Thực tế những năm gần đây việc huy động học sinh khuyết tật ra lớphọc hòa nhập luôn được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm.. Phương pháp điều tra Dùng phiếu điều tra, thăm dò, ph
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI: “ MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ GIÁO DỤC HÒA NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT TRONG LỚP CHỦ NHIỆM BẬC
THCS”
I PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“ Cô ơi, hôm nay con mệt lắm, nhưng con muốn được đi học cô ạ!”
Đây là câu nói mà tôi đã nhận được từ em Trần Hồng Hưng – là họcsinh khuyết tật về trí não của lớp tôi chủ nhiệm Chỉ một câu nói ấy cũng
có thể hiểu được sự ham học của một trẻ khuyết tật Nói đến trẻ tự kỷ haykhuyết tật là hầu như ai cũng hình dung đó là những đứa trẻ trông khôngbình thường và đầy bất lực Chính sự kỳ thị - sự xa lánh của mọi người làmột trong rất nhiều nguyên nhân khiến những đứa trẻ này bị gạt ra lề của
xã hội.Có thể mọi người cho rằng các em không có khả năng làm việc gì
cả, không được quan tâm, chăm sóc đúng mực, không được hưởng cơ hộihọc tập, không có bạn bè,… Do đó dẫn đến các em học tập giảm sút, thiếukiến thức và kỹ năng sống, xa hơn là mất cơ hội việc làm và không hoàntoàn tham gia vào xã hội khi trưởng thành Hiển nhiên điều này sẽ tạo thêm
sự kỳ thị và gánh nặng cho xã hội Trong xã hội phát triển ngày nay, Đảng
và Nhà nước đang có sự quan tâm đặc biệt tới công tác giáo dục hòa nhậptrẻ khuyết tật
Ở Việt Nam, vấn đề người khuyết tật và trẻ khuyết tật được Đảng vàNhà nước ta rất quan tâm Điều này được thể hiện qua một số văn bản sau:
- Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “ Nhà nước tạo điều kiện cho trẻ em tàn tật được học văn hoá và học nghề phù hợp”.
- Điều 16, pháp lệnh về người tàn tật ngày 30/7/1998 quy định: “Việc học tập của trẻ tàn tật được tổ chức, thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, các trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật tại các gia đình”
Thực tế những năm gần đây việc huy động học sinh khuyết tật ra lớphọc hòa nhập luôn được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm Chonên việc nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, đặc biệt làgiáo viên chủ nhiệm là vấn đề đáng được quan tâm và đặt lên hàng đầu.Giải quyết tốt vấn đề này là giảm được gánh nặng cho gia đình, cho toàn
xã hội
Trang 2Xuất phát từ lý do trên luôn thôi thúc tôi tìm hiểu nghiên cứu thực hiện đề
tài “Một số kinh nghiệm về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật trong lớp chủ nhiệm bậc THCS”.
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của sáng kiến
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng dạy học sinh khuyết tật trong quátrình giáo dục hòa nhập
- Rút ra một số biện pháp và kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượngdạy học hòa nhập và trong công tác chủ nhiệm
3 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động học ở trường của em Trần Hồng Hưng – học sinh khuyếttật của lớp nói riêng và học sinh khuyết tật của trường nói chung, các điềukiện đảm bảo chất lượng dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật ở trườngTHCS
- Các biện pháp, kinh nghiệm của giáo viên đặc biệt là giáo viên chủnhiệm nhằm nâng cao chất lượng dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật ởtrường THCS
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi hoạt động dạy học và chủnhiệm trong công tác dạy học hòa nhập học sinh khuyết tật ở trường THCSNguyễn Huệ
- Thời gian: Năm học 2016 – 2017 ; 2017 – 2018
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục hòa nhập và một số văn bản Nhànước liên quan đến đề tài để tạo cơ sở cho lý luận
Phương pháp quan sát
Thông qua các tiết dạy thực tế, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp, quan sátcác tiết học ngoại khóa, các giờ vui chơi, giải lao của học sinh
Phương pháp điều tra
Dùng phiếu điều tra, thăm dò, phỏng vấn học sinh khuyết tật, học sinhtrong lớp cùng các giáo viên dạy học và phối hợp với phụ huynh học sinh
để nắm bắt tình hình sức khỏe, tình hình học tập của học sinh nhằm tìm raphương hướng, biện pháp dạy học giáo dục hòa nhập trong công tác chủnhiệm lớp phù hợp nhất
Trang 3Tìm hiểu thực trạng học sinh khuyết tật trong địa bàn, liên hệ phối hợpvới phụ huynh khác có con em là học sinh khuyết tật, tìm hiểu tâm sinh lý,
cá tính của học sinh, sơ lược về các dạng khuyết tật
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
Nghiên cứu hồ sơ sức khỏe của học sinh, các kế hoạch xây dựng ngay
từ đầu năm học để rút ra những kết luận, biện pháp tích cực và cần thiếtcho đề tài
1.1 Khái niệm chung về học sinh khuyết tật
Trẻ khuyết tật là những trẻ em do những tổn thương về cơ thể hoặc rốiloạn những chức năng nhất định gây nên những khó khăn đặc thù trong cáchoạt động vui chơi, học tập, lao động
Sự thiếu hụt về cấu trúc và hạn chế chức năng ở trẻ khuyết tật biểu hiện
ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều dạng khác nhau, có những dạng chínhsau:
- Khuyết tật thính giác (khiếm thính)
- Khuyết tật thị giác (khiếm thị)
Trang 41.2 Khái niệm mô hình giáo dục hòa nhập
Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó học sinh khuyếttật cùng học với học sinh bình thường, trong trường phổ thông tại nơi họcsinh sinh sống
Giáo dục hòa nhập dựa trên quan điểm tích cực đánh giá đúng họcsinh khuyết tật mọi trẻ em khuyết tật đều có những năng lực nhất định Từ
đó người ta tập trung quan tâm tìm kiếm những cái mà học sinh khuyết tật
có thể làm được Cũng quan điểm giáo dục này cộng đồng xã hội cần tạođiều kiện cho các em tham gia hoạt động và hòa nhập xã hội, tạo niềm tinlòng tự trọng, ý chí vươn lên để đạt mức chất lượng cao nhất mà năng lựccủa mình cho phép
1.3 Bản chất của giáo dục hòa nhập
- Giáo dục cho mọi đối tượng học sinh, không có sự tách biệt giữa họcsinh với nhau, đều được tôn trọng và có giá trị như nhau
- Học sinh học tại nơi thuộc khu vực mình đang sống
- Học sinh được bố trí vào lớp học phù hợp với lứa tuổi
- Học sinh với những khả năng khác nhau được học theo nhóm
- Điều chỉnh chương trình, đổi mới phương pháp dạy học và thay đổiquan điểm, cách đánh giá là vấn đề cốt lõi để giáo dục hòa nhập đạt kết quảcao nhất
- Lập kế hoạch cho quá trình chuyển tiếp học sinh
1.4 Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về giáo dục hòa nhập
GDHN là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới và đãđược Bộ GD-ĐT Việt Nam xác định là con đường chủ yếu để thực hiệnnhững quyền cơ bản của mọi trẻ em, đặc biệt là quyền được giáo dục Đâycũng là cơ hội để mọi trẻ em, trong đó chú trọng đến trẻ khuyết tật, trẻ khókhăn được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, có chất lượng
Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại của chúng ta đã có một câunói nổi tiếng: “ Tàn mà không phế ”, đó cũng chính là thái độ của Đảng,Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với bộ phận người tàn tật
Kế thừa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam “Thươngngười như thể thương thân”, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đếnnhững người khuyết tật trong xã hội, nhất là đối với trẻ em Trong điềukiện đất nước gặp nhiều khó khăn, kinh tế còn chậm phát triển, chúng ta đãtừng bước xây dựng, thực hiện chính sách và biện pháp nhằm giúp đỡ
Trang 5người khuyết tật nói chung, nhất là giúp đỡ trẻ em bị khuyết tật về vật chất
và tinh thần, vượt qua khó khăn riêng để hoà nhập vào cuộc sống cộngđồng
Bản thân là một giáo viên THCS với lòng yêu nghề, tận tụy với nghềnghiệp chúng ta phải làm thế nào để chất lượng giáo dục hòa nhâp trẻkhuyết tật trong trường THCS ngày được nâng cao, góp phần hạn chếnhững khiếm khuyết cho trẻ để trẻ vững bước vào đời, hòa nhập với cộngđồng và là những người con có ích cho xã hội, cho đất nước Đặc biệt làvai trò của giáo viên chủ nhiệm của lớp có học sinh khuyết tật
2 Thực trạng
2.1 Một số đặc điểm chung về tình hình địa phương, nhà trường.
- Nguyễn Huệ là một xã nông nghiệp, địa bàn rộng có nhiều đồi núi Đa
số người dân sống bằng nghề nông, đời sống gặp khó khăn Một số hộ dânchưa thoát khỏi cảnh nghèo đói nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự pháttriển của nhà trường trên nhiều lĩnh vực
- Trường THCS Nguyễn Huệ mới được đầu tư xây dựng lại và được đưavào sử dụng từ tháng 10 năm 2017 với đầy đủ trang thiết bị hiện đại.Tháng 11/ 2017 trường được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giaiđoạn 2017 – 2022 Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ Đa số giáoviên có tay nghề vững vàng, tất cả các giáo viên của trường đều được dạy
và tiếp xúc với trẻ khuyết tật nên có kinh nghiệm trong việc giáo dục hòanhập Song vẫn có một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc tiếp cậnphương pháp mới và chưa được tập huấn về giáo dục hòa nhập của trẻkhuyết tât Địa phương còn nghèo việc đầu tư cho giáo dục còn thấp, phụhuynh chưa đầu tư cho con em đúng mức, có một số phụ huynh còn khoántrắng cho nhà trường, việc chăm sóc thiếu chu đáo…
- Trường THCS Nguyễn Huệ năm học 2017 – 2018 có duy nhất emTrần Hồng Hưng là trẻ khuyết tật thuộc diện hòa nhập cộng đồng Bản thân
em là một trẻ khuyết tật dạng động kinh, đôi khi em không tự chủ đượchành vi, hay lên cơn co giật và bị ngã, em không thể tự chăm sóc cho bảnthân Nhưng em rất ham học, những lúc sức khỏe ổn định em đến trườnghọc tập đều đặn
2.2 Thực trạng về giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở địa phương 2.2.1 Nhận thức của cộng đồng
- So với trước đây, nhận thức của cộng đồng về trẻ khuyết tật có nhiềutiến bộ hơn nhiều Họ không còn cho rằng trẻ khuyết tật là hậu quả về sựtrừng phạt của thượng đế, là số phận bất hạnh của những gia đình ăn ở
Trang 6thiếu đạo đức mà hiểu được căn nguyên của học sinh khuyết tật là do ảnhhưởng của môi trường, là do bẩm sinh di truyền…Phần lớn họ đều thừanhận sự tồn tại của học sinh khuyết tật là một thực tế khách quan Tuynhiên việc quan tâm đến trẻ cũng chỉ dừng lại ở chỗ thăm và động viên Họchưa tin vào giáo dục hòa nhập, chưa tin vào khả năng còn lại của trẻ họcsinh sẽ phát triển đúng hướng khi học sinh đến lớp.
- Một số ít phụ huynh không muốn hoặc cấm con mình tiếp xúc với họcsinh khuyết tật vì sợ học sinh này có thể gây hại hoặc có thể làm ảnhhưởng đến kết quả học tập của con mình Thậm chí có phụ huynh còn xincho con mình chuyển sang lớp khác khi trong lớp này có học sinh khuyếttật nặng
- Như với lớp 9A, tôi chủ nhiệm, đã có trường hợp phụ huynh xin giáoviên cho con chuyển lớp vì có em Hưng, phụ huynh lo sợ con sẽ bị ảnhhưởng khi có em Hưng ở trong lớp
2.2.2 Nhận thức của gia đình
- Họ thường mặc cảm tự ti về việc mình có đứa con khuyết tật, họkhông muốn cho học sinh đến trường, thậm chí có phụ huynh còn dấu conmình ở trong nhà, ngại tiếp xúc với người ngoài
- Với gia đình em Hưng, khi đầu năm học gia đình mới đầu có ý địnhcho em Hưng nghỉ học ở nhà vì lí do sức khỏe của em đầu năm học có dấuhiệu kém đi kết hợp với việc trường chuyển ra địa điểm mới cách nhà khá
xa Điều đó dẫn đến đầu năm học em Hưng vắng khá nhiều buổi học ởtrường
2.2.3 Về phía nhà trường
* Thuận lợi
- Trường THCS Nguyễn Huệ có tổng số giáo viên có trình độ đạt chuẩn100%, đa số các giáo viên đề có tay nghề vững vàng, nhiệt tình trong côngtác giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao đặc biệt là có tâm huyết với họcsinh thuộc diện giáo dục hòa nhập như em Trần Hồng Hưng
- Các cấp lãnh đạo địa phương, đặc biệt là Ban giám hiệu nhà trườngluôn quan tâm, giúp đỡ cho học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, cũngnhư tạo điều kiện tốt nhất cho các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy
- Nhà trường ưu tiên phân công giáo viên có năng lực, có tâm huyết đểgiảng dạy lớp hòa nhập Đặc biệt trường hợp học sinh khuyết tật như emTrần Hồng Hưng lại có tinh thần ham học và cũng có những tiến bộ nhấtđịnh
- Cơ sở vật chất của nhà trường luôn đầy đủ, có một số thiết bị dànhriêng cho trẻ hòa nhập; Trang thiết bị luôn đáp ứng cho trẻ khi cần thiết
Trang 7như phòng y tế luôn đầy đủ dụng cụ cần thiết, phòng thoáng mát dành chokhi trẻ lên cơn co giật, mất kiểm soát về hành vi và ý thức.
* Khó khăn
- Số giáo viên giảng dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo chuyên sâu đểgiảng dạy trẻ khuyết tật, hơn nữa những đồ dùng dạy học dành riêng chotrẻ em khuyết tật không có nhiều, cho nên rất hạn chế trong việc truyền thụkiến thức cho các em
- Về phía học sinh: em Trần Hồng Hưng – hiện đang là học sinh lớp 9A,
có đôi lúc thần kinh bất ổn, dẫn đến tình trạng thiếu nghiêm túc trong lớp,hay lên cơn co giật, mất kiểm soát về hành vi, đi học không thường xuyên,chất lượng giáo dục chưa cao
2.3 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật
- Cộng đồng chưa hiểu nhiều về giáo dục hòa nhập nên chưa vào cuộc,chưa có những chiến dịch tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về môhình giáo dục hòa nhập, chưa huy động được các tổ chức quần chúng thamgia vào công tác này
- Do điều kiện kinh tế gia đình có nhiều khó khăn nên ít quan tâm đếnhọc sinh, không ai đưa đón học sinh đến trường đặc biệt vào mùa mưa lạicàng khó khăn hơn vì gia đình trẻ khuyết tật là nghèo, cha mẹ phải đi làm
ăn xa để kiếm tiền
- Giáo viên không được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ nên chưa có
kỹ năng tạo ra môi trường thuận lợi kích thích sự ham thích học tập củahọc Giáo viên tham gia dạy hòa nhập theo kinh nghiệm của bản thân làchủ yếu
- Giáo viên soạn giảng đôi lúc không chú ý đến mục tiêu riêng cho họcsinh khuyết tật mà chỉ soạn theo mục tiêu chuẩn kiến thức của Bộ giáo dục
và Đào tạo cho từng lớp ở bậc THCS
3 Giải pháp, biện pháp
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Xác định các biện pháp giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật trongtrường THCS, đặc biệt là trong lớp chủ nhiệm nhằm phát huy hiệu quả củagiáo dục toàn diện nhân cách giúp học sinh hòa nhập tự tin, mạnh dạntrong giao tiếp, hòa nhập với bạn bè, với cộng đồng xã hội Đồng thời giáodục lòng nhân ái, tình cảm yêu thương của các bạn đồng trang lứa đối vớinhững bạn khuyết tật
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Trang 8Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã đúc rút chomình những biện pháp cụ thể đối với đối tượng học sinh khuyết tật Cácbiện pháp này đã được vận dụng trong năm học 2016 – 2017 và đầunăm học 2017 – 2018 đem lại hiệu quả thiết thực Cụ thể như sau:
3.2.1 Xác định đối tượng
Ngay từ đầu năm, giáo viên chủ nhiệm xác định đối tượng khuyết tậthọc hòa nhập trong lớp mình phụ trách Đó là khuyết tật gì? Mức độkhuyết tật ra sao? Đối tượng của gia đình em đó như thế nào? Những mặtnào còn hạn chế và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn
Em Trần Hồng Hưng là đối tượng khuyết tật thuộc dạng động kinh,
tư duy phát triển chậm, yêu thích việc đến trường nhưng hay lên cơn cogiật, không tự chủ được hành vi và kiểm soát Gia đình bố mẹ li hôn,đang ở với ông bà ngoại nên ít có sự quan tâm chăm sóc từ bố mẹ, kinh
tế khó khăn Học chậm, viết chữ xấu
* Mục tiêu của năm học
- Kiến thức
+ Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản của các bộ mônTHCS, vận dụng liên hệ với đời sống thực tế: Toán học, văn học, sinhhọc, vật lý, lịch sử, địa lí
+ Phát triển khả năng, năng khiếu, sự yêu thích cuộc sống, thiênnhiên, yêu đời qua các bộ môn : Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục…
- Kĩ năng xã hội
+ Nâng cao kĩ năng giao tiếp, ứng xử, hòa nhập, hợp tác với bạn vè
và mọi người xung quanh tránh tự kỉ, ít nói, rút rè trong giao tiếp Thamgia tích cực vào các hoạt động của trường, lớp
- Chăm sóc sức khỏe và hồi phục chức năng
Trang 9+ Chú ý đến tình trạng sức khỏe, hồi phục chức năng cho học sinh,quan tâm sát sao trong từng tiết học, buổi học Phối hợp với gia đình,các giáo viên bộ môn và cán bộ y tế của nhà trường để có thể kịp thờichăm sóc khi em bị bệnh.
Ngoài ra, tôi còn lên kế hoạch cho từng kì, từng tháng và từng tuần
để thực hiện và có sự theo dõi và đưa ra các biện pháp cụ thể
3.2.3.1 Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện cho học sinh
Môi trường giáo dục có vai trò rất quan trong trong quá trình phát triểntoàn diện cho trẻ, đặc biệt là đối với trẻ khuyết tật
Bởi vì: Khi có môi trường giáo dục tốt sẽ giúp phát triển nhân cách chohọc sinh đồng thời giúp học sinh phát triển về tiềm năng của các tư chất,các năng lực tinh thần và thể chất Hơn nữa đối với học sinh khuyết tật rấtnhạy cảm với mọi tác động bên ngoài Không những bệnh tật, thiếu dinhdưỡng có thể gây tác hại lâu dài mà ngay cả những thiếu sót trong cáchthức giáo dục, trong quan hệ tình cảm cũng dễ làm nẩy sinh những chấn
Trang 10thương tâm lý, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của học sinh đặc biệt
là lứa tuổi bậc THCS Cho nên cô giáo
THCS có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục hòa nhập Cô giáo như
mẹ hiền, thay thế mẹ để chăm sóc, giáo dục và giúp đỡ học sinh ở mọi lúcmọi nơi Vì vậy việc chăm sóc và giáo dục trẻ khuyết tật phải thườngxuyên được cải tiến, đổi mới, phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và sởthích của học sinh Kiên quyết tránh mọi hình thức gò bó, áp đặt, mệnhlệnh làm căng thẳng, ức chế tâm lý trẻ Cô giáo phải thường xuyên tròchuyện, tạo cho học sinh tâm thế vui vẻ ,thoải mái, tạo môi trường đẹp,thân thiện để học sinh được hòa nhập cùng với bạn bè, xây dựng nhóm bạncùng chơi Giúp học sinh mạnh dạn, tự tin thích đến trường
Hình ảnh học sinh trong giờ tập thể dục giữa giờ với các bạn trong trường
3.2.3.2 Dạy mọi lúc, mọi nơi
Song song với nhiệm vụ xây dựng môi trường thân thiện để học sinhkhuyết tật hòa nhập thì việc dạy học sinh mọi lúc mọi nơi là việc làm hếtsức cần thiết Đối với học sinh khuyết tật thì khả năng nhận thức, diễn đạtnhững ý nghĩ, mong muốn rất hạn chế Vì thế cô giáo phải thường xuyênquan tâm chăm sóc, trò chuyện, giúp đỡ học sinh ở mọi lúc mọi nơi, trong
Trang 11mọi hoạt động như: vào giờ ra chơi, giờ sinh hoạt ngoại khóa tôi thườngtrò chuyện với cháu, xoa bóp cơ tay, vai cho cháu…
Tôi hướng dẫn em Hưng học bài vào giờ ra chơi
Việc giáo dục trẻ khuyết tật phải thực hiện một cách thường xuyên, phảikiên trì, nhẫn nại, thường xuyên nhắc nhở giáo dục học trong trường, tronglớp phải yêu thương, giúp đỡ bạn lúc khó khăn, thấy bạn bị ngã phải đỡ