14: Cấp công trình các BQLDACN quản lý 100

Bảng 3.15: Cấp công trình được các BQLDACN quản lý nhiều nhất 101

Bảng 3.16: Các giai đoạn QLDA mà BQLDACN tham gia 101

Bảng 3.17: Các giai đoạn áp dụng BIM của BQLDACN 105

Bảng 3.18: Phạm vi áp dụng BIM của BQLDACN 105

Bảng 3.19: Các nội dung đã thực hiện để áp dụng BIM của BQLDACN 105

Bảng 3.20: Thực trạng áp dụng công cụ trong quản lý dự án của BQLDACN 106

Bảng 3.21: Hoạt động chia sẻ tri thức, kinh nghiệm của BQLDACN 107

Bảng 3.22: Phạm vi chia sẻ tri thức, kinh nghiệm của BQLDACN 107

Bảng 3.23: Phương thức chia sẻ bài học kinh nghiệm của BQLDACN 107

Bảng 3.24: Kết quả tổ chức hoạt động quản lý dự án tại BQLDACN 111 Bảng 3.25: Vấn đề của cơ cấu tổ chức hiện nay của BQLDACN ảnh hưởng đến kết

Trang 15

quả quản lý dự án ĐTXD 112 Bảng 4.1: Các nội dung QLDA ĐTXD theo các hoạt động xây dựng 133

Trang 16

DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Mô hình 5 lực lượng của Porter 63

Hình 2.2 Các yếu tố tổ chức dự án và các mối quan hệ của chúng 65

Hình 2.3 Các áp lực dẫn đến sự thay đổi của tổ chức 75

Hình 2.4 Các nhân tố từ môi trường thúc đẩy thay đổi của tổ chức 76

Hình 2.5 Các nhân tố nội bộ thúc đẩy thay đổi của tổ chức 77

Hình 2.6 Mô hình thay đổi của Kurt Lewin 78

Hình 2.7 Mô hình 7-S của McKinsey 79

Hình 2.8 Mô hình thay đổi của Burke–Litwin 80

Hình 2.9 Cách tiếp cận mới về thay đổi 82

Hình 2.10 Các cách tiếp cận chuyển đổi tổ chức đáp ứng sự thay đổi 83

Hình 2.11 Khung lý thuyết về tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng 84

Hình 3.1 Các dự án thí điểm BIM theo nguồn vốn 102

Hình 3.2 Các dự án thí điểm BIM theo loại công trình 103

Hình 3.3 Các dự án thí điểm BIM theo quy mô vốn đầu tư 103

Hình 3.4 Các dự án thí điểm BIM theo các giai đoạn thực hiện 104

Hình 4.1 Các thành phần bên trong tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành……….127

Hình 4.2 Mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành 130

Hình 4.3 Mô hình tổ chức bộ máy linh hoạt của BQLDACN 138

Hình 4.4 Mô hình quản trị thay đổi của BQLDACN 143

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đầu tư xây dựng là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu vì nó tạo ra cơ sở vật chất làm tiền đề cho sự phát triển đất nước Ở Việt Nam, hoạt động đầu tư xây dựng (ĐTXD) sử dụng vốn nhà nước

đã tạo nên sự chuyển biến quan trọng, thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, cải thiện văn minh đô thị, đóng góp quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội Để đảm bảo hoạt động ĐTXD sử dụng vốn nhà nước đạt hiệu quả, cần

tổ chức tốt hoạt động quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng [8] Từ khi Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về quản lý ĐTXD, đã có nhiều hình thức QLDA ĐTXD được giới thiệu và áp dụng, trong đó có hình thức sử dụng ban QLDA Tuy nhiên, trước khi Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có hiệu lực, các ban QLDA thường được thành lập để quản lý từng dự án riêng biệt; không có cơ chế, chính sách cụ thể về hoạt động lâu dài của các ban này Rất nhiều ban sau khi hoàn thành một dự án sẽ được giải tán, khi có dự án mới, một ban QLDA mới lại được thành lập Nhân sự đã được trải nghiệm trong các dự án có thể không được sử dụng lại; các bài học kinh nghiệm rút ra ít có cơ hội áp dụng trong các dự án khác sau đó Do đó, ở các dự án thực hiện sau vẫn xảy ra những vấn đề mà các dự án trước đã trải qua, gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện dự án và hiệu quả đầu tư Đó là một trong những lý do dẫn đến việc Luật Xây dựng

2014 và Nghị định 59/2015/NĐ-CP đề cập đến việc thành lập các ban QLDA ĐTXD chuyên ngành và các ban QLDA ĐTXD khu vực

Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành (BQLDACN) được thành lập ở cấp bộ, cơ quan ngang bộ; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, là các đơn vị sự nghiệp được thành lập mới hoặc tái sắp xếp, có thể thông qua chia, tách, sáp nhập, cấu trúc lại các ban QLDA đã có Các ban này được giao quản

lý nhiều dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước khác nhau thực hiện song song hoặc nối tiếp nhau, dưới nhiều vai trò như chủ đầu tư, đại diện chủ đầu tư, đơn vị QLDA và được tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn QLDA, tư vấn giám sát cho cả các dự án sử dụng vốn nhà nước và vốn khác Mỗi ban QLDA loại này được hình thành dựa trên đề án thành lập hoặc tái cơ cấu, trong đó đã quy định rõ cơ cấu tổ chức và số lượng nhân sự theo đề

án được duyệt Đến nay, các ban này đã được thành lập hoặc tái sắp xếp ở hầu hết các

bộ và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Từ đó, hình thức BQLDACN đã được áp dụng rộng rãi trong một số năm qua ở đa số các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước

Trang 18

Dù đã có những thành công nhất định trong việc triển khai và hoàn thành nhiều dự án ĐTXD cả ở cấp trung ương và địa phương, các dự án do BQLDACN triển khai vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, ảnh hưởng tiêu cực đến sự thành công của các dự án cũng như hiệu quả công việc của họ Nguyên nhân của các tồn tại này có nhiều, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các quy định pháp luật hiện hành chỉ quy định việc áp dụng các hình thức tổ chức QLDA ĐTXD mà chưa hướng dẫn cụ thể các tổ chức bộ máy và hoạt động theo các hình thức này là một trong những nguyên nhân chính

Các BQLDACN được thành lập và hoạt động theo các đề án được xây dựng dựa trên các lý thuyết về quản trị tổ chức, lý thuyết về QLDA hiện có để hình thành cơ cấu

tổ chức và tổ chức quá trình hoạt động Các lý thuyết về quản trị tổ chức hiện có chủ yếu tập trung vào một tổ chức duy nhất, vào việc quản lý các thành viên của tổ chức;

do đó, không giải thích tốt được trường hợp của BQLDACN với đặc điểm hoạt động QLDA là loại hoạt động liên tổ chức, ở đó việc quản lý không chỉ gói gọn trong chính ban QLDA (trong một tổ chức) mà mở rộng ra các bên trực tiếp và có thể gián tiếp, tham gia triển khai dự án (nhiều tổ chức) Lý luận về các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận cũng kém phổ biến một cách tương đối so với lý luận về quản trị kinh doanh, về các tổ chức hoạt động vì lợi nhuận Với cùng một loại hoạt động QLDA nhưng ở các

dự án khác nhau, các ban có thể có vai trò khác nhau và cùng một lúc có thể phải triển khai nhiều dự án khác hẳn nhau dẫn đến yêu cầu về sự linh hoạt cao trong tổ chức QLDA ĐTXD, mà các tổ chức bị cố định về cơ cấu và nhân sự theo các mô hình truyền thống khó có khả năng đáp ứng; đây là điểm các cơ sở lý luận về quản trị tổ chức ít nghiên cứu đối với các tổ chức loại này Các lý thuyết về QLDA thì lại tập trung chủ yếu vào việc quản trị từng dự án riêng biệt, hoặc các tập hợp dự án dạng chương trình, danh mục đầu tư, không phải là trường hợp của các ban này Các cơ sở lý thuyết đã có cũng chưa phù hợp để giải thích một số vấn đề nảy sinh trong tổ chức và hoạt động của các đơn vị này trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là trong xu thế phát triển bền vững và chuyển đổi số Có thể nói, mô hình tổ chức QLDA các ban đang áp dụng chưa thực sự phù hợp Đó là lý do cần có giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý áp dụng cho các ban này; lý do này cũng thể hiện rõ tính cấp thiết, tính khoa học và tính thực tiễn của đề tài

“Nghiên cứu hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam”

Trang 19

2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Mục đích của Luận án nhằm đề xuất được giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý giúp các BQLDACN ở Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn

- Giải pháp hoàn thiện mô hình đảm bảo sự phù hợp của cả hai khía cạnh tổ chức

bộ máy và tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD của các BQLDACN với đặc điểm riêng của loại hình tổ chức này, từ đó có thể giúp các ban QLDA loại này quản lý các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước thành công, phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay và xu thế phát triển của ngành xây dựng Việt Nam

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước trong ngữ cảnh các tổ chức QLDA ĐTXD được thành lập với mục đích chính là quản lý các

dự án sử dụng vốn nhà nước, giới hạn lại trong các BQLDACN Chỉ ra được các hạn chế của các cơ sở lý luận hiện có về tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động của các BQLDACN

- Nghiên cứu thực trạng về tổ chức QLDA ĐTXD của các BQLDACN, làm rõ đặc điểm của các ban này, chỉ ra các tồn tại, nguyên nhân và vấn đề cần giải quyết để đảm bảo sự thành công trong hoạt động QLDA của các đơn vị này

- Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN ở Việt Nam, làm

rõ các thành phần chính từ môi trường bên trong và bên ngoài của tổ chức và đề xuất một số giải pháp cụ thể hoàn thiện về tổ chức hoạt động, tổ chức bộ máy và quản trị tổ chức cho các BQLDACN, nhằm đảm bảo sự phù hợp với thực tế hiện nay và xu thế phát triển của ngành xây dựng Việt Nam

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của Luận án là tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD của BQLDACN

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu vào hai thành phần của tổ chức đơn

vị QLDA: tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động Tổ chức bộ máy bao gồm các vấn đề chính trong cơ cấu tổ chức; trong trường hợp các BQLDACN hoạt động QLDA ĐTXD

sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam, có xem xét đến mối quan hệ phối hợp với các đơn

vị khác trong quá trình hình thành và triển khai các dự án ĐTXD; tổ chức hoạt động

Trang 20

QLDA được xem xét theo các nội dung theo quy định của Luật Xây dựng hiện hành, tập trung vào các nội dung chính bao gồm quản lý phạm vi, tiến độ, chi phí và chất lượng dự án Một số thành phần khác có mối quan hệ ảnh hưởng qua lại đáng kể đối với hai thành phần trên cũng được xem xét khi cần nhằm phục vụ việc nghiên cứu hai thành phần chính đã kể trên

- Về đối tượng nghiên cứu: các BQLDACN quản lý các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước

- Về không gian: trên phạm vi toàn quốc

- Về thời gian: các số liệu và dữ liệu phân tích thu thập từ hoạt động của các BQLDACN từ năm 2018 Lý do là việc chuyển đổi/hình thành các BQLDACN chỉ bắt đầu sau khi Thông tư 16/2016/TT-BXD có hiệu lực và các ban QLDA loại này cần thời gian để xây dựng và thực hiện đề án thành lập/chuyển đổi, do đó thực sự hoạt động theo

mô hình mới ổn định chủ yếu từ năm 2018

4 Cơ sở khoa học của đề tài

- Các lý thuyết về quản trị tổ chức có liên quan đến tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động của BQLDACN; các lý thuyết về QLDA tập trung vào việc quản trị dự án, chương trình, danh mục đầu tư cũng như cơ sở pháp lý và thực tiễn về QLDA ĐTXD được chọn lọc nghiên cứu để hình thành Khung lý thuyết của Luận án

- Các lý thuyết về quản trị tri thức và quản lý sự thay đổi được chọn lọc nghiên cứu để đề xuất các giải pháp hoàn thiện mô hình phù hợp với xu thế phát triển của ngành xây dựng

5 Phương pháp và khung nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch

sử, các quan điểm hệ thống để xem xét hoạt động QLDA của các BQLDACN trong trạng thái luôn phát triển, trong mối quan hệ với các sự vật và hiện tượng khác Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện Luận án được phân loại theo nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp mô hình hóa), phương pháp nghiên cứu thực tiễn (khảo sát bằng bảng hỏi

để thu thập số liệu sơ cấp và thu thập số liệu thứ cấp thông qua tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động của một số BQLDACN), phương pháp chuyên gia, cụ thể như sau:

* Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết:

Trang 21

Phân tích lý thuyết là phương pháp phân tích tài liệu lý thuyết thành từng mặt, từng bộ phận, từng mối quan hệ theo lịch sử thời gian nhằm phát hiện ra các khía cạnh, cấu trúc lý thuyết, trường phái nghiên cứu và các xu hướng phát triển của lý thuyết Phân tích lý thuyết bao gồm việc phân tích nguồn tài liệu chuyên khảo khoa học, tài liệu lưu trữ, thông tin đại chúng phân tích nội dung các tài liệu này để tách ra các khái niệm, khía cạnh, các bộ phận, các mối quan hệ nổi bật cần nghiên cứu Tổng hợp lý thuyết là phương pháp liên kết các khái niệm, khía cạnh, các bộ phận, các mối quan hệ tìm được từ các thông tin về lý thuyết đã thu thập được thành một tổng thể nhằm tạo một hệ thống lý thuyết mới, đầy đủ và khái quát hơn về chủ đề nghiên cứu Phương pháp này được sử dụng để triển khai nội dung về cơ sở lý luận của Luận án

* Phương pháp mô hình hóa:

Luận án đã sử dụng phương pháp mô hình hóa để biểu diễn môi trường bên ngoài, tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước trong

hệ thống các mối quan hệ với cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức dưới dạng mô hình Mô hình hóa để có thể phản ánh và làm rõ được các thành phần của mô hình quản lý của BQLDACN cũng như các mối liên hệ giữa tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD

* Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi:

Đây là một phương pháp thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn, cụ thể

là khảo sát bằng nhiều câu hỏi (phương pháp phi thực nghiệm) được sử dụng để khảo sát, phân tích thực trạng tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD tại các BQLDACN nhằm đánh giá nguyên nhân, tồn tại từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để hoạt động QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước do các tổ chức nói trên quản lý có hiệu quả

* Phương pháp chuyên gia:

Là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tham vấn ý kiến và đánh giá của đội ngũ các chuyên gia có trình độ cao của một chuyên ngành về một vấn đề, sự kiện khoa học hay thực tiễn phức tạp nào đó Trong quá trình thực hiện Luận án, tác giả đã tham vấn ý kiến các nhà khoa học, các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực QLDA ĐTXD để xây dựng, hoàn thiện bảng hỏi khảo sát cũng như tham vấn ý kiến của họ để đánh giá, kiểm định các giải pháp đề xuất cho Luận án

* Phương pháp suy luận diễn dịch:

Suy luận diễn dịch được định nghĩa là suy luận nhằm rút ra những tri thức riêng biệt từ những tri thức phổ biến Trong suy luận diễn dịch, thông thường tiền đề là những

Trang 22

phán đoán chung, còn kết luận là những phán đoán riêng Trong lôgic học hiện đại, suy luận diễn dịch được coi là suy luận theo những qui tắc nhất định, do đó tính đúng đắn của kết luận được rút ra một cách tất yếu từ tính đúng đắn của tiền đề Phương pháp này được sử dụng để suy luận nhằm xác định các yếu tố môi trường quan trọng có ảnh hưởng lớn đến BQLDACN và đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình quản

lý của BQLDACN

5.2 Khung nghiên cứu

Khung nghiên cứu của Luận án được xây dựng và thể hiện trong Bảng 1

Bảng 1 Khung nghiên cứu của Luận án

Bước 1 Nghiên cứu tổng quan để tìm ra khoảng

trống nghiên cứu, xác định vấn đề nghiên

cứu của Luận án

Phân tích và tổng hợp lý

thuyết

Bước 2 Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến dự án

ĐTXD, cơ sở lý luận về mô hình tổ chức

quản lý của BQLDACN

Phân tích và tổng hợp lý

thuyết

Bước 3 Hình thành Khung lý thuyết của Luận án Phân tích và tổng hợp lý

thuyết Bước 4 Phân tích thực trạng mô hình tổ quản lý của

BQLDACN tại Việt Nam

Khảo sát sử dụng bảng hỏi, phân tích và tổng hợp Bước 5 Chỉ ra các đặc điểm về tổ chức bộ máy và tổ

chức hoạt động của BQLDACN, các tồn tại,

nguyên nhân và hạn chế trong hoạt động

chức quản lý của BQLDACN

Mô hình hóa

Bước 8 Đề xuất một số kiến nghị hỗ trợ hiện thực

hóa các giải pháp đề xuất và tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động hiệu quả của BQLDACN tại Việt Nam

Suy luận diễn dịch

Trang 23

6 Những đóng góp mới của Luận án

6.2 Về mặt thực tiễn

Luận án đã phân tích thực trạng và xác định tồn tại và nguyên nhân của mô hình BQLDACN hiện nay, tập trung vào hai vấn đề chủ yếu là tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng Đánh giá khoảng trống trong cơ sở lý luận

và thực tiễn về tổ chức QLDA ĐTXD của BQLDACN tại Việt Nam Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của BQLDACN tại Việt Nam

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án

7.1 Ý nghĩa khoa học

- Luận án đã chỉ ra được các đặc điểm chính của các Ban QLDA ĐTXD chuyên ngành Việc chỉ ra các đặc điểm này sẽ giúp các nghiên cứu về loại hình tổ chức này được thực hiện dễ dàng hơn

- Đóng góp bổ sung lý luận về mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

sử dụng vốn nhà nước, tập trung vào mô hình BQLDACN Cụ thể, Luận án đã chỉ rõ được các thành phần cơ bản của cơ cấu tổ chức quản lý dự án, tổ chức hoạt động quản

lý dự án của BQLDACN Luận án cũng đã làm rõ mối quan hệ tương hỗ giữa hai thành phần này thông qua cơ chế quản trị phù hợp, đồng thời chỉ rõ các thành phần môi trường bên ngoài có tác động đáng kể đến mô hình tổ chức của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành ở Việt Nam Các đóng góp này sẽ góp phần làm giàu tri thức về tổ chức và quản lý một loại hình tổ chức đặc biệt, là BQLDACN, chưa được nghiên cứu nhiều, là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo về cùng chủ đề

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Đề xuất được một số giải pháp cho BQLDACN, giúp các nhà QLDA có thể tham khảo, vận dụng vào thực tiễn hoạt động QLDA ĐTXD Cụ thể, đã chỉ ra được giải pháp tăng cường mức độ linh hoạt cho tổ chức bộ máy của BQLDACN, các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản trị của loại tổ chức này thông qua hoạt động quản trị tri

Trang 24

thức và quản trị sự thay đổi, chỉ rõ việc vận dụng các nội dung QLDA đối với các công việc đầu tư xây dựng

- Giúp cho các nhà quản lý, các BQLDACN tìm ra các tồn tại, nguyên nhân trong hoạt động QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước, từ đó đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp với thực tế hiện nay và xu thế phát triển của ngành xây dựng Việt Nam

- Đã đề xuất một số kiến nghị nhằm tháo gỡ những vấn đề thực tiễn giúp các BQLDACN hoạt động hiệu quả hơn

8 Cấu trúc của Luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án có 4 chương gồm:

Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước;

Chương 2: Cơ sở lý luận về mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành;

Chương 3: Thực trạng mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam;

Chương 4: Đề xuất hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành tại Việt Nam phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay và

xu thế phát triển của ngành Xây dựng

Trang 25

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC

1.1 Tổng quan các quan điểm cơ bản về mô hình tổ chức quản lý dự án đầu tư

xây dựng

Để có cái nhìn tổng quát về mô hình tổ chức QLDA ĐTXD nhằm tiến hành nghiên cứu tổng quan về mô hình tổ chức quản lý dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước, cần xem xét rộng hơn ở các nghiên cứu về mô hình, tổ chức và dự án ĐTXD

1.1.1 Các quan điểm về tổ chức

Theo Từ điển Tiếng Việt, “tổ chức” là việc sắp xếp, bố trí thành các bộ phận để cùng thực hiện một số nhiệm vụ hoặc cùng một chức năng chung; là tập hợp người được tổ chức theo cơ cấu nhất định để hoạt động vì lợi ích chung [35] Nghĩa đầu tiên của từ này là chỉ hành động để thành lập một đơn vị, là quá trình sắp xếp nguồn lực con người và gắn liền với con người là các nguồn lực khác nhằm thực hiện thành công các hoạt động đã xác định Về bản chất, tổ chức là phân chia công việc, sắp xếp các nguồn lực và phối hợp các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu chung [13] Theo nghĩa thứ hai, tổ chức chỉ một thực thể thống nhất gồm nhiều người cùng làm việc vì mục đích chung trong hình thái cơ cấu ổn định Là một thực thể thống nhất, tổ chức có thể có nhiều dạng khác nhau như: tập đoàn, tổng công ty, công ty, ban quản lý dự án, và được phân loại theo nhiều cách khác nhau

Trên góc độ khoa học quản trị kinh doanh, nghiên cứu [4] đưa ra khái niệm tổ chức bộ máy quản trị và tổ chức quá trình quản trị Tổ chức bộ máy quản trị (gọi tắt là

tổ chức bộ máy) gồm các vấn đề về tổ chức cơ cấu quản trị, các chức năng quản trị, cán

bộ quản trị cho các đơn vị cụ thể Tổ chức quá trình quản trị (gọi tắt là tổ chức quá trình) bao gồm các quá trình quyết định, quá trình quản trị công việc và quá trình quản trị nhân sự [4] Đây là hai hoạt động tổ chức cốt lõi của một đơn vị, điều này áp dụng cho cả các ban quản lý dự án ĐTXD, dù đây là một loại hình tổ chức đặc biệt

1.1.2 Các quan điểm về mô hình trong bối cảnh các nghiên cứu về tổ chức

Khái niệm “mô hình” ở nghĩa hẹp có nghĩa là khuôn mẫu, tiêu chuẩn và có thể còn được hiểu là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất Ở

Trang 26

nghĩa rộng, mô hình được hiểu là hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả), ước lệ của một khách thể (hay một hệ thống các khách thể, các quá trình hoặc các hiện tượng) [35]

Mô hình là khái niệm được nhiều ngành khoa học sử dụng, không chỉ trong khoa học tự nhiên mà ngay cả khoa học xã hội như triết học, kinh tế học, ngôn ngữ học và khoa học chính trị cũng sử dụng khái niệm này Trong triết học, mô hình là sự biểu thị mối quan hệ giữa tri thức của con người về các khách thể và bản thân các khách thể đó Trong kinh tế học, mô hình được coi là hình thức mang tính quy ước của đối tượng nghiên cứu diễn tả các mối quan hệ đặc trưng giữa các yếu tố của một hệ thống thực thể Trong khoa học chính trị, mô hình là sự biểu hiện của nhận thức, giải thích các vấn

đề chính trị, các mô hình về quá trình ra quyết định chính trị cho đến các mô hình về

hệ thống chính trị, mô hình quản lý nhà nước, mô hình tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị [32]

Theo lý thuyết tổ chức, mô hình tổ chức được coi là một nguyên mẫu đơn giản hoá của tổ chức Theo đó, các chức năng của mô hình tổ chức được mô tả để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động chính của tổ chức; làm cơ sở cải tiến cơ cấu và hoạt động của

tổ chức; để thể hiện cấu trúc của một tổ chức đổi mới; để thử nghiệm một khái niệm mới hoặc nghiên cứu một khái niệm được sử dụng bởi một tổ chức cạnh tranh [42]

Trên cơ sở các quan điểm về mô hình nêu trên, có thể đưa ra nhận định khái quát rằng, mô hình tổ chức được hiểu là sự khái quát cao những đặc điểm phổ biến kết hợp với những tính đặc thù của đối tượng nghiên cứu Mô hình tổ chức bao gồm các thành phần, bộ phận nằm trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường cả bên trong và bên ngoài của tổ chức đó

1.2 Tổng quan các nghiên cứu về mô hình Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành là một đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập để thực hiện chức năng chính là QLDA; do đó, họ là một loại hình của tổ chức QLDA Để có góc nhìn tổng quát về mô hình cho loại hình tổ chức riêng này, cần xem xét rộng hơn ở các nghiên cứu về tổ chức QLDA nói chung, Ban QLDA nói riêng cả trong nước và nước ngoài

1.2.1 Các nghiên cứu trong nước

Trong nghiên cứu “Phân tích thực trạng các mô hình quản lý dự án hiện đang

áp dụng phổ biến trong ngành xây dựng”, tác giả Đinh Tuấn Hải [9] phân tích thực trạng về điểm mạnh, điểm yếu và khả năng áp dụng vào thực tế của 4 mô hình QLDA

Trang 27

bao gồm 1) mô hình chủ đầu tư tự thực hiện dự án, 2) mô hình thuê tư vấn quản lý dự

án, 3) mô hình trọn gói thiết kế-thi công, 4) mô hình Ban quản lý dự án Dù nghiên cứu này chưa phân biệt rõ việc triển khai dự án và quản lý dự án, nó cũng đã chỉ ra rằng trong mô hình Ban QLDA này, Ban QLDA là một bộ phận bên cạnh các phòng tổ chức hành chính, phòng kế toán tài chính và phòng khác và được đề xuất áp dụng cho các chủ đầu tư có nhiều dự án giống nhau lặp lại trong vòng nhiều năm Đặc điểm chính của mô hình Ban QLDA là các thành viên trong ban tách hoàn toàn khỏi phòng chức năng chuyên môn, chuyên thực hiện quản lý điều hành dự án theo yêu cầu được giao Tương tự, khái niệm Ban QLDA cũng được mô tả là một tập thể cán bộ, nhân viên trực tiếp thực hiện các công việc thực hiện dự án [17] Ban QLDA được thành lập trong thời gian tồn tại của dự án; sau khi dự án kết thúc, ban QLDA bị giải thể Theo các nghiên cứu này, Ban QLDA có điểm chung là một bộ phận của tổ chức, được thành lập để quản lý một hoặc một số dự án; khi dự án kết thúc các ban này sẽ giải thể chứ không phải là một tổ chức độc lập được thành lập để QLDA Hơn nữa, các nghiên cứu này cũng không tập trung vào phân tích đặc điểm tổ chức bộ máy hay tổ chức hoạt động của Ban QLDA

Trong đề tài “Ban quản lý dự án chuyên ngành góc nhìn từ thực tiễn quản lý công trình trọng điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nước”, nghiên cứu [36] phân tích, làm rõ chức năng, mô hình tổ chức và hoạt động của các ban QLDA chuyên ngành, khu vực từ đó đề xuất các kiến nghị nhằm hoàn thiện để tăng hiệu quả trong hoạt động của các tổ chức này và đảm bảo sự thành công của dự án Theo đó, BQLDACN là đơn vị

sự nghiệp công lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và ngân hàng thương mại theo quy định; thực hiện các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chủ đầu tư và trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện các dự án được giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư

về các hoạt động của minh; quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành khi được người quyết định đầu tư giao Nghiên cứu dựa trên cơ sở mô hình tổ chức và hoạt động của BQLDACN với hai chức năng khác nhau là chủ đầu tư và tư vấn QLDA

đã đề xuất Bộ Xây dựng ban hành thông tư hướng dẫn quy định chi tiết mô hình tổ chức hoạt động của BQLDACN Nghiên cứu chưa tập trung làm rõ mối quan hệ tổng thể giữa tổ chức bộ máy và tổ chức hoạt động trong tổ chức QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước, nhưng giá trị khoa học ở những góc độ khác nhau cả về tổ chức bộ máy và

Trang 28

tổ chức hoạt động cũng như thực thể BQLDACN giúp NCS tiếp cận và phát triển đề tài nghiên cứu

1.2.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Tác giả Dusan Bobera nghiên cứu “Tổ chức quản lý dự án” [57] mô tả đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của ba mô hình tổ chức QLDA là chức năng, dự án và

ma trận, cũng như cố gắng xác định các trường hợp trong đó một số mô hình có thể được áp dụng Nghiên cứu phân tích các yếu tố chuyên môn hóa theo sản phẩm, vị trí địa lý, quy trình sản xuất, đối tượng khách hàng,… để lựa chọn mô hình tổ chức Tuy nhiên, nghiên cứu không phân tích cơ cấu bộ máy hay cơ cấu hoạt động QLDA cũng không đề cập đến loại hình dự án mà các tổ chức này quản lý

Trong nghiên cứu “Năng lực quản lý dự án trong tổ chức quản lý dự án”, tác giả Roland Gareis và cộng sự [93] phân tích năng lực QLDA trong các tổ chức được thành lập để QLDA Tác giả đã phân tích năng lực của loại tổ chức này bao gồm tổng hợp năng lực cá nhân, năng lực nhóm dự án và năng lực toàn bộ tổ chức Các năng lực QLDA của các cá nhân, người QLDA hoặc thành viên nhóm dự án phải phù hợp với năng lực của cả tổ chức Nghiên cứu cũng đề cập đến chiến lược, cơ cấu và văn hóa của

tổ chức QLDA và xem xét QLDA là một quy trình nghiệp vụ trong các tổ chức này

Trong nghiên cứu “Chính phủ điện tử - Khung quản lý dự án đầu tư công” [100], tác giả Stanislaw Gasik mô tả văn phòng QLDA đầu tư công (PPMO), một loại

tổ chức được thành lập ở nhiều quốc gia Mục tiêu của PPMO là chịu trách nhiệm về việc thực hiện và quản lý các dự án đầu tư công; thực hiện các dịch vụ QLDA riêng biệt hoặc là cung cấp nhân sự QLDA cho các cơ quan của Chính phủ PPMO cũng có thể hỗ trợ các cơ quan của Chính phủ trong việc thu thập thông tin về tiến độ dự án để theo dõi và kiểm soát việc thực hiện các dự án Một chức năng quan trọng khác của PPMO là hỗ trợ việc thực hiện dự án, đặc biệt là các dự án phức tạp, được thực hiện trong môi trường pháp lý và tổ chức phức tạp Ngoài ra, họ cũng tham gia xây dựng các chính sách và phương pháp QLDA để duy trì và phát triển môi trường QLDA đầu

tư công So sánh một cách tương đối, PPMO có những đặc điểm tương đồng với BQLDACN ở Việt Nam được thành lập để thực hiện chức năng chính là QLDA ĐTXD

sử dụng vốn nhà nước; tuy nhiên, nghiên cứu không làm rõ tổ chức bộ máy cũng như

tổ chức hoạt động của loại tổ chức QLDA loại này

Các dự án hoạt động trong các ràng buộc do tổ chức áp đặt thông qua cơ cấu tổ chức và khuôn khổ quản trị của tổ chức; để hoạt động hiệu quả, người quản lý cần hiểu

Trang 29

trách nhiệm, quyền hạn nằm ở đâu trong tổ chức của họ Sự hiểu biết này sẽ giúp người quản lý sử dụng năng lực, quyền hạn, tầm ảnh hưởng và khả năng lãnh đạo để QLDA thành công Sự tương tác của nhiều yếu tố trong một tổ chức tạo nên một hệ thống duy nhất tác động đến dự án vận hành trong hệ thống đó Các yếu tố hệ thống đó bao gồm nhưng không giới hạn ở: loại cơ cấu tổ chức, khung quản trị dự án và các yếu tố về QLDA [88]

1.3 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến mô hình tổ chức bộ máy quản

lý dự án đầu tư xây dựng

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu “Quản lý dự án xây dựng ở Việt Nam theo mô hình quản lý dự án trọn gói PMC”, tác giả Trịnh Quốc Thắng [31] thiết lập mô hình tổ chức bộ máy để QLDA Tác giả mô tả mô hình này có hình thức tương tự bộ máy ban QLDA của chủ đầu tư; tuy nhiên, mô hình này được thiết lập trong trường hợp nhà thầu tư vấn QLDA

ký hợp đồng QLDA trọn gói với chủ đầu tư theo từng dự án thay vì ban QLDA được thành lập để thực hiện nhiều chức năng, quản lý nhiều dự án khác nhau

Luận án tiến sĩ của tác giả Mai Hữu Bốn [3] với đề tài “Tổ chức bộ máy ban quản lý khu kinh tế đặc biệt cấp tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam” Trong đó, tác giả tiếp cận lý thuyết tổ chức bộ máy để phân tích thực trạng và đề xuất xây dựng

tổ chức bộ máy ban quản lý khu kinh tế đặc biệt cấp tỉnh, một tổ chức được thành lập

để quản lý tổng thể một khu vực hành chính đặc biệt, với đặc điểm riêng Mặc dù, tác giả tập trung nghiên cứu bộ máy ban quản lý không phải là tổ chức được thành lập để QLDA ĐTXD Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng QLDA ĐTXD công trình sử dụng vốn nhà nước” của tác giả Nguyễn Minh Đức [8]

đã phân tích thực trạng, các nguyên nhân và tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng QLDA ĐTXD Trong đó, thiết lập bộ máy quản lý điều hành là một trong các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng QLDA ĐTXD công trình sử dụng vốn nhà nước Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiết lập bộ máy quản lý điều hành thực hiện dự án theo ba cấp độ

để nâng cao chất lượng, hiệu quả QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước tại Việt Nam Các Luận án tiến sĩ này đã đề cập đến các khía cạnh về tổ chức bộ máy QLDA, giúp NCS tiếp cận được nền tảng lý luận về tổ chức bộ máy; tuy nhiên họ không tập trung vào việc làm rõ mối quan hệ giữa bộ máy tổ chức cũng như tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD của BQLDACN

Trang 30

Luận án Tiến sĩ “Nghiên cứu chuyển đổi mô hình tổ chức từ mô hình làm việc các phòng ban độc lập sang mô hình nhóm làm việc đối với những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin tại Việt Nam” của tác giả Ngô Tuấn Anh [1] phân tích thực trạng môi trường làm việc trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin Nghiên cứu đã chỉ ra tính năng động và sự phát triển nhanh chóng của sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin đòi hỏi môi trường làm việc cần phản ứng nhanh với tính chất công việc trong lĩnh vực Từ đó, tác giả đề xuất chuyển đổi mô hình làm việc từ các phòng ban độc lập sang nhóm làm việc trong các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động này Tác giả Ngô Thị Việt Nga [16] với đề tài “Tái cơ cấu tổ chức các doanh nghiệp may của Tập đoàn dệt may Việt Nam” tập trung vào các doanh nghiệp may của Tập đoàn dệt may Việt Nam đề xuất thiết kế mô hình cơ cấu tổ chức Tác giả

đã luận giải cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức và phân tích thực trạng để đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp may của Tập đoàn dệt may Việt Nam Nghiên cứu dựa vào mô hình hình sao có năm đỉnh là chiến lược và khả năng, cơ cấu

tổ chức, quá trình, động lực và lao động để xây dựng cơ cấu tổ chức cho các doanh nghiệp của Tập đoàn dệt may, trong đó mô hình cơ cấu tổ chức trực tiếp/gián tiếp lấy khách hàng là trọng tâm được đề xuất Cả hai nghiên cứu này đều tập trung vào phân tích cơ cấu tổ chức, nhưng họ tập trung vào đối tượng là các tổ chức hoạt động theo loại hình doanh nghiệp có hạch toán lợi nhuận

Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Kim Sơn [29] với đề tài “Mô hình và giải pháp quản lý hệ thống thoát nước các đô thị tỉnh lỵ vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020” tập trung phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất mô hình quản lý

hệ thống thoát nước các đô thị tỉnh lỵ vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020 Trong đó, tác giả làm rõ mô hình quản lý nhà nước về thoát nước Trên góc độ là cơ quan quản lý trực tiếp, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị xây dựng các bộ phận, nhân sự và

mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước Tuy đối tượng nghiên cứu của đề tài là

hệ thống thoát nước các đô thị tỉnh lỵ vùng đồng bằng sông Hồng, luận án có đề cập đến mô hình quản lý bao gồm các đơn vị khác nhau cùng chia sẻ nhiệm vụ quản lý hệ thống thoát nước của khu vực nghiên cứu Đây có thể là khía cạnh tham khảo được khi nghiên cứu tổ chức quá trình quản lý dự án, cũng liên quan đến nhiều đơn vị

Khi đề xuất xây dựng các bộ phận trong Ban QLDA được thành lập để quản lý các dự án ĐTXD sử dụng vốn nhà nước, các nghiên cứu [17][20] đề xuất xây dựng các

bộ phận theo 3 khối gồm: khối hành chính, tổ chức và hỗ trợ với các phòng tổ chức –

Trang 31

tổng hợp, phòng tài chính – kế toán; khối chức năng và khối kỹ thuật Tác giả Nguyễn Văn Ngoan [17] đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức có phòng QLDA (PMO) Đặc điểm chung của mô hình này là toàn bộ hoạt động QLDA được giao cho PMO trực tiếp thực hiện, trong khi các phòng chức năng còn lại có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Giám đốc

về các lĩnh vực liên quan được phân công Dù đề xuất này có điểm tiên tiến khi chuyên nghiệp hóa công tác QLDA thông qua việc chuyên nghiệp hóa nhân sự trong phòng PMO, đề xuất này sẽ tạo ra một “siêu phòng” và sẽ mang lại khá nhiều vấn đề phức tạp khi quản lý Tác giả Phạm Văn Phòng [20] nghiên cứu nâng cao năng lực QLDA của Ban QLDA thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc đề xuất thiết lập cơ cấu nhóm hoạt động chuyên trách, nhóm chuyên môn linh hoạt làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, giúp việc theo nhiệm vụ có thời hạn cho các phòng, ban thuộc ban QLDA Các nghiên cứu khác

về sơ đồ cơ cấu tổ chức của tổ chức QLDA ĐTXD, bao gồm: sơ đồ cơ cấu tổ chức chức năng [31][36], sơ đồ cơ cấu tổ chức dạng ma trận [31][54], sơ đồ tổ chức trực tuyến – chức năng [17][20] và sơ đồ cơ cấu tổ chức dạng khung [16]

1.3.2 Các nghiên cứu ngoài nước

Trong nghiên cứu “Khám phá các tính năng của văn phòng quản lý dự án và mối quan hệ với hiệu suất dự án”, tác giả Christine Xiaoyi Dai, William G Well [49] khám phá các mô hình và cơ cấu tổ chức để nâng cao hiệu quả thực hiện dự án Theo tác giả, một bộ phận quan trọng trong tổ chức QLDA để đạt được hiệu quả là văn phòng quản lý dự án (PMO) Nghiên cứu cũng chỉ ra các tổ chức đang dịch chuyển theo hướng thành lập PMO hoặc đã thành lập, thể hiện một mức độ tự tin cao trong QLDA và họ

có thể cung cấp thông tin và tư vấn về các chính sách và quy trình cần thiết để QLDA thành công Tác giả M Parchami Jalal, S Matin Koosha [80] thực hiện đề tài “Xác định các biến tổ chức ảnh hưởng đến đặc điểm văn phòng quản lý dự án và phân tích mối tương quan của chúng trong các tổ chức định hướng dự án của ngành xây dựng Iran” Trong đó, tác giả phân tích các yếu tố tổ chức liên quan PMO và mối liên

hệ của chúng trong các tổ chức dự án xây dựng ở Iran Nghiên cứu nhận thấy rằng việc

áp dụng kiến thức QLDA để sử dụng tối ưu tài nguyên và tăng năng suất là điều tất yếu PMO chịu trách nhiệm về kiến thức QLDA và có thể tập trung và phối hợp quản lý các

dự án một cách có hiệu quả Nghiên cứu cũng chỉ ra 9 yếu tố tổ chức có tác động đáng

kể đến hiệu quả QLDA trong các tổ chức này là: sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao

và niềm tin của họ vào kiến thức QLDA, cơ cấu QLDA trong tổ chức, sự tham gia của các chuyên gia QLDA, quy trình QLDA, mối quan hệ giữa chiến lược của tổ chức với

Trang 32

sự phát triển QLDA, quy mô dự án và số lượng nhân viên, số lượng dự án đồng thời và phân bố địa lý của các dự án Tác giả kết luận rằng PMO đã được chấp nhận như là một giải pháp hiệu quả để quản lý tập trung các dự án trong các tổ chức QLDA

Tác giả C Gray và cộng sự [50] nghiên cứu so sánh giữa các quốc gia về việc sử dụng cơ cấu tổ chức QLDA khác nhau trong đề tài “So sánh quốc tế về cơ cấu tổ chức

dự án: sử dụng và hiệu quả” Kết quả của nghiên cứu chỉ ra cơ cấu tổ chức ma trận và

dự án được đánh giá có hiệu quả nhất trong việc thực hiện dự án ở các quốc gia được khảo sát Tổ chức chức năng truyền thống không phải là cơ cấu tốt nhất để đáp ứng nhanh những thay đổi; tuy nhiên, sự thay đổi từ mô hình chức năng sang ma trận đã được thực hiện và đang tiến triển theo thời gian

Trong nghiên cứu “Thay đổi nội bộ và cơ cấu quản lý dự án trong doanh nghiệp”, tác giả Eric Alsene [59] phân tích mô hình cơ cấu tổ chức chức năng, tổ chức

dự án và tổ chức ma trận từ đó đề xuất việc lựa chọn cơ cấu tổ chức phù hợp cho doanh nghiệp thực hiện dự án Tương tự, tác giả Dusan Bobera [57], trong nghiên cứu “Tổ chức quản lý dự án, hệ thống thông tin quản lý”, phân tích ưu điểm, nhược điểm của

ba mô hình tổ chức QLDA là chức năng, dự án và ma trận và đề xuất áp dụng cho từng trường hợp Theo đó, mô hình chức năng là lựa chọn tốt nhất cho các dự án mà trọng tâm chủ yếu là ứng dụng công nghệ định tính, không cần giảm thiểu chi phí hoặc phản ứng nhanh với các thay đổi Mô hình dự án được ưu tiên nếu tổ chức đang thực hiện nhiều chương trình/dự án có tính chất tương tự nhau hoặc thực hiện một chương trình/dự án Mô hình ma trận được kiến nghị sử dụng khi chương trình/dự án yêu cầu tích hợp các yếu tố đầu vào từ các lĩnh vực chức năng khác nhau và hiểu biết về công nghệ phức tạp, nơi các chuyên gia không nên tham gia vào toàn bộ thời gian của dự án Tác giả đề xuất lựa chọn mô hình tổ chức QLDA thông qua quy trình như sau: xác định các mục tiêu dự án; các nhiệm vụ chính, các bộ phận của tổ chức mẹ để thực hiện nhiệm vụ; bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện và bộ phận hợp tác; các đặc điểm cụ thể liên quan đến dự án như: trình độ công nghệ cần thiết, thời gian thực hiện và phạm vi dự

án, tất cả các vấn đề có thể xảy ra với những cá nhân có thể có trong dự án, kinh nghiệm trước đây của tổ chức thực hiện các dự án

Đề tài “Cấu trúc quản lý dự án trong các ngành công nghiệp Hồng Kông” của tác giả K B Chual và cộng sự [67] nghiên cứu các loại cơ cấu tổ chức QLDA ở 84 trường hợp trong các lĩnh vực khác nhau ở Hồng Kông Nghiên cứu cho thấy các loại

cơ cấu tổ chức theo chức năng, dự án và ma trận đều được sử dụng trong các tổ chức

Trang 33

nói chung; tuy nhiên cơ cấu tổ chức ma trận được sử dụng rộng rãi nhất trong các tổ chức QLDA Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc lựa chọn cơ cấu tổ chức dự án phụ thuộc vào đặc điểm, văn hóa và truyền thống của các tổ chức Việc sử dụng thành công các

cơ cấu ma trận trong việc thực hiện dự án tại Hồng Kông không phải do chính sách hay chiến lược thể chế Đề cập đến các mô hình trong tổ chức QLDA, nghiên cứu [88] trình bày các mô hình tổ chức đơn, theo chức năng, nhiều bộ phận, ma trận yếu (matrix-weak), ma trận cân bằng (matrix-balanced), ma trận mạnh (matrix-strong), theo dự án (project-oriented), ảo, hỗn hợp và mô hình PMO (văn phòng hoặc tổ chức QLDA – Project Management Office) [88] Các mô hình này cũng áp dụng cho dự án xây dựng [89] tùy thuộc vào cách thức huy động nhân sự để hình thành bộ máy cho từng dự án nhưng không nêu rõ cách thức áp dụng như thế nào Tác giả Robbins, S.P và cộng sự cho rằng để thiết lập cơ cấu phù hợp cho một tổ chức, cần xem xét sáu thành phần là chuyên môn hóa công việc, xây dựng các bộ phận, tầm kiểm soát, chuỗi mệnh lệnh, tập trung và phi tập trung, và chính thức hóa [94]

Tác giả Guang Yang và cộng sự [62], trong đề tài “Ứng dụng Chiến lược linh hoạt vào thiết kế cơ cấu tổ chức trong các doanh nghiệp xây dựng quốc tế của Trung Quốc”, nghiên cứu ứng dụng chiến lược linh hoạt vào thiết kế cơ cấu tổ chức trong các doanh nghiệp xây dựng quốc tế của Trung Quốc Nghiên cứu sử dụng lý thuyết linh hoạt để đề xuất khung cơ cấu tổ chức phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng quốc tế của Trung Quốc Trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, cần thành lập một nhóm dự

án tạm thời là cấp dưới của bộ phận chức năng của Chính phủ tham gia vào việc nghiên cứu các mục tiêu và cơ hội của dự án Trong giai đoạn nghiên cứu khả thi của dự án, cần phải có một nhóm QLDA quy mô nhỏ theo cơ cấu chức năng Trong giai đoạn thiết

kế, do sự phức tạp của việc quản lý thiết kế, tổ chức dự án được thành lập với một số phòng ban chức năng; nó phù hợp với cấu trúc chức năng thích ứng Trong giai đoạn xây dựng, nhiều hạng mục công trình, gói thầu (tiểu dự án) được tiến hành đồng thời với sự tham gia của các nhà thầu, nhà cung cấp, nhà tư vấn và dịch vụ công nghệ nên

mô hình cơ cấu tổ chức ma trận sẽ phù hợp Sau khi chuyển giao, như một công ty điều phối hoạt động, cơ cấu chức năng là tối ưu Trong đề tài “Vai trò của tính linh hoạt của tổ chức trong tổ chức với cách tiếp cận linh hoạt: Nghiên cứu về các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, tác giả Yeşim Koçyiğit [108] nghiên cứu tính linh hoạt của cơ cấu

tổ chức trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Kết quả cho thấy có tác động tích cực và

Trang 34

đáng kể của tính linh hoạt của cơ cấu tổ chức đối với khả năng nhanh nhẹn và hoạt bát của tổ chức; năng lực, tính linh hoạt, khả năng đáp ứng và tốc độ

1.4 Tổng quan các nghiên cứu về tổ chức hoạt động quản lý dự án đầu tư xây

dựng

1.4.1 Các nghiên cứu ở trong nước

Đề tài “Nghiên cứu các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp quản lý dự án chuyên nghiệp ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Lê Hồng Thái [30] nghiên cứu thực tiễn hoạt động tại các đơn vị QLDA chuyên nghiệp tại Việt Nam Nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các doanh nghiệp đều chưa chú ý cải tiến công tác tổ chức, đặc biệt là khâu tổ chức bộ máy quản lý Họ chưa mạnh dạn áp dụng

sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý kiểu “dự án” hay “ma trận”, vì thế chưa huy động hết khả năng chuyên môn của mình, cũng như khai thác tối đa ưu điểm của sự chuyên môn hóa [30] Trong đề tài “Ban quản lý dự án chuyên ngành góc nhìn từ thực tiễn quản lý công trình trọng điểm sử dụng vốn ngân sách nhà nước”, nghiên cứu [36] phân tích thực tiễn tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD sử dụng vốn ngân sách nhà nước từ Dự án ĐTXD công trình Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình Theo đó, Ban QLDA là đại diện chủ đầu tư thực hiện vai trò chủ nhiệm điều hành dự án, thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất và các chức năng tư vấn QLDA được ủy quyền của chủ đầu tư Ban QLDA được ủy quyền ký hợp đồng với các đơn vị chuyên môn để thực hiện các nội dung công việc theo trình tự ĐTXD như: lập, thẩm định phê duyệt lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế, thẩm tra thiết kế, giám sát và thi công, hoàn thiện công trình Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa tập trung làm rõ các quá trình quyết định, quá trình quản trị công việc hay quá trình quản trị nhân sự, nhưng giá trị khoa học ở những góc độ khác nhau về tổ chức hoạt động giúp NCS tiếp cận và phát triển đề tài nghiên cứu

Luận án tiến sĩ “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng QLDA ĐTXD công trình sử dụng vốn nhà nước” của tác giả Nguyễn Minh Đức [8] đã phân tích thực trạng, các nguyên nhân và tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng QLDA ĐTXD Luận án đề xuất giải pháp sử dụng các công cụ biểu đồ đường chéo và phương pháp giá trị thu được để đánh giá tiến độ/trạng thái dự án ĐTXD Luận án tiến sĩ với đề tài

“Nghiên cứu QLDA ĐTXD cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam” của tác giả Tạ Văn Hưng [14] đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý các dự án

cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư Luận án cũng đã đưa ra một số giải pháp

tổ chức thực hiện QLDA ĐTXD để tăng hiệu quả QLDA ĐTXD trên cơ sở hệ thống,

Trang 35

bổ sung và phát triển các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn có liên quan đến nội dung, đặc trưng dự án, quản lý dự án, tiêu chí đánh giá và yếu tố ảnh hưởng Theo đó, tổ chức thực hiện gắn với nâng cao năng lực kỹ thuật, công nghệ để hoàn thành dự án Các nghiên cứu đã đề cập đến các khía cạnh về tổ chức hoạt động QLDA, giúp NCS tiếp cận được nền tảng lý luận về tổ chức hoạt động QLDA; tuy nhiên họ không tập trung vào việc làm rõ mối quan hệ giữa tổ chức bộ máy cũng như tổ chức hoạt động QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước hoặc chỉ tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng theo hình thức đối tác công tư

1.4.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước

Tác giả A P Van Der Merwe [39] trong đề tài “Cơ cấu tổ chức và kiểm soát quản lý đa dự án” cho rằng cơ cấu tổ chức và kiểm soát quản lý nhiều dự án dựa trên việc phân tích yếu tố thời gian như một nguồn lực hạn chế ảnh hưởng theo ba khía cạnh,

cụ thể: thời gian sẵn có và sử dụng thời gian của mỗi cá nhân cũng như của mỗi dự án Nghiên cứu sử dụng cấu trúc phân chia công việc và biểu đồ trách nhiệm để quản lý các công việc theo từng giai đoạn của dự án Mỗi giai đoạn được giao cho một nhóm chuyên gia kỹ thuật thực hiện, Giám đốc QLDA là người kết nối, điều phối các nhóm chia sẻ kinh nghiệm từ đội/dự án tốt hơn cho các đội/dự án đang gặp khó khăn Phương pháp quản lý nhiều dự án này đã được sử dụng thành công để quản lý hơn 2000 dự án mỗi năm trong vòng ba năm đạt 99,5% độ chính xác về thời gian và ngân sách 5 tỷ Rand khi sử dụng một giám đốc QLDA và mười hai chuyên gia kỹ thuật dự án Tác giả Stanislaw Gasik [100], trong đề tài “Chính phủ điện tử - Khung quản lý dự án đầu tư công”, đánh giá thực tiễn về QLDA đầu tư công từ 93 quốc gia để đề xuất khuôn khổ hoạt động QLDA đầu tư công Theo đó, tác giả tập trung vào các hoạt động quản lý danh mục dự án đầu tư công, đội dự án, quy trình và phương pháp luận, quản lý tri thức, các bên tham gia QLDA Trong đó, đội QLDA là yếu tố quan trọng đi kèm với việc quản lý tri thức cũng như quản lý các bên tham gia dự án, việc quản lý tri thức và quản

lý các bên tham gia trở thành một chức năng QLDA mới và là nhiệm vụ của đội dự án

Nghiên cứu “Tiêu chí thành công trong tương lai của các dự án xây dựng ở Malaysia”, tác giả Al-Tmeemy và cộng sự [40] cho rằng thành công dự án là một khái niệm mang tính chiến lược trong đó các mục tiêu của dự án phải được gắn trực tiếp với các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức Tương tự, tác giả Chan, A.P và cộng sự [48] trong nghiên cứu “Khung tiêu chí thành công cho dự án xây dựng” cũng cho rằng thành công dự án là mối quan tâm chủ yếu của các nhà QLDA nhưng khái niệm

Trang 36

về thành công dự án vẫn còn rất rộng và phải gắn liền với mục tiêu của tổ chức Tuy nhiên, nghiên cứu tiến hành xem xét các tiêu chí thành công dự án xây dựng theo hai loại khách quan và chủ quan Các tiêu chí khách quan đề cập đến các thuộc tính vật chất, hữu hình và có thể đo lường bằng: thời gian, chi phí và chất lượng cùng với khả năng sinh lời, hiệu quả kỹ thuật, sự hoàn thiện, khả năng thực hiện chức năng, tính bền vững về môi trường, sức khoẻ và an toàn Các tiêu chí chủ quan liên quan đến các thuộc tính như: sự hài lòng, không có xung đột, hình ảnh xã hội, hình ảnh chuyên nghiệp và tính thẩm mỹ Nghiên cứu “Tiêu chí thành công của dự án: khảo sát để kiểm tra”, tác giả Lim và Mohamed [74] cho rằng các bên tham gia dự án đánh giá thành công theo các cách khác nhau như nhà quản lý dự án xem thành công dựa trên so sánh thời gian, chi phí và chất lượng với mục tiêu đề ra, người sử dụng đánh giá thành công dựa trên tính năng của sản phẩm, nhà thầu có thể đánh giá thành công dự án dựa trên nâng cao

uy tín, lợi ích đạt được

Trong đề tài “Xác định các yếu tố thành công quan trọng của thực hành quản

lý dự án: Khung khái niệm”, tác giả Alias, Z và cộng sự [41] đã chỉ ra năm biến số có ảnh hưởng quyết định sự thành công của dự án, đó là (1) hoạt động QLDA, (2) các thủ tục phải thực hiện cho dự án, (3) các nhân tố về con người, (4) các yếu tố từ môi trường bên ngoài và (5) các nhân tố liên quan đến bản thân dự án Trong nhóm nhân tố hoạt động QLDA, ngoài việc hoạch định, thực hiện, quản lý và kiểm soát dự án, vấn đề thiết lập cơ cấu tổ chức phù hợp và hệ thống trao đổi thông tin cũng là những nhân tố quan trọng Trong đề tài “Khám phá các tính năng của văn phòng quản lý dự án và mối quan hệ với hiệu suất dự án”, tác giả Christine Xiaoyi Dai, William G Well [49] cho rằng việc xây dựng các tiêu chuẩn và phương pháp để thực hiện những nội dung QLDA mang lại hiệu quả cho tổ chức của họ

Liên quan đến tổ chức quản lý nhiều dự án, trong đề tài “Quản lý nhiều dự án”, tác giả James S PennyPacker, Lowell D Dye [66] chỉ ra vấn đề khó khăn khi huy động nguồn lực để thực hiện nhiều dự án cùng một lúc Tác giả cho rằng cần xem xét dự án như là một chương trình để có thể chia thành các tiểu dự án khác nhau theo các giai đoạn thực hiện trước khi giao cho một bộ phận thực hiện Khi đó, các tiểu dự án có quy

mô tương tự, độ phức tạp thấp; thời gian thực hiện đủ ngắn, yêu cầu ít nguồn lực và các

dự án nên có mức độ ưu tiên tương tự để đáp ứng các yêu cầu cân đối mà không cần giảm thiểu mức độ ưu tiên của bất kỳ dự án nào trong phân bổ nguồn lực Các nghiên cứu [45][60] chỉ ra rằng tùy thuộc vào mức độ tương đối của quyền lực và ảnh hưởng

Trang 37

giữa các nhà quản lý chức năng và dự án chia mô hình tổ chức QLDA theo ma trận thành ba loại: ma trận yếu, ma trận cân bằng hay ma trận mạnh Mặc dù mô hình tổ chức QLDA theo ma trận còn tồn tại một số nhược điểm, nhưng nếu việc phân chia và hợp nhóm các bộ phận hợp lý, việc phân quyền quyết định trong quản lý rõ ràng thì mô hình này mang lại triển vọng lớn cho tổ chức QLDA ĐTXD, đặc biệt là khi tổ chức này thực hiện nhiều chức năng hoặc tổ chức quản lý nhiều dự án đồng thời Tác giả Qi Shenjun và cộng sự [91] nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu về tác động của PMO đối với quản lý nhiều dự án của các doanh nghiệp xây dựng theo hợp đồng – dựa trên mô hình cấu trúc tuyến tính” Theo đó, nghiên cứu nhận thấy tầm quan trọng của quản lý

sự phối hợp, dự báo và quản lý rủi ro, xử lý thông tin và phân bổ nguồn lực; trong đó, PMO có thể hỗ trợ việc quản lý nhiều dự án hiệu quả

1.5 Nghiên cứu về động lực thay đổi đối với tổ chức quản lý dự án đầu tư xây

dựng

1.5.1 Công nghệ thông tin với thay đổi tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Tác giả R L Daft trong “Lý thuyết tổ chức và thiết kế” cho rằng nhiều nghiên cứu đã khám phá cách thức công nghệ thông tin đang định hình lại ngành xây dựng; do

đó, sự thay đổi đáng kể về hướng công nghệ sẽ kích hoạt một số thay đổi lớn trong phản ứng của tổ chức đối với thị trường hiện tại và tương lai [52] Nghiên cứu [89] đồng ý rằng một cách thích hợp để đơn giản hóa phản ứng của tổ chức đối với những thay đổi của hệ thống trong tổ chức là thông qua cơ cấu tổ chức Tác giả S Mihindu và Y Arayici trong nghiên cứu “Xây dựng kỹ thuật số thông qua các hệ thống BIM sẽ thúc đẩy tái cấu trúc các hoạt động kinh doanh xây dựng” [95] chỉ ra BIM có thể được áp dụng trong ước tính chi phí từ giai đoạn thiết kế ban đầu đến thiết kế chi tiết và thi công xây dựng, quy trình thiết kế kết cấu, hệ thống cơ điện và cấp thoát nước, phát hiện xung đột thiết kế, quản lý tiến độ, kiểm soát chất lượng, quản lý rủi ro an toàn trên các công trường xây dựng, phân tích năng lượng và quản lý cơ sở vật chất Các lợi ích thực tế được báo cáo nhiều nhất bao gồm ước tính chi phí, giảm và kiểm soát chi phí, tiết kiệm thời gian và nâng cao giao tiếp, năng suất, phát hiện xung đột, lập kế hoạch và quản lý xây dựng hiệu quả, cải tiến trong thiết kế và chất lượng dự án

Tác giả Palmer và cộng sự trong “Quản lý sự thay đổi của tổ chức: Cách tiếp cận đa góc nhìn” [85] cho rằng BIM mang lại sự hợp tác tốt hơn và kết hợp tốt giữa sản phẩm (phần mềm) và đổi mới quy trình Với sự phát triển của việc sử dụng và tích hợp BIM với các công nghệ hiện đại khác, ngày càng có nhiều lợi ích hơn với việc áp

Trang 38

dụng BIM Tác giả K B Blay và cộng sự trong “Quản lý thay đổi trong các dự án BIM cấp độ 2: Lợi ích, thách thức và cơ hội” [68] cho rằng để áp dụng BIM trong quản lý các dự án của họ, các tổ chức phải áp dụng các thay đổi Nghiên cứu cũng cho thấy một số thay đổi hạn chế như thay đổi quy trình bắt đầu và thực hiện dự án với việc tích hợp các hoạt động BIM, thành lập nhóm BIM, thay đổi cơ cấu tổ chức với các vai trò và trách nhiệm của BIM [68] Ngoài ra nghiên cứu [97] cho rằng những thay đổi khác ở cấp độ dự án bao gồm tiêu chuẩn hóa các quy trình và thủ tục, quản lý thông tin liên lạc tốt hơn, nâng cao trách nhiệm của các bên dự án trong việc xác minh công trình thay vì chỉ dựa vào các quy trình tự động để xác định độ chính xác [97]

1.5.2 Phát triển bền vững với thay đổi tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Tác giả Briassoulis trong “Phát triển bền vững và các chỉ số của nó: Qua chiếc lăng kính của người lập kế hoạch” [44] cho rằng khái niệm bền vững được hiểu một cách trực quan, nhưng không dễ dàng được diễn đạt bằng các thuật ngữ thực hành cụ thể [44] Mối quan hệ giữa QLDA và quản lý bền vững vẫn là một lĩnh vực nghiên cứu mới Tác giả Silvius và cộng sự nghiên cứu “Khái niệm về tính bền vững và ứng dụng của nó vào quản lý dự án” [98] cho rằng nhiều nghiên cứu quan tâm đến việc tìm kiếm mối liên hệ giữa phát triển bền vững và QLDA và kêu gọi các nhà quản lý chương trình

và dự án chịu trách nhiệm và đóng góp cho các thực tiễn quản lý bền vững Trong đó, tác giả chỉ ra rằng phần lớn nghiên cứu đề cập đến ba điểm mấu chốt về khái niệm tính bền vững, nhưng việc xem xét ba trụ cột là khác nhau về kinh tế, xã hội và môi trường Tác giả cũng nhấn mạnh rằng các mối quan tâm chính về phát triển bền vững liên quan đến lối sống, sản xuất và tiêu dùng hiện tại và cách làm hiện tại là không bền vững, do

đó cần phải thay đổi [98]

Tác giả Elkington [58] trong nghiên cứu “Ba điểm mấu chốt của kinh doanh thế kỷ 21” xem xét đồng thời và bình đẳng các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội khi cung cấp sản phẩm và dịch vụ đã chỉ ra rằng các mục tiêu kinh doanh không thể tách rời khỏi môi trường và xã hội mà tổ chức hoạt động; do đó, phát triển bền vững cần đồng thời xây dựng trên cả ba mục tiêu trên Nghiên cứu “Các chỉ số xã hội đối với quản lý vòng đời công nghệ và dự án bền vững trong quy trình công nghiệp”, tác giả Labuschagne [72] chỉ ra rằng mức độ xem xét của ba trụ cột khác nhau trong các

dự án dựa trên nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia Tuy nhiên, các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội của tính bền vững cần được xem là có mối quan hệ với nhau vì chúng ảnh hưởng lẫn nhau theo những cách khác nhau Ngoài ra, yếu tố thời gian là

Trang 39

một khía cạnh nữa cần được xem xét khi nói về tính bền vững Theo quan điểm kinh

tế, tác động ngắn hạn có giá trị hơn so với tác động lâu dài, trong khi tác động xã hội hoặc suy thoái môi trường có thể xảy ra lâu dài

Tác giả Turner và cộng sự nghiên cứu “Trách nhiệm phát triển bền vững trong quản lý dự án và chương trình” [104] tập trung vào tác động của tính bền vững đối với quá trình QLDA hơn là đối với sản phẩm cuối cùng Quản lý dự án hiện tại tập trung vào ba ràng buộc khác nhau là thời gian, chi phí và chất lượng, nhấn mạnh rõ ràng vào lợi nhuận; các khía cạnh xã hội và môi trường có thể được đưa vào như một phần của yếu tố chất lượng, nhưng ít được chú ý đến đóng góp của các dự án và QLDA đối với tính bền vững Với định hướng tương lai về tính bền vững, chúng ta nên xem xét toàn bộ vòng đời của một dự án, từ khi hình thành cho đến khi đưa vào sử dụng Quan điểm này được phát triển thêm bởi Labuschagne và Brent [72] trong nghiên cứu

“Các chỉ số xã hội đối với quản lý vòng đời công nghệ và dự án bền vững trong quy trình công nghiệp”, những người cho rằng khi đánh giá tính bền vững trong QLDA, cần xem xét toàn bộ vòng đời của dự án Nghiên cứu cũng tập trung vào các tác động của tính bền vững đối với chiến lược và chính sách kinh doanh và qua đó là nội dung của các dự án Cụ thể hơn, họ tập trung vào các khía cạnh bền vững nên được xem xét như thế nào khi xác định các dự án Các nghiên cứu này đề cập đến các khía cạnh quan trọng của QLDA bền vững, tuy nhiên họ ít chú ý đến tác động của tính bền vững đối với các quá trình QLDA và năng lực của người QLDA Vì mục tiêu của dự án là cung cấp một sản phẩm hoặc một dịch vụ, tập trung vào vòng đời có vẻ theo định hướng quá trình, trong khi trên thực tế, cách tiếp cận QLDA bền vững nên tập trung vào cả quá trình và sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp

1.6 Đánh giá về các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề

tài

1.6.1 Đánh giá những giá trị có thể tiếp thu

Rõ ràng các nghiên cứu về tổ chức QLDA nói chung và tổ chức QLDA ĐTXD rất đa dạng với nhiều nội dung, lĩnh vực kiến thức khác nhau Điều đó cho thấy rằng QLDA ĐTXD là một mảng đề tài rất rộng lớn, có nhiều vấn đề phải giải quyết, do quá trình tổ chức triển khai quản lý các dự án vẫn còn nhiều tồn tại; trong đó có những nội dung như tổ chức bộ máy QLDA, tổ chức hoạt động QLDA, quản lý thay đổi đối với QLDA

Trang 40

Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về tổ chức

bộ máy, tổ chức hoạt động QLDA cũng như động lực thay đổi đối với tổ chức QLDA ĐTXD, tác giả nhận thấy có thể kế thừa từ các tác giả đi trước một số nội dung lý luận sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về QLDA nói chung và QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước nói riêng, bao gồm các hoạt động QLDA

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức bộ máy nói chung và tổ chức bộ máy QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước nói riêng

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức hoạt động QLDA nói chung và QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước nói riêng

- Các đề xuất về sử dụng PMO trong tổ chức quản lý dự án, tuy nhiên, cần có sự điều chỉnh lại cho phù hợp

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về động lực thay đổi đối với tổ chức QLDA nói chung và QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước nói riêng

Những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên đã được các nhà khoa học phân tích làm rõ, với nguồn số liệu dồi dào, phong phú Qua đó, tác giả có được cái nhìn tổng quát về thực trạng vấn đề tổ chức QLDA ĐTXD sử dụng vốn nhà nước, xác định được hướng nghiên cứu chính, những số liệu cần tiếp cận, điều tra, khảo sát phục vụ cho nghiên cứu

1.6.2 Khoảng trống nghiên cứu trong tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng sử

dụng vốn nhà nước

Như nhiều nghiên cứu trước đã chỉ ra, có nhiều nhân tố đóng góp vào sự thành công của việc quản lý các dự án ĐTXD, trong đó có các nhân tố thuộc về cơ cấu tổ chức, cách thức quản trị dự án, các yếu tố về QLDA cũng như sự tương tác của các yếu

tố trong một hệ thống Cẩm nang QLDA của Viện quản lý dự án (Project Management Institute - PMI), tổ chức được thành lập tại Bang Pennsylvania nước Mỹ vào năm 1969,

đã đề cập đến các mô hình tổ chức khác nhau có thể áp dụng cho tổ chức QLDA, tùy thuộc vào cách thức huy động nhân sự để hình thành bộ máy cho từng dự án, bao gồm:

mô hình tổ chức đơn, theo chức năng, nhiều bộ phận, ma trận, theo dự án, ảo, hỗn hợp

và mô hình PMO [88] Các dự án có đặc điểm khác nhau có thể cân nhắc sử dụng mô hình tổ chức bộ máy khác nhau, sự khác biệt đến từ nhiều khía cạnh, trong đó đặc biệt quan trọng là khía cạnh huy động nguồn lực tham gia các dự án từ các bộ phận của tổ chức, sự tồn tại của vị trí và vai trò của Giám đốc QLDA [88] Tuy nhiên, nghiên cứu

Ngày đăng: 06/04/2024, 09:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w