1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề TÌM HIỂU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO NHẬN VẬN TẢI CON ONG VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINAFCO
Tác giả Nguyễn Thị Mai Linh
Người hướng dẫn Ts. Nguyễn Minh Đức, Ths. Nguyễn Thị Nha Trang
Trường học Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam
Chuyên ngành Logistics
Thể loại Báo cáo thực tập cơ sở ngành
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỢT THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH (7)
    • 1.1. Buổi 1 (7)
    • 1.2. Buổi 2 (7)
    • 1.3. Buổi 3 (7)
    • 1.4. Buổi 4 (7)
    • 1.5. Buổi 5 (8)
    • 1.6. Buổi 6 (8)
    • 1.7. Buổi 7 (8)
    • 1.8. Buổi 8 (8)
    • 1.9. Buổi 9 (9)
    • 1.10. Buổi 10 (9)
    • 1.11. Buổi 11 (9)
  • CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP CHI NHÁNH (10)
    • 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh cảng Chùa Vẽ - Cảng Hải Phòng 5 1. Lịch sử hình thành Chi nhánh cảng Chùa Vẽ (10)
      • 2.1.2. Quá trình phát triển (11)
    • 2.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý (12)
      • 2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh cảng Chùa Vẽ (12)
      • 2.2.2. Các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý (0)
    • 2.3. Các lĩnh vực hoạt động chính và sản phẩm của Cảng Chùa Vẽ (13)
    • 2.4. Nguồn nhân lực và một số tiêu chí tuyển dụng việc làm (14)
    • 2.5. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị (16)
      • 2.5.1. Hệ thống cầu tàu, kho bãi (16)
      • 2.5.2. Công cụ xếp dỡ ở cảng (17)
      • 2.5.3. Công nghệ thiết bị (20)
    • 2.6. Vai trò vị trí của Chi nhánh cảng Chùa Vẽ trong chuỗi cung ứng (20)
    • 2.7. Khách hàng/ Nhà cung cấp chính cua doanh nghiệp (21)
    • 2.8. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (21)
    • 2.9. Định hướng khai thác, kinh doanh của doanh nghiệp (23)
  • CHƯƠNG 3: TÌM HIỂU VỀ CÁC DỊCH VỤ DO CÔNG TY INTERPLUS (24)
    • 3.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Interplus (24)
    • 3.2. Các loại hình dịch vụ Logistics doanh nghiệp cung cấp (25)
    • 3.3. Tại sao lựa chọn Interplus? (27)
    • 1. Kết luận (29)
    • 2. Kiến nghị (29)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (30)

Nội dung

Bài Báo cáo của em gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về đợt Thực tập Cơ sở ngành Chương 2: Giới thiệu Doanh nghiệp Chi nhánh cảng Chùa Vẽ Chương 3: Tìm hiểu về các dịch vụ do Công ty 0 c

TỔNG QUAN VỀ ĐỢT THỰC TẬP CƠ SỞ NGÀNH

Buổi 1

Buổi 1: Định hướng thực tập, ngày 2/8/2021 diễn ra từ 8h sáng đến 9h30’. Được hướng dẫn bởi thầy TS Nguyễn Minh Đức và cô ThS Nguyễn Thị Nha Trang định hướng cho sinh viên về các nội dung trong đợt thực tập cơ sở ngành, phổ biến trước khi thực tập, thời gian thực tập.

Buổi 2

Buổi 2: Công ty Cổ Phần InterPlus (Interplus Logistics Vietnam) từ 8h đến 11h20 (8/8/2021) do anh Nguyễn Danh Trung hướng dẫn

Là một công ty cung cấp dịch vụ vận tải chất lượng, tại đây sinh viên được nghe anh Nguyễn Danh giới thiệu về công ty, các sản phẩm-dịch vụ logistic, khách hàng của công ty… Bên cạnh đó công ty trả lời các thắc mắc của sinh viên như chiến lược, định hướng của công ty, các cơ hội việc làm, quy trình làm hàng xuất, hàng nhập …

Buổi 3

Buổi 3: (9/8/2021) từ 8h – 11h10’ giới thiệu về Phòng mô phỏng khai thác cảng do thầy giáo Phan Minh Tiến hướng dẫn.

Tại buổi học, thầy giới thiệu tổng quan về phòng mô phỏng tại tầng 4 toàn A4, giới thiệu các trang thiết bị tại phòng thông qua video Đồng thời giới thiệu về cảng biển, bến, bãi container, giới thiệu về phần mềm Port & Logistics solution JSC; mô tả vai trò của các bộ phận khai thác cảng container…

Buổi 4

Buổi 4: Diễn ra vào cùng ngày (9/8/2021) từ 14h đến 17h Sinh viên được giới thiệu về chi nhánh Cảng Chùa Vẽ do chú Lê Mạnh Hùng (người phụ trách khai thác cảng Chùa Vẽ và cảng Tân Vũ thuộc Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng).

Sinh viên được giới thiệu về lịch sử cảng Chùa Vẽ, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất, thiết bị, các dịch vụ … của cảng Xem video về cảng Chùa Vẽ, bên cạnh đó được giới thiệu chi tiết về cổng ra vào, trọng tải, phương thức làm việc với các cẩu cần, khung cẩu, khung xếp hàng, xe nâng hạ, kho CFS, thiết bị làm hàng…

Buổi 5

Buổi 5: (từ 14h đến 16h30 ngày 14/8/2021) Giới thiệu Trung tâm đào tạo

Logistics Tiểu vùng Mê-Kông - Nhật Bản tại Việt Nam do thầy Phan Minh Tiến hướng dẫn

Giới thiệu vị trí của trung tâm, cơ sở vật chất, các khóa học của trung tâm

Buổi 6

Buổi 6: (15/8/2021) Sinh viên được tìm hiểu về Công ty Cổ Phần Cảng Vật Cách do anh Ngô Quốc Hưng và Nguyễn Hùng Mạnh đại diện bên doanh nghiệp hướng dẫn.

Sinh viên được nghe giới thiệu về Cảng Vật Cách, về thủ tục xuất nhập làm hàng của cảng, và chia sẻ và trả lời những câu hỏi thắc mắc của sinh viên về các vấn đề của cảng.

Buổi 7

Buổi 7: (21/8/2021) từ 8h15 đến 10h50 Công ty xuất khẩu, Công ty Cổ phần xà đơn Khánh Trình do đại diện doanh nghiệp là chú Lê Nguyễn Khánh Trình hướng dẫn.

Giới thiệu cho sinh viên về công ty, đồng thời có một buổi chia sẻ về hoạt động xuất khẩu xa đơn xếp, cách tiếp cận và đưa sản phẩm mang thương hiệu Việt ra nước ngoài

Buổi 8

Buổi 8: (21/8/2021 từ 14h30 đến 17h) Công ty T.S.LINES do chú Phạm Hồng Mạnh hướng dẫn.

Sinh viên được tìm hiểu về vai trò của ngành vận tải biển, vận tải container, được nghe giới thiệu về trụ sợ chính, cơ cấu nhân sự, các loại hình vận chuyển hàng hóa trong container mà doanh nghiệp cung cấp, khách hàng của TSLines, thị trường kinh doanh,… Đồng thời giới thiệu chuyên sâu về các loại container, đơn vị đo, làm các chứng từ, yêu cầu tuyển dụng …

Buổi 9

Buổi 9: (22/8/2021) từ 8h30 đến 11h Công ty Cổ phần Giải phóng Cảng và Hậu cần do anh Nguyễn Việt Anh hướng dẫn.

Giới thiệu về ứng dụng phần mềm trong khai thác cảng, công nghệ khai thác cảng container, công nghệ trao đổi dữ liệu hải quan, công nghệ quản lý ICD …

Buổi 10

Buổi 10: (từ 14h30 đến 17h ngày 22/8/2021) Case study Hòa Phát Dung Quất do anh Trần Hữu Dụng đại diện và công nghệ phần mềm của công ty Interplus do chị Phạm Hải Anh hướng dẫn.

Giới thiệu cho sinh viên về công nghệ khai thác tổng hợp, case study Hòa Phát Dung Quất,…

Giới thiệu cho sinh viên phần mềm của Công ty Logistics InterPlus Như CRM (phần mềm quản lý, chăn sóc khách hàng); Logistics Operation System (dùng quản lý chính cho team CS và ACC)…

Buổi 11

Buổi 11: Vào 14h30 ngày 28/8/2021, là buổi tiếp xúc với Bãi Hải Minh Nam Phát do chú Long đại diện.

Tại buổi báo cáo doanh nghiệp cuối cùng, sinh viên được tìm hiểu về cơ sở vật chất đồng thời cũng như các quy trình làm hàng, giải lý sự cố của doanh nghiệp.

GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP CHI NHÁNH

Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh cảng Chùa Vẽ - Cảng Hải Phòng 5 1 Lịch sử hình thành Chi nhánh cảng Chùa Vẽ

Tên Việt Nam: Chi nhánh cảng Chùa Vẽ

Tên quốc tế: CHUA VE PORT BRANCH – PORT OF HAI PHONG

Trụ sở: Số 5 đường Chùa Vẽ, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

2.1.1 Lịch sử hình thành Chi nhánh cảng Chùa Vẽ

Cảng Chùa Vẽ là một chi nhánh của Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng thuộc Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (VINALINES) Cảng Hải Phòng ra đời vào cuối thế kỷ 19 (năm 1874) đến nay hơn 147 năm, qua nhiều năm hình thành và phát triển, cảng ngày càng đường mở rộng và nâng cấp đề phù hợp với kinh tế quốc gia Hiện nay, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng có hai chi nhánh trực thuộc và ba Công ty TNHH một thành viên Hai chi nhánh trực thuộc trực tiếp là Cảng Chùa Vẽ và Cảng

Hình 2.1: Bản đồ hệ thống Cảng Hải Phòng

Tân Vũ, còn ba Công ty TNHH một thành viên là Cảng Hoàng Diệu, Trung tâm Y tế Cảng Hải Phòng và Đào tạo KTNV Cảng Hải Phòng.

Xí nghiệp xếp dỡ Chùa vẽ là một xí nghiệp thành viên thuộc cảng Hải Phòng Được xây dựng từ năm 1977 nhằm đáp ứng như càu cảng mở rộng để tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng hàng hóa Với vị trí năm hữu ngạn sông Cửa Cấm, cách trung tâm Cảng Hải Phòng 4km về phía Đông, cách phao số”0” khoảng 20 hải lý Từ phao số

“0” vào cảng phải qua luông Nam Triệu và kênh đào Đình Vũ.

Hình 2.2: Vị trí Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ

Nằm trong một ví trí chiến lược, là cầu nối giao thông trong chuỗi các cảng ở Hải Phòng, cảng Chùa Vẽ có nhiệm vụ bốc xếp hàng hóa với nhiều chủng loại khác nhau, cung ứng cho các công nghiệp sản xuất Do đó nó góp phần không nhỏ trong việc phấn đấu thực hiện nhiệm vụ của toàn cảng.

Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ năm ở khu vực Cảng chính là một xí nghiệp thành phần thuộc liên hiệp các xí nghiệp Cảng Hải Phòng nên có cùng quá trình hình thành cà phát triển điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý chung với Cảng Hải Phòng.

Vào tháng 5/1977 cảng Chùa Vẽ được thành lập, với vị trí ban đầu chỉ là bãi bồi phù sa với đoạn cầu tàu dài 345m cho thuyền và sà lan cập bến Cảng Chùa Vẽ khi đó mới thành lập 2 khu vực:

- Khu vực 1 (khu vực chính – khu Chùa Vẽ): là nơi đặt các phòng ban làm việc, giao dịch và điều tra hoạt động cảng Nằm ở ngã ba Bình Hải, giáp với cảng Cấm và cách phường Máy Chai 50m về phía Bắc Cảng có 350m cầu tàu, 2nhaf kho kiểu khung và khu bãi xếp chứa hàng hóa rộng 5 hecta.

- Khu vực 2 (bãi Đoạn Xá): nằm cách khu vực 1 khoảng 1.000m về phía Đình

Vũ, tuy mặt bằng rộng nhưng chỉ sử dụng một phần nhỏ 350m cầu tàu và khoảng 15.000 m 2 do chưa có kinh phí đầu tư. Đến tháng 6/1995, 2 khu vực được tách làm hai xí nghiệp riêng Trong đó khu Chùa Vẽ trước kìa thành XNXD Đoạn Xá và khu vực Đoạn Xá lấy tên cũ là XNXD Chùa Vẽ.

XNXD Chùa Vẽ được tiếp nhận vốn đầu tư ODA của Chính phủ Nhật Bản nhằm cải tạo và nâng cấp cảng đồng thời tiến hành xây dựng nhiều hạng mục công trình để đưa vào sản xuất với những trang thiết bị hiện đại chuyên dùng nhằm tăng năng suất, giảm sức lao động để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Quá trình đó gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1996-2000), giai đoạn 2 (2001 – 2006), giai đoạn 3

(2007 – 2010) Từng qua từng giai đoạn, cảng dần dần được thay đổi mở rộng, những thiết bị, kho bãi được hình thành, tạo dựng lên hình ảnh Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ hiện nay.

Tháng 7 năm 2014 hòa vào dòng chảy Cổ phần hóa của nhà nước, Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ chính thức đổi thành Công ty Cổ phân Cảng Hải Phòng – Chi nhánh CảngChùa Vẽ.

Cơ cấu tổ chức và quản lý

2.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh cảng Chùa Vẽ

Phó giám đốc kỹ thuật

Phó giám đốc khai thác

Phó giám đốc kho hàng

Ban Kỹ thuật vật tư Đội Cơ giới Đội Bảo vệ Đội Giao nhận tông hợp

Ban Kinh doanh tiếp thị

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh cảng Chùa Vẽ

Ban lãnh đạo Chi nhánh: Gồm có giám đốc, các phó giám đốc và các đoàn thể hoạt động của Chi nhánh

 Giám đốc Chi nhánh là thành phần chịu trách nhiệm trước Đảng uỷ, giám đốc cảng Hải Phòng về việc nhận chỉ tiêu kế hoạch của cảng giao, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành và hoàn thành vựt mức kế hoạch được giao.

 Phó giám đốc khai thác: Quản lý trực tiếp chỉ đạo ban điều hành sản xuất.

 Phó giám đốc kho hàng: Chỉ đạo Ban kinh doanh tiếp thị, đội bảo vệ và đội Giao nhận Tổng hợp

 Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo việc quản lý, sử dụng các loại phương tiện, thiết bị, cơ giới phục vụ xếp dỡ, vận chuyển hàng hoá

- Ban kỹ thuật và vật tư an toàn:

 Tham mưu cho giám đốc và phó giám đốc kỹ thuật về công tác kỹ thuật, vật tư, quy trình công nghệ an toàn xếp dỡ và an toàn lao động

- Bộ phận trực ban ĐHSX:

 Gồm một điều độ trưởng (Trưởng ban) và 4 trực ban trưởng cùng với các trợ lý có nhiệm vụ tổ chức quản lý việc thực hiện sản xuất trong ca Lập kế hoạch khai thác tàu và hàng ra vào cảng kèm theo các biện pháp an toàn.

Bên cạnh đó còn có các ban kỹ thuật, trực ban, ban nghiệp vụ và các đơn vị trực tiếp sản xuất, với các nhiệm vụ được triển khai cụ thể từ trên xuống dưới, đảm bảo công việc được hoạt động năng suất, chất lượng và an toàn.

Các lĩnh vực hoạt động chính và sản phẩm của Cảng Chùa Vẽ

Dưới đây là một số lĩnh vực hoạt động chính của Chi nhánh Chùa Vẽ:

- Lĩnh vực kinh doanh: Khai thác cảng

Ban Kỹ thuật vật tư Đội Cơ giới Đội Bảo vệ Đội Giao nhận tông hợp

Ban Kinh doanh tiếp thị

- Nghành nghề kinh doanh: Xếp dỡ, giao nhân, bảo quản hàng hóa, chuyển tải hàng hóa và dịch vụ hàng hải

Một số dịch vụ chủ yếu của chi nhánh Chùa Vẽ:

- Dịch vụ xếp dỡ container tại cầu và vùng nước

- Dịch vụ kho CFS: gom hàng và phân phối hàng lẻ

- Các dịch vụ thuê bãi, lưu container

- Dịch vụ hoa tiêu lai dắt, tàu biển

- Dịch vụ logistic, khai thuế hải quan

- Vận tải container và hàng hóa khác bằng đường bộ

Hình 2.3: Quá trình làm hàng tại cảng

Nguồn nhân lực và một số tiêu chí tuyển dụng việc làm

Căn cứ vào định hướng phát triển dài hạn của công ty, để nâng cao chất lượng công tác quản trị doanh nghiệp trong thời gian tới, đồng thời tăng năng suất lao động sản xuất ở cảng Chi nhánh cảng Chùa Vẽ tập trung vào hai khía cạnh chính trong việc phát triển đó là nguồn nhân lực chất lượng cao và phương thúc quản trị hiện đại.

Bảng 2.1: Phân bổ lực lượng lao động

STT Chức năng SL STT Chức năng SL

2 Phó giám đốc 3 10 Đội xếp dỡ 147

3 Ban điều hành SXKD 27 11 Kho CFS 14

5 Ban KTVT 12 13 Đọi bảo vệ 32

6 Ban tổ chức tiền lương 11 14 Đội cần trục 141

7 Ban hành chính y tế 6 15 Đọi cơ giới 139

8 Ban tài chính kế toán 10 16 Đội vệ sinh công nghiệp 32

(Nguồn: Chi nhánh cảng Chùa Vẽ)

Là một chi nhánh thành viên của Cảng Hải Phòng, hạch toán phụ thuộc vào cảng, nên mọi yếu tố hoạt động đều chịu sự chỉ đạo của Cảng Hải Phòng Vậy nên công tác tuyển dụng của công ty cũng do Cảng quy định, chi nhánh không được tổ chức tuyển dụng Từ nhu cầu thực tế của Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ, mà xin ý kiến lên trên Cảng Hải Phòng, sau đó Cảng sẽ quyết định tuyển dụng hay điều động nhân lực xuống chi nhánh

Nguồn tuyển dụng của Cảng Hải Phòng sẽ sử dụng từ hai nguồn đó là: Tuyển dụng nội bộ và tuyển dụng từ bên ngoài

- Tuyển dụng nội bộ: Như các doanh nghiệp nhà nước khác, Cảng Hải Phòng luôn ưu tiên những đối tượng là con em cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn ngành nghề và cho thi tuyển vào các vị trí công việc.

- Tuyển dụng bên ngoài: Các đối tượng này chủ yếu là các sinh viên (chủ yếu đối với lào động trực tiếp), nhờ nhân viên giời thiệu (nhân viên khối phòng ban)

Với những tiêu chí tuyển dụng dựa trên các chiến lược sử dụng nhân sự, định hướng và bào không khí văn hóa của công ty, Việc tuyển chọn nhân viên dựa trên các tiêu chuẩn sau:

- Khả năng lãnh đạo (nếu tuyển chọn vào khối lao động gian tiếp và cấp quản trị)

Ngoài ra các tiếu chuẩn còn phụ thuộc vào tính chất công việc cụ thể, công ty muốn tuyển dụng chức vụ càng cao thì càng đòi hỏi kỹ nặng quản trị rộng bấy nhiêu Ngược lại, ứng viên muốn ứng vào các chức vụ càng thấp bấy nhiêu thì đòi hỏi các ứng viên có kỹ năng, kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn sây bấy nhiêu Cụ thể, khi công ty tuyển chọn nhân viên khối lao động trực tiếp, công ty luôn tuyển dụng các lao động trẻ chủ yếu là các kỹ sự boong và máy trẻ vừa tốt nghiệp đại học để bổ sung nguồn nhân lực cho đội tàu.

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị

Từ hệ thống cầu tàu, kho bãi đến cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp là những mãy móc, thiết bị, nhà xưởng, văn phòng… Đây đều là những yếu tố quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đem lại năng suất, sức mạnh kinh doanh trên cơ sở sinh lời của tài sản Chính vì đó cảng luôn hoàn thiện cở sở hạ tầng, trang thiết bị để đáp ứng nhu cầu cảu doanh nghiệp.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng thể Cảng Chùa Vẽ

2.5.1 Hệ thống cầu tàu, kho bãi

Chi nhánh hiện có trên 848 m cầu tàu dạng bến cọc thép và bê tông cốt thép được thiết kế theo tiêu chuẩn bến cảng cấp I, độ sâu trước bến khoảng -8.4 m

Bãi xếp hàng gồm có bãi container 202.110m 2 , mặt nền là bê tông rải nhựa áp lực trên bề mặt bến là 8 đến 16T/ m 2 bao gồm:

- Khu vực bãi chính: A (AA AD), B (BA BE), C (CA CE), F (FA, FB), E (EA, EB, EC)

- Khu vực cầu tầu: QA, HD

- Khu vực xếp Container lạnh: RA, RB, RC, RD

- Khu vực kho CFS : FS với diện tích 3.300 m 2

- Khu vực kiểm hoá: KH

- Khu vực khác: CH, A0, HR

 Xưởng sửa chữa cơ khí

 Ngoài ra còn có kho kín CFS với diện tích sử dụng 3.200 m 2

2.5.2 Công cụ xếp dỡ ở cảng a Thiết bị ngoài cầu tàu (tuyến cầu):

Bảng 2.2: Thống kê thiết bị ngoài cầu tàu

Thiết bị Số lượng Công dụng

Cần trục KIROV 01 chuyên được sử dụng để xếp dỡ vỏ container và khai thác các loại hàng hoá khác có trọng lượng nhỏ hơn 5 tấn

Cần trục giàn chuyên dụng QC (bánh ray) 04 sức nâng 35,6 tấn

(Nguồn: Tài liệu do doanh nghiệp cung cấp)

Hình 2.4: Một số thiết bị cần trục của Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ b Thiết bị khai thác trong bãi Container (tuyến bãi):

Bảng 2.3: Thống kê thiết bị khai thác trong bãi container

Thiết bị Số lượng Công dụng

Cần trục giàn RTG 08 sức nâng 35,6 tấn

Cần trục di động bánh lốp 02 chuyên dùng để nâng hạ hàng có tải trọng từ

Xe nâng hàng container 04 chuyên dùng để nâng hạ hàng container 40 tấn

Xe nâng hàng nhỏ 08 chuyên dùng khai thác hàng có tải trọng từ 4 tấn

Xe vận chuyển 23 chuyên dùng khai thác hàng container 40 feet và 20 feet

Cân điện tử 01 mức cân là 120 tấn

(Nguồn: Tài liệu do doanh nghiệp cung cấp)

Hình 2.5: Bãi container tại Cảng Chùa Vẽ

Hình 2.6: Một số thiết bị làm hàng

Ngoài ra cảng có hệ thống đường sắt trong cảng hiện nay khoảng trên 400m dùng để xuất nhập hàng hóa thông qua cảng và vận chuyển từ Hải Phòng đi các tỉnh Đồng thời còn có khu nhà văn phòng điều hành 4 tầng và các cơ sở hạ tầng khác phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho cán bộ công nhân viên chức.

Hình 2.7: Cổng ra vào cho xe chở hàng

- Hệ thống mạng nối xuyên suốt từ văn phòng Cảng tới xí nghiệp Chùa Vẽ

- Có 3 máy chủ, 83 máy tính và 52 máy in

- Có 3 hệ thống camera: phân bố ở tuyến cầu, tuyến bãi và tuyến cổng có chức năng cố định, quay quyét

- Phần mềm hệ thống dựa trên hệ điều hành Microsoft

- Mô hình tính toán dựa trên phần mềm hệ thống quản lí tài chính kế toán (MIS- G2).

- Trang bị phần mềm hệ thống quản lí bến Container Chùa vẽ: (CTMS); phần mền quản lí nhân sự - tiền lương (MIS-G3); phần mềm hệ thống quản lí văn thƣ và điều hành qua mạng; phần mềm hệ thống thông tin quản lí (MIS-CHP1).

Vai trò vị trí của Chi nhánh cảng Chùa Vẽ trong chuỗi cung ứng

Nằm trong hệ vị trí đầu mối giao thông khu vực phía Bắc, khu vực cảng Hải Phòng là một trong những mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn quốc Với mục tiêu trở thành khu vực trọng điểm kinh tế biển cả nước, cảng Hải Phòng trở thành trung tâm Logistics cấp quốc gia, nên những chi nhánh cũng là vai trò vô cùng quan trọng, trong đó có chi nhánh Cảng Chùa Vẽ.

Nằm trên vị trí quan trọng, một trong những đầu mối trọng điểm, là nơi tập trung kết nối đa dạng các phương thức vận tảỉ Đường bộ kết nối Hải Phòng với các vùng lân cận như đường 05, đường 10, 18, cùng với đường cao tốc 5B, Hạ Long – Hải Phòng giúp lưu thông hàng hóa giữa cảng Hải Phòng với hậu phương miền Bắc Bên cạnh đó có mạng lưới đường sông giữa Hải Phòng và Quảng Ninh giúp vận chuyển ngược lên thượng lưu các tỉnh phía bắc Hải Phòng Với sân bay quốc tế Cát Bi cách cảng 7km, tạo điều kiện chi việc vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, không chỉ vậy Cảng Hải Phòng là cảng duy nhất Việt Nam có hệ thống đường sắt nối trực tiếp đến cảng giúp lưu thông vận chuyển hàng hóa đi sâu vào trong đất liền dễ dàng hơn.

Không chỉ với những yếu tố phương thức vận tải, mà cảng còn có đội ngũ công nhân lành nghề, một trong những nhân tố quan trong giúp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics tại cảng. Điều đó có thể nhận thấy, sản lượng vận chuyển hàng hoác của vận tải biển chiếm 80% sản lượng hàng hóa thế giới Để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển đó, chuỗi logistics được hình thành để có thể diễn ra liền mạch Dể đáp ứng nhu cầu đó, các công ty dịch vụ Logistics, các cảng biển – nơi trung chuyển hàng hóa không ngừng cải thiện và nâng cao vị thế của mình Với ảnh hưởng của dịch bệnh, với giá cước tăng cao hay thiếu container trên thị trường nhưng hàng hóa tại cảng vẫn duy trì ổn định, nhờ các đề suất, giải pháp hợp lý từ đội ngũ quản trị Tuy còn nhiều thách thức về phía trước, nhưng đó cũng là cơ hội để Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ thể hiện trình độ nghiệp vụ, năng suất làm hàng, hòa mình vào dòng chảy cung ứng của quốc gia.

Khách hàng/ Nhà cung cấp chính cua doanh nghiệp

Một số nhóm khách hàng truyền thống như: công ty Mearsk Việt Nam Ltd, công ty cổ phần vận tải Vinafco, Yang Minh Corperation (VN), ngoài ra còn có công ty liên doanh đại lý vận tải COFI, công ty TNHH NYK line Việt Nam…

Ngoài ra Chi nhánh cảng Chùa Vẽ cũng hợp tác với những công ty ở nước ngoài, các đối tác như Singapore, Thái Lan, Nhật… Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ liên tục tổ chức kinh doanh, tìm kiếm những khách hàng mới, thị trường mới Cảng còn trực tiếp tới gặp, đè xuất ký hợp đồng liên kết với một số cảng trong khu vực lân cận (cảng Tân

Vũ, cảng Đình Vũ) khi mà cảng đối tác quá tải có thể san sang cảng Chùa Vẽ để phối hợp.

Hình 2.8: Một số đối tác chính

Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Bảng 2.4: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cảng Hải Phòng

Chỉ tiêu Đơn vị tính

(Nguồn: Báo cáo cảu hội dồng quản tri và ban điều hành về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2019 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020)

Kết quả sản xuất kinh doanh năm2019 của Cảng Hải Phòng (bao gồm Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng, các công ty TNHH một thành viên do Cảng Hải Phòng làm chủ).

- Sản lượng thông qua: 26.918 triệu tấn đạt 104,9% kế hoạch năm (25.662 triệu tấn), tăng 12,1% so với thực hiện năm 2018 (24.01 triệu tấn), trong đó container thực hiện 1.270.700 teus đạt 103,3% kế hoạch (1.230.500 teus) và tăng 10,1% so với thực hiện năm 2018 (1.153.700 teus).

- Doanh thu: 1.694.030 tỷ đồng đạt 100,6% kế hoạch năm 2019 (1.684 tỷ đồng), tăng 3,9% so với thự hiện năm 2018 (1.631.286 tỷ đồng) Trong đó doanh thu khai thác 1.539.809 tỷ đồng tăng 9,9% so với thực hiện năm 2018 (1.400.925 tỷ đồng).

- Lợi nhuận trước thuế: 396.6444 tỷ đồng, đạt 108,7% kế hoạch (365 tỷ đồng), tăng 8,6% so với thực hiện năm 2018 (635.098 tỷ đồng) trong đó lợi nhuận khai thác đạt 293.416 tỷ đồn, tăng 56.3% so với thực hiện năm 2018 (187.699 tỷ đồng).

Định hướng khai thác, kinh doanh của doanh nghiệp

Với tiền thân chỉ là một bãi bồi phù sa với đoạn cậu tàu dài 345m cho thuyền và sa lan cập bến để vận chuyển và trao đỏi hàng hóa Sau hơn 44 năm hình thành và phát triển, từ một xí nghiệp nhỏ Chi nhánh cảng Chùa Vẽ đã phát triển thành một trong những chi nhánh lớn với những công nghệ xếp dỡ hiện đại, tiên tiến đóng góp vào doanh thu tổng công ty, góp phần xây dựng cho ngành Hàng Hải Việt Nam lớn mạnh.

Với xu thế hội nhập và phát triển, hình thành những trung tâm logistics cấp quốc gia, tiếp xúc mở cửa hội nhập kinh tế thế giới Đây là thách thức đông thời là cơ hội của Cảng Hải Phòng nói chung và Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ nói riêng, đó là phải liên tục đổi mới, nang cấp trang thiết bị để tiếp nhận những thử thách cơ hội mới, tiến tới sánh tầm với các cảng biển lớn trong khu vực và trên thế giới.

Với mục tiêu đặt ra ban đầu là phục vụ mọi nhu cầu cho khách hàng từ vận chuyển, đóng gói đông thời trở thành một cửa khẩu xuất nhập hàng hóa quan trọng của miền Bắc.

Với những kế hoạch và đầu tư mở rộng cảng Lạch Huyện là xây dựng bến container số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ Quốc Tế Hải Phòng được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1323/QQD-TTg ngày 9/10/2019 Khi cầu 3, 4 ở ngoài Lạch Huyện hoàn thành, cảng Hải Phòng sẽ triển khai từng bước chuyển container ở Tân Vũ ra ngoài Lạch Huyện, container của Chùa Vẽ sẽ dịch tiếp ra Tân Vũ, hàng rời của Hoàng Diệu sẽ chuyển xuống Chùa Vẽ, nhằm từng bước di dời Khu bến cảng Hoàng Diệu. Định hướng khai thác, kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu là khách hàng, lấy khách hàng làm trung tâm, cảng không ngừng thay đổi nâng cấp thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động lành nghề Trải qua nhiều thử thách, Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ đã xây dựng hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, lấy khách hàng làm trung tâm mục tiêu hàng đầu, duy trì khách truyền thống, đồng thời mở rộng tiếp xúc với cả khách hàng tiềm năng từ nước ngoài.

TÌM HIỂU VỀ CÁC DỊCH VỤ DO CÔNG TY INTERPLUS

Giới thiệu về Công ty Cổ phần Interplus

Đến với Interplus, mọi nhu cầu cảu khách hàng đều được đáp ứng một cách tốt nhất bởi những nhân sự nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Logistics và các dịch vụ vận tải Với mạng lười toàn cầu rộng lớn và hơn 300 văn phòng trên toàn thế giới, hoạt động với phương châm tập trung và khách hàng và chất lượng dịch vụ, với tính chu đáo và phong cách làm việc chuyên nghiệp.

- Trụ sở chính: phòng 802 toà nhà

TM, số 8A lô 28 Lê Hồng

Phong, Ngô Quyền, Hải Phòng

 Hà Nội: toà nhà NTS, Sân bay Quốc tế Nội Bài, Sóc Sơn, Hà Nội

 Hồ Chí Minh: 14A, Sông Đà, Quận 2, Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

 Đà Nẵng: 118 Nguyễn Hoàng, Thanh Khê, Đà Nẵng

- Fanpage: Interplus.vn Logistics & Freight Forwarding

Hình 3.1: Công ty Cổ phần Interplus

Các loại hình dịch vụ Logistics doanh nghiệp cung cấp

Trên cơ sở hợp đồng dài hạn với nhiều hãng tàu và mạng lưới đại lý toàn cầu như Zim, Evergreen, Mearsk, Hapag-Lloyd, Wanhai…, Interplus cung cấp các dịch vụ vận chuyển đường biển từ cửa đến cửa (door-to-door) bên cạnh đó Interplus đang có hợp đồng với các đơn vị chuyển phát nhanh chuyên nghiệp như DHL, FedEx, TNT Đây là điều kiện thuận lợi để giúp Interplus cung cấp dịch vụ đầy đủ cho khách hàng với chi phí thấp và chất lượng cao Interplus còn hỗ trợ các khách hàng chuẩn bị và đưa tất cả các tài liệu để thông quan hàng hóa, thông qua hải quan Từ đó, giảm bớt căng thẳng khi xử lý các vấn đề hải quan Dưới đây là một số dịch vụ của Interplus.

- Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay

- Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải

- Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ phương thức vận tải biển

- Dịch vụ đại lý khai báo thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan)

- Dịch vụ đại lý vận tải hàng hoá

- Các dịch vụ khác, bao gồm các loại hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hoá, kiểm định hàng hoá, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải

- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hoá và giao hàng

- Dịch vụ vận tải đa phương thức

- Dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc dịch vụ vận tải đường biển

- Dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc dịch vụ vận tải đường thuỷ nội địa

- Dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc dịch vụ vận tải đường sắt

- Dịch vụ vận tải hàng hoá thuộc dịch vụ vận tải đường bộ

- Dịch vụ vận tải hàng không

- Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

- Các dịch vụ khác do thương nhân dịch vụ Logistics và khách hàng thoả thuận phù hợp với nguyên tắc cơ bản của Luật thương mại

- Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác,…

Hình 3.2: Dịch vụ đóng gói hàng hóa của công ty

Tại sao lựa chọn Interplus?

Trong thời đại biến động và đầy cạnh tranh, với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành, dịch vụ Logistics Để có thể thu được lợi nhuận cao nhất, làm cho khách hàng tin tưởng, đòi hỏi các doanh nghiệp liên tục cập nhật, tiếp thu và áp dụng những kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình Bên cạnh đó phải không ngừng sáng tạo, tối ưu hóa dịch vụ để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, để đạt được chất lượng, uy tín trên thị trường.

Hình 3.3: Văn phòng công ty

Vậy, điều gì khiến các khách hàng lại lựa chọn và tin tưởng vào Interplus? Điểm đặc sắc nào khiến tạo nên được thành công của Interplus – một doanh nghiệp trẻ đứng vững trong một môi trường khốc liệt và giống tố như

Logistics? Qua buổi giới thiệu và tiếp xúc với sinh viên Trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, anh Nguyễn Danh Trung đã chia sẻ những yếu tố tạo nên thành công của công ty Cổ phần Interplus

- Dịch vụ hướng tới khách hàng

- Cung cấp tất cả các dịch vụ Logistics (từ kho người bán tới kho người mua).

- Giá cước ưu tiên - Có khả năng cung cấp dịch vụ cho các lô hàng “nhạy cảm” -

Có nhân sự trực tiếp tại làm hàng tại các cửa khẩu.

- Hệ thống đại lý trên 90 quốc gia.

- Cam kết về thời gian xe, số lượng xe Đối với xe tải chạy từ Nội Bài đi các tỉnh, Interplus cam kết xe tải sẵn sàng sau 5 phút đặt xe.

- Đội ngũ nhân sự năng động, nhiệt tình.

Hình 3.4: Một số hoạt động của công ty

Thấu hiểu khách hàng chính là mục tiêu mà Interplus hướng đến và chú trọng nhất Interplus luôn thể hiện thái độ cầu tiến, chăm chú nghe những nhận xét của mọi người, thông qua sử dụng bảng hỏi, gọi điện cho khách hàng xin ý kiến, khảo sát, dùng thử dịch vụ Từ kết quả thu thập từ nghiên cứu thị trường, công ty sẽ có cơ sở để đưa ra kế hoạch đúng đắn trong cải tiến chất lượng dịch vụ và đồng thời tạo nên sợi dây gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Trải nghiệm qua kỳ thực tập cơ sở ngành năm 2021, đã đem lại cho chúng em những kiến thức vô cùng bổ ích và sâu sắc, đặc biệt là các kỹ năng từ các thầy cô trong Khoa Kinh tế của trường Đại học Hàng Hải Việt Nam, và từ các bên đại diện doanh nghiệp chia sẻ Để từ đó, sinh viên chúng em có cơ hội được tiếp xúc, trao đổi với các doanh nghiệp thông qua các buổi vấn đàm về vấn đề kinh tế, logistics lẫn các kỹ năng, và giải đáp những thắc mắc của sinh viên, nhằm rút ra những kiến thức cô đọng nhất và có ích nhất.

Chúng em được tìm hiểu sâu sắc hơn về nhịp sống và hoạt động trong môi trường làm việc tại Cảng, các chi nhánh, doanh nghiệp hiện đang tham gia vào chuỗi cung ứng như là cơ sở vật chất, đến các hoạt động sản xuất, khai thác kho bãi, các ứng dụng phần mềm trong việc quản lý,…Ngoài ra còn trau dồi cho chúng em về kỹ năng, những kiến thức nhân sự, xuất nhập khẩu để giúp định hướng bản thân sinh viên trong giai đoạn này.

Kiến nghị

Do ảnh hưởng của dịch bênh, nên nhà trường không thể đưa chúng em tham quan và trải nghiệm trực tiếp Tuy nhiên, với sự nhiệt tình đến từ thầy cô, các báo cáo viên, chúng em vẫn có thể học hỏi qua những buổi thực tập vô cùng đặc biệt và ý nghĩa Với hy vọng cho các đợt thực tập tiếp theo, chúng em mong được tiếp xúc nhiều với các doanh nghiệp hơn, và có thể tìm hiểu và trải nghiệm các vị trí trong đơn vị

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các đại diên công ty, báo cáo viên đã tạo điều kiện tham gia các buổi tiếp xúc, truyền đạt những kinh nghiệm, kiến thức lý thú, đồng thời giải đáp những câu hỏi Em cũng chân thành cảm ơn thầy – Ts Nguyễn Minh Đức cô – Ths Nguyễn Thị Nha Trang đã tận tình hướng dẫn để sinh viên chúng em có một kỳ thực tập thành công tốt đẹp.

Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 18/10/2024, 10:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Phân bổ lực lượng lao động 10 - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Bảng 2.1 Phân bổ lực lượng lao động 10 (Trang 4)
Hình 2.1: Bản đồ hệ thống Cảng Hải Phòng - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 2.1 Bản đồ hệ thống Cảng Hải Phòng (Trang 10)
Hình 2.2: Vị trí Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 2.2 Vị trí Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ (Trang 11)
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh cảng Chùa Vẽ - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
2.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh cảng Chùa Vẽ (Trang 12)
Hình 2.3: Quá trình làm hàng tại cảng - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 2.3 Quá trình làm hàng tại cảng (Trang 14)
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổng thể Cảng Chùa Vẽ - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổng thể Cảng Chùa Vẽ (Trang 16)
Hình 2.4: Một số thiết bị cần trục của Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 2.4 Một số thiết bị cần trục của Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ (Trang 18)
Hình 2.7: Cổng ra vào cho xe chở hàng - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 2.7 Cổng ra vào cho xe chở hàng (Trang 19)
Hình 2.6: Một số thiết bị làm hàng - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 2.6 Một số thiết bị làm hàng (Trang 19)
Hình 2.5: Bãi container tại Cảng Chùa Vẽ - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 2.5 Bãi container tại Cảng Chùa Vẽ (Trang 19)
Hình 2.8: Một số đối tác chính - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 2.8 Một số đối tác chính (Trang 21)
Bảng 2.4: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cảng Hải Phòng - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Bảng 2.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Cảng Hải Phòng (Trang 22)
Hình 3.1: Công ty Cổ phần Interplus - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 3.1 Công ty Cổ phần Interplus (Trang 25)
Hình 3.3: Văn phòng công ty - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 3.3 Văn phòng công ty (Trang 27)
Hình 3.4: Một số hoạt động của công ty - Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu về công ty cổ phần giao nhận vận tải con ong và công ty cổ phần vận tải biển vinafco
Hình 3.4 Một số hoạt động của công ty (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w