1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy giải pháp Áp dụng mô hình dạy học 5e trong việc dạy học môn khoa học tự nhiên cho học sinh thcs

19 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 641,59 KB

Nội dung

Mục tiêu quan trọng nhất là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng sử dụng và liên hệ các kiến thức này để thực hành, đồng thời có tư duy vận dụng vào thực tiễn để giải quyết

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN ĐÔNG ANH

TRƯỜNG THCS TÂN THỜI ĐẠI

- -GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY

“Giải pháp áp dụng mô hình dạy học 5E trong việc dạy học môn

khoa học tự nhiên cho học sinh THCS”

Môn/lĩnh vực : Khoa học tự nhiên

Họ và tên : Nguyễn Thị Nguyệt

Chức vụ : Giáo viên

Hà Nội -2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3

I.LÝ DO CHỌN GIẢI PHÁP 3

II.CƠ SỞ CỦA GIẢI PHÁP……… 3

III THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC 5E TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ 5

IV.CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ 6

V KẾT QUẢ ÁP DỤNG GIẢI PHÁP……… 13

VI BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT 14

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

  Trong bối cảnh xã hội ngày nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ năng cần thiết để đối diện với những thách thức của cuộc sống hiện đại Những kiến thức và kỹ năng trong chương trình giáo dục phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau, giúp học sinh không chỉ hiểu biết về kiến thức cơ bản mà còn có thể áp dụng để thực hành

và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày Trong đó, với kỹ năng khoa học, học sinh được trang bị kiến thức về các khái niệm, các nguyên lý, các định luật và các cơ sở lý thuyết của giáo dục khoa học Mục tiêu quan trọng nhất

là thông qua giáo dục khoa học, học sinh có khả năng sử dụng và liên hệ các kiến thức này để thực hành, đồng thời có tư duy vận dụng vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế

Để tối ưu hóa hiệu quả dạy học, mô hình dạy học 5E với 5 giai đoạn: Gắn kết, Khám phá, Giải thích, Áp dụng và Đánh giá, đã được chứng minh là một phương pháp tiếp cận hiệu quả Khi áp dụng mô hình dạy học 5E vào việc dạy học môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS, giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức lý thuyết mà còn khuyến khích học sinh chủ động khám phá, trải nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tế

Việc dạy học môn Khoa học tự nhiên ở cấp THCS thường gặp phải khó khăn trong việc tạo hứng thú học tập cho học sinh Nhiều em cho rằng môn học này khô khan và khó hiểu Để giải quyết vấn đề này, tôi đã lựa chọn giải pháp áp dụng mô hình dạy học 5E trong với mong muốn khơi gợi sự tò mò, khích lệ học sinh tham gia tích cực vào quá trình học; hiểu sâu kiến thức; tự do khám phá, trải nghiệm và giải quyết các vấn đề thực tế Điều này không chỉ giúp học sinh yêu thích môn học

mà còn trang bị cho các em những hành trang cần thiết để trở thành những công dân toàn cầu

Trang 4

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN GIẢI PHÁP

Theo chương trình môn Khoa học Tự nhiên 2018, năng lực tìm hiểu tự nhiên

là một trong ba thành phần của năng lực khoa học tự nhiên, giúp học sinh có khả năng tìm hiểu và giải thích sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống bằng các dẫn chứng khoa học Đặc trưng quan trọng của việc dạy học môn Khoa học Tự  nhiên là học sinh cần được trải nghiệm, khám phá những sự vật hiện tượng của thế  giới tự nhiên thông qua thí nghiệm, trải nghiệm thực tiễn từ đó hình thành tri thức khoa học và vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Mô hình 5E là mô hình dạy học khoa học phù hợp với triết lý giáo dục “ lấy người học làm trung tâm” và được xây dựng dựa trên lý thuyết dạy học kiến tạo, học sinh xây dựng kiến thức mới dựa trên kiến thức hoặc trải nghiệm đã biết trước đó Sử dụng

mô hình 5E trong dạy học giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách có hệ thống

và hiệu quả

Tóm lại, việc áp dụng mô hình dạy học 5E trong môn khoa học tự nhiên không chỉ nâng cao chất lượng học tập mà còn tạo ra môi trường giáo dục sáng tạo, giúp học sinh phát triển toàn diện các kỹ năng trong một thế giới đang thay đổi nhanh chóng Đồng thời, mô hình này giúp giáo viên nghiên cứu trọng tâm của bài học, giảm thời lượng giảng dạy lí thuyết, gia tăng các hoạt động thực hành cho mỗi tiết học

II CƠ SỞ CỦA GIẢI PHÁP

  Mô hình dạy học 5E được xây dựng trên lý thuyết kiến tạo Ở đó, học sinh xây dựng kiến thức và ý nghĩa từ quá trình trải nghiệm Bằng cách hiểu và phản ánh

về các hoạt động, học sinh có thể dung hòa kiến thức mới với những ý tưởng trước đó để tạo ra cấu trúc mới Mô hình dạy học 5E là phương pháp giúp giáo viên dễ dàng triển khai bài học Mô hình này mô tả một chuỗi hoạt động giảng dạy gồm 5 giai đoạn có thể sử dụng trong toàn bộ chương trình, các đơn vị bài học

cụ thể hoặc các bài học riêng lẻ

Trang 5

Cấu trúc mô hình dạy học 5E

 Engage (gắn kết)

● Mục đích của giai đoạn này là để khơi gợi sự tò mò, quan tâm và khuyến khích học sinh tham gia vào bài học

● Giáo viên kết nối chủ đề học hoặc khái niệm phù hợp với trình độ và hoạt động nhận thức của học sinh

Explore (khám phá)

● Học sinh đặt câu hỏi thực tế và phát triển các giả thuyế để tích cực khám phá khái niệm mới Giai đoạn này cho phép học sinh theo cách thực hành, làm việc nhóm, giao tiếp và trực tiếp khám phá, theo tác trên giáo cụ, học liệu để kiểm tra các giải thuyết họ đưa ra

● Giáo viên hướng dẫn, dẫn dắt học sinh thông qua những câu hỏi, cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng

Explain (giải thích)

● Học sinh miêu tả, thuyết trình, phân tích trải nghiệm hoặc bản thu hoạch quan sát trong giai đoạn khám khá Giáo viên hướng dẫn giúp học sinh tổng hợp kiến thức mới và đặt câu hỏi nếu học sinh cần làm rõ thêm vấn đề Elaborate (vận dụng)

● Mục đích của giai đoạn này là chú trọng đến việc tạo cho học sinh môi trường áp dụng những gì đã học vào thực tiễn, điều này giúp học ính hiểu biết vấn đề sâu sắc hơn Giáo viên có thể yêu cầu học sinh báo cáo, thuyết trình hoặc khảo sát, bổ sung các kỹ năng mới

Evaluate (đánh giá)

● Đây là giai đoạn cung cấp cho giáo viên xác định xem người học có đạt được sự hiểu biết về các khái niệm về kiến thức hay không Có hai loại hình

Trang 6

đánh giá (chính thức – bài kiểm tra và phi chính thức – câu trả lời), giáo viên có thể sử dụng 1 hoặc cả 2 hình thức trên

● Một số công cụ hỗ trợ quá trình đánh giá như phiếu tự đánh giá, phỏng vấn học sinh, sản phẩm hoạt động, bản thu hoạch, bài kiểm tra

  Dựa vào đặc điểm môn học khoa học tự nhiên, việc sử dụng mô hình dạy học 5E sẽ nâng cao hiệu quả bài học, đáp ứng mục tiêu phát triển các năng lực cần thiết cho học sinh Điều này phù hợp với xu hướng giáo dục đổi mới hiện nay III THỰC TRẠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH DẠY HỌC 5E TRONG MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

Thực trạng áp dụng giải pháp tại Trường THCS Tân Thời Đại

⮚ Thuận lợi khi áp dụng mô hình dạy học 5E trong môn khoa học tự  nhiên

  Hỗ trợ từ Ban giám hiệu: Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên nâng cao chuyên môn thông qua các buổi họp chuyên môn, góp ý sau những buổi quan sát tiết học Nhờ đó, giáo viên liên tục được học tập phát triển chuyên môn, đổi mới phương pháp và sáng tạo

Sĩ số học sinh vừa phải: Số lượng học sinh trong các lớp không quá đông, giúp giáo viên có thể sát sao theo dõi và nắm bắt nhu cầu, năng lực của từng em,

từ đó thiết kế các bài dạy mang tính cá nhân hóa một cách hiệu quả

  Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu: Tại trường học Tân Thời Đại, các bạn có một không gian lớp học rộng rãi và đầy đủ; các con được thỏa sức thực hành trong mỗi tiết học Mỗi góc học tập là một không gian riêng, hỗ trợ các con làm việc nhóm một cách thoải mái và hiệu quả

Trang 7

⮚ Khó khăn khi áp dụng mô hình dạy học 5E trong môn khoa học tự  nhiên

  Khó khăn trong việc xây dựng chương trình đáp ứng đầy đủ nội dung kiến thức của chương trình giáo dục phổ thông 2018: Để xây dựng một mạch nội dung bài học STEM cần áp dụng một mạch kiến thức Đồng thời, phải đáp ứng được phân phối thời gian cho mỗi chủ đề học tập, điều này gây khó khăn cho giáo viên khi xây dựng chương trình

  Sự chênh lệch trong năng lực học sinh: Mỗi học sinh có kiến thức, kỹ năng

và khả năng tiếp thu khác nhau Vì vậy, giáo viên cần xác định rõ khả năng của học sinh để cá nhân hóa các hoạt động một cách phù hợp

Nhìn chung, có nhiều sự thuận lợi nhưng cũng có nhiều thách, nhưng với sự 

hỗ trợ từ Ban giám hiệu và đồng nghiệp, đội ngũ giáo viên tại Trường THCS Tân Thời Đại đã và đang dần chuyển đổi cũng như áp dụng một các hiệu quả hơn mô hình dạy học này không chỉ trong môn học khoa học tự nhiên mà còn những môn học khác

IV CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ

  Trong khuôn khổ giải pháp của mình, tôi tập trung vào việc áp dụng mô hình dạy học 5E trong môn khoa học tự nhiên Mục tiêu là nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời phát triển toàn diện năng lực của học sinh

1 Tăng cường học tập thông qua thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tế Học sinh không chỉ ngồi nghe lý thuyết nhàm chán và không biết áp dụng vào thực tế như thế nào Mô hình 5E giúp học sinh có cơ hội tự chủ chinh phục kiến thức thông qua thực hành thí nghiệm; nghiên cứu nội dung trong sách giáo khoa hoặc sử dụng tablet; phân tích, thảo luận theo nhóm;… Đồng thời, học sinh được

áp dụng những kiến thức đã học để xử lý các tình huống, vấn đề trong thực tiễn thông qua giai đoạn vận dụng của mô hình Thông qua những giờ học này, học sinh được rèn luyện nhiều kỹ năng quan trọng Có thể kể đến như kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tư duy sáng tạo,…

Trang 8

Ví dụ: Ứng dụng mô hình dạy học 5E vào dạy học chủ đề Âm thanh lớp 7: Học sinh tiến hành thiết kế và chế tạo sản phẩm điện thoại cho vấn đề “ở những vùng

xa xôi, khi không có sóng điện thoại, làm cách nào để những người dân xác cách nhau có thể liên lạc được?” áp dụng những kiến thức được về môi trường truyền âm

Hoạt động Nội dung hoạt động Tổ chức thực hiện

Khám phá - Học sinh trình bày vai trò

của âm thanh trong cuộc sống

- Học sinh hoạt động nhóm

để đề xuất phương án, thực hiện phương án và viết báo cáo kết quả thí nghiệm

- GV yêu cầu HS theo dõi video một người đang nói chuyện với một người khác ở một khoảng cách rất

xa, và họ không thể nghe được đối phương đang nói gì Sau đó trả lời câu hỏi “cảm xúc của hai người lúc

đó như thế nào? Từ đó hãy rút ra vai trò của âm thanh trong cuộc sống của chúng ta”

- GV sử dụng kĩ thuật công não để

HS tự đoán “âm thanh được lan truyền trong không gian như thế  nào?”

- HS hoạt động nhóm để đề xuất phương án, thực hiện phương án và viết báo cáo kết quả thí nghiệm

GV tiến hành chia nhóm và cung cấp dụng cụ thí nghiệm cho HS Sau đó yêu cầu các nhóm thảo luận,

đề xuất phương án thí nghiệm để kiểm chứng giả thuyết đã đưa ra

- GV tổ chức cho các nhóm củ đại diện trình bày phương án thí

Trang 9

nghiệm và phản biện lẫn nhau Sau

đó, điều chỉnh phương án thí nghiệm cho các nhóm HS

- GV tổ chức cho HS thực hiện phương án đã được hoàn thiện và quan sát quá trình làm việc của các nhóm, định hướng khi cần thiết Giải thích - HS trình bày báo cáo kết

quả thí nghiệm, các HS còn lại lắng nghe và phản biện

- GV tổ chức cho HS đại diện trình bày kết quả thảo luận nhóm của mình, các nhóm còn lại phản biện

và đặt câu hỏi cho nhóm bạn

- Sau khi HS báo cáo, GV nhận xét chuẩn hóa kiến thức cho HS, để giúp hệ thống kiến thức hoàn thiện Vận dụng - HS thực hiện bài tập củng

cố do GV yêu cầu và trình bày kết quả trước lớp

- HS đề xuất các ý tưởng giải quyết vấn đề đặt ra

- HS tiến hành thiết kế và chế tạo sản phẩm điện thoại

- HS cử đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và phản biện

- GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập củng cố đơn giản trong sách giáo khoa và phiếu bài tập Sau đó, điều chỉnh và nhận xét bài làm của HS

- GV mở rộng vấn đề “Ở những vùng núi xa xôi, khi không có sóng điện thoại Làm thế nào để những nhà dân cách xa nhau có thể liên lạc được?”

- GV tổ chức cho HS trình bày ý tưởng, sau đó định hướng chế tạo điện thoại

- GV tổ chức cho HS báo cáo sản

Trang 10

phẩm và nguyên lí hoạt động

- GV nhận xét và đánh giá sản phẩm của các nhóm

Đánh giá - HS thực hiện đánh giá

theo yêu cầu của GV

- GV tổ chức cho HS tự đánh giá quá trình học tập của mình

- Gv nhận xét và đánh giá chung cho buổi học

2 Tích hợp liên môn

Học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng của các môn học để giải quyết vấn đề thực tiễn Ví dụ: GV đưa ra tình huống: “Đột nhiên nhà mất điện mà nhiệt độ ngoài trời rất nóng cỡ khoảng 40oC Lúc đó quạt và điều hòa là không thể sử dụng Bạn cảm thấy rất nóng, bạn lấy quạt tay nhưng được một lúc bạn thấy mệt, bạn không thể

cứ mãi quạt tay được Vậy làm thế nào để mát hơn đây?

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

Nguyệt

 Date:24/04/2020

CHỦ ĐỀ: MÁY LẠNH MINI DI ĐỘNG Objectives

 Knowledges

- Từ kiến thức về sự bay hơi đã học đưa ra phương án tạo ra thiết bị để giải quyết vấn đề được đặt ra

- Biết được nguyên lí hoạt động của máy lạnh mini di động

- Học sinh thiết kế và chế tạo ra được máy lạnh mini di động

- Học sinh vận dụng được kiến thức của các môn học để đưa ra thiết kế chi tiết cho sản phẩm

Skills

- Xác định được nhiệm vụ học tập và hoàn thành nhiệm vụ dựa trên các kiến thức đã biết và học liệu được cung cấp

Trang 11

- Tự điều chỉnh các sai sót trong quá trình học tập và rút ra kết luận cho bản thân

- Học sinh nhận diện các mặt hạn chế của thiết kế và tự điều chỉnh

- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác và thuyết trình

- Phát triển khả năng quan sát; làm việc tỉ mỉ, chính xác

- Phát triển khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh

 Attitudes

- Học sinh đón nhận nhiệm vụ học tập của mình một cách tích cực, tự giác, qua đó rèn luyện và phát triển tính tích cực, tự chủ tìm tòi sáng tạo để giải quyết vấn đề

- Học sinh có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập, có ý thức trách nhiệm

cá nhân khi làm việc nhóm

 Materrials

- Hộp nhựa lớn

- Chai nhựa có cổ

- Pin, DC motor

- Công tắc, súng bắn keo

- Vỏ lon nước ngọt

- Bản thiết kế, sơ đồ

Subject Concept How to integrated into lesson

Science - Học sinh có hiểu

biết về sự bay hơi của chất lỏng

- Các yếu tố tạo cảm giác mát

- Biết lắp mạch điện đơn giản

- Vận dụng các kiến thức để lên ý tưởng thiết kế, chế tạo, biết được nguyên lí hoạt động của máy

- Có cảm giác mát hơn khi ở nơi có nhiệt

độ thấp, có gió,…

- Hoạt động giúp học sinh hiểu rõ hơn về các kiến thức đã học và nó được áp dụng thế nào

 Mathematics - Học sinh sử dụng

phép tính toán đơn giản, ước lượng

- Học sinh tính toán, ước lượng mực nước; vị trí của quạt; vị trí của đường thoát hơi nước; chiều dài cánh quạt,…  Engineering - Thiết kế mô hình - Học sinh sử dụng kết quả của tính toán,

Trang 12

và chế tạo máy lạnh mini tự động

dụng cụ do học sinh đề xuất và dụng cụ được giao viên cung cấp để lên ý tưởng thiết kế mô hình và sau đó tạo ra sản phẩm

Technology Sử dụng: súng bắn

keo, pin, công tắc,

Dc motor

Học sinh sử dụng pin gắn với motor để giúp cánh quạt hoạt động, súng bắn keo

để gắn các bộ phận của máy lạnh mini tự  động

 Background

knowledge: 

- Kiến thức về sự

bay hơi của chất

lỏng: Sự bay hơi là

sự chuyển từ thể

lỏng sang thể hơi

- Tốc độ bay hơi

phụ thuộc vào

những yếu tố :

nhiệt độ, gió và

diện tích mặt

thoáng của chất

lỏng

- Khi nhiệt độ nóng

lên, nước mát (có

đá) sẽ bốc hơi lên,

bằng cách thổi

luồng gió qua vùng

không khí có nhiệt

độ thấp (vùng

không khí xung

quanh nước đá) và

mang lượng không

khí này tới vị trí

người dùng, tạo

cảm giác mát lạnh

- Lắp mạch điện

đơn giản

Setup/Safety (if any)

- Học sinh quan sát một số quạt làm mát bằng hơi nước tự chế

Từ đó lên ý tưởng cho máy làm mát không cần điện nhưng dựa vào nguyên lí hoạt động của quạt

Phase Teacher Activity Student Activity Digital

Technology And Modeling level

Phase 1: Đặt tình - Giáo viên đưa ra - Học sinh đưa ra Mức 1 thang 1

Ngày đăng: 09/12/2024, 18:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w