1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các hình thức truyền thông công cộng tại thành phố hồ chí minh

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các hình thức truyền thông công cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thúy Ngọc, Huỳnh Thị Thuý Ngọc, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Quách Hồng Ngọc, Trương Mỹ Ngọc, Đào Trần Bảo Nguyên, Nguyễn Võ Trung Nguyên, Trần Khôi Nguyên, Hồ Quang Nhật, Lê Nhật Uyên Nhi, Lê Thị Thảo Nhi
Người hướng dẫn Huỳnh Bá Lộc
Trường học Trường Đại học Văn Lang
Chuyên ngành Quan hệ công chúng - Truyền thông
Thể loại Bài báo cáo giữa kì
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 11,57 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU: Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là một trong những thành phố lớn của đất nước, tập trung nhiều dân cư, đông đúc, cơ sở hạ tầng, kinh tế phát triển.. Tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

MÔN HỌC: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

BÀI BÁO CÁO GIỮA KÌ

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

STT Họ và Tên MSSV Đánh giá Xác

nhận

Tp Hồ Chí Minh 10/2023

Chữ ký (nhóm trưởng)

NHẬN XÉT VÀ GỐP Ý CỦA GIẢNG VIÊN

Chữ ký (Giảng viên)

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Kính gửi Thầy Huỳnh Bá Lộc

Chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy về những kiến thức và kỹ năng quý báu mà Thầy đã truyền đạt trong môn học "Tư tưởng Hồ Chí Minh" Thầy là một người thầy tận tâm, giàu kiến thức và có khả năng truyền đạt rất tốt Qua từng buổi học, Thầy đã trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết để tự tin và hiệu quả trong việc diễn thuyết về tư tưởng của Bác Thầy đã dành thời gian và tâm huyết để cung cấp cho chúng em những kiến thức sâu sắc về các mốc son lịch sử của Bác Hồ Những bài tập thực hành của Thầy đã giúp chúng em rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng thực hành hiệu quả áp dụng được ra đời sống

Chúng em rất biết ơn vì việc Thầy luôn tạo ra một môi trường học tập thoải mái và đáng yêu Thầy luôn lắng nghe, đồng cảm và động viên chúng em trong quá trình học tập Nhờ sự hướng dẫn tận tâm của Thầy, chúng em đã hoàn thành bài báo cáo giữa kì một cách hiệu quả Mỗi buổi học với Thầy đều là một trải nghiệm đáng nhớ và bổ ích cho chúng em Những kiến thức và kỹ năng mà chúng em đã học được từ Thầy sẽ mãi mãi đi cùng chúng em trong cuộc sống và sự nghiệp

Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Huỳnh Bá Lộc vì sự đóng góp kiến thức của thầy đến với chúng em Chúng em tự hào được là học trò của Thầy và mong rằng chúng em có thể áp dụng những gì đã học để mang lại giá trị cho cộng đồng

và xã hội

Trân trọng,

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 4

M C L C Ụ Ụ

LỜI CẢM ƠN 3

I MỞ ĐẦU: 5

II NỘI DUNG 7

1 Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1) 7

2 Khúc giao Nơ Trang Long và Phan Đăng Lưu (Quận Bình Thạnh) 8

2.1 Kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 9

2.2 Ngày kỷ niệm 47 năm đổi tên Sài Gòn thành Hồ Chí Minh 11

2.3 Kỷ niệm bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911 12

2.4 Lời kêu gọi thi đua ái quốc 13

2.5 54 năm thực hiện di chúc Hồ Chí Minh 14

3 Đường pasteur (Quận 1) 15

4 Khúc giao Đường Nguyễn Du và Đường Đồng Khởi (Quận 1) 17

4.1 Kỷ niệm 78 năm lực lượng vũ trang cụ Hồ 18

4.2 Thành đồng tổ quốc 19

4.3 Ngày Kháng Chiến 20

5 Đường Nguyễn Hoàng (Quận 2) 22

III KẾT LUẬN 23

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO: 25

Trang 5

I MỞ ĐẦU:

Thành phố Hồ Chí Minh được biết đến là một trong những thành phố lớn của đất nước, tập trung nhiều dân cư, đông đúc, cơ sở hạ tầng, kinh tế phát triển Không chỉ vậy nơi đây cũng chính là nơi ghi dấu rất nhiều sự ện lịch sử của quốc gia, gắn liền với những kicột mốc đáng nhớ của đất nước và những dấ ấn không thể quên của chủ tịch Hồ Chí u Minh Tại thành phố Hồ Chí Minh công tác tuyên truyền, truyền thông về các sự kiện lịch sử gắn liền đến chủ tịch Hồ Chí Minh luôn được chú trọng và phổ biến Nhiều cung đường, địa điểm công cộng luôn được treo bảng hiệu về các sự ện lịch sử hay hình kiảnh, những bức tượng về bác Trong quá trình sinh sống và học tập tại thành phố Hồ Chí Minh, không ít lần những thành viên trong nhóm chúng em bị thu hút hay vô tình chú ý thấy những bảng hiệu, hình ảnh trưng bày về chủ tịch Hồ Chí Minh ở nhiều cung đường Nhưng nổi trội nhất chính là 5 con đường mà trong bài báo cáo lần này chúng em muốn tìm hiểu đó chính là khúc giao giữa Nơ Trang Long và Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1), khúc giao đường Nguyễn Du và đường Đồng Khởi (quận 1), đường Nguyễn Hoàng ( quận 2) và con đường Pastuer tọa lạ ở quận 1 c

Trong đó:

- Phố đi bộ Nguyễn Huệ ( quận 1):

Được biết đến là địa điểm tham quan nổi tiếng tại thành phố Hồ Chí Minh Khách du lịch trong và ngoài nước khi đặt chân đến với thành phố mang tên Bác đều không thể

bỏ qua địa điểm này Đặc biệt, vào mỗi buổi tối hay những dịp lễ, nơi đây luôn tập trung đông đúc người qua lại, tham quan, vui chơi, tản bộ Và nổi trội hơn hết tại địa điểm này chính là bức tượng chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt uy nghi, tráng lệ ngay tại khu vực trung tâm của phố đi bộ Nguyễn Huệ

- Khúc giao giữa Nơ Trang Long và Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh):

Con đường này được xem là một trong những tuyến đường trọng điểm của quận Bình Thạnh Tại khu vực này tập trung đông đúc dân cư, bệnh viện, quán ăn, trường học và các dịch vụ công cộng Chính vì thế, việc đặt nhiều banner, bảng hiệu tuyên truyền về các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước sẽ mang lại tính hiệu quả cao, giúp dễ dàng hơn trong việc thu hút, gây chú ý đối với mọi người xung quanh Trong quá trình tham quan và tìm hiểu, nhóm chúng em thấy được rất nhiều bảng hiệu, banner về bác được treo, trưng bày tại khu vực này Nổi bật tại con đường

Trang 6

này chính là những bảng hiệu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh với những nội dung như “Tinh thần cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9 muôn năm”, “Kỷ niệm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911”; “Kỷ niệm 47 năm Thành phố Sài Gòn, Gia Định chính thức vinh dự mang tên chủ tịch Hồ Chí Minh” Đây đều là những sự kiện lịch sử quan trọng, dấu ấn không thể nào quên đối với dân tộc Việt Nam Chính vì vậy, nhóm chúng em chọn những bảng hiệu này để làm đề tài thực hiện.

- Khúc giao giữa đường Nguyễn Du và đường Đồng Khởi ( quận 1):

Tại đoạn đường sầm uất, giao nhau giữa hai con đường Nguyễn Du và Đồng Khởi là nơi có vị trí điểm vàng vô cùng thuận lợi để đặt những tấm banner tuyên truyền về lịch

sử Bởi tại cung đường này nối liền với nhiều đoạn đường dẫn đến các địa điểm tham quan nổi bật thường được khách du lịch ghé đến như Chợ Bến Thành, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, bưu điện Trung Tâm Sài Gòn… nên dễ dàng hơn trong việc gây chú ý, thu hút ánh mắt của mọi người lưu thông trên tuyến đường này Từ đó, nhóm chúng em lựa chọn bảng hiệu mang nội dung “ Kỷ niệm 78 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Hồ Chí MinhCùng với câu khẩu hiệu: cán bộ, chiến sĩ, lượng lượng vũ trang thành phố hồ chí minh phát huy truyền thống cống hiến tài năng xứng danh bộ đội cụ hồ” để triển khai

- Đường Pastuer ( quận 1) :

Con đường Pastuer tọa lạc tại quận 1, đây là cung đường tiêu biểu của thành phố bởi gắn liền với nhiều địa điểm nổi bật như công viên 30/4,… tập trung đông đúc người qua lại, khách du lịch nên sẽ tạo được sự chú ý, ảnh hưởng nhất định, giúp tiếp cận được đến với nhiều người, nhiều đối tượng hơn Tại địa điểm này, nhóm chúng em lựa chọn hình ảnh bảng hiệu với nội dung “Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2023), Công đoàn Thành phố Hồ Chí Minh Trung tâm tập hợp đoàn - kết, Giai cấp công nhân và người lao động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm chủ đề

- Đường Nguyễn Hoàng ( Quận 2):

Cũng như những con đường tiêu biểu khác, con đường Nguyễn Hoàng tọa lạc tại trung tâm quận 2, là con đường nối liền với những cung đường lớn, đường đi dẫn đến các quận khác nhau Chính vì vậy, đường tập trung khá nhiều người qua lại, dân cư đông đúc nối với các khu sinh sống sầm uất như chung cư, đường quốc lộ, bệnh viện hay cũng

là cung đường để đi đến các tỉnh miền Đông, lưu thông đến những thành phố khác Và

Trang 7

nhóm chúng em chọn bảng hiệu “2/9 (1945-2023) - Tinh thần cách mạng tháng Tám và Quốc Khánh 2/9 bất diệt” làm chủ đề Lý do lựa chọn chủ đề này vì nhóm chọn những bảng hiệu có chủ đề chủ yếu liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh để triển khai vì không

ít lần đi ngang những tuyến đường này bị thu hút bởi những bảng hiệu có sự kiện lịch

sử, những hình ảnh về các vị anh hùng dân tộc, tiêu biểu là chủ tịch Hồ Chí Minh Các bảng hiệu luôn được đặt nhiều trên những tuyến đường sầm uất, đông đúc, bảng hiệu được treo với số lượng nhiều hơn vào dịp lễ, những ngày kỉ niệm nên gây được sự chú ý lớn đối với mọi người nói chung và thành viên nhóm nói riêng Bên cạnh đó, những bảng hiệu này đều mang những nội dung ngắn gọn, tiêu biểu, dễ ghi nhớ và luôn mang những ý nghĩa sâu sắc với thông điệp tốt đẹp Mỗi bảng hiệu như thêm một lần nhắc nhở chúng ta về những dấu mốc ấn tượng ấy, như mong muốn mỗi chúng ta phải luôn coi trọng những dấu ấn lịch sử, nhớ đến những ngày kỷ niệm trọng đại của dân tộc

và giáo dục toàn dân về lòng biết ơn, luôn trân quý công lao của cha anh ngày trước, bồi dưỡng thêm tình yêu đất nước, tình yêu dân tộc Nhận thấy đây là một hình thức tuyên truyền có hiệu quả cao, mang tính hấp dẫn đối với mọi người và tạo được sự ảnh hưởng nhất định Do vậy, nhóm lựa chọn chủ đề “Hoạt động giới thiệu, trưng bày về Hồ Chí Minh dưới hình thức truyền thông công cộng bằng các bảng hiệu, banner có nội dung liên quan đến chủ tịch Hồ Chí Minh tại TP HCM” để làm đề tài thực hiện

II NỘI DUNG

1. Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1)

Tượng Hồ Chí Minh được đặt nghiêm trang tại khu vực chính quảng trường Nguyễn Huệ nổi bật giữa chiều dài của phố đi bộ là 670m và chiều rộng là 64m với toàn bộ khu vực quảng trường được lát đá granite.Tượng đài đã thu hút khách

du lịch đặc biệt là người ngoại quốc và thu hút hàng nghìn người đến dâng hoa, chụp ảnh lưu niệm mỗi năm Ngày 17/05/2015 Thành phố Hồ Chí Minh khánh thành thành công trình tượng đài Tượng được làm bằng hợp kim đồng có chiều cao 7,2m (bệ tượng cao 2,7 m; thân tượng 4,5m) Công trình được đánh giá có tính mỹ

Trang 8

thuật cao, khắc họa thần thái ung dung, phúc hậu và tình cảm của Bác Hồ đối với đồng bào miền Nam Tấm bia được đặt trang trọng trong khuôn viên, phía sau tượng đài ghi:

"Ngày 25/8/1945, Uỷ ban Hành chính lâm thời Nam Bộ làm lễ ra mắt trước hơn nửa triệu nhân dân thành phố, chào mừng cuộc Tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước"

Và nhóm chọn địa điểm cùng với tượng một phần vì muốn mang hình ảnh Bác đến gần gũi hơn, tạo cơ hội để học tập và bảo vệ truyền thống lịch sử vẻ vang Song, còn muốn nói lên vai trò cao cả của Bác một minh chứng sinh động về sự nhạy bén trong côn- g tác bảo vệ nước nhà, những dự kiến thời cơ và chỉ đạo tạo nên lịch sử thành công vẻ vang, Bác chính là kim chỉ nam để có một đất nước hòa bình như hôm nay Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản

vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc Người đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì Nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới Qua một hoạt động trải nghiệm cả nhóm cùng nhau, nhóm rất cảm phục hình ảnh Bác và đặc biệt là tượng đài Hồ Chí Minh nghiêm trang, trang trọng đứng ở khu vực trong tâm của Phố đi bộ mang lại cảm giác gần gũi với người dân như thể Bác “hòa mình” vào con người Việt Nói tóm lại, hình ảnh tượng đài mang lại nhiều cảm xúc, đem lại mặt hấp dẫn và hiệu quả, không chí nói về một lịch sử hào hùng dân tộc đã qua mà còn là cả một hình ảnh du lịch nổi tiếng

Địa chỉ mà nhóm chọn chính là khúc giao giữa đoạn đường Nơ Trang Long và Phan Đăng Lưu Bởi đây được xem là một trong những tuyến đường trọng điểm của quận Bình Thạnh Tại khu vực này tập trung đông đúc dân cư, bệnh viện, quán ăn, trường học

và các dịch vụ công cộng Chính vì thế, việc đặt nhiều banner, bảng hiệu tuyên truyền

về các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước sẽ mang lại tính hiệu quả cao, giúp dễ dàng hơn trong việc thu hút, gây chú ý đối với mọi người xung quanh Nhóm chọn chủ đề này bởi không ít lần đi ngang tuyến đường này bị thu hút bởi những bảng hiệu có sự kiện lịch sử, những hình ảnh về các vị anh hùng dân tộc Trên con đường này có một số banner nổi bật như:

Trang 9

2.1 Kỷ niệm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Nội dung banner:

“Nhiệt liệt trào mừng ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930) Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”

“Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)” đây được coi là một cột mốc quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam Chính là ngày mà Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, đánh dấu sự xuất hiện và phát triển của một tổ chức lãnh đạo cách mạng với mục tiêu giành độc lập, tự do và xây dựng một xã hội công bằng Chọn chủ

đề này có ý nghĩa trong việc tìm hiểu và tôn vinh những đóng góp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lịch sử của đất nước Chọn chủ đề này có thể giúp hiểu rõ hơn

về vai trò và ý nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lịch sử và phát triển của quốc gia Chủ đề "Lời kêu gọi ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam" cũng có ý nghĩa trong việc tôn vinh công lao và sự lãnh đạo của các nhà lãnh đạo của Đảng Những lời kêu gọi và tuyên ngôn của các nhà lãnh đạo trong quá trình thành lập và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam đã truyền cảm hứng và động viên nhân dân, tạo đà cho cuộc cách mạng và sự phát triển của đất nước Chọn chủ đề này cũng tạo cơ hội để học hỏi và truyền thống từ lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam Các lời kêu gọi và nguyên tắc lãnh đạo của Đảng có thể cung cấp những bài học và nguyên tắc quý giá cho thế hệ hiện tại và tương lai, góp phần xây dựng tinh thần yêu nước, trách nhiệm cộng đồng và ý thức cách mạng Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) là ngày 3 tháng 2 năm 1930 Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử chính trị của Việt Nam

và có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến quốc gia này cho đến ngày nay

Trang 10

Thời điểm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là vào thời kỳ đất nước đang chịu sự cai trị từ thực dân Pháp Việt Nam đang trải qua một giai đoạn đấu tranh dân tộc và giai cấp chống lại chế độ thực dân, với mục tiêu giành độc lập quốc gia và cải thiện điều kiện sống cho người lao động Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức tại một hội thảo tại huyện Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, Việt Nam Tại đây, một nhóm các nhà lãnh đạo cách mạng và nhà cách mạng trẻ đã cùng nhau thành lập Đảng, với tên gọi "Đảng Cộng sản Đông Dương" Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) đã được bầu làm Chủ tịch của Đảng Ban đầu, Đảng được đặt tên là "Đảng Cộng sản Đông Dương" Tên này phản ánh mục tiêu của Đảng là đấu tranh cho giải phóng Đông Dương (tên gọi

cũ của Việt Nam) khỏi sự thực dân Pháp và xây dựng xã hội chủ nghĩa Sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam được thúc đẩy bởi ý chí độc lập, tự do và công bằng cho nhân dân Việt Nam Đảng đã đặt mục tiêu giành độc lập quốc gia, chủ nghĩa xã hội và cải thiện điều kiện sống cho người lao động Để đạt được mục tiêu này, Đảng đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại các thực thể thực dân và thực hiện các cách mạng xã hội chủ nghĩa Đảng Cộng sản Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và đấu tranh, từ cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến tranh chống Mỹ và chiến tranh biên giới Trung - Việt Đảng đã chủ động trong việc tham gia xây dựng và phát triển đất nước sau khi thống nhất năm 1975 Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là Đảng lãnh đạo và là Đảng duy nhất được phép hoạt động chính trị tại Việt Nam Từ khi thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển và thăng tiến của quốc gia Tuy nhiên, như bất kỳ tổ chức chính trị nào khác, Đảng cũng đã gặp phải những thách thức và tranh cãi trong quá trình lãnh đạo

Trang 11

2.2 Ngày kỷ niệm 47 năm đổi tên Sài Gòn thành Hồ Chí Minh

Nội dung banner:

“Thành phố Sài Gòn Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày kỷ niệm 47 năm đổi tên SàiGònthành Hồ Chí Minh”

Tối 28/6, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ kỷ niệm 325 năm thành lập thành phố Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh (1698-2023) và kỷ niệm 47 năm ngày thành phố Sài Gòn - Gia Định chính thức vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh (2/7/1976 – 2/7/2023) Theo ông Dương Anh Đức: Thành phố Hồ Chí Minh là vùng trọng điểm về nghiên cứu, phát triển nông nghiệp công nghệ cao Trong đó, hạnh phúc của người dân cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu mà thành phố quan tâm Cùng với những chính sách an sinh xã hội thì xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân trí

là các giải pháp đồng bộ nhằm giúp cho người dân có được một cuộc sống ấm no, hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua, đã thực hiện quy hoạch tổng thể,

kế hoạch rõ ràng, có định hướng rõ ràng với những mục tiêu cụ thể và các giải pháp khả thi, hiệu quả và đồng bộ Nâng cao cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng về các nhu cầu nhân sinh xã hội, giải trí, văn hóa của người dân, góp phần gìn giữ và phát triển bản sắc truyền thống của dân tộc “Chuỗi Ngày hội 47 năm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những

sự kiện nhằm ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc; giới thiệu đến người dân và du khách những thành quả trong công cuộc xây dựng và phát triển TPHCM, công tác xây

Trang 12

dựng nông thôn mới; sự chăm lo của các cấp, các ngành thành phố để người dân có thể thụ hưởng những giá trị tốt đẹp nhất về vật chất cũng như tinh thần Thành phố tuyên dương 97 gia đình văn hóa hạnh phúc tiêu biểu vào đúng dịp kỷ niệm ngày Thành phố - mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là cơ hội để tất cả cùng ngồi lại nhận ra giá trị của từng “tế bào gia đình” trong tổ hợp tế bào xã hội Trước sự phát triển, giao thoa của các nền văn hóa, hơn bao giờ hết, hai tiếng gia đình càng phải được coi trọng và gìn giữ Bởi gia đình là môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc, đạo đức truyền thống của dân tộc cho các thành viên trong gia đình, là nền tảng giáo dục cá nhân và chiếc cầu nối giữa cá nhân với cộng đồng Sự hình thành văn hóa gia đình là sự

kế thừa tiếp nối văn hóa truyền thống, mặt khác không chối bỏ các giá trị văn hóa hiện đại”, đồng chí Dương Anh Đức phát biểu 47 năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng một hệ thống công dân năng động, sáng tạo, sống hạnh phúc với sự cống hiến, lao động không ngừng nghỉ nhưng cũng được thụ hưởng trong điều kiện phúc lợi xã hội, gia đình được ấm no, hạnh phúc Và thành phố đã làm được, giữ được và đang tiếp tục nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, cho mỗi hộ gia đình

2.3 Kỷ niệm bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước 5/6/1911

Nội dung banner:

“Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong

ấy, lại mang trong mình trái tim yêu nước, người thanh niên Nguyễn Tất Thành nung

Ngày đăng: 10/04/2024, 22:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w