Ngoài việc trựctiếp giảng dạy kiến thức, chăm lo đến việc tiếp thu bài, vận dụng vào thực tiễn vớihọc sinh ở lớp mình chủ nhiệm, người giáo viên còn được gọi là nhà giáo dục, làngười trự
Trang 1TRƯỜNG TIỂU HỌC PHAN BỘI CHÂU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VỚI CÔNG TÁC GIÚP ĐỠ HỌC SINH CÓ
HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
Trang 2Họ và tên: Lê Thị Anh Thư.
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phan Bội Châu
Xã EaDrơng, huyện CưMgar, tỉnh Đăk Lăk
Tháng 3/ 2021
Trang 31 MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài -1
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài -2
3 Đối tượng nghiên cứu -3
4 Phạm vi nghiên cứu -3
5 Phương pháp nghiên cứu -3
2 NỘI DUNG 3
1 Cơ sở lý luận -3
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu -6
3 Nội dung và hình thức thực hiện giải pháp -9
a) Mục tiêu của giải pháp 9
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 10
*Biện pháp 1: Tìm hiểu về tâm lý, nhu cầu của trẻ 10
*Biện pháp 2: Thực hiện nội quy của trường của lớp 11
*Biện pháp 3:Quan tâm, lắng nghe và chia sẻ với học sinh 12
*Biện pháp 4: Tổ chức tốt hội đồng tự quản học sinh trong lớp, các hình thức học nhóm, thi đua và trò chơi học tập 13
*Biện pháp 5: Tạo điều kiện cho học sinh thể hiện kỹ năng cộng tác và giao tiếp 16
*Biện pháp 6 : Chủ động, sáng tạo trong việc lập kế hoạch dạy học 17
*Biện pháp 7 : Cô và trò cùng làm đồ dùng dạy - học, trải nghiệm sáng tạo 18
*Biện pháp 8 :Công tác luyện chữ đẹp 20
*Biện pháp 9: Trang trí lớp học 21
3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
1 Kết luận -24
2 Kiến nghị -25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Trang 41 Lý do chọn đề tài
Nền giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng thì vị trí của người giáoviên chủ nhiệm lớp là vô cùng quan trọng và cần thiết, nó góp phần hình thành vàphát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh một cách toàn diện Ngoài việc trựctiếp giảng dạy kiến thức, chăm lo đến việc tiếp thu bài, vận dụng vào thực tiễn vớihọc sinh ở lớp mình chủ nhiệm, người giáo viên còn được gọi là nhà giáo dục, làngười trực tiếp đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục, quan tâm đến từng đốitượng học sinh, chăm lo đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức, hành vi, cách ứng
xử, kỹ năng sống
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng vạch rõ quan điểm chỉ đạophát triển giáo dục và đào tạo là: Giáo dục là quốc sách hàng đầu Phát triển giáodục và đào tạo nhằm nâng cao tầm nhận thức cho mọi người, đào tạo nguồn nhânlực sáng tạo bồi dưỡng nhân tài Đổi mới phương pháp giáo dục lấy học sinh làmtrung tâm, phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo Đẩy mạnh quá trình giáo dụcchủ yếu từ trang bị kiến thức, từ lý thuyết sang phát triển toàn diện năng lực vàphẩm chất người học, học đi đôi với thực hành, lý luận gắn với thực tiễn cuộc sốnghằng ngày Đổi mới trong nội dung quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo, định hướng chophát triển giáo dục và đào tạo là phát triển, hoàn thiện con người làm mục tiêuphấn đấu, động lực; xây dựng một nền giáo dục hiện đại ngang bằng với các nước
có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện, pháttriển đất nước Do đó Bộ Giáo dục & Đào tạo đã đề ra yêu cầu của việc dạy họchiện đại là tăng cường hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh Đổi mới
về phương pháp dạy học ở tất cả các môn học thông qua việc đổi mới chương trình
và sách giáo khoa các khối lớp ,và hiện nay đang thay sách từ lớp 1 đến lớp 3 Đó
là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường Tiểu học trong
tình hình hiện nay A KO Men Xi đã viết “Giáo dục có mục đích đánh thức tiềm năng nhạy cảm trong con người, phán đoán một cách đúng đắn, phát triển nhân cách toàn diện hãy tìm ra phương pháp cho gíáo viên ít nói hơn, nhưng học sinh hiểu nhiều hơn”
Trang 5Tình trạng các em ngồi học thụ động, tiếp thu kiến thức theo kiểu nhồi nhét
đã diễn ra một thời gian dài khi chưa đổi mới giáo dục Giai đoạn đó, chúng ta vẫncòn sử dụng những phương pháp truyền thống, các bước dạy theo kiểu cứng nhắc,cách giáo dục một chiều tức là giáo viên giảng bài cung cấp, truyền thụ kiến thứccho học sinh và học sinh tiếp nhận kiến thức đó Lớp học im phăng phắc, trò lắngnghe và ghi chép Kiến thức các em đuợc tiếp thu được từ thầy cô giáo cũng chỉgói gọn trong bài học mà không được mở rộng ra cuộc sống xung quanh Những gìcác em tiếp thu chỉ là kiến thức, còn mặt kỹ năng hợp tác, giao tiếp, kỹ năng phântích , đánh giá vv các em lại bị thiếu hụt Đây là một yếu tố quan trọng để các emphát triển toàn diện cho cuộc sống sau này Nói như vậy không có nghĩa là chúng
ta phủ nhận, bắt bỏ hoàn toàn những phương pháp truyền thống nhưng cũng thấyđược mặt hạn chế của những phương pháp cũ đó học sinh chưa có cơ hội thể hiệnbản thân mình là chưa phát huy được tính tích cực và sự hứng thú trong học tậpcủa các em học sinh
Làm thế nào để giúp học sinh tự trang bị kiến thức cho mình, có được cái nhìnbao quát về cuộc sống để các em có thể tự tin, chủ động hòa nhịp vào cuộc sốngđang ngày càng phát triển?
Làm thế nào để tạo được hứng thú cho người học? Với lý do đó nên tôi chọn
đề tài “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường TH Phan Bội Châu phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập năm học 2020 - 2021” để nghiên cứu;
góp phần giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
- Tìm ra nguyên nhân và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao ý thức tự giác họctập của học sinh
- Căn cứ vào đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, xâydựng những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần phát huy tính tích cực ,tự giác
trong học tập của học sinh lớp 5C trường TH Phan Bội Châu năm học 2020
-2021
Trang 63 Đối tượng nghiên cứu
- Những học sinh chưa có tính tích cực - tự giác trong học tập ở lớp 5C trường TH Phan Bội Châu năm học 2020 – 2021, huyện Cư Mgar tỉnh Đăk Lăk.
4 Phạm vi nghiên cứu
- Học sinh lớp 5C trường TH Phan Bội Châu năm học 2020 – 2021, huyện
Cư Mgar tỉnh Đăk Lăk
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá thực tiễn
- Phương pháp thu thập tài liệu, nghiên cứu sản phẩm, tổng kết đánh giá thựctiễn
có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, thông qua hai hoạt động dạy học và giáo
dục (nghĩa hẹp) để nâng cao phát triển sức mạnh thể chất và tinh thần của con
người, giúp họ tham gia công việc có hiệu quả vào đời sống xã hội
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin về giáo dục và đào tạo:
Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt chỉ có loài người mới có Theo
Các Mác “…Giáo dục xét trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”, giáo dục là quá trình truyền và lĩnh hội những kinh
nghiệm lịch sử - xã hội Các Mác, Ph Ăngghen, Lê -Nin luôn coi giáo dục đào tạo
là động lực là chìa khoá, là đòn bẩy của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Ph
Ăngghen khẳng định “Một dân tộc muốn đứng lên đỉnh cao của nền văn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có trí thức”
Trang 7Nghị quyết Trung ương Đảng lần 2 khóa VIII khẳng định: “Cùng với khóahọc và công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí,đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,…” Trước lúc đi xa, trong di chúc có đoạn
Bác Hồ căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo: Hồ Chí Minh đã chỉ rõ
mục đính của nền giáo dục cách mạng là: “Phụng sự Tổ quốc, phục vụ đường lối, phục vụ nhân dân, chính sách của Đảng và Chính phủ gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân” Giáo dục phải nhằm mục đích đào tạo những con người lao
động mới phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệhiện đại, có tư duy sáng tạo, biết khai thác tiềm năng dân tộc và con người ViệtNam, kỹ năng thực hành giỏi để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
Đảng ta luôn quan điểm về giáo dục - đào tạo: Mục tiêu của giáo dục là hình
thành bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đào tạo nhữngngười lao động và phát triển toàn diện, trung thành với lý tưởng độc lập của dântộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức, sức khỏe, học vấn và nghề nghiệp, có ý thứccộng đồng, năng động và sáng tạo, có ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóadân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
Sự nghiệp giáo dục đào tạo chúng ta có nhiệm vụ đào tạo ra những thế hệcông dân mới, có đủ năng lực, phẩm chất và bản lĩnh để đưa đất nước thoát khỏitình trạng nghèo nàn và lạc hậu, tiến lên đuổi kịp trào lưu phát triển của thế giới
Vì vậy sự nghiệp giáo dục đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng
con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, có ý nghĩa rất quan trọng
trong đời sống xã hội hiện đại
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng ta yêu cầu đổi mới giáo dục
- đào tạo: Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD & ĐT) mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 khóa XII (NQ 29 - NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra phương hướng:
Thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu Đầu tư cho giáo dục - đào tạo
là đầu tư cho sự phát triển, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
Trang 8nhân tài; phát triển GD & ĐT phải gắn với tình hình phát triển kinh tế - văn hóa, xây dựng nước nhà và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học, kỹ thuật; phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến cơ bản Phấn đấu đạt mục tiêu đến năm
2030 hoặc sớm hơn thì càng tốt, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến sánh vai với các nước trong khu vực”
Phát huy sáng tạo tính chủ động tích cực, của học sinh trong học tập và cáchoạt động đem lại hiệu quả Duy trì tỉ lệ chuyên cần hạn chế tỉ lệ học sinh bỏ học
là một trong những tiêu chí của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thânthiện, học sinh tích cực” Để được hiệu quả cao trong vai trò của người mẹ thứ haigiáo dục các em giúp sức cho các em được trưởng thành và trở thành một ngườicông dân có ích là một nhiệm vụ vẻ vang rạng ngời của người “thầy” Trong đó,người giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp đóng một vai trò rất quan trọng
Hiện nay trong hệ thống giáo dục, bậc học tiểu học được Đảng và Nhà nướchết sức quan tâm, nó được ví như nền móng vững chắc cho tương lai Giáo dục phổthông là nền tảng văn hóa của một đất nước, là sức mạnh trí tuệ tương lai của cảdân tộc, nhằm sớm đạt cơ sở ban đầu rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện củathế hệ trẻ Việt Nam trong xu thế hội nhập với thế giới hiện nay Trong lĩnh vựckhoa học nói chung giáo dục chiếm vị trí rất quan trọng Giáo dục không nhữngcung cấp cho học sinh những hiểu biết về tri thức khoa học tiến bộ của loài ngườiđồng thời vừa hình thành nhân cách cho học sinh là điều quan trọng cốt yếu Đặcbiệt là lứa tuổi học sinh tiểu học
Ngành giáo dục đã có nhiều chủ trương lớn để nhằm nâng cao hiệu quả giáodục như: đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạyhọc, tổ chức các cuộc vận động lớn… Để làm tốt vai trò nhiệm vụ của mình nhiềuthế hệ giáo viên đã tìm tòi những phương pháp dạy học hay nhằm góp phần nângcao hiệu quả giáo dục
Tìm hiểu quá trình nhận thức của học sinh tiểu học chủ yếu là nhận thức cảmtính Tri giác của trẻ thường gắn với hành động trực quan, trẻ thích quan sát các sựvật hiện tượng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn; thích sự khéo léo, tế nhị Nhận thứcđược điều này chúng ta cần phải tác động vào trẻ, thu hút trẻ bằng những hoạt
Trang 9động phù hợp với đặc điểm tâm lý, khi đó sẽ khích lệ trẻ học tập và làm việc mộtcách tích cực tự giác
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Trường Tiểu học Phan Bội Châu được đóng trên địa bàn hội tụ đầy đủ các yếu
tố để giúp học sinh phát triển mọi mặt Tuy nhiên việc giáo dục cho học sinh tínhtích cực tự giác đang là nỗi băn khoăn, lo lắng của hầu hết các giáo viên trongtrường Khi bắt đầu tìm hiểu về rèn luyện ý thức này cho học sinh trong lớp tôi gặpphải một số thuận lợi và khó khăn sau:
a Thuận lợi: Trường Tiểu học Phan Bội Châu được vinh dự được mang tênngười Anh Hùng dân tôc ấy, tọa lạc ở thôn Tân Phú, xã EaDrong - CưMgar Nămhọc 2020 – 2021, trường có 42 cán bộ giáo viên, phần đa là giáo viên trẻ, nhiệttình Toàn trường có 30 lớp với 850 học sinh, trong đó có một phân hiệu buônGramB, học sinh đồng bào thiểu số chiếm khoảng 40%
- Hiện nay phần lớn các bậc phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tậpcủa con em mình Đặc biệt trên địa bàn trường Tiểu học Phan Bội Châu ngoài việctrang bị đầy đủ các dụng cụ, sách giáo khoa, sách tham khảo, các đồ dùng cần thiếtthì các bậc phụ huynh còn rất quan tâm đến việc cho con em tham gia các lớp họcngoài giờ lên lớp, các lớp giáo dục các kĩ năng do Tỉnh Đoàn tổ chức trong dịp hènhư bơi lội, may thêu, trại hè…để nâng cao kiến thức
- Học sinh của trường rất năng động, sáng tạo Các em tiếp cận tương đốinhanh với nhiều hình thức tổ chức dạy học của giáo viên và có khả năng tự tổ chứccác hoạt động sinh hoạt của tổ, của lớp trong giờ học hoặc hoạt động ngoài giờtheo yêu cầu của giáo viên
- Các em tự tin, mạnh dạn trước đông người, có thể phát biểu, nêu ý kiến củamình hoặc đưa ra nhận xét về một vấn đề nào đó cần thảo luận
- Đa số học sinh khá ngoan, biết vâng lời, các em gần gũi với cô giáo Bêncạnh đó, tôi luôn được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh trong việc giáo dục các
em và đặc biệt Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, hỗ trợ cho giáo viên trongcông tác giảng dạy giáo dục Đây cũng chính là thuận lợi cho tôi trong việc rèntính tích cực tự giác cho các em, giúp các em có một niềm tin, phát triển một cách
Trang 10toàn diện để trở thành con người năng động, sáng tạo phù hợp với một xã hội hiệnđại đang phát triển
b Khó khăn (thực trạng của lớp 5C):
Bên cạnh những thuận lợi thì tình hình thực tế của lớp cũng gặp rất nhiều khókhăn Học sinh là con em dân tộc thiểu số nhận thức của các em đang còn hạn chế,phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của con cái Còn cácbậc phụ huynh các em người Kinh còn mãi lo mưu sinh cho nên việc quan tâm đếnviệc học của con em mình còn nhiều hạn chế, phụ huynh chưa chú trọng đúng mức
về các vấn đề học tập, đạo đức, lối sống và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngàycủa con em mình, để từ đó đã dần hình thành nên thói chây lười, ỉ lại, ham chơi,không chú trọng việc học, kết quả học tập bị giảm sút, không vâng lời, lễ phép vớingười lớn tuổi, vệ sinh cá nhân chưa tốt, ăn nói cộc cằn, thô lỗ, gây mất đoàn kếtvới bạn Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công dạy học và chủ nhiệm lớp 5C, sĩ
số lớp 32 học sinh, 12 bạn là người đồng bào dân tộc thiểu số Một số học sinh làcon em gia đình nông dân, kinh tế gia đình rất khó khăn nên việc học tập của các
em ít được quan tâm
Ngay từ đầu năm tôi được sự phân công của nhà trường giảng dạy và chủnhiệm lớp 5C, trong tôi vừa phấn khởi vừa băn khoăn lo lắng Trong số học sinhlớp tôi chủ nhiệm có nhiều em rất hiếu động: có thể kể đến như em Văn Khanh,Quang Lâm, Thiên Bảo và cả em Y Khân Những học sinh này có bề ngoài ưanhìn, các em rất nhanh nhẹn, có năng khiếu biểu đạt Các em gần như là người đầutiên chơi các trò chơi mới hay là đem đồ chơi ở nhà đến trường chơi ngay trong giờhọc Cũng là các em này, thường hay thưa cô thưa cô em thấy các này, cái kia, emthắc mắc
Nhưng cũng không ít em thụ động: em Thu Phương, Đức Thiện, Văn Hoàng,Thiên Long… Các em này trong tất cả các tiết học thì rụt rè, nhút nhát, có nhữngcâu hỏi hay bài tập mặc dù các em biết cách làm nhưng không dám giơ tay phátbiểu, chỉ chờ các bạn khác làm rồi nói theo thậm chí có lúc không có ý kiến gì.Hoặc trong các giờ sinh hoạt tập thể, chơi trò chơi các em cũng rất thụ động, rụt rèkhi cô giáo và các bạn mời chơi một trò chơi các em tỏ ra không thích thú và có
Trang 11hành động không muốn tham gia thậm chí còn có thái độ gắt gỏng, khó chịu vớinhững bạn trong lớp Nếu có chơi thì các em cũng chỉ chơi khi cô giáo yêu cầu Một số em có biểu hiện mặc cảm, tự ti do hoàn cảnh gia đình cụ thể như emDiệu Linh ba mẹ li dị không ai nuôi dưỡng em phải ở với người quen, trong giờhọc hầu như em không bao giờ phát biểu Thậm chí khi cô giáo gọi trả lời câu hỏi
mà em chỉ đứng dậy và không nói gì Em rất ít nói chuyện với bạn bè trên lớp, côgiáo có trò chuyện thì em vẫn rất rụt rè không cởi mở hòa đồng như các bạn tronglớp, giờ ra chơi em chỉ ngồi một mình lúi húi làm gì đó hoặc ngồi im lặng chứkhông chơi với một bạn nào Em tỏ ra khó chịu khi có bạn đến bắt chuyện và rủ emchơi cùng
Trong đó có một số em rất tích cực, tham gia vào các hoạt động học tập nhưem: Gia Bảo, Gia Hưng, Hoàng Dũng, Thị Ý Nhi Buôn Yă… những em này luônluôn là những người đầu tiên tham gia và làm rất tốt các nhiệm vụ được giao,nhưng các em chỉ biết hoàn thành tốt việc của các em còn các bạn khác làm nhưthế nào thì các em không mấy quan tâm
Bên cạnh đó có một số em lại rất hiếu động, hay nghịch phá trong lớp Lại cónhiều em rất ngoan như em Cẩm Ly, Thiên Thảo, Hoài Anh nhưng ngoan quá thìcác em trở thành nhút nhát, thụ động, ít tham gia các hoạt động của lớp, khôngdám chia sẻ, trình bày ý kiến cá nhân của mình trước mọi người
Còn có một số bạn hay nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học Không tậptrung nghe cô giảng bài, lơ là trong việc học tập
Nhiều em thụ động, không dám trình bày ý kiến của riêng mình, không dámgiơ tay phát biểu xây dựng bài Khi được cô giáo mời đọc bài hay phát biểu thì nói lýnhí trong miệng, không biết trình bày như thế nào cho đúng Các em này thuộc nhóm
ít chia sẻ trao đổi, trình bày ý kiến cá nhân và phản hồi lại ý kiến của bạn trong lớp Nhiều học sinh rất ngại khi phải đứng trước mặt thầy cô giáo có thể kể đếnnhư em Thái Sơn, Văn Hoàng Những em này rất ít giơ tay phát biểu vì sợ nói sai
sẽ bị la mắng, trách phạt Dần dần các em dễ thu mình vào vỏ ốc mặc cảm thụđộng và cho rằng việc học là một cái gì đó áp lực đối với các em Từ đó các emlười học, ít chuẩn bị bài, xem bài trước khi đến lớp
Trang 12Thực trạng học sinh còn hạn chế rất nhiều trong việc tích cực, chủ động vàsáng tạo trong học tập, tôi đã nắm bắt, khảo sát và thống kê học sinh lớp 5C, đầunăm học 2020 -2021 cụ thể như sau:
Nội dung
Đầu năm
Học sinh chuẩn bị bài ở nhà, chuẩn bị sách vở và các
Hiện nay, chúng ta đang chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục lấy học sinhlàm trung tâm Vấn đề giúp học sinh học tập chủ động, tích cực hơn đang đượcphát huy Tuy nhiên một số giáo viên vẫn còn lúng túng trước việc làm thế nào đểcác em chủ động hơn trong học tập vì nhiều yếu tố Một số giáo viên do lớn tuổinên việc làm thế nào để tổ chức lớp học vui tươi, chơi mà học, học mà chơi, tạohứng thú cho các em, tạo sinh động lôi cuốn khiến họ gặp lúng túng Bên cạnh đócũng có thể họ đã quen với cách dạy truyền thống nên việc thay đổi phương phápmới cũng gây nên một số khó khăn nhất định Với tình hình thực tế như thế, tôithiết nghĩ mình cần đổi mới, cần tạo ra một không khí lớp học thân thiện để các emcùng hòa đồng, hỗ trợ nhau học tập và hãy đặt học sinh của mình vào trạng thái
“căng thẳng tích cực” để các em được làm việc, động não, được khẳng định bảnthân mình Có như thế các em mới thể hiện được hết khả năng sáng tạo và năng lựchọc tập của mình
Trang 133 Nội dung và hình thức thực hiện giải pháp
a) Mục tiêu của giải pháp:
Đề tài đưa ra những giải pháp, biện pháp với mục đích nâng cao chất lượnggiáo dục cho học sinh chưa tích cực, tự giác trong học tập Giúp các em chủ độnghơn trong học tập cũng như trong các phong trào, thông qua công tác chủ nhiệmlớp nhằm góp phần giúp học sinh phát triển toàn diện nhân cách, phấn đấu trởthành con ngoan, trò giỏi
Giúp giáo viên có cái nhìn bao quát hơn trong vấn đề công tác chủ nhiệm và
làm tốt hơn nhiệm vụ trồng người như lời Bác dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Tuy nhiên, để giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo tronghọc tập, người có vai trò quan trọng chính là người giáo viên đứng lớp Đối với lớp5C, mỗi ngày học sinh đến trường là mỗi ngày học sinh được gặp thầy cô giáo củamình, có bao giờ các bạn tự hỏi: có khi nào học sinh cảm thấy nhàm chán chínhthầy cô của chúng không? Có thể lắm chứ nếu như mỗi ngày học sinh của chúng tađều được nhìn, được nghe thấy một việc quen thuộc, một câu lệnh quen thuộc vàlàm những việc quen thuộc Như vậy, muốn học sinh của chúng ta hứng thú, tíchcực thì người giáo viên cũng phải luôn sáng tạo, đổi mới trong những giờ lên lớp.Dưới đây tôi xin trình bày một số biện pháp giúp học sinh phát huy được tính tíchcực, tự giác trong học tập
*Biện pháp 1: Tìm hiểu về tâm lý, nhu cầu của trẻ
Để tạo được sự yêu thích sáng tạo, chủ động, tích cực nơi trẻ thì trước hếtchúng ta cần phải hiểu các em, xem các em cần gì, trẻ suy nghĩ gì, mong muốn lớnnhất của trẻ là gì Ngay ngày đầu, tôi đã gặp giáo viên của lớp 4 cũ để trao đổi tìnhhình, đặc điểm của một số em trong lớp để tìm hiểu xem tính cách của các emnăm học trước như thế nào, các em hiếu động kiểu nào, thụ động ra sao Hãy luônquan sát trẻ trong giờ học, chúng ta sẽ thấy tất cả hiện lên trong từng ánh mắt ngâythơ, hoạt động của trẻ Khi trẻ thích thú thì ánh mắt lóe lên niềm vui? Trẻ chán?Trẻ mệt mỏi? Trẻ đang tò mò muốn xem cô (thầy) của chúng đang chuẩn bị hoạt
Trang 14động nào tiếp theo và làm gì? Trẻ ở lứa tuổi tiểu học rất khác với người lớn chúng,
là lứa tuổi đang phát triển về cả thể chất và tinh thần Chúng không thể ngồi yênmột chỗ suốt nhiều giờ liền và chỉ làm một việc nào đó lặp đi lặp lại Điều đó dễgây nên sự không tập trung, sự nhàm chán nơi trẻ Lứa tuổi học sinh tiểu học làlứa tuổi vẫn còn rất hiếu động, còn rất ham chơi Chúng thích được chạy nhảy, chơiđùa, thích được trò chuyện, thích được làm một việc gì đó theo ý của mình chứkhông phải là ngồi yên một chỗ Như vậy có thể thấy là trẻ thích được thể hiện bảnthân mình, thích được hoạt động hoạt động Vậy tại sao chúng ta không khơi gợitạo nên sự thích thú nơi trẻ, sự khám phá nơi trẻ bằng việc tự tin giao quyền chủđộng cho các em, tạo cho các em những hoạt động mà ở đó các em được tham gia,được khẳng định bản thân mình, được khám phá Thật tự hào biết bao khi tự mìnhphát hiện, tìm tòi nghiên cứu ra một điều gì mà mình chưa biết Trong giờ học, tôithường xuyên đặt ra những tình huống có vấn đề, từ vấn đề dễ cho đến vấn đề phứctạp hơn, rồi sau đó tổ chức cho các em thảo luận, hợp tác, chia sẻ để tìm hiểu vàgiải quyết vấn đề ấy Có những vấn đề các em tự khám phá được và tôi cảm nhậnđược niềm vui, sự tự hào trong đôi mắt các em Có những vấn đề phức tạp hơn các
em cần có sự phân tích hướng dẫn và gợi mở của giáo viên nhưng khi tìm được kếtquả, tìm ra hướng giải quyết tôi vẫn nhận thấy sự thích thú, niềm tự hào ở các emkhi các em được tự mình hoạt động để tìm kiếm tri thức
*Biện pháp 2: Thực hiện nội quy của trường của lớp
Trong một lớp học, không phải em nào cũng học tốt như chúng ta mongmuốn Bên cạnh những em hòa thành tốt nhưng cũng có những em hoàn thànhchậm hoặc chưa hoàn thành Giáo viên nên gần gũi nhẹ nhàng, hướng dẫn các em
để các em phải biết vương lên có sự tự tin về bản thân Ngoài ra giáo viên cần có
sự theo dõi động viên, khích lệ kịp thời khi thấy các em tiến bộ dù chỉ là một bướcnhỏ Nếu chúng ta chê bai trách phạt, la rầy các em sẽ tạo nên áp lực lớn ở các em.Càng ngày các em càng thụ động mất tự tin và chui vào “vỏ ốc” của mình, ngạingùng không dám thể hiện bản thân mình, không còn sự chủ động và tích cực đượcnữa
Trang 15Tuy nhiên, đã có động viên khen thưởng thì phải có nhắc nhở hoặc nặng hơn
là bằng hình thức xử phạt các em Nhưng phạt như thế nào để các em tự nhận rađiều mình làm là chưa tốt và dần sửa chữa được lỗi đó là điều quan trọng Ngườigiáo viên nên biết sử dụng các phương pháp thiết thực giúp các em thay đổi Trongnhững năm qua, xã hội đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh tình trạng đánh đập họcsinh gây thương tích ở ngay địa bàn huyện, trên cả nước, làm dư luận xã hội có cáinhìn không tốt đối với giáo dục.Trường học là ngôi nhà thứ hai của các em, chúng
ta hãy chung tay xây dựng kế hoạch phòng ngừa “bạo lực học đường”
Chính vì thế, ở trường chúng tôi đã xây dựng 10 tiêu chí xếp loại lớp do thầygiáo tổng phụ trách Đội và Đội cờ đỏ điều hành Ngoài ra ở lớp, tôi hướng dẫn đểhọc sinh tự đề ra nội quy của lớp mình Tôi cho các em tự thảo luận nêu ý kiến đểxây dựng bảng nội quy lớp như: Thi đua học tốt, đoàn kết giúp đỡ nhau, mạnh dạnphát biểu xây dựng bài…vv Sau đó tôi lại cho các em tự đề ra biện pháp xử lý theo
sự định hướng của giáo viên Các em rất hào hứng đưa ra ý kiến xây dựng, khi tựmình đề ra nội quy riêng cho lớp mình Từ khi đưa ra nội quy – quy định của lớp,các em đã dần ý thức và chăm học hơn, những em ít chuẩn bị bài và đã biết chuẩn
bị bài trước khi đến lớp Có lẽ các em đã ý thức được mình cần tuân thủ chấp hànhtốt những nội quy do chính mình đề ra Các em là người tự đưa ra nội quy và cách
xử lý thì các em sẽ là người cố gắng thực hiện các điều quy định đó
*Biện pháp 3: Quan tâm, lắng nghe và chia sẻ với học sinh
Tôi đã tìm hiểu kỹ về cuộc vận động xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực để tự tìm cho mình một giải pháp: Giáo viên phải nhẹ nhàng, thân thiện
với học sinh Thường xuyên trò chuyện và hỏi thăm học trò của mình Trước các
em, tôi luôn tỏ thái độ chú ý muốn lắng nghe những điều các em muốn chia sẻ,muốn trình bày Nếu được bộc bạch, bày tỏ điều mình suy nghĩ và có người tôntrọng lắng nghe, các em sẽ dần khẳng định được bản thân mình và từ đó trở nênmạnh dạn hơn, hăng hái thể hiện bản thân, chủ động hơn trong việc học tập Hãy
để các em được trình bày, được thể hiện bản thân, điều đó sẽ giúp các em phát triển
kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống, mang lại cho các em sự tích cực - chủ động, tựtin trong cuộc sống hằng ngày