BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THÔNG TIN Đề tài: KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ V
Trang 1BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ THÔNG TIN
Đề tài:
KẾ HOẠCH TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VÀO HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THƯ VIỆN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Thiên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Thanh
Mã sinh viên: 62DTT11011
Lớp: QLTT11
HÀ NỘI, 01-05-2024
Trang 2MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI CẢM ƠN 4
A PHẦN MỞ ĐẦU 4
1 Cơ sở lập kế hoạch 4
2 Đặc điểm chính 5
3 Căn cứ pháp lý 6
4 Mục đích 6
B PHẦN NỘI DUNG 7
1 Các mục tiêu 7
2 Các nhiệm vụ cụ thể 8
3 Các giải pháp công nghệ được lựa chọn 11
4 Kinh phí 14
5 Nhân lực 15
6 Thời gian, tiến độ thực hiện 16
C KẾT LUẬN 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
Trang 3DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 4LỜI CẢM ƠN
"Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy giáo phụ trách bộ môn Công nghệ trong hoạt động quản trị thông tin: T.S Nguyễn Văn Thiên
đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập cũng như trong việc hoàn thành bài tiểu luận này
Xin chân thành cảm ơn Thầy/Cô trong khoa Thông tin - Thư viện trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy em trong suốt quá trình học tập
Do kiến thức và khả năng của bản thân còn nhiều hạn chế, kính mong được
sự chỉ dẫn và đóng góp của các Thầy/Cô để bài tiểu luận của em được hoàn thiện tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!”
A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Cơ sở lập kế hoạch
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của các hệ thống kết nối số hóa, vật lý và sinh học, đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới Sự đột phá của Internet vạn vật và trí tuệ nhân tạo đã mang lại những thay đổi lớn lao trong nhiều lĩnh vực, trong đó thư viện đóng vai trò quan trọng như một trung tâm văn hóa, khoa học, giáo dục và công nghệ Thư viện không chỉ là trung tâm tri thức mà còn là một trong những đầu mối cung cấp thông tin và dữ liệu lớn trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp này Hệ thống thư viện trên cả nước đã và đang có những bước chuyển mình đáng kể, đứng trước nhiều cơ hội và thách thức Đặc biệt, một trong những thách thức lớn đối với những người làm công tác quản lý và chuyên môn trong lĩnh vực thư viện là việc tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới để thiết kế mô hình và vận hành các hoạt động thư viện hiệu quả
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, thành lập ngày 26/3/1959, đã trải qua
65 năm phát triển và trở thành một trong những ngôi trường hàng đầu của
cả nước về lĩnh vực văn hóa, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trường đã đào tạo ra hàng ngàn cán bộ trình độ và chuyên môn cao, giúp cho việc truyền đạt kiến thức tới sinh viên một cách hiệu quả nhất Trung tâm Thông tin - Thư viện của trường, với vai trò là cầu nối tri thức, đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy học tập và nghiên cứu của sinh viên và cán bộ nhà trường
Trang 5Theo quyết định số 1412/QĐVHTT ngày 22/7/1998 của Bộ Văn hóa -Thông tin Thư viện trường đã tách khỏi Phòng Khoa học, trở thành Trung tâm Thông tin - Thư viện, đánh dấu sự trưởng thành và mở ra khả năng phát triển mới, phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp đào tạo của nhà trường
chính Ưu điểm:
Trung tâm thông tin- thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có hệ thống tài liệu phong phú, đa dạng phù hợp với nhu cầu tin của giảng viên, cán bộ, sinh viên Thư viện đã trang bị cơ bản đầy đủ cơ sở vật chất – kỹ thuật phục vụ hoạt động quản lý của thư viện Ngoài ra, đội ngũ cán bộ của Trung tâm thông tin thư viện luôn có năng lực, trình độ cao, thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Nhược điểm:
Thư viện còn vận hành chủ yếu theo phương thức thủ công, truyền thống, không có sự đổi mới trong các trang thiết bị kỹ thuật, dẫn đến hiệu quả vận hành không cao Đối với chất lượng hoạt động của thư viện có thể nói là có chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tin cao của sinh viên
và cán bộ trong trường Chất lượng dịch vụ thấp gây khó khăn cho sinh viên và cán bộ trong việc tìm kiếm và cập nhật thông tin Việc ứng dụng công nghệ vào quản lý và phục vụ tra cứu tài liệu còn hạn chế Điều này làm giảm khả năng tiếp cận thông tin nhanh chóng và hiệu quả của người dùng
Cơ hội:
Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động thư viện giúp tự động hóa nhiều quy trình thủ công, tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ thư viện, từ đó nâng cao hiệu quả phục vụ người đọc Khi áp dụng công nghệ, nguồn tài liệu và dịch vụ của thư viện có thể được tiếp cận dễ dàng mọi lúc, mọi nơi thông qua internet, thiết bị di động Hơn nữa, việc ứng dụng công nghệ có thể giúp thư viện tiết kiệm chi phí vận hành, bảo quản tài liệu
Thách thức:
Việc triển khai các giải pháp công nghệ đòi hỏi nguồn vốn đầu tư ban đầu khá lớn cho phần cứng, phần mềm, đào tạo nhân lực Việc lưu trữ và chia sẻ thông tin điện tử tiềm ẩn nguy cơ bị tấn công mạng, đánh cắp dữ liệu Cán bộ thư viện cần được đào tạo để sử dụng thành thạo các công nghệ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người đọc Một số người đọc có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng các công nghệ mới, cần có thời gian để thích nghi
Trang 63 Căn cứ pháp lý
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã nhận thức được vai trò, tác động, giá trị đem lại của việc ứng dụng công nghệ được thể hiện qua các văn bản chỉ đạo, chỉ thị như:
- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII nhấn mạnh:
“Ứng dụng CNTT trong tất cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế… Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế” …
- Nghị quyết 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT
ở nước ta và những việc cụ thể cần tiến hành trong những năm 90
- Chỉ thị 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và các văn bản hướng dẫn quy định
về hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển CNTT, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT
- Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định: “phải tổ chức hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, các thư viện điện tử theo hướng hiện đại hóa”
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ cũng nhấn mạnh: “đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công nghệ …” Đại hội XIII của Đảng đã đặc biệt nhấn mạnh chủ trương chuyển đổi số đối với phát triển đất nước Và tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là ngày Chuyển đổi số quốc gia Đây là một quyết định, thể hiện rõ được sự sáng suốt và đúng đắn trong chỉ đạo của Đảng và Chính phủ
Trung tâm Thông tin- Thư viện là cầu nối tri thức tới tất cả mọi người cũng không nằm ngoài sự ứng dụng công nghệ để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn
4 Mục đích
Tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ vào chất lượng hoạt động của thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Trang 7B PHẦN NỘI DUNG
1 Các mục tiêu
1.1 Mục tiêu chung:
Tăng cường ứng dụng công nghệ vào hoạt động nâng cao chất lượng thư viện tại Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
1.2 Mục tiêu cụ thể:
Trung tâm Thông tin-Thư viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đang định hướng thực hiện các mục tiêu cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc:
- Trả tài liệu 24/7: Bạn đọc có thể đến trả tài liệu vào bất cứ thời gian nào,
kể cả ngoài giờ hành chính Điều này giúp bạn đọc linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian, đặc biệt là những người bận rộn hoặc không thể đến thư viện trong giờ làm việc
- Mượn, trả tài liệu tự động: Hệ thống mượn trả tự động giúp bạn đọc có
thể tự mượn và trả tài liệu mà không cần sự can thiệp của nhân viên thư viện Hệ thống này thường được tích hợp với công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) hoặc mã vạch, giúp việc xử lý nhanh chóng và chính xác hơn
- Thiết lập cổng thông tin Thư Viện: Mỗi bạn đọc sẽ có một tài khoản
riêng trên cổng thông tin của thư viện Thông qua cổng thông tin này, bạn đọc có thể truy cập từ mọi nơi, mọi lúc để xem thông tin cá nhân, danh mục tài liệu, dịch vụ thư viện, và đăng ký các dịch vụ trực tuyến như mượn tài liệu, gia hạn sử dụng tài liệu số, và làm thẻ bạn đọc Cổng thông tin cũng là nơi nhân viên thư viện quản lý và điều hành các hoạt động như gia hạn sử dụng tài liệu, tổ chức các sự kiện truyền thông thư viện và cung cấp các thông báo cần thiết
- Cảnh báo an ninh tài liệu tự động: Hệ thống cảnh báo an ninh tự động
được lắp đặt tại các cửa ra vào của thư viện Khi bạn đọc cố tình mang tài liệu ra khỏi thư viện mà chưa hoàn tất thủ tục mượn, hệ thống sẽ phát tín hiệu cảnh báo để yêu cầu bạn đọc quay lại và làm thủ tục cần thiết
- Tự động thống kê số lượng bạn đọc và tài nguyên: Hệ thống quản lý
thông minh giúp thư viện tự động thống kê số lượng bạn đọc sử dụng dịch
vụ và số lượng tài liệu được mượn trả hàng kỳ Việc này giúp thư viện nắm bắt được nhu cầu sử dụng tài liệu của bạn đọc và tối ưu hóa việc quản lý tài nguyên
- Phát triển hệ thống tài liệu số: Xây dựng và phát triển kho tài liệu số,
cho phép bạn đọc truy cập và tải về các tài liệu học thuật, nghiên cứu mọi
Trang 8lúc, mọi nơi Hệ thống tài liệu số giúp tiết kiệm không gian lưu trữ và giảm thiểu thời gian tìm kiếm tài liệu
- Tăng cường tương tác trực tuyến: Thiết lập các kênh tương tác trực
tuyến như diễn đàn, chat trực tiếp với thủ thư, và các buổi tư vấn online giúp bạn đọc dễ dàng trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc và nhận hỗ trợ từ thư viện một cách nhanh chóng
- Tổ chức các sự kiện và khóa học trực tuyến: Thư viện có thể tổ chức các
sự kiện như hội thảo, tọa đàm, và các khóa học trực tuyến liên quan đến kỹ năng nghiên cứu, kỹ năng sử dụng thư viện và các chủ đề học thuật khác Điều này không chỉ giúp nâng cao kiến thức cho bạn đọc mà còn thúc đẩy
sự gắn kết giữa thư viện và cộng đồng người sử dụng
- Phân tích và đánh giá dữ liệu sử dụng: Ứng dụng các công cụ phân tích
dữ liệu để đánh giá hiệu quả sử dụng tài liệu và dịch vụ thư viện Thông tin
từ các báo cáo phân tích giúp thư viện cải tiến chất lượng dịch vụ và đưa ra các quyết định quản lý phù hợp
->Việc áp dụng công nghệ vào quản lý thư viện là bước tiến quan trọng trong việc xây dựng một thư viện thông minh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc và bắt kịp xu hướng phát triển của thời đại.
2 Các nhiệm vụ cụ thể
2.1 Xây dựng chính sách thông tin của thư viện
Đây là nhiệm vụ đầu tiên bắt buộc phải làm để thực hiện bản kế hoạch Mỗi một tài liệu đều được cần xây dựng một chính sách cụ thể với từng đối tượng người dùng Bao gồm các vấn đề như:
- Người được phép sử dụng tài liệu: Xác định rõ ràng đối tượng người
dùng có quyền truy cập và sử dụng từng loại tài liệu Có thể phân loại người dùng theo nhóm như sinh viên, giảng viên, nghiên cứu sinh, và các đối tượng khác
- Thời gian sử dụng tài liệu: Quy định rõ thời gian mà mỗi đối tượng
người dùng được phép mượn và sử dụng tài liệu Ví dụ, sinh viên có thể mượn sách trong vòng 2 tuần, trong khi giảng viên có thể mượn trong 1 tháng
- Mức xử phạt vi phạm: Thiết lập các mức xử phạt cụ thể khi người dùng
vi phạm quy định của thư viện, như việc trả tài liệu muộn, làm hỏng tài liệu, hoặc sử dụng không đúng mục đích Các hình thức xử phạt có thể bao gồm cảnh cáo, phạt tiền, hoặc hạn chế quyền sử dụng thư viện
Trang 9- Đối tượng người dùng hướng tới: Xác định rõ ràng các đối tượng người
dùng mà thư viện hướng tới, để từ đó xây dựng các dịch vụ và tài liệu phù hợp với nhu cầu của họ
2.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thông tin, thư viện cần xây dựng các cơ sở dữ liệu sau:
- Cơ sở dữ liệu thư mục tài nguyên thông tin truyền thống: Bao gồm
các thông tin về sách, báo, tạp chí, luận văn, và các tài liệu khác dưới dạng vật lý
- Cơ sở dữ liệu thư mục tài nguyên thông tin số: Lưu trữ thông tin về các
tài liệu số hóa, bao gồm ebook, bài báo điện tử, và các tài liệu số khác
- Cơ sở dữ liệu người dùng: Quản lý thông tin về người dùng thư viện,
bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử mượn sách, và các hoạt động khác
- Cơ sở dữ liệu toàn văn tài nguyên thông tin số: Lưu trữ các tài liệu số
hóa dưới dạng toàn văn, chẳng hạn như các tài liệu PDF được số hóa từ tài liệu truyền thống
2.3 Trang bị hạ tầng ICT
2.3.1 Hệ thống máy tính
2.3.1.1 Máy chủ
Thư viện sẽ thuê máy chủ từ Công ty Cổ phần giải pháp mạng trực tuyến Việt Nam, có trụ sở Hà Nội tại số 10, Võ Quý Huân, Bắc Từ Liêm, Hà Nội Máy chủ này sẽ đảm bảo việc quản lý và lưu trữ dữ liệu của thư viện
2.3.1.2 Máy trạm
Mua 20 máy trạm với cấu hình cơ bản đủ để truy cập vào hệ thống của thư viện Các máy trạm này sẽ được đặt tại các khu vực công cộng trong thư viện để phục vụ người dùng
2.3.2 Hệ thống mạng
Trang bị các thiết bị mạng như Switch, Router, để thiết lập các đường truyền tín hiệu mạng ổn định và mạnh mẽ trong thư viện Điều này đảm bảo rằng người dùng có thể truy cập vào tài nguyên số một cách nhanh chóng và hiệu quả
2.3.3 Hệ thống phần mềm
2.3.3.1 Phần mềm quản trị tích hợp
Thiết lập phần mềm quản trị tích hợp Virtua của VTLS INC Hoa Kỳ Phần mềm này sẽ giúp quản lý toàn bộ hoạt động của thư viện từ việc mượn trả tài liệu, quản lý cơ sở dữ liệu, đến việc xử lý thông tin người dùng
Trang 102.3.3.2 Phần mềm quản trị tài nguyên thông tin số
Số hóa các tài nguyên thông tin truyền thống về định dạng PDF, sau đó
biên mục và tích hợp cùng các tài liệu số lên thư viện số Huc.dspace.vn.
2.3.3.3 Phần mềm tìm kiếm tập trung
Thiết lập phần mềm tìm kiếm tập trung Vufind của trường đại học Villanova Hoa Kỳ Phần mềm này sẽ giúp người dùng tìm kiếm tài liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng, bằng cách tích hợp tất cả các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện vào một hệ thống tìm kiếm duy nhất
2.4 Trang bị công nghệ RFID
Để ứng dụng công nghệ RFID thì cần trang bị các hạng mục sau:
- Thẻ RFID: Mua khoảng 10000 thẻ RFID bị động
- Thiết lập trạm lập trình RFID
- Thiết lập trạm lưu thông RFID: trạm người dùng tự thao tác thông qua
hệ thống mượn trả tự động
- Thiết lập hệ thống trả tài liệu 24/7: qua viện sử dụng giá sách thông minh Intech
- Thiết lập hệ thống cổng an ninh
- Mua thiết bị kiểm kê PDA
2.6 Các công nghệ và thiết bị khác
- Thiết lập thiết bị cảm biến ánh sáng: để điều chỉnh độ sáng của các khu vực đọc sách và làm việc trong thư viện, đảm bảo rằng ánh sáng luôn ở mức tối ưu cho người dùng
- Thiết lập thiết bị cảm biến độ ồn: ở các khu vực khác nhau trong thư viện để giám sát mức độ tiếng ồn
- Thiết lập thiết bị cảm biến nhiệt độ: có thể theo dõi và điều chỉnh nhiệt
độ trong các khu vực của thư viện để đảm bảo sự thoải mái cho người dùng
- Thiết lập thiết bị cảm biến không khí: giám sát chất lượng không khí,
đo lường các chỉ số như CO2, bụi mịn (PM2.5), và các chất gây ô
nhiễm khác
- Mua thiết bị số hóa tài liệu: các thiết bị này được sử dụng để chuyển đổi các tài liệu giấy thành các tài liệu số, tạo ra một cơ sở dữ liệu số hóa
để dễ dàng truy cập, tìm kiếm và chia sẻ