Đại hội VI nhấn mạnh: “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hi
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
MÔN HỌC LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
Đề tài: BÀI TẬP 1 – SƠ LƯỢC VỀ ĐẠI HỘI LẦN THỨ
VI VÀ LẦN THỨ VII
Trang 2LỚP: L04 – NHÓM 9
ST
T
Sinh viên thực hiện MSSV
41 Nguyễn Văn Hoàng 1913448
42 Đoàn Ngọc Diễm Hương 2011345
43 Lê Đức Huy 2010284
44 Trần Đoàn Đức Huy 2013332
45 Trương Hoàng Huy 1911266
Trang 3Mục lục
I Đại hội lần VI 1
1 Hoàn cảnh lịch sử
2 Nội dung cơ bản
2.1 Kinh tế
2.2 Công nghiệp hoá
2.2.1 Đại hội VI xác định nhiệm vụ trung tâm của công nghiệp hóa
2.2.2.1 Nguyên nhân xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp
2.2.2.2 Đảng quyết định xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp
2.3 Văn hoá
2.4 Đối ngoại
II Đại hội lần thứ VII 5
1 Hoàn cảnh lịch sử
2 Nội dung cơ bản
2.2.2.1 Xác định mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa
2.2.2.2 Xây dựng giai cấp công nhân
2.2.2.3 Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng
III Những điểm đổi mới của Đại hội lần VII so với lần VI 10
1 Kinh tế
2 Công nghiệp hoá
3 Văn hoá
4 Đối ngoại
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4I Đại hội lần VI
1 Hoàn cảnh lịch sử
Đại hội diễn ra sau thắng lợi kháng chiến chống Mỹ, đất nước hoàn toàn độc lập Trong niềm vui chiến thắng, niềm tự hào dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân cả nước bắt tay vào hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước Đại hội diễn ra vào ngày
15 đến ngày 18/12/1986 tại thủ đô Hà Nội Với số lượng đảng viên là
2109613, 1129 đại biểu
Đại hội VI là Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng ta Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI đã họp 12 lần để bàn và quyết định các vấn đề trọng đại của Đảng và Nhà nước ta, trong đó chủ yếu là tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý kinh tế sang kinh doanh XHCN; đổi mới quản lý Nhà nước, đổi mới công tác tổ chức và cán
bộ, đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác quần chúng của Đảng
2 Nội dung cơ bản
2.1 Kinh tế
Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nhiều thành phần kinh tế Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành chính, bao cấp, chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh
tế lớn là lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đó là
sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp hoá trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa thường xuyên với hình thức, bước đi thích hợp, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp và lực lượng sẵn xuất phát triển Đối mới cơ chế quản lý kinh tế, giải quyết cho được những vấn
để cấp bách về phân phối, lưu thông Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả các chính sách xã hội Bảo đảm nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh, Năm phương hướng lớn phát triển kinh tế là: Bố trí
Trang 5lại cơ cấu sản xuất; điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế; đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực khoa học
-kỹ thuật; mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Đại hội VI nhấn mạnh: “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiện quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa"
Hội nghị Trung ương 2 (4/1987) để ra một số biện pháp cấp bách về phân phối, lưu thông, trọng tâm là thực hiện bốn giảm: Giảm bội chỉ ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm lạm phát, giảm khó khăn về đời sống của nhân đân; mổ rộng giao lưu hàng hóa, giải thể các trạm kiểm soát hàng hóa trên các đường giao thông; thực hiện cơ chế một giá và chế độ lương thống nhất cả nước; giảm tỷ lệ bội chi ngân sách và bội chi tiển mặt, tiết kiệm chỉ tiêu, chống tiêu cực; chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang hạch toán kinh đoanh xã hội chủ nghĩa; đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế Quyết định số 217/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (14/11/1987) trao quyển tự chủ cho các doanh nghiệp
Trong nông nghiệp, nổi bật là Nghị quyết số 10- NQ/TW ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” (gọi tắt là Khoán 10) Theo đó, người nông dân được nhận khoán và canh tác trên diện tích ổn định trong 15 năm; bảo đảm có thu nhập từ 40% sản lượng khoán trở lên Lần đầu tiên Luật đầu tư nước ngoài được Quốc hội khóa VIII thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/1/1988
Trong công nghiệp, xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp, chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ, giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến
bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao
Trang 6Các chủ trương trên thể hiện tư duy đổi mới quan trọng về kinh tế của Đảng và đã có kết quả nhanh chóng Hàng tiêu dùng đa dạng, lưu thông tương đối thuận lợi Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh hơn trước
2.2 Công nghiệp hoá
2.2.1 Đại hội VI xác định nhiệm vụ trung tâm của công nghiệp hóa
Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra tại Hà Nội
từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986, Đảng ta đã xác định: “Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là: Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích lũy; bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý, trong đó đặc biệt chú trọng ba chương trình kinh tế lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, coi đó là sự cụ thể hóa nội dung công nghiệp hóa trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ.”
Như vậy nội dung cụ thể của công nghiệp hóa trong giai đoạn 1986 là công nghiệp hóa phục vụ xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý cho đất nước chú trọng vào ba vấn đề lớn là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
2.2.2 Xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp
2.2.2.1 Nguyên nhân xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp
Thời kỳ bao cấp đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, giáo dục, văn hóa…Bao cấp theo chế độ cấp phát đã biến chế độ tiền lương thành hiện vật, thủ tiêu động lực kích thích người lao động, nảy sinh cơ chế
“xin – cho”, tăng gánh nặng đối với ngân sách
Giáo sư Trần Văn Thọ viết về tình trạng kinh tế 10 năm đầu sau chiến tranh: “Mười năm sau 1975 là một trong những giai đoạn tối tăm nhất về kinh tế trong lịch sử Việt Nam Chỉ nói về mặt kinh tế, là một nước nông nghiệp (năm 1980, 80% dân số sống ở nông thôn và 70% lao động là nông dân) nhưng Việt Nam thiếu ăn, nhiều người phải ăn bo bo trong thời gian dài Lượng lương thực tính trên đầu người giảm liên tục từ năm 1976 đến
Trang 71979, sau đó tăng trở lại nhưng cho đến năm 1981 vẫn không hồi phục lại mức năm 1976 Công thương nghiệp cũng đình trệ, sản xuất đình đốn, vật dụng hằng ngày thiếu thốn, cuộc sống của người dân vô cùng khốn khó.” Ngoài những khó khăn của một đất nước sau chiến tranh và tình hình quốc tế bất lợi, nguyên nhân chính của tình trạng nói trên là do sai lầm trong chính sách, chiến lược phát triển, trong đó nổi bật nhất là sự nóng vội trong việc áp dụng mô hình xã hội chủ nghĩa trong kinh tế ở miền Nam 2.2.2.2 Đảng quyết định xóa bỏ chế độ tập trung, bao cấp
Chính vì những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế do chế độ bao cấp mang lại nên Hội nghị trung ương 8 khoá V (6/1985) chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xoá bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh tế
Việc xóa bỏ thời kỳ bao cấp là sự sửa chữa những sai lầm trong quyết sách chỉ đạo của nhà nước, xấy dựng cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho toàn
bộ nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển vững mạnh, hướng tới mục tiêu xã hội công bằng dân chủ văn minh, dân giàu, nước mạnh
2.3Văn hoá
Đã đánh dấu sự đổi mới toàn diện tư duy lý luận của Đảng, trong đó có vấn
đề phát triển văn hóa, xây dựng con người Vấn đề văn hóa biểu hiện cụ thể, gồm: sự nghiệp giáo dục, hoạt động văn hóa, văn nghệ Mặc dù chưa thể hiện rõ quan điểm xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế, nhưng Đại hội đã đặt vấn đề hiệu quả của hoạt động văn hóa trong mọi hoạt động
xã hội, trong đó có chính trị và kinh tế Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội chỉ rõ: “Mỗi hoạt động văn hoá, văn nghệ đều phải tính đến hiệu quả xã hội, tác động tốt đến tư tưởng, tâm lý, tình cảm, nâng cao trình độ giác ngộ xã hội chủ nghĩa và trình độ thẩm mỹ của nhân dân”
2.4 Đối ngoại
Trên lĩnh vực đối ngoại nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước ta là ra sức kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở
Trang 8Đông Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Đại hội VI của Đảng đã đặt nền móng cho quá trình đổi mới tư duy nói chung và trong lĩnh vực đối ngoại nói riêng, tạo nên bước ngoặt quan trọng trong tư duy
mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế,… mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình
II Đại hội lần thứ VII
1 Hoàn cảnh lịch sử
Đaị hội được diễn ra trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang có những diễn biến phức tạp Đó là sự khủng hoảng trầm trọng của chế độ chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, sự chống phá nhiều phía vào chủ nghĩa xã hội, vào chủ nghĩa Mác – Lênin và Đảng Cộng sản, những âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch quốc tế hòng xoá bỏ chủ nghĩa xã hội hiện thực và sự hoang mang dao động của một bộ phận những người cộng sản trên thế giới đã tác động đến tư tưởng và tình cảm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân Việt Nam Đại hội bắt đầu từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991 tại thủ đô Hà Nội Với số lượng đảng viên và đại biểu vô cùng đông đảo gồm 2155022 đảng viên, 1176 đại biểu Đến dự Đại hội còn có các đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, Đảng Cộng sản Cuba Dự khai mạc Đại hội còn có đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thường trú tại
Hà Nội và các đơn vị trong đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc gia
và quốc tế, đại diện các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội Đất nước ta cũng phải đương đầu với các hoạt động phá hoại của các lực lượng thù địch ở cả trong và ngoài nước Tình hình kinh tế và đời sóng của nhân dân vẫn còn khó khăn, đất nước vẫn trong tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội Tuy nhiên, công cuộc đổi mới được Đảng ta đề ra từ Đại hội lần thứ VI
Trang 9(12/1986), bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhờ đó mà nước
ta đã đứng vững và tiếp tục phát triển
2 Nội dung cơ bản
2.1 Kinh tế
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Mục tiêu tổng quát của 5 năm 1991
-1995 là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước
ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được Đại hội VII thông qua (gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991) Cương lĩnh nêu ra phương hướng lớn xây dựng chủ nghĩa xã hội về mặt kinh tế là: Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với
sự đa dạng về hình thức sở hữu Phát triển nến kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước
Đại hội VII lần đầu tiên thông qua Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế
- xã hội đến năm 2000, trong đó xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2000
là ra khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển GDP năm 9000 tăng gấp đôi
so với năm 1990 Quan điểm chỉ đạo của Chiến lược: Phát triển kinh tế - xã hội theo con đường củng cố độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, với nhiều dạng sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiểm năng của mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng
Trang 10dân tộc, động viên và tạo điểu kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí
tự lực tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyển sổ hữu và thu nhập hợp pháp
Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và có cách nhìn toàn diện, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nông nghiệp, nông thôn nước ta qua những năm đầu đổi mới, Hội nghị Trung ương 5 khóa VII đã ban hành Nghị quyết
số 05-NQ/TW ngày 10/6/1993 tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, đã để ra các chính sách đối với nông dân, nông nghiệp và nông thôn Trung ương xác định ba mục tiêu chủ yếu là: 1) Xây dựng nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống văn hóa phong phú, lành mạnh, có
cơ sở hạ tầng vật chất và xã hội đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của nông dân, có hệ thống chính trị vững mạnh; 2) Phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội; 3) Tăng cường đoàn kết và ổn định chính trị, giữ vững trật tự xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh
Hội nghị Trung ương 7 khóa VII (7/1994) chủ trương phát triển công nghiệp, công nghệ và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới Mục tiêu lâu dài của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của sức sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh Cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trân Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trung ương đã chỉ ra các nhiệm vụ và giải pháp tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới