Sinh học là một bộ môn khoa học về sự sống, về những quy luật hình thành, vận động và phát triển của sự sống diễn ra trong sinh vật, là sự giải đáp những vấn đề cụ thể về sự trao đổi năn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SINH
-o0o -BÀI TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
Giảng viên hướng dẫn : Vũ Thị Hải
Chuyên ngành : Triết học Mác-Lênin Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Thúy
Mã sinh viên : 735302090
Ngày, tháng, năm sinh : 12/04/2005
Hà Nội, 2023
Trang 2Đề bài: Mối quan hệ giữa triết học và sinh học
Bài làm
Bước sang thế kỷ XXI, thế giới đang có những thay đổi mạnh mẽ, cuộc cách mạng công nghệ đang diễn ra như vũ bão, với sự bùng nổ của công nghệ thông tin
và xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, nền kinh tế đang có tác động rất lớn
Nó gắn liền với sự phát triển kinh tế của các nước trên thế giới
Ngày nay, sự phát triển kinh tế của đất nước không thể tách rời các yếu tố công nghệ Bởi vì khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Trong quá trình sản xuất, do ứng dụng các thành tựu khoa học, phát minh nên hiệu quả lao động ngày càng tăng, năng suất lao động không ngừng tăng Vì vậy, việc thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia đòi hỏi các nước phải quan tâm, đầu tư đúng mức cho phát triển khoa học
Vậy, khoa học là một hệ thống những tri thức phản ánh những quy luật vận động
và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy Nó bao gồm rất nhiều bộ môn khoa học cụ thể, giữa chúng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, bổ trợ cho nhau không tách rời nhau Trong đó, mối quan hệ giữa triết học và sinh học là một
sự tiêu biểu cho những mối quan hệ kiểu như vậy
Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới,
vị trí và vai trò của con người trong thế giới ấy Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn Chức năng cơ bản nhất của nó là cung cấp thế giới quan và phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cho con người
Sinh học là một bộ môn khoa học về sự sống, về những quy luật hình thành, vận động và phát triển của sự sống diễn ra trong sinh vật, là sự giải đáp những vấn đề
cụ thể về sự trao đổi năng lượng giữa cơ thể động vật và thực vật với môi trường Nghiên cứu những thành tựu của sinh vật học dựa trên cơ sở khái quát và nguyên tắc của các nguyên lý và những quy luật cơ bản của triết học, sẽ góp phần làm sáng tỏ hơn những vấn đề về bản chất sự sống, bản chất của di truyền, về những vấn đề có tính toàn vẹn của cơ thể sống với môi trường, giữa con người xã hội với tự nhiên và vấn đề bản chất của con người,…
Hiện nay, với những phát minh khoa học có tính đột phá đặc biệt là những công nghệ về biến đổi gen đã tạo ra sự khởi đầu cho sự phát triển kinh tế- xã hội cũng như tìm hiểu những bước đầu về cấu trúc con người Sinh học hiện đại đặt ra nhiều
Trang 3vấn đề mà cần có sự kết hợp liên ngành giữa triết học và sinh học để giải quyết như: đạo đức, nhân cách con người, tương lai con người với xã hội loài người, vấn
đề về dân tộc, sắc tộc, nhân bản vô tính,…
Để tồn tại, loài người phải thích nghi với giới tự nhiên Nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động mà luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cầu cuộc sống của mình Muốn vậy, con người cần hiểu biết về thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân mình Thế giới xung quanh
ta là gì? Nó có bắt đầu và kết thúc hay không? Sức mạnh nào chi phối sự tồn tại và biến đổi của nó? Con người là gì? Nó được sinh ra như thế nào? Quan hệ của nó với thế giới bên ngoài ra sao? Nó có thể biết gì và làm gì với thế giới đó? Vì sao có người tốt, kẻ xấu? Cuộc sống con người có ý nghĩa gì? v.v Những câu hỏi như vậy được đặt ra với mức độ khác nhau đối với con người từ nguyên thủy cho đến ngày nay và mai sau Đặc tính của tư duy của con người là muốn hiểu biết tận cùng, hoàn toàn đầy đủ, song trí thức mà con người và cả loài người đạt được luôn luôn có hhạ Quad trình tìm tòi giải đáp những câu hỏi như trên làm hình thành ở con người những quan niệm nhất định, trong đó những yếu tố cảm xúc và trí tuệ, tri thức và niềm tin đã hòa quyện với nhau trong một khối thống nhất Tri thức là
cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan khi đã trở thành niềm tin của con người qua sự thể hiện lâu dài trong cuộc sống của nó
Lịch sử triết học nhân loại cho thấy, triết học duy vật biện chứng ra đời không chỉ dựa trên những cơ sở kinh tế xã hội và cơ sở lý luận Trong đó, có hai phát minh thuộc về sinh học: học thuyết tiến hóa của Đác Uyn, thuyết tế bào của Svan
và Slayden cùng với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Ruboc Maye và Len xơ
Mặt khác, nghiên cứu triết học trong sinh học giúp cho các nhà sinh học nhận biết vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học- triết học vào quá trình nghiên cứu sinh học, không những thế giúp cho các nhà khoa học đạt được thành tựu lớn hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình
Sinh học là một môn khoa học về sự sống (tiếng Anh là : biology bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp với bios là sự sống, và logos là môn học) Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên tập chung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống); cách thức các cá thể và loài tồn tại (nguồn gốc sự tiến hóa và sự phân bố của chúng)
Trang 4So với hầu hết các ngành khoa học khác, đặc biệt là các khoa học tự nhiên thì sinh học ra đời muộn hơn rất nhiều, nó chính thức trở thành môt ngành khoa học độc lập bắt đầu từ thế kỉ XIX Sự xuất hiện của sinh học có vai trò quan trọng trong
sự phát triển của khoa học và trong lịch sử phát triển nhận thức con người Nó giúp con người hiểu rõ được những quy luật hình thành, vận động và phát triển của sự sống diẽn ra trong sinh vật đồng thời lý giải được những vấn đề cụ thể về sự trao đổi năng lượng giữa những cơ thể động vật và thực vật với môi trường Quả đúng con người có thể tìm ra được quy luật hình thành và phát triển của động vật và thực vật, để từ đó ứng dụng vào trong hoạt động lao động sản xuất thực tiễn, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người Trong suốt lịch sử phát triển của sinh học, ở mỗi thời kỳ phát triển thì sinh học lại có những mức độ tác động khác nhau tới các ngành khoa học khác Ở những thời kỳ đầu thì sự tác động của sinh học còn chưa sâu sắc Song, càng về sau thì sự tác động đó càng mạnh mẽ và rõ nét hơn Hiện nay, Sinh học càng ngày càng chiếm các vị trí quan trọng trong khoa học và có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các khoa học khác,những thành tựu mà sinh học đạt được đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ trong sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như trong bước đầu nghiên cứu về cấu trúc của con người
Vấn đề cơ bản của triết học trong sinh học là sự cụ thể hóa vấn đề về mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức trong sinh học Tức là xác định xem trong sinh học mối quan hệ giữa vật chất và ý thức được thể hiện ra thành mối quan hệ giữa hình thức vận động Sinh học của thế giới thực, thực vật có các tri thức sinh học
Các nhà sinh vật học duy vật cho rằng, trong mối quan hệ giữa các loài sinh vật cũng như các hình thức vận động của chúng với các tri thức sinh học thì các loài sinh vật và các hình thức vận động của chúng là cái có trước Nó tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không phụ thuộc vào ý thức của con người Còn các tri thức sinh học là cái có sau, là kết quả của sự phản ánh các đặc điểm, các thuộc tính cũng như hình thức vận động vốn có của chính cá loài sinh vật ấy, đây là một quan niệm đúng đắn
Đối lập nó, các nhà sinh vật học duy tâm cho rằng, trong mối quan hệ giữa các loài sinh vật và hình thức vận động sinh vật với các tri thức sinh học thì tri thức sinh học chính là cái khái niệm, phạm trù còn các quy luật sinh học là cái có trước
Nó là cái tồn tại khách quan hoặc do tư duy, ý thức thuần túy của con người tạo ra Còn các loài sinh vật và các hình thức vận động sinh vật là cái có sau, kết quả của
sự sản sinh ra từ một lực lượng siêu nhiên nào đó hoặc từ các tri thức sinh học, đây
là một quan niệm sai lầm
Trang 5Có thể nói rằng cho đến nay, việc phân chia lịch sử ra đời và phát triển của sinh học vẫn chưa đi đến một sự thống nhất chung Bởi lẽ xoay quanh vấn đề này còn tồn tại rất nhiều quan điểm khác nhau Cơ sở để phân chia sinh học chủ yếu dựa vào sự phát triển của sinh học ở Châu Âu Song, có thể phân kỳ lịch sử của sinh học theo bốn thời kỳ khác nhau cụ thể là:
-Thời kỳ thứ nhất: Từ thời cổ đại đến thế kỷ XV
Ở thời kỳ này, về cơ bản Sinh học vẫn chưa có đối tượng nghiên cứu riêng Những nhà triết học đồng thời cũng là những nhà khoa học- sinh học mới chỉ có những phỏng đoán về sự sống, nguồn gốc của giới sinh vật Chẳng hạn, một số quan điểm về sự sống đầu tiên đã xuất hiện, thời Trung Quốc cổ đại sự kết hợp của hai thực khí Âm và Dương tạo nên ngũ hành, trên cơ sở ngũ hành đó tạo ra vạn vật
và sự sống Thời Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Anaximen cho rằng dưới tác động của ánh sáng vào nước làm nảy sinh các động vật ở dưới nước rồi đến các động vật
ở trên cạn
Từ thế kỷ XIV và XV: ở phương Đông sinh học vẫn phát triển Trái lại, ở phương Tây sinh học bị nhấn chìm trong thế giới quan thần học Sự phát triển ở thời kỳ này không mạnh mẽ, nó chỉ dừng ở việc tích lũy những tư liệu để làm cơ sở cho việc phát triển sinh học sau này
-Thời kỳ thứ hai: Từ thế kỷ XVI đến XVIII
Sinh học tách khỏi triết học và trở thành một khoa học độc lập Trong Sinh học
đã có sự phân chia ngành như: phân loại học, giải phẫu học, sinh lý học,… Ở giai đoạn này xuất hiện các lý thuyết của Andray Verado, qua giải phẫu chứng minh được con gái và con trai đều có 12 xương sườn, còn Bruno cho rằng sự sống là phổ biến trên Trái Đất
-Thời kỳ thứ ba: Từ cuối thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, sinh học đóng vai trò như những bước phát triển mạnh mẽ và hình thành nhiều ngành Sinh học mới Những năm 40 của thế kỷ XIX, sinh học phát triển mạnh mẽ về lý luận Điển hình cho sự phát triển đó là là sự ra đời của học thuyết tiến hóa của Đác Uyn và học thuyết tế bào của Svan và Sayden Những thành tựu đó đã cho phép khái quát và chứng minh những tư tưởng triết học biện chứng duy vật khoa học
-Thời kỳ thứ tư: Từ cuối thế kỷ XIX đến nay
Trang 6Trong thời kỳ nay sinh học càng có những bước phát triển mới có tính đột phá phong phú và đa dạng phân ra nhiều nhánh nghiên cứu khác nhau Ngày nay, với
sự phát triển của sinh học hiện đại, đặc biệt là công nghệ về biến đổi gen đã mở ra một bước ngoặt mới làm thay đổi bộ mặt của sinh học trong mối tương quan với các khoa học khác Những thành tựu mà sinh học đem lại một mặt thúc đẩy sự phát triển của xã hội, mặt khác nó đặt ra hàng loạt các vấn đề, hiện tượng mới, lĩnh vực
mà khoa học vẫn chưa có lời giải đáp
Như chúng ta đã biết, mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng đều gắn với điều kiện lịch sử, thời gian và không gian cụ thể Việc phân tích mối quan hệ giữa Triết học và khoa học theo đó cũng sẽ được phân tích xuyên suốt chiều dài lịch sử tồn tại và phát triển của chúng, điều này sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn trong việc xem xét mối quan hệ giữa triết học và khoa học Triết học và khoa học tự nhiên xuất hiện, tồn tại, vận động và phát triển trên cơ sở những điều kiện kinh tế - xã hội và chịu sự chi phối của những quy luật nhất định Đồng thời, giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển Lịch sử quá trình hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm của triết học và khoa học tự nhiên đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời còn chứng minh rằng triết học tìm thấy
ở khoa học tự nhiên những cơ sở khoa học vững chắc để khái quát lên những nguyên lý, quy luật chung nhất của mình, còn khoa học tự nhiên lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để
đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên
Nếu như sinh học là một môn khoa học về sự sống, về những quy luật hình thành và phát triển của sự sống diễn ra trong sinh vật, là sự giải đáp những vấn đề
cụ thể về sự trao đổi năng lượng giữa cơ thể động vật và thực vật với môi trường thì: Triết học là một hệ thống những tri thức lý luận chung nhất về tự nhiên, xã hội
và tư duy, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy Sinh học là một nhánh của các môn khoa học tự nhiên Nó có mối quan hệ chặt chẽ với tất cả các môn khoa học khác và đương nhiên triết học không nằm ngoài mối quan hệ đó Giữa sinh học và triết học có mối quan hệ chặt chẽ tác động biện chứng qua lại với nhau không thể tách rời Mối quan hệ tác động hai chiều đó được thể hiện ở vai trò của triết học đối với sinh học và ngược lại-Vai trò của triết học đối với sinh học Trong mối quan hệ đó thì triết học trang bị cho các nhà sinh học nhận thức và biết vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận khoa học triết học vào quá trình nghiên cứu sinh học Giúp cho các nhà sinh học có thể tiến xa hơn, đi sâu hơn và đạt được những thành tựu lớn hơn trong
Trang 7lĩnh vực nghiên cứu của mình Chẳng hạn, nhờ dựa trên cơ sở lập trường duy vật
và phương pháp tiếp cận hết sức biện chứng mà sinh học hiện đại đã ngày càng hoàn thiện hơn về học thuyết tiến hóa, lý giải ngày càng đầy đủ hơn về nguồn gốc xuất hiện của sự sống và sự hình thành của loài người…
Triết học và sinh học là hai môn khoa học độc lập, có đối tượng nghiên cứu riêng của mình Tuy nhiên giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng tác động qua lại với nhau Trong mối quan hệ ấy thì triết học cung cấp thế giới quan, phương pháp luận khoa học đúng đắn cho sinh học
Việc đi tìm các yếu tố triết học trong các lĩnh vực mà sinh học nghiên cứu, chính
là quá trình tìm ra ý nghĩa triết học trong các vấn đề sinh học đó Đây là một việc làm cần thiết, bởi lẽ qua đó có thể nhận thấy được mỗi liên hệ, gắn bó mật thiết giữa triết học và sinh học Mục đích là nhằm hướng vào giải quyết các hiện tượng, các vấn đề phức tạp mà sinh học và triết học đang đặt ra trong thời đại ngày nay Ngày nay, thế giới sinh học vô cùng phong phú và đa dạng Song, các lĩnh vực mà sinh học nghiên cứu đều ít nhiều mang yếu tố triết học và ý nghĩa triết học nhất định Tiêu biểu và rõ nét hơn cả là trong các lĩnh vực như: Vấn đề về sự sống và tiến hóa; vấn đề sinh thái học nhân văn…
Vấn đề về sự sống là một trong những vấn đề trọng yếu, cơ bản của sinh học Sự sống biểu hiện vô cùng đa dạng và hết sức gần gũi với chúng ta Sự sống bắt đầu cách đây hơn 3.5 tỷ năm trước, cùng hầu hết điều kiện tạo nên sự sống Nhưng bản chất sự sống là gì? Sự sống trên trái đất đã xuất hiện và phát triển như thế nào? Đó
là một vấn đề vô cùng phức tạp và là một trong những vấn đề lớn nhất của khoa học tự nhiên và cụ thể là của sinh học
Chủ nghĩa duy vật siêu hình cho rằng: Giới hữu cơ và giới vô cơ đều tuân theo những quy luật cơ, lý, hóa học Vì vậy muốn nhận thức được bản chất của sự sống cần phải giải thích nó bằng các quy luật cơ, lý, hóa học Vào thế kỷ XVIII, người ta giải thích bản chất của sự sống bằng những quy luật cơ học và cơ thể con người giống như một cái máy Đầu thế kỷ XX là thời đại của điện năng và năng lượng nguyên tử ra đời người ta lại có xu hướng xác định bản chất tựa như những lĩnh vực ở trong máy móc điện tử và điều khiển học Họ cho rằng bản chất của sự sống
là một quá trình điều khiển những cơ chế hoạt động của sinh vật
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng: sự sống là một hình thức vận động của vật chất, giữa sự sống và không sống có sự khác biệt về chất Nếu giới vô
cơ hoạt động theo quy luật cơ, lý, hóa học thì sự sống hoạt động theo các quy luật của sinh học Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” Ăng ghen đã đưa ra định nghĩa: “
Trang 8Sự sống là phương thức tồn tại của những thể Abumin mà yếu tố quan trọng là sự trao đổi chất thường xuyên với thế giới tự nhiên bên ngoài xung quanh nó Khi sự trao đổi chất đó chấm dứt thì sự sống cũng chấm dứt và chất abumin ấy bắt đầu bị phân hóa” Các thể abumin đó, trước đây được khoa học xác định là một loại Protein đơn giản, nhưng gần đây người ta xác định được rằng, cơ sở của sự sống là loại protein phức tạp gồm 18 lipoprotein và clomopeotit Khi các protein này đứng riêng rẽ nó thuần túy là những hợp chất hóa học không có sự sống Nó chỉ trở thành sự sống khi nằm trong nguyên sinh chất của tế bào
Cụ thể hơn là triết học và sinh học đều quan tâm đến câu hỏi về sự sống và tồn tại: Cả triết học và sinh học đều quan tâm đến các vấn đề cơ bản về sự sống, nguồn gốc của sự sống, tồn tại và ý nghĩa của nó Triết học thường cung cấp các góc nhìn
và lý thuyết về những vấn đề này, trong khi sinh học cung cấp các nghiên cứu cụ thể và dữ liệu về sự sống trên Trái Đất
Chúng ta có thể nhận thấy rõ yếu tố triết học trong vấn đề về sự sống Điều ấy được thể hiện ở chỗ: Sự sống trên trái đất được hình thành từ chính trên trái đất và
là kết quả vận động lâu dài của vật chất phát triển đến một trình độ nhất định Bản chất của sự sống là một hình thái vận động của vật chất, nó được hình thành từ một
tổ hợp các yếu tố vật chất chứ không phải yếu tố tinh thần hay một lực lượng siêu nhiên nào tạo ra Quá trình hình thành sự sống là một quá trình phát triển và biến đổi lâu dài từ những chất vô cơ để tạo ra các chất hữu cơ, từ các hữu cơ đơn giản cho đến các hữu cơ phức tạp rồi đến các đại phân tử và hệ đại phân tử Sự chọn lọc
hệ đại phân tử protein và axít nucleic đã dẫn tới sự hình thành sự sống đầu tiên Quá trình trao đổi chất giữa hệ sống với môi trường bên ngoài Điều này cho thấy mối liên hệ hữu cơ, vốn có giữa cơ thể sống với tự nhiên, giữa con người với môi trường xung quanh Những chất sống khi tách khỏi môi trường sống bên ngoài thì không thể tồn tại với tính chất là sự sống nữa Như vậy, sự sống trên trái đất hết sức phong phú và đa dạng và giữa chúng với môi trường xung quanh có mối liên
hệ phổ biến với nhau Như vậy, tất cả những vấn đề có liên quan đến sự sống nêu trên đều thể hiện rõ nét và tuân theo các nguyên lý và quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật Mocxớt và mang một ý nghĩa triết học hết sức quan trọng Điều này cũng đồng thời cho thấy mối quan hệ khăng khít không thể tách rời giữa triết học với khoa học tự nhiên nói chung và với sinh học nói riêng
Vấn đề về sinh thái học nhân văn và yếu tố triết học trong sinh thái học nhân văn Vấn đề con người là một vấn đề trọng yếu được xã hội loài người ở mọi thời đại quan tâm Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt sinh
Trang 9học, con người vốn có nguồn gốc sinh học, đã dần thoát khỏi giới tự nhiên để sống trong xã hội nhân văn và mang bản tính xã hội Con người đã trở thành nhân tố chi phối, với tham vọng là khai thác và thống trị thế giới tự nhiên Ngày nay, tác động của con người lên tự nhiên đã trở nên khốc liệt và hệ sinh thái nhân văn đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề khủng hoảng môi trường sâu sắc như hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, nước biển dâng cao, an toàn lương thực và năng lượng… Đây cũng là yêu cầu cấp thiết mà con người trí tuệ sống trong xã hội nhân văn cần phải giải quyết Tiếp tục phát triển hay tiêu vong, xã hội nhân văn đang đứng trước giai đoạn phát triển của trí tuệ quyển Lúc này, xã hội loài người đang thực hiện bước chuyển hóa thay đổi về chất, tiến đến sự tự nhận thức Trí tuệ quyển chỉ trở thành hiện thực khi con người trở thành yếu tố xây dựng và sống hài hòa theo quy luật của tự nhiên Giờ đây con người đang có xu hướng trở lại sống hài hòa với giới tự nhiên trong hệ sinh thái nhân văn Đây cũng là những vấn đề thể hiện yếu tố triết học rõ nét và có tính thời đại của sinh thái học nhân văn
Triết học định hình triết lý của sinh học: Triết học đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình triết lý của sinh học Ví dụ, triết học tự nhiên đã đóng góp vào sự hiểu biết về tiến hóa qua các triết gia như Charles Darwin và Alfred Russel Wallace
Triết học xã hội và tác động lên sinh học: Các triết gia xã hội đã ảnh hưởng đáng
kể đến phương pháp và nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học xã hội Họ đã giúp định hình cách mà chúng ta hiểu về xã hội hóa, tương tác xã hội và biện chứng xã hội trong cộng đồng động vật
Các vấn đề đạo đức và đối tượng trong nghiên cứu sinh học: Triết học đạo đức
đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đặt ra các vấn đề về etica và đạo đức trong nghiên cứu và ứng dụng của sinh học, ví dụ như vấn đề về quyền con người, đạo đức trong nghiên cứu động vật, và tạo phôi thai thụ động
Triết học về sự sống ngoài Trái Đất: Triết học đã cung cấp các cơ sở cho việc suy luận về sự sống ngoài Trái Đất và cuộc tìm kiếm sự sống trong vũ trụ thông qua triết lý và lý thuyết
Triết học trong việc định hình hướng đi của nghiên cứu sinh học: Triết học có thể ảnh hưởng đến việc xác định hướng đi của nghiên cứu trong sinh học, đặt ra các câu hỏi quan trọng và giúp xác định những mục tiêu và giới hạn của nghiên cứu
Trang 10Bên cạnh đó sinh học cung cấp cho triết học những tài liệu, tư liệu, những bằng chứng sinh học xác thực, trên cơ sở đó để triết học khái quát nên những nguyên lý
và quy luật của mình Những tri thức quan trọng mà sinh học đem lại cho triết học càng nhiều thì càng làm cho những nội dung của triết học trở nên phong phú và sâu sắc hơn
Điều này đã được minh chứng bởi lịch sử ra đời của triết học Mác-Lênin Ngoài
cơ sở về kinh tế xã hội, tiền đề về lý luận, thì sự ra đời của triết học Mác-Lênin còn được chuẩn bị bởi ba phát minh thời đại của khoa học tự nhiene đầu thế kỉ XIX Trong đó có hai phát minh là thành tựu vĩ đại của sinh học đó là: Học thuyết tiến hóa của Đác Uyn và Học thuyết tế bào của Svan và Slayden
Như vậy, mối quan hệ giữa triết học và sinh học không chỉ giúp mở rộng kiến thức mà còn tạo ra cơ hội cho sự đối thoại giữa hai lĩnh vực này, giúp cải thiện sự hiểu biết về thế giới tự nhiên và con người Bên cạnh đó chúng còn có mối quan hệ chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau để cùng nhau góp phần thúc đẩy xã hội phát triển
Từ việc nghiên cứu ở trên cho chúng ta thấy rằng không còn nghi ngờ gì nữa về tính độc lập với tính cách là một khoa học thật sự của triết học trong khoa học tự nhiên Mọi quan điểm và lập luận muốn biến triết học trong khoa học tự nhiên thành một chuyên đề của triết học hoặc thành một bộ phận cảu các khoa học tự nhiên đều không có cơ sở và sai lầm Triết học trong khoa học tự nhiên là một khoa học, là kết quả của sự tương tác giữa triết học và các nhành khoa học tự nhiên Nó nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới được thể hiện trong các khoa học tự nhiên, từ đó tìm ra được quy luật tác động qua lại giữa triết học và khoa học tự nhiên, vạch ra những động lực phát triển của triết học, của khoa học tự nhiên và của triết học trong khoa học tự nhiên Nghiên cứu triết học trong khoa học
tự nhiên chẳng những có ý nghĩa và vai trò quan trọng cho các nhà triết học, các nhà khoa học tự nhiên mà còn tác động rất nhiều cho sinh viên nói chung cũng như sinh viên của các chuyên ngành triết học nói chung và sinh học nói riêng
Tài liệu tham khảo :
1 Giáo trình triết học Mác-Lênin (2006), Bộ giáo dục và đào tạo, Nxb Chính trị quốc gia
2 Bùi Huy Đáp: Triết học Sinh vật học: Chủ nghĩa duy vật trong lịch sử Sinh vật học Nxb Sự thật, Hà nội, 1960