Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ từ công cụ và trật tự từ VD: Trong Tiếng Việt: + Dùng hư từ: hát – đang hát – hát rồi ; học sinh – các bạn học sinh
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
KHOA NGÔN NGỮ HỌC
- - - - - -
TIỂU LUẬN
Giáo viên hướng dẫn : TS PHẠM THỊ THUÝ HỒNG Nhóm sinh viên thực hiện : NHÓM 9
Lớp : K66 – NGÔN NGỮ HỌC
Năm học: 2023-2024
Trang 2I GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP
Bên cạnh tên gọi đơn lập thường dùng, loại hình ngôn ngữ này còn được gọi là ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết, phân tiết… tùy theo người ta nhấn mạnh vào đặc trưng này hay đặc trưng kia của nó Tiếng Việt, tiếng Hán và các ngôn ngữ vùng Đông Nam Á được coi là tiêu biểu cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, đặc biệt là tiếng Việt và tiếng Hán cổ đại Ngoài ra loại hình này cũng bao gồm cả tiếng Aranta ở Châu Úc, tiếng Ê vê, tiếng Joruba ở Châu Phi
II CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ ĐƠN LẬP
1 Từ không biến đổi hình thái
VD: Trong tiếng Việt: Cô ấy hỏi tôi / Tôi hỏi cô ấy Các từ “cô ấy, tôi” làm chủ ngữ hay bổ ngữ đều không biến đổi hình thái, động từ cũng không biến đổi
Trong khi Tiếng Anh từ chắc chắn có sự biến đổi hình thái: she – her, I – me; động từ có thể chia theo ngôi của chủ ngữ: She asks me./ I ask her
2 Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ (từ công cụ) và trật tự từ
VD: Trong Tiếng Việt:
+ Dùng hư từ: hát – đang hát – hát rồi ; học sinh – các bạn học sinh ; sách – sách của tôi
+ Dùng thực từ: các trạng từ chỉ thời gian
+ Dùng trật tự từ:nhà nước – nước nhà ; trên tầng – tầng trên ; bàn dưới – dưới bàn
Trong Tiếng Anh để diễn đạt các quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp thì
đã giảm bớt sự biến đổi hình thái của từ và sử dụng hư từ, trật từ từ (nhưng trong tiếng anh âm vị kết hợp với nhau tự do, âm tiết không có kết cấu cố định): + Dùng hư từ: shall,will + V
+ Dùng trật tự từ: tap water (nước vòi) – water tap (vòi nước); gardenflower – flowergarden
Trang 3Hình tiết là đơn vị có nghĩa (hoặc luôn luôn có khả năng mang nghĩa) mà
vỏ âm thanh của nó lại trùng khít với một âm tiết (đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất) Chính bởi vậy mà nó có khả năng khi thì tự mình đã là một từ, khi lại chỉ được dùng với tư cách yếu tố cấu tạo từ VD: Tiếng Việt: máy – máy móc; đỏ - bút – bút đỏ
Vì đây là đặc điểm chỉ có ở một số ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập cho nên trong Tiếng Anh – ngôn ngữ thuộc loại hình hòa kết không có đặc điểm này
4 Cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít hoặc hầu như không phát triển trong các ngôn ngữ đơn lập
VD: Trong Tiếng Việt có nhiều trường hợp như: bạn bè – bè bạn; to cao – cao to; hoặc con hổ mang bò lên núi:
Con hổ mang / bò lên núi con hổ / mang bò lên núi
Trong Tiếng Anh: ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng nhiều phụ
tố, ngược lại nhiều ý nghĩa ngữ pháp có thể biểu diễn đồng thời bằng một phụ
tố Ví dụ: phụ tố - s biểu hiện ý nghĩa số nhiều (books, pens, ), còn phụ tố -s trong plays thì một mình nó đồng thời biểu diễn các ý nghĩa: thời, ngôi (he plays badminton./she goes to school ) Phụ tố là một trong những phương thức cấu tạo nên từ trong tiếng Anh
Ví dụ: chỉ sự phủ định: dis– : dishonest, dislike, disappear, disadvantage,…
5 Sử dụng từ hình thức thay cho biến tố
Ngôn ngữ đơn lập "Sử dụng từ hình thức thay cho biến tố" là một đặc điểm ngôn ngữ trong đó từ ngữ hoặc một đoản ngữ cụ thể được sử dụng để thể hiện một ý nghĩa thay vì sử dụng một biến tố (từ, cụm từ hoặc câu) chính xác Đặc điểm này thường được sử dụng để gợi ý ý nghĩa hoặc tạo ra sự mập mờ trong diễn đạt
Ví dụ trong tiếng Việt: "Tôi mới mua chiếc ô tô Toyota Camry Cái xe mình mua gần đây đi rất tiết kiệm nhiên liệu." Ở đây, "cái xe mình mua gần đây" được sử dụng để thay thế cho một biến tố như "chiếc ô tô Toyota Camry"
và mang ý nghĩa là chiếc xe mà người nói đang đề cập đến
Trang 4So sánh với tiếng Anh: Trong tiếng Anh, cách sử dụng từ hình thức thay cho biến tố không phổ biến như trong tiếng Việt Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tương tự Ví dụ, "The book I bought yesterday is very interesting." Ở đây, "The book I bought yesterday" đại diện cho một biến tố như "That novel I found at the bookstore" và mang ý nghĩa là cuốn sách mà người nói đã mua Tuy nhiên, trong tiếng Anh, cách diễn đạt này thường được sử dụng ít hơn và ngôn ngữ có xu hướng rõ ràng và chính xác hơn so với tiếng Việt
6 Quan hệ dạng thức (quan hệ mặt hình thái) giữa các từ yếu, chúng tồn tại rất “rời rạc” rất “tự do” trong câu
Quan hệ về mặt hình thái giữa các từ yếu đến mức dường như chúng tồn tại rất “rời rạc” trong câu Ví dụ: quần áo – áo quần, làng xóm – xóm làng,… Mặt khác cũng bởi tính hình thái của từ yếu như thế nên mới có người quan niệm rằng ngôn ngữ đơn lập là ngôn ngữ không có từ loại
VD: Trong Tiếng Việt: “cày” – đẽo cày (danh từ) – cày đồng (động từ);
“bàn” – bàn gỗ (danh từ) – bàn bạc (động từ); cưa – cái cưa( dụng cụ xẻ gỗ)- cưa cành (hành động xẻ gỗ) Từ các ví dụ trên thấy được các từ này vừa đứng được
ở vị trí của danh từ lại vừa đứng được vị trí của động từ, khó phân biệt khi đứng một mình
Trong Tiếng Anh: có những từ giống nhau về mặt cấu trúc nhưng dùng phương thức trọng âm để phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của đơn vị ngôn ngữ ấy Chẳng hạn: `record (bản ghi chép) - record (ghi chép); …
Như vậy tiếng Việt nhiều khi các từ đồng âm nhưng khác nhau về mặt từ loại phải dựa vào ngữ cảnh để phân biệt, còn trong tiếng Anh dùng trọng âm để làm rõ
7 Sự tồn tại của nhóm từ chỉ đơn vị gọi là loại từ ở trong ngôn ngữ đơn lập VD: Trong Tiếng Việt, loại từ là những từ đứng trước danh từ để chỉ loại cho danh từ như con, cái, quyển, chiếc, bức, tờ, Loại từ được dùng khi nói đến những sự vật cụ thể, có con số, có chỉ định (một con chó, hai cái kẹo, con mèo kia )
Trang 5Trong Tiếng Anh cũng có loại từ (a cow, a dog, ), nhưng để chỉ số nhiều thì loại từ phải phụ thuộc vào giới từ đi kèm: a school of fish (một đàn cá), a flock of birds (một đàn chim), a herd of cattles (một đàn gia súc) Trong khi tiếng việt lại không bị dẫn xuất như thế: “một nhóm sinh viên”
8 Âm tiết trong ngôn ngữ đơn lập có cấu trúc chặt chẽ
Mỗi âm vị nằm ở vị trí nhất định, có chức năng nhất định Trong khi đó, âm tiết trong ngôn ngữ Ấn- u là tổ hợp tự do của các âm vị, không có mối quan hệ thứ bậc trong các âm vị trong âm tiết
Trong tiếng Việt, ngôn ngữ đơn lập, chúng ta có thể thấy đặc điểm chặt chẽ của cấu trúc âm tiết Mỗi âm vị được đặt ở một vị trí cụ thể và có chức năng riêng
Ví dụ, trong tiếng Việt, ngôn ngữ đơn lập, chúng ta có âm vị /n/ chỉ có thể xuất hiện ở cuối từ và không thể đứng độc lập ở giữa từ Chúng ta cũng có âm vị /m/ chỉ xuất hiện ở đầu từ Vì vậy, chúng ta có thể nhận ra mối quan hệ thứ bậc trong các âm vị trong âm tiết của tiếng Việt
Trong khi đó, trong tiếng Anh, ngôn ngữ Ấn- u, cấu trúc âm tiết không chặt chẽ như tiếng Việt Các âm vị có thể tổ hợp một cách tự do để tạo thành một âm tiết Ví dụ, trong tiếng Anh, chúng ta có từ "break" với âm tiết "b-r-eak" Ở đây, các âm vị /b/, /r/, /e/, và /k/ đứng cạnh nhau một cách tự do, không có mối quan
hệ thứ bậc giữa chúng
Tóm lại, đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập là cấu trúc âm tiết chặt chẽ trong khi ngôn ngữ Ấn- u không đặt ra quy tắc cụ thể cho cấu trúc âm tiết
9 Tính phân tiết (âm tiết tính)
Là ngôn ngữ âm tiết tính (đơn âm): đơn vị nhỏ nhất về mặt ý nghĩa thường trùng với âm tiết, mỗi âm tiết thường là vỏ ngữ âm của một hình vị, và nhiều khi cũng là vỏ ngữ âm của một từ gốc Các từ đơn tiết làm thành hạt nhân cơ bản của từ vựng Phần lớn những đơn vị được gọi là từ ghép, từ phái sinh được cấu tạo từ các từ đơn tiết này Vì thế, ranh giới các âm tiết thường trùng với đường ranh giới giữa các hình vị hoặc đường ranh giới giữa các từ
Trang 6VD: Trong tiếng việt có “hợp tác xã” thì “hợp, tác, xã” đều là một tiếng và mỗi tiếng là một âm tiết Từ "biển" gồm một âm tiết [biển] Từ "cỏ" gồm một
âm tiết [cỏ] Từ "rừng" gồm một âm tiết [rừng]
Trong Tiếng Anh hình vị ít khi liên quan đến âm tiết, một âm tiết có khi là một phần của hình vị, có khi bằng hình vị, có khi lại lớn hơn hình vị; hay nói cách khác ranh giới hai bên không phải bao giờ cũng trùng nhau Chẳng hạn: work//er (worker), beauti//ful (beautiful); air//port (airport), book (book)
10 Kết cấu tự do (kết cấu nội hướng và kết cấu ngoại hướng) trong tổ hợp hình vị của ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập
Hiện tượng nội hướng (kết cấu có thể thay thế bằng một trong hai thành tố của chính bản thân nó) VD: chúng ta (=ta), bí đỏ (=bí) Khác với tiếng Anh – ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết trong từ không bao giờ có hiện tượng nội hướng (từ không bao giờ có thể đem thay bằng thân từ hay bằng biến tố của nó được)
Kết cấu ngoại hướng (những kết cấu không có khả năng đem một trong hai thành tố để thay thế cho toàn kết cấu như vậy) VD: ở nhà, tôi học là không thể thay bằng “ở” hoặc “nhà”; “tôi” hoặc “học”
11 Hầu hết các ngôn ngữ đơn lập có thanh điệu
Ví dụ: Trong tiếng Việt có 6 thanh điệu, tiếng trung có 4 thanh điệu Nhưng trong tiếng anh lại không có thanh điệu…
12 Có hiện tượng từ trùng với căn tố
Đặc điểm "Có hiện tượng từ trùng với căn tố" là một đặc điểm của ngôn ngữ đơn lập, trong đó một từ được sử dụng để biểu thị nhiều ý nghĩa khác nhau Thông qua ngữ cảnh và thông tin đặc biệt, người nghe hoặc đọc có thể hiểu được ý nghĩa chính xác của từ đó
Ví dụ về đặc điểm này có thể được tìm thấy trong tiếng Việt với từ "trắng"
"Trắng" có thể được hiểu theo nghĩa của hai căn tố khác nhau: " trắng trợn" và
"áo trắng" Trong ngữ cảnh nào đó, "trắng" có thể có nghĩa là "không còn cái gì", VD: Anh ấy chơi cổ phiếu bị thua lỗ, nên bây giờ anh ấy trắng tay rồi
Trang 7Trong tiếng Anh, cũng có các ví dụ tương tự Ví dụ, từ "run" có thể được hiểu theo nghĩa của "di chuyển nhanh" hoặc "quản lý một doanh nghiệp" Với ngữ cảnh thích hợp, "run" có thể có nghĩa là "quản lý một doanh nghiệp", như trong câu "John's father gave him his company to run" Tuy nhiên, điều này không phổ biến và khá hiếm trong tiếng Anh,
13 Trật tự cú pháp; chủ ngữ - vị ngữ - Bổ ngữ
Ngôn ngữ đơn lập có đặc điểm chủ yếu là trật tự cú pháp cố định "chủ ngữ
- vị ngữ - bổ ngữ" trong câu Điều này có nghĩa là chủ ngữ được đặt trước vị ngữ
và sau đó là bổ ngữ Ví dụ trong tiếng Việt: Tôi (chủ ngữ) đã mua (vị ngữ) một quyển sách cho bạn (bổ ngữ)
Trong tiếng Anh, trật tự cú pháp tuân theo nguyên tắc "chủ ngữ vị ngữ
- bổ ngữ": I (chủ ngữ) bought a book (vị ngữ) for you (bổ ngữ) The beautiful house (chủ ngữ) is being built (vị ngữ) on the corner Trong ví dụ trên, ta có thể thấy trật tự cụm từ trong tiếng Anh không cố định và có thể thay đổi, trong khi
đó tiếng Việt theo ngôn ngữ đơn lập có trật tự cú pháp cố định "chủ ngữ - vị ngữ
- bổ ngữ", nhưng trong một số trường hợp của tiếng việt có hiện tượng đảo ngữ, VD: Rơi tiền kìa!; Cháy nhà kìa!
14 Ranh giới giữa cụm từ và từ ghép khó phân biệt rõ ràng
Trong tiếng Việt, có sự mờ nhạt và khó phân biệt rõ ràng ranh giới giữa cụm từ và từ ghép Đặc điểm này thường gây khó khăn cho người học tiếng Việt
và có thể dẫn đến hiểu lầm trong việc sử dụng ngôn ngữ
Ví dụ trong tiếng Việt: "độc lập" là một từ ghép (có thể có nghĩa là không phụ thuộc vào ai hoặc cũng có thể chỉ một tổ chức hoạt động độc lập); "đọc sách" có thể được coi là một cụm từ (có nghĩa là hành động đọc sách) Tuy nhiên, khi sử dụng, người ta thường biết cách làm rõ ngữ nghĩa của từng trường hợp
Trong tiếng Anh, ranh giới giữa cụm từ và từ ghép thường rõ ràng hơn
Ví dụ, từ "blueberry" là một từ ghép trong tiếng Anh, nghĩa là quả mâm xôi Từ này đã được kết hợp từ hai từ riêng lẻ, "blue" (màu xanh) và "berry"(quả
mọng) Tuy có thể có những trường hợp khó định nghĩa rõ ràng giữa cụm từ và
Trang 8từ ghép trong tiếng Anh, nhưng chung quy lại, tiếng Anh có sự phân biệt rõ ràng hơn so với tiếng Việt
15 Không thấy rõ hiện tượng đồng nghĩa và đồng âm giữa các yếu tố ngữ pháp
Các từ đồng âm trong Tiếng Việt sẽ là từ đồng âm hoàn toàn (trùng nhau cả
về mặt âm thanh và chữ viết) nhưng sẽ có nghĩa khác nhau Còn đồng nghĩa thì
sẽ có sự khác biệt về mặt hình thức
VD: câu (rau câu/ câu văn/ câu cá/ chim câu); chỉ (cuộn chỉ/ chỉ trỏ/ chỉ còn) (từ đồng âm) Hoặc: chết = mất= hi sinh = từ trần…; ăn=xơi=hốc… (từ đồng nghĩa)
Tiếng Việt không dùng các phụ tố cấu tạo từ nên không dùng các phụ tố để diễn đạt đồng nghĩa Do vậy tiếng việt sử dụng các từ công cụ để thể hiện sự đồng nghĩa, khó thấy được sự đồng âm
VD: không đúng ~ sai ; không tốt ~ xấu ; không hay ~ dở, không giống~khác… (từ đồng nghĩa)
Trong Tiếng Anh - ngôn ngữ thuộc loại hình khuất chiết thì hiện tượng đồng nghĩa giữa các yếu tố ngữ pháp phát triển mạnh do có nhiều phụ tố để làm phương tiện diễn đạt đồng nghĩa:
VD: sử dụng các tiền tố phủ định (in-, im- dis- ) diễn đạt đồng nghĩa: incorrect
~ wrong; dislike ~ hate; impossible ~ unable to…
Trang 9TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Vũ Đức Nghiệu (Chủ biên), (2009), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 79 - 88
2 N.V Xtankêvích, (1982), Loại hình các ngôn ngữ, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp Hà Nội, Hà Nội, tr 67- 68, tr 121 – 150
3 Ngôn ngữ học và tiếng Việt, (10/02/2007), Phân loại các ngôn ngữ theo quan hệ loại hình, truy cập 10/10/2023 tại:
4 Nguyễn Hữu Chương, (08/02/2009), Đối chiếu một số loại câu đồng nghĩa giữa tiếng Việt và tiếng Anh, truy cập ngày 12/10/2023 tại:
Trang 10
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM Thời gian: 20h ,ngày 08 tháng năm 2023
Đề bài: Nêu 15 đặc điểm của loại hình ngôn ngữ đơn lập Cho Vd là tiếng việt Bên cạnh đó, đối chiêú các đặc điểm đâý vơí ngôn ngữ bất kì thuộc loại hình khác
Thành viên:
Trần Phương Thuý – 21031049
Nguyễn Thị Ngọc Huyền – 21031009
Đoàn Thanh Ngân – 21031030
Ngô Thị Quỳnh – 21031040
Hồ Trọng Khánh – 21031013
Phạm Mai Anh - 21030988
Deadline hoàn thành : 23h ngày 11/10/2023