1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - văn hóa kinh doanh - đề tài - Văn hóa kinh doanh trong quản trị nhân lực ở tập đoàn FPT

22 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Kinh Doanh Trong Quản Trị Nhân Lực Ở Tập Đoàn FPT
Trường học Trường Đại Học FPT
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 38,57 KB

Nội dung

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằmđiều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệvới người khác, với xã hội.. Kể từ đó, đạo đứ

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 2

1.1 Các khái niệm 2

1.2.Các khía cạnh của đạo đức kinh doanh 4

1.2.1.Vấn đề đạo đức trong kinh doanh là gì? 4

1.2.2.Nguồn gốc của đạo đức kinh doanh và các vấn đề nảy sinh 5

1.3 Đối tượng hữu quan chính 6

1.4.Các phạm vi chủ yếu của đạo đức trong kinh doanh 7

1.5 Vận dụng đạo đức trong kinh doanh 8

PHẦN 2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA FPT 10

2.1 Giới thiệu FPT 10

2.2 Các quy định đạo đức nghề nghiệp 12

2.3 Tình hình đạo đức kinh doanh của FPT 13

2.3.1 FPT mua độc quyền phân phối hình ảnh worl cup 2006 13

2.3.2.Lãnh đạo trẻ FPT phải học đạo đức 14

2.3.3.Vụ 2 nam sinh viên FPT múa khỏa thân 16

PHẦN 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở FPT 19

3.1 Đánh giá về thực trạng đạo đức kinh doanh ở FPT 19

3.2 Một số đề xuất nhằm phát triển và hoàn thiện đạo đức kinh doanh ở FPT 20

KẾT LUẬN 22

Trang 2

PHẦN 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1 Các khái niệm.

Nghiên cứu về đạo đức là một truyền thống lâu đời trong xã hội loàingười, bắt nguồn từ những niềm tin về tôn giáo, văn hóa và tư tưởng triết học.Đạo đức liên quan tới những cam kết về luân lí, trách nhiệm và công bằng xãhội Đạo đức trong tiếng anh là ethics, từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp ethiko

và ethos, nghĩa là phong tục hoặc tập quán Như Aristoteles đã nói, khái niệmtrên bao gồm cả tính chất và cách áp dụng Vì vậy, đạo đức phản ánh tính cáchcủa cá nhân và trong thời đại ngày nay thì có thể nói lên cả tính chất của mộtdoanh nghiệp, vì doanh nghiệp chính là tập hợp của các cá nhân

Đạo đức là gì?

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằmđiều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệvới người khác, với xã hội

Sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật:

Phạm vi điều

chỉnh

Rộng (bao quát mọilĩnh vực của thế giớitinh thần)

Đạo lí đúng đắn tồn tạibên trên luật

Hẹp (chỉ điều chỉnh hành viliên quan đến chế độ xã hội,chế độ nhà nước).Chỉ làm rõnhững mẫu chung nhỏ nhấtcủa các hành vi hợp lẽ phải

Trang 3

Đạo đức kinh doanh là gì?

Đạo đức kinh doanh là một khái niệm không cũ mà không mới Với tưcách là một khía cạnh luân lí trong hoạt động thương mại, đạo đức kinh doanh

đã lâu đời như chính thương mại vậy Trong bộ luật Hammurabi từ khoảng

1700 TCN đã có quy định về giá cả, thuế quan, cách thức hoạt động thươngmại và cả hình phạt hà khắc cho những kẻ không tuân thủ Đó có thể được coi

là bằng chứng cho sự nỗ lực đầu tiên của xã hội loài người để phân định ranhgiới đạo đức cho các họat động kinh doanh

Tuy nhiên, với tư cách là một khái niệm mang tính hàn lâm, đạo đức kinhdoanh mới chỉ tồn tại được bốn chục năm trở lại đây Nhà nghiên cứu đạo đứckinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đưa ra khái niệm nàytrong một hội nghị khoa học vào năm 1974 Kể từ đó, đạo đức kinh doanh đãtrở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của các nhà lãnh đạotrong giới kinh doanh, nguười lao động, các cổ đông…tuy nhiên, không phảitất cả những nhà nghiên cứu, các tác giả và diễn giả đều có chung quan điểm vềđạo đức kinh doanh

Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạođức kinh doanh, ví dụ như khái niệm sau: “Đạo đức kinh doanh là nhữngnguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng sai, nhằm điều chỉnh các hành

vi của các nhà kinh doanh.” Nhưng với góc độ tiếp cận khác của môn học Vănhóa kinh doanh thì có khái niệm như sau:

“Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tácdụng điều chỉnh, đánh giá, huớng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thểkinh doanh.”

Như vậy với khái niệm này, đạo đức kinh doanh bao gồm những vấn đềsau:

Quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc các luật lệ được đưa ra đểthực hiện nhằm ngăn chặc các hành vi sai nguyên tắc đạo đức Ví dụ như: Bộluật lao động có quy định các doanh nghiệp không được trả lương chậm cho

Trang 4

nhân viên quá 2 tháng Nếu chậm quá 2 tháng sẽ phải trả đúng số lương cộngthêm những ngày trả chậm tính theo lãi ngân hàng.

Hành vi của các chủ thể kinh doanh phải phù hợp với lẽ công bằng, luậtpháp và các tiêu chuẩn khác; hành vi cá nhân phải đúng với thực tiễn và trungthực Một người kinh doanh luôn phải có trách nhiệm với với những hậu quảxuất phát từ hành vi của mình

Điều khó khăn nhất khi nghiên cứu đạo đức nói chung và đạo đức kinhdoanh nói riêng đó là vấn đúng sai Điều được coi là đúng đắn về mặt đạo lí vớingười này có thể không đúng với người khác; những điều hôm nay còn đúngthì mai đã thành sai

1.2 Các khía cạnh của đạo đức kinh doanh

1.2.1.Vấn đề đạo đức trong kinh doanh là gì?

Một vấn đề chứa đựng khía cạnh đạo đức, hay vấn đề mang tính đạo đức,vấn đề được tiếp cận từ góc độ đạo đức, là một hoàn cảnh, trường hợp, tìnhhuống một cá nhân hay tổ chức gặp phải những khó khăn hay ở tình huống khó

xử khi phải lựa chọn một trong nhiều cách hành động khác nhau dựa trên tiêuchí về sự đúng – sai theo các quan niệm phổ biến, chính thức của xã hội đốivới hành vi trong các trường hợp tương tự - các chuẩn mực đạo lí xã hội Giữamột vấn đề mang tính đạo đức và một vấn đề mang tính chất khác có sự khácbiệt rất lớn Sự khác biệt thể hiện ở chính tiêu chí lựa chọn để ra quyết định.Khi tiêu chí để đánh giá và lựa chọn cách thức hành động không phải là cácchuẩn mực đạo lí xã hội, mà là “tính hiệu quả”, “việc làm, tiền lương”, “sựphối hợp nhịp nhàng đồng bộ và năng suất” hay “lợi nhuận tối đa” thì nhữngvấn đề này sẽ mang tính chất kinh tế, nhân lực, kỹ thuật hay tài chính

Những vấn đề đạo đức thường bắt nguồn từ những mâu thuẫn Mâu thuẫn

có thể xuất hiện trong mỗi cá nhân ( tự mâu thuẫn ) cũng có thể xuất hiện giữanhững người hữu quan do sự bất đồng trong các quan niệm về giá trị đạo đức,trong mối quan hệ hợp tác và phối hợp, về quyền lực và công nghệ Đặc biệtphổ biến, mâu thuẫn thường xuất hiện trong những vấn đề liên quan đến lợi

Trang 5

ích Mâu thuẫn cũng xuất hiện ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, nhất làtrong các hoạt động phối hợp chức năng.

Khi đã xác định được vấn đề có chứa yếu tố đạo đức, người ta luôn tìmgiải quyết chúng Trong nhiều trường hợp, việc giải quyết các vấn đề nàythường kết thúc ở tòa án, khi vấn đề trở nên nghiêm trọng và phức tạp đến mứckhông thể giải quyết thông qua đối thoại trực tiếp giữa các bên liên quan Khi

đó hậu quả thường rất nặng nề và tuy người thắng kẻ thua nhưng không có bênnào được lợi Phát hiện và giải quyết các vấn đề đạo đức trong quá trình raquyết định và thông qua các biện pháp quản lí có thể mang lại hệ quả tích cựccho tất cả các bên

1.2.2 Nguồn gốc của đạo đức kinh doanh và các vấn đề nảy sinh.

Nguồn gốc của đạo đức là phát sinh từ những mâu thuẫn nảy sinh trongcác vấn đề, lĩnh vực giữa các cá nhân hay tập thể Bất cứ một vấn đề nào nảysinh cũng có nhiều sự lựa chọn khác nhau cho cùng một vấn đề Sự lựa chọnnày có thể đúng với người này, nhưng chưa hài lòng với người khác dẫn tớimâu thuẫn giữa các cá nhân, mâu thuẫn trong một tập thể nào đó

Các vấn đề thường nảy sinh từ:

Giữa các đối tượng hữu quan – đối tượng hữu quan có thể bên trong hoặcbên ngoài, tham gia trực tiếp hay gián tiếp, lộ diện trong các tình tiết liên quanhay tiềm ẩn Do họ có ảnh hưởng ở mức độ khác nhau nên chỉ những đối tượng

có khả năng gây ảnh hưởng quan trọng mới được xét tới cần khảo sát các đốitượng này về quan điểm, triết lí bởi chúng quyết định cách thức hành động,phản ứng của họ Quan điểm và triết lí của một đối tượng hữu quan được thểhiện qua những đánh giá của họ về một hành động tiềm ẩn mâu thuẫn hay chứađựng những nhân tố phi đạo đức

Các vấn đề thường nảy sinh trong các lĩnh vực chuyên môn, trong mộtlĩnh vực bất kì, với các chuyên gia khác nhau thường có kiến đối lập nhau, từ

đó hình thành các nhóm tư duy khác nhau và dẫn tới mâu thuẫn giữa các nhómnày

Trang 6

Các vấn đề cũng nảy sinh do xung đột về quan điểm, triết lí, mục tiêu, lợiích, việc chỉ ra bản chất về mâu thuẫn chỉ có thể thực hiện được sâu khi xácminh mối quan hệ giữa những biểu hiện trên.

1.3 Đối tượng hữu quan chính.

Từ bên trong:

Từ bên trong doanh nghiệp có các đối tượng như chủ sở hữu, người quản

lí và cả người lao động của doanh nghiệp, đây là những đối tượng có liên quanmật thiết tới đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể:

Về chủ sở hữu: những hoài bão, giá trị tinh thần của người chủ doanhnghiệp sẽ làm họ làm việc hết mình để đạt được mục tiêu của mình, có nhữnglúc vì lợi ích cũng như mục tiêu của họ mà có thể làm trái với đạo đức Đạo đứccủa người chủ sở hữu cũng ảnh hưởng một phần tới đạo đức kinh doanh củadoanh nghiệp, vì họ được coi là “chim đầu đàn” của một doanh nghiệp Haynhững cam kết về bảo toàn, phát triển tài sản và nghĩa vụ xã hội sẽ rơi vào tìnhtrạng khó xử về lựa chọn giữa lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội

Về người quản lí: đôi khi chỉ vì danh tiếng của bản thân mà người quản lílàm trái với đạo đức nói chung và đạo đức riêng của người đó Hay vì địa vị, cơhội thăng tiến mà những người quản lí cạnh tranh nhau, có những hành độngtrái đạo đức, luân lí, điều đó cũng gây ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh củadoanh nghiệp đó

Về người lao động: có những doanh nghiệp trả lương lao động theo sảnphẩm, tức là càng nhiều sản phẩm thì lương càng cao, từ đó nảy sinh vấn đềngười lao động làm nhanh để tăng số lượng sản phẩm làm chất lượng sản phẩmgiảm, có khi biết sai nhưng vẫn bỏ qua để lấy số lượng, làm trái với đạo đứcnghề nghiệp, điều đó cũng ảnh hưởng tới hình ảnh của doanh nghiệp

Từ bên ngoài:

Trang 7

Về phía khách hàng: các chính sách quảng cáo,marketing sản phẩm chokhách hàng của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh củadoanh nghiệp đó Đôi khi vì nâng cao giá trị sản phẩm của doanh nghiệp trongmắt khách hàng mà doanh nghiệp quảng cáo sai lệch về tính năng, chất lượngsản phẩm của doanh nghiệp, gọi là “đánh lừa khách hàng.”

Về phía đối thủ cạnh tranh: để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, cácdoanh nghiệp phải có nhiều chính sách, chiến lược khác nhau như chính sáchgiá, chiến lược cạnh tranh…có những doanh nghiệp chọn sự cạnh tranh bằngcon đường “ngách”- tức là cạnh tranh không chính thức, bằng những cáchkhác nhau đi trái với đạo đức kinh doanh

Sự tin tưởng của cộng đồng cũng là sự khẳng định về đạo đức kinh doanhcủa doanh nghiệp Điều đó thể hiện qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệpcũng như nghĩa vụ pháp lí và đạo đức của doanh nghiệp

Trung gian

Đối tượng hữu quan ở trung gian chính là chính phủ, với vai trò phát triểnbền vững môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội- tự nhiên Bên cạnh đó, chínhphủ cần phải cân đối, cư cử bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp

1.4 Các phạm vi chủ yếu của đạo đức trong kinh doanh

Phạm vi xã hội

Trong phạm vi xã hội, phạm trù đạo đức thường đề cập đến các vấn đề như: Thể chế xã hội, chuẩn mực giá trị của thể chế đó, các quyền và nghĩa

vụ của con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Phạm vi những người liên quan đến doanh nghiệp

Trong phạm vi này, các vấn đề được đưa ra giải quyết trong mối quan

hệ giữa các đối tác, những người có liên quan mà lợi ích của họ gắn liền với kết quả quá trình kinh doanh như: nhà cung ứng, khách hàng, người bỏ vốn kinh doanh

Trang 8

Phạm vi doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh liên quan đến người lao

động là trực tiếp, bao gồm quyền, nghĩa vụ trong lao động, các quan hệ và lợi ích kinh tế của họ trong làm việc và kinh doanh

Trong phạm vi cá nhân

Đối với mỗi cá nhân, ý thức và hành vi đạo đức mang tính tự giác, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu bên trong, đồng thời chịu tác động của dư luận xã hội, sự kiểm tra của những người xung quanh

Vấn đề đạo đức ở đây được giải quyết trong quan hệ giữa người với  người trong kinh doanh như: lòng trung thực, quan hệ chủ thợ, người quản lí

và người bị quản lí

1.5 Vận dụng đạo đức trong kinh doanh.

Có thể nói, đạo đức là sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội nhất định, làkiến trúc thượng tầng và hình thái ý thức của hình thức xã hội, là bộ phận cấuthành quan trọng bên trong kết cấu xã hội của loài người, gắn bó chặt chẽ vớilợi ích của con người Bởi vậy bản chất của đạo đức và đặc trưng của nó là tínhcông luận xã hội Các nhà triết học cổ đại ngày xưa coi đạo đức như là phápluật, tức là biểu hiện của cái đúng, cái tốt, cái chuẩn mực để làm nhiệm vụ vàvai trò điều chỉnh hành vi của con người, hoạt động xã hội

Trong thực tế kinh doanh, để điều chỉnh các hành vi theo các chuẩn mựcđạo đức thì vấn đề đạo đức cần phải thể chế hóa, qua đó mà kiểm soát mà chiphối các hoạt động kinh doanh Nội dung trong việc thể chế hóa này bao gồm:

a, Trong phạm vi xã hội:

+ Tăng cường phạm vi kiểm soát của luật pháp

+ Xây dựng những quy ước, quy tắc chung để thể hiện trong các hoạtđộng kinh doanh

+ Xây dựng hệ thống đánh giá về đạo đức trong phạm vi xã hội

Trang 9

+ Xây dựng các nhóm bảo vệ người tiêu dùng

b, Trong phạm vi doanh nghiệp:

+ Thành lập bộ phận chuyên quản lý về đạo đức Bộ phận này làm nhiệm

vụ nghiên cứu đề ra các chính sách, quy tắc và thể chế về đạo đức, áp dụngtrong một tổ chức kinh doanh Ban này cũng có vai trò như một ban tư vấn cholãnh đạo doanh nghiệp về phương diện đạo đức kinh doanh

+ Giáo dục đạo đức trong kinh doanh đó là thực hiện chương trình giáodục đạo đức trong doanh nghiệp các hình thái khác nhau như: phổ biến các quychế và quy tắc đạo đức, mở các lớp bồi dưỡng về nhận thức và quản lý việcthực hiện các quy tắc đạo đức

+ Xây dựng các quy chế về kinh tế đạo đức trong kinh doanh Đó là xét

xử các vi phạm quy tắc đạo đức trong kinh doanh

Trang 10

PHẦN 2 THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA FPT 2.1 Giới thiệu FPT

a Cơ cấu tổ chức.

Công ty đặt trụ sở chính tại Tòa nhà FPT, lô B2, phố Duy Tân, đườngPhạm Hùng, quận Cầu Giấy, Hà Nội có 9 công ty thành viên và 3 công ty liênkết

* 9 công ty thành viên:

1 Công ty cổ phần hệ thống thông tin FPT (FPT Information System)

2 Công ty cổ phần thương mại FPT (FPT Trading Group)

3 Công ty cổ phần viễn thông FPT (FPT Telecom)

4 Công ty cổ phần kỹ thuật số FPT (FPT retail)

5 Công ty TNHH Viễn thông quốc tế FPT (FTI)

6 Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPT Education)

7 Công ty TNHH đầu tư FPT (FPT Invest)

8 Công ty cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online)

9 Công ty cổ phần phần mềm FPT (Fsoft)

* 3 công ty liên kết:

1 Công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPT Securities)

2 Công ty cổ phần đô thị FPT Đà Nẵng ( FPT City JSC)

3 Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong

b Lĩnh vực hoạt động chính của FPT

- Xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị, kinh doanh bất động sản

- Tích hợp hệ thống

- Xuất khẩu phần mềm

Trang 11

- Lắp ráp máy vi tính.

- Cung cấp dịch vụ viễn thông

- Lưu trữ trực tuyến Fshare

- Giải trì Play HD

- Phân phối điện thoại di động

- Bảo hành, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học

c Văn hóa FPT.

Văn hóa FPT là chất keo gắn kết người FPT, thúc đẩy mỗi người FPTlàm việc hăng say và cống hiến nhiều hơn cho sự phát triển của công ty Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là vấn đề được FPT đặc biệt quan tâm.Qua gần 25 năm phát triển, nhiều truyền thống và giá trị tốt đẹp đã hình thành,đưa FPT trở thành một công ty có nhiều nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, làniềm tự hào của mỗi người FPT và đóng góp quan trọng vào thành công củaFPT hôm nay

Thông qua các hoạt động văn hóa được tổ chức thường xuyên, khôngnhững các giá trị truyền thống được duy trì và phát huy mà nhu cầu đời sốngtinh thần của CBNV cũng được đáp ứng, tạo cho họ sự phấn khởi trong côngviệc kinh doanh ngày càng áp lực hơn

Ngày đăng: 09/12/2024, 03:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w