1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY VẬN TẢI THỦY TÂN CẢNG, CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ OCEAN DRAGON

53 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành Tìm Hiểu Về Công Ty Vận Tải Thủy Tân Cảng, Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Dịch Vụ Ocean Dragon
Tác giả Nguyễn Thu Trang
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Logistics Và Chuỗi Cung Ứng
Thể loại báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 2,94 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAMKHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY VẬN TẢI THỦY TÂN CẢNG, CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI V

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH LOGISTICS VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH

TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY VẬN TẢI THỦY TÂN CẢNG, CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC HÌNH ẢNH iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH 3

1.1.Tổng quan chung 3

1.2.Kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm qua quá trình thực tập 8

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬN TẢI THỦY 10

TÂN CẢNG 10

2.1.Tổng quan về Công ty Vận tải thủy Tân Cảng 10

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 10

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và quản lý 14

2.1.3.Nguồn nhân lực của Công ty Vận tải thủy Tân Cảng 15

2.2.Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Vận tải thủy Tân Cảng 16

2.3.Các đối tác chính của Vận tải thủy Tân Cảng 19

2.4.Vai trò của Công ty Vận tải thủy Tân Cảng 20

2.5.Thực trạng sản xuất kinh doanh của Vận tải thủy Tân Cảng trong những năm gần đây 20

2.5.1.Tình hình hoạt động của Công ty 20

2.5.2.Thuận lợi 27

2.5.3.Khó khăn 29

2.6.Các vị trí công việc 30

2.6.1.Nhân viên chứng từ 30

2.6.2.Nhân viên kinh doanh 30

2.6.3.Nhân viên kho vận 31

2.6.4.Nhân viên khai thác 31

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ OCEAN DRAGON 32

3.1.Tổng quan về Công ty Ocean Dragon 32

3.1.1.Giới thiệu chung 32

3.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển 32

3.1.3.Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 33

3.2.Cơ cấu tổ chức và quản lý 34

3.2.1.Chức năng của các phòng ban 34

Trang 3

3.2.2.Nguồn nhân lực 35

3.3.Cơ sở vật chất và hạ tầng 36

3.4.Các lĩnh vực hoạt động của Công ty Ocean Dragon 37

3.5.Vai trò của Công ty 39

3.6.Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Ocean Dragon trong những năm gần đây 40

3.6.1.Thách thức 40

3.6.2.Thuận lợi 40

3.7.Các vị trí công việc 41

3.7.1.Nhân viên hiện trường (Operations Staff) 41

3.7.2.Nhân viên Sales Logistics 41

3.7.3.Nhân viên chăm sóc khách hàng (Customer Service Staff) 42

3.7.4.Nhân viên chứng từ (Documents Staff) 42

KẾT LUẬN 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Đơn vị tương đương 20 feet

Trọng tải toàn phần

PL – TOS Hệ thống quản lý khai thác bãi container

Terminal

DANH MỤC HÌNH ẢNH CHƯƠNG 2

Hình 2.1 Logo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn 15

Hình 2.2 Logo Công ty Vận tải thủy Tân Cảng 17

Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức VPĐD 19

Hình 2.4 Các khách hàng lớn của Vận tải thủy Tân Cảng 24

Hình 2.5 Các hãng tàu đối tác của Vận tải thủy Tân Cảng 24

Hình 2.6 Tuyến đường vận chuyển khu vực miền Nam 26

Hình 2.7 Vận tải thủy tuyến Hải Phòng - Bắc Ninh 27

Hình 2.8 Sản lượng vận chuyển của Vận tải thủy Tân Cảng miền Bắc 28

Hình 2.9 Chuyến hàng đầu tiên cập cảng Hoàng Anh - Lokaport 29

Hình 2.10 Lễ bàn giao 2 sà lan Tân Cảng 011 và Tân Cảng 012 30

Hình 2.11 2 sà lan Tân Cảng 011 và Tân Cảng 012 30

Trang 5

Hình 2.12 Tắc đường tại khu vực cụm cảng Hải Phòng 31

Hình 2.13 Hàng hóa được vận chuyển bằng sà lan 33

CHƯƠNG 3 Hình 3.1 Logo công ty Ocean Dragon 37

Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ocean Dragon 39

Hình 3.3 Tàu Trung Huy 41

Hình 3.4 Tàu Long Hải 41

Hình 3.5 Cóc cọc bê tông được vận chuyển 42

Hình 3.6 Các cuộn sắt thép đang được xếp dỡ 42

Hình 3.7 Xếp dỡ hàng bao bịch 43

Hình 3.8 Vận chuyển gỗ, clinker 43

Hình 3.9 Vận chuyển, xếp dỡ đá hộc 44

Trang 6

có thể bắt kịp với xu thế công nghệ 4.0 của thế giới.

Là một sinh viên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng tại Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, được đào tạo những cơ sở lý luận, được cung cấp những kiếnthức từ cơ bản đến phức tạp về chuyên ngành đã giúp em nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân Tuy nhiên, việc vận dụng những kiến thức còn nhiều hạn chế, chính vì vậy thực tập trong quá trình học Đại học sẽ giúp sinh viên làm quen với thực tế, hòa nhập với môi trường của ngành nhiều hơn Thực tập cơ sở ngành là đợt thực tập đầu tiên và là nền tảng để chuẩn bị cho các đợt thực tập tiếp theo Với sự hỗ trợ của nhà trường, khoa, bộ môn, đặc biệt là các thầy cô hướng dẫn tạo điều kiện cho chúng em được tiếp xúc, tìm hiểu cơ bản về 1 số doanh nghiệp logistics như Ocean Dragon, BEElogistics, ; các kho hàng như Trung tâm Logistics Tiểu vùng sông Mê Kông–Nhật Bản… Khoảng thời gian thực tập tuy ngắn ngủi nhưng đã giúp bọn em hiểu hơn 1 phần nào đó về các quy trình làm việc tại cảng, các công việc sau khi ra trường bọn em

có thể làm, các yếu tố cần thiết để xin được việc

Qua những gì đã được học hỏi và trải nghiệm cùng những buổi giao lưu, gặp gỡđầy bổ ích với các doanh nghiệp, em đã viết thành một bài báo cáo hoàn chỉnh theo chủ đề được giao Nội dung bài báo cáo gồm 3 chương:

 Chương 1: Tổng quan về Thực tập Cơ sở ngành

 Chương 2: Giới thiệu về Công ty Vận tải thủy Tân Cảng

 Chương 3: Giới thiệu về Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Ocean Dragon

Trang 7

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy cô Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, Ban lãnh đạo của các doanh nghiệp đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho

em có cơ hội được tham quan và giao lưu, cũng như cung cấp các thông tin, số liệu chitiết, đầy đủ để em có thể hoàn thành bài báo cáo này Trong bài báo cáo có gì thiếu sót,

em rất mong có được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô để bài báo cáo và bản thân em có thể hoàn thiện hơn

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH1.1.Tổng quan chung

Quá trình Thực tập Cơ sở ngành kéo dài trong 5 tuần (từ ngày 29/07/2024 đến ngày 31/08/2024).Sinh viên được các thầy cô hướng dẫn cùng với các ban lãnh đạo của Doanh nghiệp, cảng biển, kho hàng cung cấp đầy đủ kiến thức, trải nghiệm thực tế

và giải đáp thắc mắc Thông qua đó giúp sinh viên có cái nhìn thực tế hơn về ngành nghề và chuẩn bị những kiến thức cần thiết cho công việc sau này

Buổi định hướng thực tập

 Thời gian: 7h45-11h, ngày 28/06/2024

 Địa điểm: Hội trường A8

 Giáo viên phụ trách: Phan Minh Tiến

 Nội dung buổi định hướng:

- Toàn thể sinh viên gặp trưởng bộ môn để nghe thông báo Quyết định và Kế hoạch thực tập

- Hướng dẫn chung về mục đích, ý nghĩa của đợt thực tập cơ sơ ngành, định hướng thực tập cho sinh viên(Trong quá trình đào tạo bao gồm 3 đợt thực tập: Thực tập cơ sởngành, Thực tập Chuyên ngành, thực tập Tốt nghiệp Thực tập cơ sở ngành là đợt thực tập đầu tiên và là nền tảng cho những đợt thực tập tiếp theo)

- Hướng dẫn cách viết báo cáo, yêu cầu, cách thức đánh giá kết quả thực tập (chi tiết hình thức và nội dung của bài báo cáo)

-Nhắc nhở sinh viên lưu ý về trang phục, kỉ luật, tinh thần, thái độ và đảm bảo an toàntrong quá trình thực tập (sinh viên mặc đồng phục, không được đi dép lê, có mặt đúng giờ, giữ thái độ nghiêm túc, chấp hành mọi nội quy, quy định của đơn vị thực tập và của người hướng dẫn)

- Giải đáp thắc mắc của sinh viên

Trang 9

Tuần 1: (từ ngày 29/07/2024 đến ngày 04/08/2024)

Buổi 1: Thực tập tại Phòng Mô phỏng khoa kinh tế

 Thời gian: 15h15-16h15, ngày 29/07/2024

 Địa điểm: Phòng mô phỏng khoa kinh tế, tầng 5, 502 A4

 Giáo viên phụ trách: Phan Minh Tiến

 Nội dung buổi học:

- Sinh viên được tìm hiểu về vai trò của vận tải và kinh tế vận tải trong nền kinh tế thị trường, được giới thiệu một số cảng lớn, các hãng tàu trên thế giới

- Tìm hiểu về các kiểu tổ chức dịch vụ vận tải biển và các loại tàu (vận tải tàu chuyến, vận tải định tuyến, hàng rời, hàng bách hóa), các quy trình, hoạt động về dịch vụ khai thác kho hàng, các loại container

- Lắng nghe thầy chia sẻ về những kĩ năng và kinh nghiệm thực tế

 Mở đầu buổi học, thầy Tiến đã giới thiệu khái quát về giải pháp phần mềm TOS trong khai thác cảng, kinh tế, công nghệ thông tin, gồm 4 nội dung: Hệ thống thông tin quản lý và điều hành khai thác container (TOS); Giới thiệu tổng quan vềphần mềm PL-TOS; Mô hình hóa các đối tượng nghiệp vụ trong PL-TOS; Master data

PL-và basic code sử dụng trong PL-TOS

 Sản phẩm Portlogics được dùng bởi nhiều cảng biển trên cả nước, trong đó có những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành Logistics Phòng mô phỏng giúp sinh viên nắm thực tế khai thác cảng, ứng dụng phần mềm công nghệ, 1 lợi thế cạnh tranh khi xin việc tại cảng, kho bãi phòng mô phỏng hiện đại của khoa kinh tế

 Thời gian cuối của buổi học đã được dành ra để thầy Tiến giải đáp các thắc mắccho sinh viên trong quá trình học cũng như về công việc thực tế trong tương lai

Buổi 2: Thực tập tại Trung tâm đào tạo Logistics tiểu vùng sông Mê-kông – Nhật Bản tại Việt Nam

 Thời gian: 15h15-16h15 ngày 01/08/2024

 Địa điểm: Số 76 Ngô Kim Tài, Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

 Giáo viên phụ trách: Nguyễn Ngọc Hà

 Nội dung thực tập:

Trang 10

- Sinh viên được lắng nghe về lịch sử hình thành của Trung tâm Logistics Quán Nam, chức năng, nhiệm vụ, điểm mạnh, cơ sở vật chất và trang thiết bị của Trung tâm.

- Được hướng dẫn chi tiết về quy trình xếp dỡ hàng hóa trong kho, chức năng

côngdụng của từng loại thiết bị (kệ hàng, giá hàng, băng chuyền, pallet, xe nâng, container, ) cũng như ưu, nhược điểm của các loại vật liệu khác nhau khi sử dụnglàmtrang thiết bị đó

- Được nhắc nhở những lưu ý an toàn khi thăm quan, làm việc trong kho, bãi, về trang phục và tác phong, vị trí đứng, điểm mù

- Sinh viên được đi theo nhóm tham quan mô hình kho hàng: về cấu trúc của kho, các thiết bị điện, hệ thống ánh sáng, phòng cháy chữa cháy

- Được quan sát trực tiếp các kệ hàng, pallet, băng chuyền, xe nâng, được giới thiệu vềcách thức vận hành và hoạt động của từng loại Giải thích về cách sắp xếp, bố trí các loại hàng hóa, kệ hàng, pallet trong nhà kho

- Được giới thiệu về các loại xe tải, xe đầu kéo, container tại mô hình bãi đậu xe

Buổi 3: Gặp gỡ và giao lưu với doanh nghiệp Cảng Hoàng Diệu

 Thời gian: 8h-11h ngày 03/08/2024

 Địa điểm: Hội trường A8 Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

 GV phụ trách: các GV đại diện phụ trách thực tập cơ sở ngành của các bộ môn

 Nội dung buổi giao lưu:

- Sinh viên được lắng nghe anh Phạm Thanh Phong – cán bộ phòng tiền lương, đại

diện cảng Hoàng Diệu giới thiệu về Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng nói chung và chi nhánh Cảng Hoàng Diệu nói riêng

- Được biết thêm những thông tin về cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các lĩnh vực hoạt động chính, của Cảng

- Được quan sát các hình ảnh, video thực tế về quá trình làm hàng, xếp dỡ hàng hóa

- Sinh viên giao lưu đặt câu hỏi cho doanh nghiệp, lắng nghe đại diện doanh nghiệp chia sẻ về các cơ hội việc làm, các kỹ năng cần có để có thể đáp ứng phù hợp cho côngviệc

Buổi 4: Gặp gỡ và giao lưu với Công ty Cổ phần vận tải biển Vinafco

 Thời gian: 14h-17h ngày 03/08/2024

 Địa điểm: Hội trường A8 Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

Trang 11

 GV phụ trách: các GV đại diện phụ trách thực tập cơ sở ngành của các bộ môn

 Nội dung buổi giao lưu:

- Bà Nguyễn Thị Mai Hương – Giám đốc kinh doanh của công ty cổ phần vận tải biển

Vinafco giới thiệu vể tên, địa chỉ, phương châm hoạt động, thành viên tổ chức, hệ thống chi nhánh, các dịch vụ công ty cung cấp

- Thảo luận về nhân sự ngành Logistics, những phẩm chất, kiến thức, kĩ năng cần có cho các vị trí công việc

- Giải đáp thắc mắc cho sinh viên

Tuần 2: từ ngày 05/08/2024 đến ngày 11/08/2024

Buổi gặp gỡ và giao lưu với Công ty Cổ phần vận tải biển Vinaship

 Thời gian: 14h-17h ngày 11/08/2024

 Địa điểm: Hội trường A8 Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

 GV phụ trách: các GV đại diện phụ trách thực tập cơ sở ngành của các bộ môn

 Nội dung buổi giao lưu:

- Anh Đỗ Ngọc Thao – trưởng phòng khai thác, đại diện công ty Vinaship giới thiệu về

sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động của công ty, trình bày về các ngành nghề kinh doanh chính, vai trò các phòng ban trong công ty

- Nêu rõ các bước cần làm trong việc giao kết, triển khai hợp đồng vận chuyển và thuê tàu

- Chia sẻ thêm về những kiến thức, kĩ năng kinh nghiệm, thái độ cần có cùng với môn học liên quan cho vị trí công việc đó Giải đáp thắc mắc cho sinh viên

Tuần 3: từ ngày 12/08/2024 đến ngày 18/08/2024

Buổi 1: Tham quan chi nhánh Cảng Tân Vũ

 Thời gian: 7h45-11h ngày 13/08/2024

 Địa điểm: Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng – Chi nhánh Cảng Tân Vũ tại KhuKinh tế Đình Vũ - Cát Hải, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành phố Hải Phòng

 Giáo viên phụ trách: Phan Minh Tiến

 Nội dung buổi tham quan:

Từ 8h30- 10h: Giao lưu với đại diện công ty

Trang 12

- Sinh viên được nghe giới thiệu về tổng quan Cảng Tân Vũ, lịch sử hình thành, cơ cấu

tổ chức, cơ sở vật chất, các loại hàng, tàu chủ yếu mà cảng phục vụ

- Ban đại diện Cảng Tân Vũ đã chỉ dẫn nhiệt tình và chi tiết cho sinh viên những nghiệp vụ và quá trình xuất nhập hàng hóa tại cảng

- Qua sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Phan Minh Tiến, sinh viên được giao lưu và giải đáp thắc mắc của mình với ban đại diện của cảng về thủ tục quá trình làm hàng, công nghệ cảng đang sử dụng, những tiêu chí đánh giá năng lực của sinh viên và tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ

Từ 10h-11h: Tham quan cảng và bến bãi

- Người đại diện giới thiệu về các thùng hàng, phương tiện làm hàng, thời gian hàng lưu trong kho, các quá trình xuất và nhập hàng, vị trí các khu vực của bến bãi

- Sinh viên được quan sát trực tiếp các phương tiện xếp dỡ, chở hàng: xe nâng, xe container, cẩu chân đế, cẩu sắp xếp container

Buổi 2: Gặp gỡ và giao lưu cùng Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận tải Con Ong (BEE LOGISTICS)

 Thời gian: 8h-11h ngày 17/08/2024

 Địa điểm: Hội trường A8 Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

 GV phụ trách: các GV đại diện phụ trách thực tập cơ sở ngành của các bộ môn

 Nội dung buổi giao lưu:

- Chị Vũ Thanh Minh – trưởng phòng Vận hành, đại diện công ty giới thiệu về tên, địachỉ, phương châm hoạt động, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, các sản phẩm dịch vụ công ty cung cấp

- Trình bày tổng quan về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, giới thiệu các bước của quy trình xuất nhập khẩu

- Trình bày về quy trình hàng air xuất quốc tế, xử lý hàng hóa tại sân bay Nội bài và sân bay Cát Bi

- Khái quát về các vị trí công việc và các yêu cầu cơ bản để có thể phù hợp với các vị trí đó

- Chơi mini game củng cố lại kiến thức và giải đáp thắc mắc của sinh viên

Buổi 3: Gặp doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Thương mại Vận tải và Dịch vụ Ocean Dragon và Công ty Vận tải thủy Tân Cảng

Trang 13

 Thời gian:: 14-17h ngày 17/08/2024

 Địa điểm: Hội trường A8 Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam

 GV phụ trách: các GV đại diện phụ trách thực tập cơ sở ngành của các bộ môn

 Nội dung buổi giao lưu:

- Anh Đinh Việt Hoàng - đại diện công ty Ocean Dragon giới thiệu về cơ cấu tổ chức

công ty, trình bày về các cảng biển chính tại Việt Nam, các loại tàu biển và các loại hàng hóa Giải đáp thắc mắc cho sinh viên về quá trình vận chuyển, xếp dỡ các loại hàng, chi phí xếp dỡ

- Anh Phạm Bình - đại diện công ty Vận tải thủy Tân Cảng khu vực miền Bắc giới thiệu về tổng quan hoạt động của công ty nói chung và hoạt động của chi nhánh miền Bắc nói riêng Trình bày về kế hoạch khai thác phương tiện vận tải thủy khu vực miền Bắc và các thách thức đối với công ty hiện nay

Tuần 4: từ ngày 19/08/2024 đến ngày 25/08/2024

Giảng viên phân công đề tài và hướng dẫn sinh viên viết báo cáo

Tuần 5: từ ngày 26/08/2024 đến ngày 31/08/2024

Sinh viên làm báo cáo theo hướng dẫn và đề tài đã được phân công

1.2.Kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm qua quá trình thực tập

3 tuần thực tập trôi qua một cách nhanh chóng, kết thúc kỳ thực tập đầu tiên trong sự nghiệp học tập tại Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam Đối với em đó tuy chỉ

là một khoảng thời gian ngắn ngủi nhưng là một trải nghiệm vô cùng ý nghĩa và quý báu Là một sinh viên chỉ được học những kiến thức về chuyên ngành qua lý thuyết,

em rất trân trọng những giây phút được tìm hiểu một cách trực tiếp về các hoạt động của công ty Qua quá trình thực tập cơ sở ngành cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cácthầy cô cũng như từ phía các công ty, doanh nghiệp đã giúp em được mở rộng tầm hiểu biết của mình, học tập được rất nhiều những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý giá:

- Nắm bắt được những kiến thức cơ bản về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa, quá trình vận chuyển, lưu kho, làm hàng

- Có kiến thức tổng quan về cơ sở vật chất, trang thiết bị xếp dỡ, phần mềm quản lý và các hoạt động ở cảng biển, kho bãi

Trang 14

- Có cơ hội được tiếp xúc với các doanh nghiệp Logistics, Vận tải biển, Vận tải thủy nội địa, biết được hoạt động, bộ phận, vị trí việc làm tại những công ty đó cũng như các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng cần trang bị cho từng vị trí.

- Cần phải luôn chủ động học hỏi, tìm tòi, không ngừng cố gắng nỗ lực hết mình, phát triển và hoàn thiện bản thân Trau dồi, nắm vững những kiến thức chuyên ngành, rèn luyện kĩ năng mềm Luôn giữ thái độ tích cực, đạo đức tốt, kỉ luật tốt

Trang 15

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VẬN TẢI THỦY

TÂN CẢNG2.1.Tổng quan về Công ty Vận tải thủy Tân Cảng

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1.Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

Giữa thập niên 1961, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã xây dựng mới một cảng quân sự với cầu tàu dài hơn 1.200 mét, rộng 24 mét; bến nghiêng rộng 40 mét và

hệ thống kho bãi, giao thông nội bộ, điện nước để phục vụ quốc phòng Cảng này đượcgọi là Tân Cảng Sài Gòn để phân biệt với Cảng Sài Gòn

Từ năm 1975 đến đầu năm 1989, khu vực Tân Cảng vẫn dùng cho vài hoạt động quân sự mà ít duy tu, bảo dưỡng nên hệ thống cầu tàu, kho bãi, giao thông, doanhtrại, điện nước đều xuống cấp nghiêm trọng Mặt khác, do không có đơn vị chủ quảnviệc đóng quân, canh phòng nên an ninh trật tự gặp nhiều khó khăn Đến ngày 15 tháng 3 năm 1989, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam ra Quyết định số 41/QP thànhlập Quân Cảng Sài Gòn trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân, phục vụ cho nhiệm vụ quốc phòng Bên cạnh đó, tận dụng công suất nhàn rỗi của cầu tàu, kho bãi để kinh doanh, tạo nguồn doanh thu nhằm tu bổ và từng bước nâng cấp cảng Đây là tiền đề ra đời Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn

Trong 20 năm qua, Quân Cảng Sài Gòn đã trải qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1 (1989-1991): Xây dựng tổ chức biên chế, lực lượng, chống xuống cấp cơ sở hạ tầng; chấn chỉnh trật tự, an ninh, khai thác tàu hàng rời Tổ chức biên chế,

Hình 2.1 Logo Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn

Trang 16

lực lượng trong giai đoan này gồm: Ban Giám đốc 4 người cùng một số trợ lý, hai đơn

vị trực thuộc là đội cảnh vệ và kho hàng; quân số 36 người

Giai đoạn 2 (1992 - 1997): Tiếp tục phát triển tổ chức - biên chế lực lượng; nâng cấp cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị chuyên dùng; chuyển từ khai thác tàu hàng rời sang khai thác tàu container Thực hiện Quyết định 325/TTg ngày 13 tháng 7 năm 1993 của Thủ tướng Việt Nam về thành lập lại Công ty Tân Cảng Sài Gòn Đến cuối năm 1996, tổ chức biên chế, lực lượng gồm: Ban giám đốc: 3 người, 11 phòng, một xí nghiệp, một đội, một ban tổng quân số toàn đơn vị gần 1.000 người, ngoài ra còn quản lý gián tiếp hơn 1,000 người của 9 hợp tác xã xếp dỡ vệ tinh

Giai đoạn 3 (1998-2005): Tiếp tục hoàn hiện mô hình tổ chức biên chế, lực lượng mở rộng địa bàn, qua mô, hiện đại hóa quản lý khai thác trọng khâu cảng

container chuyên dụng Trong giai đoạn này, Ban giám đốc gồm 7 người, xí nghiệp, 10phòng và Tiểu đoàn tư vệ

Giai đoạn 4 (Từ 2000 đến nay): chuyển sang mô hình công ty mẹ, công ty con theo quyết định số 342/TTg-ĐMDN của Thủ tướng và Quyết định số 82/2006/QĐ-QP của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tiếp tục mở rộng địa bàn, quy mô, chiều sâu hiện đại hóa quản lý khai thác Cảng, đa dạng hóa ngành nghề sản xuất kinh doanh theo đó tổ chức biên chế gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban tổng giám đốc, 8 công ty thành viên, 4 xí nghiệp, Trung tâm điều độ, Văn phòng, 11 phòng chức năng và Hải đoàn tự vệ tổng quân số gần 3,000 người

Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đang quản lý, khai thác hệ thống 16 cơ sở cảngtrải dài từ Bắc đến Nam, gồm: cảng Tân Cảng – Cát Lái, cảng Tân Cảng – Phú Hữu, cảng Tân Cảng – Hiệp Phước tại TP Hồ Chí Minh; cụm cảng container nước sâu Tân Cảng – Cái Mép (TCCT, TCIT, TCTT) tại Bà Rịa – Vũng Tàu; cảng quốc tế Cam Ranh tại Khánh Hòa; cảng Tân Cảng – Miền Trung tại Quy Nhơn; cảng container quốc

tế Hải Phòng, cảng Tân Cảng – 189 và Tân Cảng – 128 tại Hải Phòng; các cảng tại khuvực đồng bằng sông Cửu Long, gồm Tân Cảng – Cái Cui, Tân Cảng – Sa Đéc, Tân Cảng – Cao Lãnh, Tân Cảng – Mỹ Thới, Tân Cảng – Trà Nóc, Tân Cảng – Giao Long,Tân Cảng – Thốt Nốt

Bên cạnh đó, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã đầu tư, khai thác hệ thống cơ

sở dịch vụ logistics gồm cảng cạn, kho, bãi tại các khu vực kinh tế trọng điểm, nổi bật

Trang 17

là: ICD Tân Cảng – Sóng Thần, ICD Tân Cảng – Long Bình, ICD Tân Cảng – Nhơn Trạch, ICD Tân Cảng – Quế Võ, ICD Tân Cảng – Hà Nam, ICD Tân Cảng – Hải Phòng; cùng với chuỗi kết nối hàng nghìn phương tiện vận tải bằng đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa (xe đầu kéo, tàu container, sà lan, tàu lai, tàu dịch vụ…) Là nhà khai thác cảng container hàng đầu Việt Nam với thị phần container xuất nhập khẩuchiếm trên 90% khu vực phía Nam và gần 50% thị phần cả nước, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) đang cung cấp các dịch vụ cảng, logistics tốt nhất, tiện lợi nhất cho khách hàng.

Với tầm nhìn: “Trở thành Tập đoàn kinh tế – quốc phòng hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế biển và dịch vụ logistics”, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đangtiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ và cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa trọn gói cho khách hàng với phương châm “Đến với Tân Cảng Sài Gòn – Đến với chấtlượng dịch vụ hàng đầu”

2.1.1.2.Công ty Cổ phần Vận tải thủy Tân Cảng

Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động vận tải thủy nội địa đối với tiềm năng của đất ước nói chung, khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng, có một đơn vị đã được ra đời với sứ mệnh vẽ lên một bức tranh hoàn chỉnh của ngành vận tải thủy nội địa Việt Nam, đó chính là Công ty Cổ phần Vận tải thủy Tân Cảng

Công ty Cổ phần Vận tải thủy Tân Cảng được thành lập ngày 09/09/2009 Là 1 đơn vị Kinh tế - Quốc phòng, với nhiệm vụ chính: “Tổ chức dịch vụ vận tải container bằng đường thủy kết nối các cảng biển/cơ sở Logictics của Tổng công ty Tân Cảng Sài

Hình 2.2 Logo Công ty Vận tải thủy Tân Cảng

Trang 18

Gòn; Quản lý, khai thác cụm cảng mang thương hiệu Tân cảng Sài Gòn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Phát triển thị trường và mở rộng các tuyến dịch vụ vận tải trong nước và quốc tế”.

Sau 10 năm thành lập Công ty đã đạt được những thành tích đáng tự hào:

Tổng sản lượng vận chuyển đạt trên 10.000.000 TEU;

 Giai đoạn đầu (2007 - 2010):

- 2007: Công ty Cổ phần Đại lý xếp dỡ và Giao nhận vận tải Tân Cảng

(TCL) được thành lập Đây là bước khởi đầu cho sự hình thành của Công ty Cổ phần Vận tải Thủy Tân Cảng sau này

- 2009: Công ty Cổ phần Tân Cảng số Hai được thành lập với vốn điều lệ 25

tỷ đồng Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển ban đầu về tài chính và quy

mô hoạt động của công ty

- 2010: Công ty tăng vốn điều lệ lên 50 tỷ đồng, thể hiện sự mở rộng nhanh chóng về quy mô và năng lực tài chính

 Giai đoạn phát triển mạnh mẽ (2011 - 2019):

- 2011: Công ty đưa hệ thống các cảng Đồng bằng sông Cửu Long vào khai thác Điều này cho thấy công ty đã bắt đầu mở rộng hoạt động ra khu vực phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có mạng lưới giao thông thủy rất phát triển

- 2012: Công ty chính thức lấy tên là Công ty Cổ phần Vận tải Thủy Tân Cảng, khẳng định vị thế trong ngành vận tải thủy của Việt Nam

- 2019: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng Ba, một sự công nhận cho những nỗ lực và thành tựu mà công ty đã đạt được trong quá trình phát triển

Nhiều năm qua tập thể CB-CNV Công ty CP Vận tải thủy Tân Cảng đã đoàn kết, sáng tạo, khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong sản xuất kinh doanh, tập trung xây dựng các giá trị cốt lõi: “Tiên phong - An toàn - Sáng tạo - Hiệu quả”

- Tiên phong – là đơn vị dẫn đầu và có quy mô lớn nhất trong ngành vận tải thủy nội địa

- An toàn – đảm bảo cho những chuyến sà lan chở hàng tới đích đến bình yên

Trang 19

- Sáng tạo – ưu tiên áp dụng những công nghệ quản lý điều hành tiên tiến đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, đối tác

- Hiệu quả - luôn đồng hành với khách hàng đảm bảo chất lượng dịch vụ, giải pháp tối ưu, giảm thiểu chi phí

2.1.2.Cơ cấu tổ chức và quản lý

Tên Công Ty:

- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THỦY TÂN CẢNG

- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THỦY TÂN CẢNG

- Tên tiếng Anh: TAN CANG WATERWAY TRANSPORT JOINT STOCK COMPANY

- Tên viết tắt: TCWT

Đơn vị chủ quản: TCT Tân Cảng Sài Gòn

Trụ sở công ty: Cảng Tân Cảng – Cái Mép, Xã Tân Phước, huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Văn phòng công ty: Cảng Tân Cảng - Cát Lái, 1295B Đường Nguyễn Thị Định,Phường Cát Lái, Quận 2, HCMC

Tel: ( 84-8 ) – 2221 2950 / 3742 5842 Fax: ( 84-8 ) – 3742 5999

Email: dieuhanhtc2@saigonnewport.com.vn

Hình 2.3 Cơ cấu tổ chức VPĐD

Trang 20

2.1.3.Nguồn nhân lực của Công ty Vận tải thủy Tân Cảng

Ngày đầu thành lập, Công ty chỉ có 08 lao động có trình độ đại học (chiếm gần 10%), đến nay đã có 149 đồng chí trình độ đại học và trên đại học (chiếm gần 50%) Nguồn nhân lực này đã và đang phát huy tốt vai trò, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của công ty

Công ty đã thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động theo các quy chế, nội quy, quy định do Công ty xây dựng phù hợp với quy định của Pháp luật và thực tế sản xuất kinh doanh của Công ty, có tác dụng thúc đẩy, khuyến khích người laođộng trong sản xuất:

- Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ Công ty đã làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng nguồn

kế cận, kế tiếp vững chắc; kiện toàn đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý các cấp, cơ cấu lạinhân sự theo hướng tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, theo phương châm:

“chuyên sâu, thực chất, chuyên nghiệp cao” Tập trung bổ sung, chuẩn hóa hệ thống

“Tiêu chuẩn chức vụ cán bộ”, “Tiêu chuẩn cấp bậc ngành nghề”; đào tạo kỹ năng quản

lý cho cán bộ, kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên, xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ có đức, có tài, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài

- Trong bồi dưỡng nghiệp vụ, Công ty phân loại đối tượng, sát với chức năng nhiệm vụ, như: cán bộ khối cơ quan văn phòng tập huấn các chuyên đề: “Kỹ năng lập

kế hoạch và ứng dụng công cụ E-Management nâng cao hiệu quả công việc”, “Khung phân tích và lập kế hoạch Kinh doanh”, khối sà lan; cảng tập trung vào các nội dung:

“Quy cách chuẩn quốc tế khi vận chuyển bằng Container”, “An toàn lao động”, “An toàn Hàng hải”, v.v

- Chú trọng đào tạo ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, sản xuất, kinh doanh và hội nhập quốc tế

- Đồng thời, phát huy năng lực, sở trường, tính sáng tạo; khuyến khích phong trào tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên, người lao động

- Đẩy mạnh các hoạt động hội thi, hội thao, gắn với phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” ở các cơ quan, đơn vị

Trang 21

- Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng gắn với chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động; có chính sách đãi ngộ phù hợp nhằm tuyển dụng và giữ cán bộ giỏi.

2.2.Các lĩnh vực hoạt động chính của Công ty Vận tải thủy Tân Cảng

Với tính chất quy mô ngày một lớn lên, công ty đã từng bước xây dựng các hệ thống quy trình hoạt động cũng như bổ sung các nguồn lực cần thiết để phát triển dịch

vụ, đồng thời để không ngừng gia tăng sản lượng vận chuyển, công ty đã không ngừng

mở rộng các cơ sở logistics tại khu vực ĐBSCL, tạo thành mạng lưới đủ lớn để công

ty chủ động trong việc thu hút và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng tại khu vực

- Chức năng hoạt động: Các dịch vụ cảng và logistics

- Ngành nghề kinh doanh:

 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, đường thủy

 Dịch vụ Logistics, cung ứng tàu biển và đại lý tàu biển

 Môi giới hàng hải, giao nhận hàng hóa XNK

 Dịch vụ kiểm đếm đóng gói hàng hóa, xếp dỡ container và hàng hóa khác

 Kinh doanh kho bãi và kinh doanh kho ngoại quan

 Dịch vụ bốc xếp hàng hóa cảng biển, cảng sông

 Xây dựng công trình, sửa chữa đóng mới

 Mua bán container rơ mooc, mua bán cho thuê phương tiện và trang thiết

bị xây dựng công trình thủy bộ, vận tải đa phương thức…

- Năng lực:

Vận tải sà lan được coi là một thế mạnh của Vận Tải Thủy Tân Cảng.Vận tải container bằng đường thuỷ có những ưu điểm vượt trội so với đường bộ như: khả năngđáp ứng vận chuyển an toàn hàng hóa với qui mô lớn, đảm bảo chất lượng hàng hóa sau khi xuất xưởng đến nơi tiêu thụ, giảm hao hụt mất mát, giảm thiểu rủi ro, rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp Hiện nay công ty đang quản lý và khai thác 110 chiếc sà lan từ 24 TEU đến

198 TEU với tổng năng lực vận chuyển đạt 9.950 TEU/lượt Vận Tải Thủy Tân Cảng

là đơn vị vận tải container bằng sà lan lớn nhất khu vực phía Nam, chiếm trên 70% thị phần toàn khu vực phía Nam, chiếm trên 60% thị phần cả nước Hiện tại công ty đã kết

Trang 22

nối hàng của các hãng tàu từ khu vực cảng Tân Cảng- Cát Lái, các ICD khu vực Thủ Đức, khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các cảng nước sâu khu vực Cái Mép.

Dịch vụ kho bãi: Song song với hoạt động vận chuyển hàng hóa xuất nhập

khẩu, dịch vụ cho thuê kho chứa hàng cũng là một thế mạnh của Công ty cổ phần Vận Tải Thủy Tân Cảng Với hệ thống nhà kho có sức chứa trên 10.000 tấn, chúng tôi tự tin có thể phục vụ tất cả các nhu cầu về kho bãi của quý khách hàng

Đồng Tháp

Bến Tre An

Giang

Bình Dương

Trang 23

Dựa trên bảng số liệu, khu vực Thạnh Phước nổi bật với diện tích lớn nhất, lên tới 530.000 m², và chiều dài cầu bến dài nhất, cho phép tiếp nhận các tàu lớn hơn và đáp ứng nhu cầu vận tải quy mô lớn

Với số lượng phương tiện đa dạng và phong phú, bao gồm cẩu Liebherr, xe nâng, và xe đầu kéo, khu vực này không chỉ có khả năng tiếp nhận tàu lớn mà còn mạnh mẽ trong việc bốc xếp và vận chuyển hàng hóa So với các khu vực khác, mặc

dù diện tích và số lượng phương tiện ít hơn, các khu vực như khu vực Thốt Nốt đến khu vực Mỹ Thới vẫn có vai trò quan trọng trong hoạt động vận tải của công ty

Việc có diện tích lớn hơn và số lượng phương tiện nhiều hơn ở khu vực Thạnh Phước cho phép tối ưu hóa quy trình tiếp nhận tàu và xử lý hàng hóa, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động Đồng thời, độ sâu trước bến ở mỗi khu vực cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận tàu có mớn nước lớn, điều này giúp công ty xác định các khu vực cần đầu tư thêm hoặc cải thiện Bảng số liệu này cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng hạ tầng và trang thiết bị của các khu vực, từ đó hỗ trợ công ty trong việc đánh giá

và phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, nhằm tối ưu hóa hoạt động vận tải và

logistics

Các thông số kỹ thuật nêu trên cho thấy sự đa dạng và khả năng đáp ứng của hệ thống bến cảng thuộc Công ty Cổ phần Vận tải Thủy Tân Cảng Các bến cảng này được phân bổ tại nhiều vị trí chiến lược ở các tỉnh miền Nam Việt Nam, với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại, đủ khả năng tiếp nhận và xử lý các tàu có tải trọng lớn Điều này góp phần nâng cao hiệu quả khai thác và cung ứng dịch vụ logistics toàn diện của công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường vận tải và logistics trong nước và quốc tế

Trang 24

2.3.Các đối tác chính của Vận tải thủy Tân Cảng

Hình 2.4 Các khách hàng lớn của Vận tải thủy Tân

Cảng

Hình 2.5 Các hãng tàu đối tác của Vận tải thủy Tân Cảng

Trang 25

2.4.Vai trò của Công ty Vận tải thủy Tân Cảng

Được thành lập vào năm 2009, Công ty Vận tải thủy Tân Cảng đảm nhiệm chứcnăng trụ cột khai thác cảng và cung ứng dịch vụ logistics trọn gói của Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn bằng đường thuỷ nội địa Từ những ngày đầu thành lập chiến lược phát triển được công ty Vận tải thủy Tân Cảng chú trọng vào 2 mảng dịch vụ cốt lõi là vận chuyển container bằng sà lan và khai thác các cảng mang thương hiệu Tân Cảng Sài Gòn tại các vị trí quan trọng: trung tâm hàng hóa, đầu mối giao thông tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long

2.5.Thực trạng sản xuất kinh doanh của Vận tải thủy Tân Cảng trong những năm gần đây

2.5.1.Tình hình hoạt động của Công ty

Sau 10 năm thành lập, năm 2019 công ty đã đạt được những thành tích đáng tự hào: Tổng sản lượng vận chuyển đạt trên 10.000.000 TEU; Tổng doanh thu đạt trên 6.200 tỷ đồng; Lợi nhuận đạt trên 600 tỷ đồng; Nộp ngân sách hơn 300 tỷ đồng

Đặc biệt, năm 2019 là năm đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ của công ty

CP Vận tải thủy Tân Cảng Trong đó: Sản lượng vận chuyển đạt hơn 1,6 triệu TEU; Doanh thu đạt 1.120 tỷ đồng; Lợi nhuận đạt trên 112 tỷ đồng; các chỉ tiêu kinh tế nói chung đều đạt mức tăng trưởng từ 12-14 % so với năm 2018 Công ty đã vinh dự đượcChủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Ba và là doanh nghiệp nằm trong Top 10 Công ty uy tín ngành Vận tải hàng hóa của cả nước

Với định hướng chiến lược phát triển bền vững dựa trên “3 nền tảng”, những năm gần đây, Công ty có những bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng hằng nămtrên 25% Hiện nay, Công ty có thị phần lớn nhất và trong Top 05 logistics ngành vận tải container đường thủy nội địa, có mạng lưới vận tải phủ kín khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, vươn ra phía Bắc và phát triển tuyến quốc tế Campuchia Năm 2020, tuy nền kinh tế bị ảnh hưởng lớn do đại dịch Covid-19, nhưng doanh thu của Công ty đạt trên 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 04%; nộp ngân sách nhà nước 59,74 tỷ đồng, tăng 4,37% so với năm 2019, tạo công việc ổn định cho hơn 300 người lao động

Ngay từ đầu năm 2020, Công ty CP Vận tải thủy Tân cảng đã tập trung thực hiện các khâu đột phá, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý, điều hành sản xuất Trong đó, Công ty chú trọng phát triển các tuyến dịch vụ mới tại miền Bắc và

Trang 26

tuyến vận tải liên vận quốc tế Việt Nam – Cam-pu-chia; mở rộng hoạt động tại các tỉnh Đông Nam Bộ, khai thác hiệu quả các cơ sở cảng khu vực đồng bằng sông Cửu Long Nhờ vậy, Công ty luôn duy trì thị phần dẫn đầu ngành vận tải container đường thủy nội địa trong nước, giữ vững uy tín, thương hiệu “Vận tải thủy Tân cảng” trên thị trường logistics Việt Nam.

2.5.1.1.Vận chuyển thủy nội địa khu vực miền Nam

Hình 2.6 Tuyến đường vận chuyển khu vực miền Nam

Ngày đăng: 09/12/2024, 03:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w