1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành Tìm Hiểu Về Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cảng Hoàng Diệu.pdf

33 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm Hiểu Về Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cảng Hoàng Diệu
Tác giả Đinh Duy Đức
Người hướng dẫn Đoàn Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại Học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Kinh Tế Ngoại Thương
Thể loại Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 665,94 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG DIỆU (7)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty (9)
      • 1.1.1. Giới thiệu chung về công ty (9)
      • 1.1.2. Sơ đồ tổng thể (10)
      • 1.1.3. Thông tin ngành nghề (10)
      • 1.1.4. Thông tin liên lạc (11)
      • 1.1.5. Lịch sử hình thành và phát triển (11)
    • 1.2. Chức năng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (12)
    • 1.3. Bạn hàng đối tác, thị trường chính (13)
    • 1.4. Cơ sở vật chất (13)
    • 1.5. Cơ cấu và tổ chức nhân sự (14)
      • 1.5.1. Ban kiểm soát (14)
      • 1.5.2. Hội đồng thành viên (14)
      • 1.5.3. Giám đốc (15)
      • 1.5.4. Phó giám đốc (15)
      • 1.5.5. Phòng Hành chính y tế (15)
      • 1.5.6. Phòng tài chính kế toán (16)
      • 1.5.7. Phòng tổ chức tiền lương (16)
      • 1.5.8. Phòng kỹ thuật vật tư - an toàn (16)
      • 1.5.9. Phòng kinh doanh tiếp thị (16)
      • 1.5.10. Phòng hàng hóa (16)
      • 1.5.11. Phòng điều hành sản xuất (17)
    • 1.6. Kết quả kinh doanh (17)
    • 1.7. Định hướng hoạt động (18)
  • CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÀNH LOGISTICS (19)
    • 2.1. Tình hình chung của ngành Logistics trên thế giới (19)
      • 2.1.1. Năm 2021 (19)
      • 2.1.2. Năm 2022 (20)
    • 2.2. Tình hình ngành Logistics tại Việt Nam (22)
      • 2.2.1. Năm 2021 (22)
      • 2.2.2. Năm 2022 (24)
  • KẾT LUẬN (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)

Nội dung

TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG HOÀNG DIỆU

Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

1.1.1 Giới thiệu chung về công ty

- Tên công ty: Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu.

- Tên quốc tế: Hoang Dieu Port One Member Limited Company

Hình 1.1: Logo của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu.

- Địa chỉ: số 3 Đường Lê Thánh Tông, Phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền,Thành phố Hải Phòng.

Hình 1.3: Sơ đồ tổng thể của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu. 1.1.3 Thông tin ngành nghề

- Loại hình công ty: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Hình 1.2: Ví trí địa lý của Cảng Hoàng Diệu.

- Năm chuyển đổi mô hình: 29/01/2016.

- Lĩnh vực kinh doanh: dịch vụ Logistics

- Giám đốc: Trần Lưu Phương

1.1.5 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1874, Pháp xây dựng Cảng Hải Phòng và cảng được chuyển gia lại cho chính quyền Cách mạng vào năm 1955 sau khi Hải Phòng được hoàn toàn giải phóng Ngày 21/03/1956, Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện (Nay là Bộ Giao thôngvận tải) Nguyễn Trân đã ký Nghị định số 17/NĐ về việc đặt Cảng Hải Phòng trực thuộc ngành vận tải thủy để phụ trách, quản lý Cảng Hải Phòng Tháng 2/2016 Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng thực hiện chuyển đổi mô hình của 03 đơn vị trực thuộc sang hình thức Công ty TNHH một thành viên do Cảng Hải Phòng làm chủ sở hữu, gồm Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu, Công ty TNHH một thành viên Trung tâm Y tế Cảng Hải Phòng, Công ty TNHH một thành viên Đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ Cảng Hải Phòng Từ thời điểm đó đến nay Cảng HảiPhòng còn 02 đơn vị trực thuộc là Chi nhánh Cảng Tân Vũ và chi nhánh CảngChùa Vẽ Từ ngày 01/02/2016, Cảng Hoàng Diệu chuyển đổi mô hình hoạt động thành Công ty TNHH Một thành viên với tư cách độc lập Là một cảng trực thuộcCảng Hải Phòng và nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – QuảngNinh, Cảng Hoàng Diệu là khu vực phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng và kinh tế cũng như tạo điều kiện lý tưởng, thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng hóa thông qua không chỉ Hải phòng mà còn qua các tính & thành phố nằm ở phía Bắc nước ta.Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu là đơn vị duy nhất thực hiện chức năng làm hàng tổng hợp, cung cấp dịch vụ phục vụ cho các công trình lớn cũng như xử lý và làm các mặt hàng đáp ứng cho nhu cầu an ninh – quốc phòng mà không có đơn vị cảng nào có thể thay thế của Cảng HảiPhòng Với công suất đạt xấp xỉ 10 triệu tấn/năm, Cảng Hoàng Diệu đóng vai trò thiết yếu và là cảng duy nhất có hệ thống đường sắt kết nối với đường sắt quốc gia(Hải Phòng – Hà Nội – Việt Trì – Lào Cai) giúp vận chuyển các loại hàng rời như a-pa-tít, lưu huỳnh, góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển ở miền Bắc.

Chức năng, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Dưới đây là các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu:

3312 Sửa chữa máy móc, thiết bị.

3319 Sữa chữa thiết bị khác

4299 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.

4912 Vận tải hàng hóa đường sắt.

4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.

5022 Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa.

5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.

5222 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy.

5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.

5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động (trừ quầy bar).

5621 Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới, ).

5630 Dịch vụ đồ uống (trừ quầy bar).

6810 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

7710 Cho thuê xe có động cơ.

7730 Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.

Cung ứng lao động tạm thời (không bao gồm cung ứng lao động tạm thời cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động).

8129 Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác.

8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu.

Bảng 1.1: Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu.

Bạn hàng đối tác, thị trường chính

Khách hàng của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu thường là các công ty có hoạt động xuất – nhập khẩu hoặc bên được ủy quyền là các đại lý giao nhận, đơn vị vận chuyển như Công ty cổ phần Thương Mại Dịch Vụ và Tiếp Vận Phía Bắc, Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, Công ty Cổ phần thương mại Thái Hưng,

Cơ sở vật chất

Cần cẩu chân đế 26 chiếc (5 45 tấn)

Cần cẩu di động bánh lốp 04 chiếc (40 70 tấn)

Xe chụp container 03 chiếc (7 45 tấn)

Tàu chở công cụ xếp dỡ và công nhân 03 chiếc

Xe vận chuyển 21 chiếc (20 ft/40 ft)

Cân điện tử 03 chiếc (120 tấn – 1 chiếc &

Trang thiết bị - Cơ sở hạ tầng

Cầu tàu 9 chiếc – 1,385m Độ sâu nước bến: - 7,5m

Bảng 1.2: Bảng khái quát cơ sở vật chất của Công ty TNHH một thành viên

Cơ cấu và tổ chức nhân sự

- Giám sát Hội đồng thành viên & Giám đốc nhằm đảm bảo việc quản lý và điều hành công ty diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.

- Đánh giá hiệu lực, rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm tra hệ thống kiểm toán nội bộ, qua đó phục vụ cho việc quản lý rủi ro và đưa ra các cảnh báo từ sớm cho công ty.

- HĐTV nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu; nhân danh Công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty do Công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ và đối với phầnvốn góp của Công ty ở các doanh nghiệp khác.

- Giám đốc của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu hiện tại là anh Trần Lưu Phương

- Giám đốc sẽ thay mặt công ty chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và giám đốc Cảng Hải Phòng về mọi mặt của công ty.

- Hiện tại Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu có 3 phó giám đốc là anh Nguyễn Tuấn Vinh, anh Ngô Huy Phúc và chị Cao Thị Mai Linh

- Các phó giám đốc sẽ cùng nhau chỉ đạo các ban nghiệp vụ như tổ chức tiền lương, kinh doanh, tổ chức công tác xếp dỡ hàng hoá, quản lý giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu thông qua Cảng, chịu trách nhiệm về việc tổ chức sử dụng các loại phương tiện, thiết bị xếp dỡ kịp thời cho công tác xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá,

- Các phó giám đốc cũng đồng thời đóng góp ý kiến, tham mưu cho giám đốc công ty về việc xây dựng, tổ chức và quản lý kế hoạch cũng như đưa ra các chiến lược phát triển về cả ngắn, trung và dài hạn.

- Chăm lo đời sống sức khoẻ cho CBCNV trong doanh nghiệp.

- Khám chữa bệnh và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, vệ sinh môi trường,

1.5.6 Phòng tài chính kế toán

- Theo dõi các hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng như các khoản thu – chi trong doanh nghiệp.

- Kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu, nguyên vật liệu Báo cáo cho giám đốc kịp thời các trường hợp mất mát tài sản.

- Đôn đốc, thu nợ các chủ hàng, theo dõi việc sử dụng tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định theo tổng thời gian quy định.

1.5.7 Phòng tổ chức tiền lương

- Tổ chức và quản lý công tác tổ chức cán bộ, lao động.

- Đảm bảo chính sách cho CBCNV trong doanh nghiệp.

- Thanh toán tiền lương cho CBCNV theo đơn giá của Cảng và chính sách trả lương của Nhà Nước.

1.5.8 Phòng kỹ thuật vật tư - an toàn

- Quản lý các loại phương tiện, thiết bị.

- Bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ cho các phương tiện, thiết bị và công cụ xếp dỡ

1.5.9 Phòng kinh doanh tiếp thị

- Khai thác kết quả từ kinh doanh, qua đó nghiên cứu, lên kế hoạch cho các đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện

- Góp phần nâng cao kết quả sản xuất, kinh doanh.

- Quản lý các đội giao nhận cầu tầu, kho bãi, đội dịch vụ nhà cầu.

- Thiết lập các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hoá, thanh toán cước phí, xác nhận sổ lương cho các đơn vị để làm cơ sở tính lương

1.5.11 Phòng điều hành sản xuất

- Lãnh đạo, đưa ra các kế hoạch về sản xuất cho công ty trong ngắn và dài hạn.

- Kiểm tra, rà soát tiến độ thực hiện của các kế hoạch nhằm đảm bảo hiệu quả thực hiện

Các phòng nghiệp vụ được phân chia công việc và cùng hợp tác quản lý các đơn vị trực tiếp sản xuất Với nhiệm vụ được giao, các đội sản xuất triển khải và thực hiện tốt các kế hoạch đề ra nhằm đảm bảo tiến độ kế hoạch cũng như chất lượng, năng suất và hiệu quả làm việc, đồng thời bảo đám an toàn lao động khi thi công Qua đó đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế của công ty.

Kết quả kinh doanh

Vào năm 2022, tổng sản lượng hàng hóa lưu thông qua cảng đạt 6.012.486 tấn, so với năm 2021 (5.443.942 tấn) sản lượng hàng hóa tăng 10,4% Tổng doanh thu tăng 13,5% so với năm 2021 Lợi nhuận trước tăng 15,8% so với năm 2021. Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, bình quân thu nhập của người lao động Cảng Hoàng Diệu năm 2022 là 17,7 triệu đồng/người/tháng tăng ~ 20% so với năm 2021

Trên thực tế, trong vòng 2 năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ chiến tranh Nga - Ukraine, dịch Covid, giá năng lượng tăng cao dẫn tới tình trạng lạm phát nặng nề, chính sách thắt chặt tiền tệ cùng việc nâng lãi suất của các ngân hàng trung ương đã tác động mạnh mẽ đến việc nhập khẩu nguyên-nhiên liệu qua cảng Đặc biệt, các loại hàng hóa như phân bón, sắt phế liệu, than, sản lượng nhập khẩu giảm đáng kể Tuy nhiên, với chủ trương giữ ổn định giá cước xếp dỡ các mặt hàng bách hóa trong cầu, đồng thời, Cảng cũng thực hiện bù đắp các chi phí phát sinh bằng cách triển khai linh hoạt các giải pháp: tăng số lượng đơn giá xếp dỡ ở các vùng nước, mở rộng các dịch vụ phụ trợ, nâng cao chất lượng dịch vụ, Cảng Hoàng Diệu đã thành công đạt được sự tăng trường về doanh thu cũng như lợi nhuận một cách đáng kể so với cùng kỳ năm trước.

Định hướng hoạt động

Trong năm 2023, tình hình kinh tế nhìn chung vẫn gặp nhiều khó khăn, biến động Suy thoái kinh tế kéo dài khiến cho nhiều doanh nghiệp cắt giảm sản xuất các nguyên liệu đầu vào khiến cho nhập khẩu giảm, qua đó làm cho tình hình cạnh tranh thị phần giữa các cảng ở Hải Phòng nói riêng và trên cả nước nói chung trở nên khốc liệt, mạnh mẽ hơn

Không chỉ có vậy, thông tin về dự án di dời Cảng Hoàng Diệu và việc khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi trong năm 2023 đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của khách hàng cũng như thay đổi định hướng phát triển của công ty trong ngắn hạn

Trong tình hình ngắn hạn, công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu sẽ giữ vững và tăng cường công tác tiếp thị, đẩy mạnh cung cấp các loại hình dịch vụ gia tăng, giữ vững thị phần tại các khu vực đạt doanh thu cao Đồng thời, ban lãnh đạo công ty cũng cam kết phối hợp, bám sát chủ trương của thành phố Hải Phòng, của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam và của Cảng Hải Phòng về dự án thi công cầu Nguyễn Trãi cũng như kế hoạch di dời Cảng Hoàng Diệu để đưa ra các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, giữ vững niềm tin với khách hàng cũng như tăng thêm chất lượng dịch vụ tốt hơn nữa và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Trong năm 2023, công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu phấn đấu đạt sản lượng hàng hóa thông qua Cảng là 6.420.000 tấn, tăng 6,8% so với năm

2022 Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận trước thuế và thu nhập bình quân tăng từ 4-6% so với năm 2022.

TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGÀNH LOGISTICS

Tình hình chung của ngành Logistics trên thế giới

Nếu như ở năm 2020, sự bùng nổ của đại dịch Covid -19 tại Trung Quốc và lan rộng ra các quốc gia ở châu Âu và Bắc Mỹ đã đóng băng nền kinh tế tại các khu vực này thì trong năm 2021, làn sóng lây lan và tái bùng phát của dịch Covid – 19 tại các quốc gia châu Á như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Việt Nam, Ấn Độ, một lần nữa khiến cho tình hình chuỗi cung ứng của thế giới rơi vào trạng thái trì truệ, kìm hãm sự tăng trưởng và phục hồi của nền kinh tế thế giới hậu Covid – 19 Theo số liệu của Văn phòng Vận tải biển quốc tế (ICS), cùng với Philippines và Trung Quốc, Ấn Độ là một trong những nước cung cấp thuyền viên lớn nhất cho thế giới, khoảng 240.000 trong số khoảng 1,6 triệu thuyền viên trên toàn cầu đến từ nước này Việc các thuyền viên đến từ quốc bị nhiễm Covid-19 khiến ngành vận tải biển đối mặt với việc phải dừng hoạt động của những con tàu này Những hạn chế thay đổi thuyền viên nêu trên có thể gây ra cú sốc cho ngành vận tải biển, vốn vận chuyển 80% giá trị thương mại toàn cầu

Không chỉ Ấn Độ, các quốc gia tiềm năng trong chiến dịch Trung Quốc + 1 khác như Việt Nam, Indonesia hay Thái Lan đã trải qua một đợt bùng phát dịch mới trên diện rộng, áp dụng lệnh phong tỏa và ngừng hoạt động tại các khu công nghiệp, ngưng trệ hoạt động sản xuất Điều này có thể làm chậm lại quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng như đã dự tính từ trước

Tính đến quý II/2021, nhờ vào việc thực hiện chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng, hoạt động tài chính của các doanh nghiệp đã dần ổn định, thu nhập của hộ gia đình tăng lên đã thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư mạnh mẽ Tuy nhiên, xu hướng tăng trưởng này không kéo dài được lâu Dịch Covid – 19 kéo dài khiến các doanh nghiệp đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng: thiếu nguồn cung về nguyên liệu và nhân công Thiếu hụt nguồn cung cùng sự tắc nghẽn lưu chuyển hàng hóa đang phá vỡ hàng loạt chuỗi cung ứng trên toàn cầu

Ngoài ra, dịch Covid – 19 không chỉ là nhân tố duy nhất gây tác động mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng mà các tai nạn và thiên tai diễn ra trên thế giới cũng góp phần không nhỏ làm thay đổi chuỗi cung ứng theo nhiều chiều hướng khác nhau. Trong năm 2021 đã diễn ra các sự kiện lớn về tai nạn cũng như thảm họa thiên nhiên như vụ tắc nghẽn kênh đào Suez ở Ai Cập, cơn cuồng phong ở Ida (Louisiana, Mỹ), trận cháy rừng tại California (Mỹ), đợt ngập kỷ lục tại Canada, Theo ước tính, vụ tắc nghẽn kênh đào Suez đã gây ra một cuộc khủng hoảng vận tải biển toàn cầu, do đó làm thiệt hại hơn 9 tỷ USD giá trị hàng hóa mỗi ngày Trận cuồng phong ở Ida đã gây ra sự thiếu hụt nhiên liệu, vụ cháy rừng ở California đã khiến chính quyền địa phương phong tỏa các trục đường vận chuyển chính, làm gián đoạn quá trình luân chuyển hàng hóa, đợt ngập lụt ở Canada đã làm tê liệt một vài tuyến đường ray quan trọng

Nhìn chung, tình hình phát triển của ngành Logistics trên thế giới đã trải qua nhiều thăng trầm với những đợt tăng trưởng và suy thoái diễn ra đan xen nhau

Kinh tế thế giới bước sang năm 2022 với triển vọng phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng tồi tệ do COVID – 19 gây ra Tuy nhiên, xung đột Nga - Ukraine, lạm phát, khủng hoảng năng lượng và lương thực là những rủi ro mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt.

Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022 đã để lại những tác động vô cùng nặng nề cho ngành Logistics thế giới nói chung Cuộc chiến nổ ra làm bùng lên cuộc khủng hoảng năng lượng – lương thực do lệnh cấm vận của các nước châu Âu Với khủng hoảng xăng dầu, chi phí vận tải và giá cước tăng một cách đột biến khiến cho hoạt động vận chuyển quốc tế cũng như nội địa của nhiều quốc gia gặp khó khăn

Với tình hình dịch bệnh hậu Covid – 19, Trung Quốc vẫn đấy mạnh áp dụng chính sách Zero – COVID Trong năm 2022, việc áp dụng chính sách này tại Thượng Hải vào hồi tháng 5 dẫn đến thành phố cảng quan trọng này bị phong tỏa và các hoạt động khai thác dịch vụ logistics khác bị gián đoạn nghiêm trọng Việc áp dụng chính sách này gây ảnh hưởng nặng nề đến dòng luân chuyển container rỗng Với việc Trung Quốc là công xưởng của thế giới, lượng container rỗng tập kết ở khu vực Thượng Hải là rất lớn cho nhu cầu xuất khẩu Khi Thượng Hải bị phong tỏa, đồng nghĩa với việc lượng container rỗng không thể được giải phóng, dẫn đến sự thiếu hụt nghiêm trọng container cho các cảng trung chuyển và nhập khẩu khác.

Dịch COVID -19 đã đem lại cho các hãng tàu biển khoản lợi nhuận khổng lồ.Nắm bắt xu hướng thương mại đường biển đang trên đà phát triển, các hãng tàu cạnh tranh gay gắt trong chiến lược cải thiện năng lực chuyên chở, không ngừng bổ sung nâng cấp đội tàu và triển khai các tuyến vận tải mới, theo hướng logistics xanh Đáng chú ý, hầu hết các hãng tàu đều có xu hướng đặt trước những tàu vận hành bằng nhiên liệu khí hóa lỏng (LNG), đây là một phần chiến lược đạt mục tiêu mức phát thải khí nhà kính ròng bằng không vào năm 2050 Kể từ sau khi dịchCOVID-19 diễn ra, xu hướng chuyển đổi số ngày càng trở nên phổ biến và được đẩy mạnh Đặc biệt, trong ngành logistics, công nghệ không chỉ dừng lại với “track

& trace” - kiểm soát và theo dõi mà nhiều doanh nghiệp đang tìm cách hiển thị cả chuỗi cung ứng của mình.

Tình hình ngành Logistics tại Việt Nam

2.2.1 Năm 2021 a) Dịch vụ vận tải

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính chung 9 tháng năm 2021, khối lượng vận chuyển hàng hóa của nước ta ước đạt 1,19 tỷ tấn giảm 5,6% so với 9 tháng năm

2020 Luân chuyển đạt 242,81 tỷ tấn.km, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước. Đơn vị: triệu tấn

Vào 9 tháng trong năm 2021, xét theo cơ cấu vận tải, vận tải trong nước đạt 1,17 tỷ tấn (giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái); luân chuyển hàng hóa trong nước đạt 143,87 triệu tấn.km (tăng 12,8% so với cùng kỳ năm ngoái); vận tải hàng hóa ngoài nước đạt 19,94 triệu tấn (giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước), luân chuyển đạt 98,94 triệu tấn.km (giảm 14,7% so với cùng kỳ năm 2020)

Hình 2.1: Tổng lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam các tháng giai đoạn

Xét theo phương thức vận chuyển, đường bộ vẫn là phương thức chiếm ưu thế khi chiếm 74,7% tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa trong 9 tháng năm 2021, tiếp theo là đường thủy nội địa, chiếm 19,84%, đường biển chiếm 5,10% Khối lượng vận chuyển bằng đường sắt và đường hàng không còn rất hạn chế, chiếm lần lượt 0,34% và 0,02% tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển trong 9 tháng năm

Năm 2021, hàng loạt chuỗi cung ứng lạnh được mở thêm cơ sở tại các quốc gia, do đó mức độ an toàn và khả năng thích ứng trong bối cảnh mới được chú trọng hơn bao giờ hết Phần lớn các chuỗi cung ứng lạnh tại Việt Nam được điều hành bởi các nhà cung cấp vừa và nhỏ với đặc điểm phân bố không tập trung Do đó, việc đầu tư vào trung tâm kho lạnh vẫn là một lĩnh vực đầy tiềm năng để khai thác. Nhu cầu ngày càng tăng đối với dịch vụ logistics chuỗi lạnh trong ngắn hạn tập trung vào nhóm dự trữ thực phẩm, dược phẩm và vắc-xin Covid-19 Với vai trò đặc biệt quan trọng của vắc-xin, dịch vụ logistics kho lạnh là một phần quan 26 trọng để đưa toàn xã hội vượt qua đại dịch Hiện nay, cả nước có hơn 700 xe lạnh và 450 toa xe lửa chuyên chở container chở hàng lạnh c) Dịch vụ giao nhận

Tuy bị ảnh hưởng do Đại dịch Covid-19 nhưng 9 tháng năm 2021, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển vẫn giữ được mức hoạt động tương đối tốt khi hàng hóa vận chuyển tăng 14.6% so với cùng kỳ năm 2020.

Công tác chuyển đổi số và ứng dụng các công nghệ hiện đại như blockchain,điện toán đám mây, AI, vào công việc thường nhật đang được các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận và vận tải tích cực thực hiện Điều này giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như đáp ứng được nhu cầu của các nhà xuất nhập khẩu trong và ngoài nước trong tình hình hậu Covid – 19 d) Dịch vụ cảng cạn

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 cảng cạn đã được Bộ Giao thông vận tải cấp phép và 16 điểm thông quan hàng hóa (có chức năng như cảng cạn). Mặc dù được đánh giá là “cánh tay nối dài”, san sẻ áp lực, giúp cảng biển gia tăng tốc độ giải phóng hàng hóa nhưng theo đánh giá của Cục Hàng hải Việt Nam, hiện, các cảng cạn vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được kỳ vọng Riêng kết nối cảng cạn với đường sắt còn gặp nhiều thách thức do việc triển khai đầu tư các dự án đường sắt chậm chạp, không huy động được nguồn vốn đầu tư Mặt khác, cơ sở pháp lý cho việc kết nối từ cảng cạn vào tuyến đường sắt quốc gia cũng chưa phù hợp.

2.2.2 Năm 2022 a) Dịch vụ vận tải Đơn vị: triệu tấn

Hình 2.2: Khối lượng vận chuyển hàng hóa giai đoạn 2020 – 2022.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2022 đạt 1.492,7 triệu tấn, tăng 24,4% so với cùng kỳ năm 2021, luân chuyển hàng hóa đạt 318,12 tỷ tấn, tăng 31% so với cùng kỳ năm 2021 Tính chung 9 tháng năm 2022, vận tải trong nước đạt 1.460,31 triệu tấn, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2021, luân chuyển hàng hóa trong nước đạt 193 tỷ tấn.km, tăng 48% so với cùng kỳ năm 2021 Vận tải hàng hóa ngoài nước 9 tháng năm 2022 đạt 32,38 triệu tấn, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm 2021; Luân chuyển hàng hóa ngoài nước ước đạt 125,12 tỷ tấn.km, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm

2021 Như vậy, xét theo cơ cấu trong nước và ngoài nước thì hiện nay vận chuyển hàng hóa trong nước vẫn chiếm tỷ trọng chính (98%) trong khi vận tải ngoài nước chỉ chiếm một phần rất nhỏ (2%). b) Dịch vụ kho bãi

Bên cạnh việc gia tăng quy mô và các hình thức phát triển của kho bãi từ kho truyền thống đến các trung tâm phân phối, trung tâm xử lý và chia chọn, các trung tâm làm hàng, dịch vụ kho bãi cũng được đầu tư tăng cường về thiết bị, công nghệ và con người để tăng giá trị, phục vụ khách hàng Tỷ lệ ứng dụng hệ thống quản lý kho hàng (WMS) đạt 41,4% (Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh, 2022)

Nhiều công ty logistics đã có chiến lược và kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống kho bãi hiện đại, hình thành các trung tâm logistics được công nhận hay cảng cạn được cấp phép Tuy nhiên, nhìn chung nền tảng hệ thống kho bãi của Việt Nam đang có quy chuẩn chưa cao, còn khá nhiều doanh nghiệp logistics chưa cung ứng được chuỗi các dịch vụ trong toàn bộ chuỗi cung ứng Trong khi đó, nhu cầu về hệ thống kho vận hiện đại kết hợp tự động hóa, đáp ứng sự phát triển của các nhà bán lẻ và ngành thương mại điện tử tại Việt Nam là rất cao c) Dịch vụ giao nhận

Cùng với hội nhập kinh tế sâu rộng và đà phục hồi hậu COVID-19, ngành logistics Việt Nam có nhiều tiềm năng và dư địa để phát triển Trong đó các phân khúc giao nhận, chuyển phát, được đánh giá là có cơ hội lớn khi thương mại điện tử phát triển nhanh và người tiêu dùng mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong năm

2022 Những xu hướng tiêu dùng mới và thương mại điện tử hậu COVID-19 đang có tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi và định hình chiến lược của doanh nghiệp giao nhận, chuyển phát tại Việt Nam Để đáp ứng được nhu cầu thay đổi liên tục của khách hàng, các doanh nghiệp phải đảm bảo yêu cầu linh hoạt, đưa ra những dịch vụ chuyên biệt phục vụ từng nhóm nhu cầu riêng biệt, hoặc đẩy mạnh khâu phân loại khách hàng nhằm đến với người tiêu dùng gần hơn nữa, từ đó, tăng trải nghiệm tốt cho khách hàng qua các dịch vụ giá trị gia tăng như phân loại sản phẩm đóng gói, dán nhãn, theo dõi bưu kiện trực tuyến, ứng dụng di động, e-mail và cảnh báo SMS, gắn thẻ bảo mật, hỗ trợ khách hàng qua tổng đài 24/7,… d) Dịch vụ cảng cạn Đối với hệ thống cảng cạn, ICD miền Bắc được nhận định chưa có đóng góp nhiều cho tổ chức vận tải của khu vực Đa số chỉ sử dụng đường bộ nên chi phí vận tải còn cao Tỷ lệ hàng container thông qua các cảng cạn/điểm thông quan nội địa còn thấp, chỉ khoảng 3% hàng container thông qua cảng biển Tỷ lệ hàng thông qua cảng với vận đơn là cảng đích không đáng kể Trong khi tại miền Nam, hệ thống cảng cạn, ICD có sự hỗ trợ lớn hơn về năng lực cho hệ thống cảng biển, đă ̣c biệt cảng biển khu vực TP Hồ Chí Minh, tạo hiệu quả về chi phí vận tải do sử dụng đường thủy nội địa Tỷ lệ hàng thông qua cảng với vận đơn là cảng đích lớn

2.3.Tìm hiểu về tình hình logistics tại Hải Phòng

Hải Phòng là địa phương duy nhất ở miền Bắc hội tụ đủ 5 phương thức vận tải (đường biển – đường sông – đường sắt – đường bộ – đường hàng không) cùng với hệ thống cảng biển thuận lợi, Hải phòng có đầy đủ các yếu tổ để trở thành một trung tâm logistics trọng điểm của khu vực phía Bắc Cụ thể, Hải phòng có 50 bến cảng (chiếm 17,5% số bến cảng tại Việt Nam và chiếm 73% số bến cảng tại vùng Đồng bằng sông Hồng), đặc biệt là bến số 1 và 2 của Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có khả năng đón tàu hơn 130.000 tấn Hiện toàn thành phố có khoảng 250 đơn vị doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng

30 công ty, tập đoàn logistics đa quốc gia như DHL, UPS, FedEx, Lượng công nhân hoạt động trong lĩnh vực logisctics của thành phố chiếm xấp xỉ 20% nguồn lao động logistics trên cả nước Tổng diện tích kho, bãi trên toàn thành phố xấp xỉ 701,14 ha với hơn 60 kho, bãi chính

Ngày đăng: 16/07/2024, 09:52

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Logo của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu. - Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành Tìm Hiểu Về Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cảng Hoàng Diệu.pdf
Hình 1.1 Logo của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu (Trang 9)
1.1.2. Sơ đồ tổng thể - Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành Tìm Hiểu Về Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cảng Hoàng Diệu.pdf
1.1.2. Sơ đồ tổng thể (Trang 10)
Hình 1.3: Sơ đồ tổng thể của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu. 1.1.3. Thông tin ngành nghề - Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành Tìm Hiểu Về Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cảng Hoàng Diệu.pdf
Hình 1.3 Sơ đồ tổng thể của Công ty TNHH một thành viên Cảng Hoàng Diệu. 1.1.3. Thông tin ngành nghề (Trang 10)
Bảng 1.1: Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH một thành - Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành Tìm Hiểu Về Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cảng Hoàng Diệu.pdf
Bảng 1.1 Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của Công ty TNHH một thành (Trang 13)
Bảng 1.2: Bảng khái quát cơ sở vật chất của Công ty TNHH một thành viên - Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành Tìm Hiểu Về Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cảng Hoàng Diệu.pdf
Bảng 1.2 Bảng khái quát cơ sở vật chất của Công ty TNHH một thành viên (Trang 14)
Hình 2.1: Tổng lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam các tháng giai đoạn - Báo Cáo Thực Tập Cơ Sở Ngành Tìm Hiểu Về Công Ty Tnhh Một Thành Viên Cảng Hoàng Diệu.pdf
Hình 2.1 Tổng lượng vận chuyển hàng hóa của Việt Nam các tháng giai đoạn (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w