Nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội năm 1991Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cáchmạng
Trang 1I Bối cảnh lịch sử trước thềm đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ lần thứ VII(6/1991)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/06/1991 trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến phức tạp
- Tình hình quốc tế:
Tình hình quốc tế có những thay đổi lớn, tác động sâu sắc đến nước ta Đang diễn racuộc tấn công quyết liệt của các thế lực thù địch đế quốc và phản động vào cáclực lượng hoà bình, độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội nhằm tiến tới xóa bỏ chủnghĩa xã hội bằng mọi thủ đoạn thâm độc; cuộc khủng hoảng toàn diện trong hệthống xã hội chủ nghĩa dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nướcĐông Âu (1989 - 1990) Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô đang đứng trướcnhững thử thách nghiêm trọng và dẫn tới sự thất bại vào nửa cuối năm 1991
- Trong nước:
Ở trong nước, sau hơn 4 năm thực hiện đường lối đổi mới, tình hình kinh tế - xãhội có những chuyển biến tích cực, song vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng Mặtkhác, trước sự khủng hoảng và sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa đã tác độngkhông nhỏ tới lập trường, tư tưởng và niềm tin vào chủ nghĩa xã hội của một bộphận cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Bối cảnh trên đây đặt ra cho Đại hội VII một nhiệm vụ hết sức nặng nề là phải đề ra đường lối để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
II Nội dung Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH
Trang 21 Nội dung cơ bản của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội (năm 1991)
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI là cột mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta Trên cơ sở những thành tựu đổi mới từ Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6/1991) đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(sau đây gọi tắt là Cương lĩnh năm 1991) Cương lĩnh đã tổng kết hơn 60 năm Đảnglãnh đạo cách mạng Việt Nam; chỉ ra những thành công, khuyết điểm, sai lầm vànêu ra 5 bài học lớn Đây là văn kiện quan trọng mang tầm định hướng chiếnlược.
1.1 Quá trình cách mạng và những đặc trưng cơ bản về chủ nghĩa xã hội
Cương lĩnh đã tổng kết quá trình cách mạng Việt Nam, phân tích hoàn cảnh quốc tế có những biến đổi to lớn: cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các nước ở mức độ khác nhau, nền sản xuất vật chất và đời sống xã hội đang trong quá trình quốc tế hoá sâu sắc; bên cạnh đó Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng Ở một số nước, đảng cộng sản và công nhân không còn nắm vai trò lãnh đạo Bối cảnh quốc tế đó, vừa tạo cơ hội; vừa có nhiều thách thức đã ảnh hưởng đến Việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Cương lĩnh nêu rõ xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có 6 đặc trưng cơ bản là:
- Do nhân dân lao động làm chủ.
Trang 3- Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại vàchế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
- Có nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo nănglực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điềukiện phát triển toàn diện cá nhân.
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiếnbộ.
- Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân với tất cả các nước trên thếgiới.
1.2 Cương lĩnh năm 1991 đã đề ra mục tiêu tổng quát và những phương hướngchủ yếu trong thời kỳ quá độ
- Mục tiêu tổng quát phải đạt tới khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng xong về cơbản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội, với kiến trúc thượng tầng về chínhtrị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho nước ta trở thành một nước xã hội chủnghĩa phồn vinh
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng
đường Mục tiêu của chặng đường đầu là: thông qua đổi mới toàn diện, xã hội đạttới trạng thái ổn định vững chắc, tạo thế phát triển nhanh ở chặng sau.
- Cương lĩnh đã nêu ra 7 phương hướng lớn xây dựng CNXH là:
+ Xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Trang 4+ Phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân.
+ Thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, với sự đa dạng về hình thức sở hữu
+ Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh giữ vị trí chỉ đạo trong đời sống tinh thần xã hội
+ Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, tập hợp mọi lực lượng phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước.
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam Trong khi đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng đất nước, nhân dân ta luôn luôn nâng cao cảnh giác, củng cố quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Tổ quốc và các thành quả cách mạng.
+ Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm cho Đảng làm tròn trách nhiệm lãnh đạo sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cương lĩnh là ngọn cờ chiến đấu vì thắng lợi của sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cương lĩnh năm 1991 bước đầu đã vẽ ra toàn bộ bức tranh của xã hội tương lai, mặc dù chưa hoàn chỉnh, nhưng Đảng ta đã vạch ra những nguyên tắc, phương hướng lớn cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Trang 5ở nước ta Quá độ là một thời kỳ lâu dài, đầy khó khăn, gian khổ và thách thức to lớn, những quan điểm, định hướng phát triển cần được tiếp tục hoàn thiện từ thực tiễn Cương lĩnh sẽ không ngừng được bổ sung và hoàn chỉnh từng bước phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2 Một số điểm mới của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lênchủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
Từ thực tiễn có nhiều thay đổi về bối cảnh thế giới và trình độ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tháng 01/2011 của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) Sau đây gọi tắt là Cương lĩnh năm 2011.
2.1 Quá trình cách mạng và những bài học kinh nghiệm
- Về quá trình cách mạng Việt Nam
Cương lĩnh năm 2011 nêu khái quát những thắng lợi vĩ đại đã đạt được tronghơn 80 năm qua (1930 – 2010), khẳng định những thắng lợi vĩ đại và những thànhquả từ thắng lợi vĩ đại đó mang lại.
- Về những bài học kinh nghiệm lớn
Cương lĩnh năm 2011 cơ bản giữ nguyên 5 bài học như Cương lĩnh năm 1991, có một số bổ sung, phát triển:
Bổ sung vấn đề “tham nhũng” vào nội dung bài học thứ hai “Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng” (Nghị quyết Trung ương 3 khoá XI đã xác định đây là một nội dung trong ba vấn đề cấp bách hiện nay).
Trang 6Bổ sung từ “quyết định” cho đúng với thực tế ở bài học thứ năm: “sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam” chứ không chỉ là “nhân tố hàng đầu bảo đảm” như trong Cương lĩnh năm 1991.
2.2 Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Về bối cảnh quốc tế: Đây là nội dung có nhiều điểm bổ sung, phát triển mới, do bối cảnh thế giới đã thay đổi so với thời điểm Đảng ta ban hành Cương lĩnh năm 1991 Kế thừa những dự báo về tình hình thế giới từ Đại hội Đảng khóa X đã được thực tế khẳng định tính đúng đắn của các dự báo đó, Cương lĩnh năm 2011 viết gọn hơn theo hướng không đi sâu vào những vấn đề thế giới không liên quan trực tiếp đến nước ta, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau Với tinh thần đó, Cương lĩnh năm 2011 đã đưa ra 6 nhận định tình hình thế giới và dự báo trong vài thập kỷ tới:
Một, về đặc điểm, xu thế chung: Cương lĩnh năm 2011 nhận định: Cuộc cách mạng
khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước.
Hai, nhận định, đánh giá về chủ nghĩa xã hội: Cương lĩnh năm 2011 đưa ra ba nhận
định rất cơ bản: Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa cho phong trào hòa bình và cách mạng thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là một tổn thất lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới,
Trang 7giành được những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có những bước hồi phục
Các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng sản và cánh tả còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.
Ba, nhận định, đánh giá về chủ nghĩa tư bản: Cương lĩnh năm 1991 nhận định “Trước
mắt, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển kinh tế” Thực tế 2 thập kỷ qua và dự báo tới đây chủ nghĩa tư bản không chỉ còn tiềm năng phát triển kinh tế, mà đang phát triển và phát triển không chỉ về kinh tế, mà còn phát triển các lĩnh vực khác, như giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và có những điều chỉnh cả về xã hội, nhưng bản chất của chủ nghĩa tư bản không thay đổi Do đó, Cương lĩnh năm 2011 đã nhận định, đánh giá đúng mức hơn về chủ nghĩa tư bản: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công” Cương lĩnh năm 2011 bổ sung nhận định “khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản”.
Bốn, nhận định về các nước đang phát triển, kém phát triển: Cương lĩnh năm 2011
viết theo hướng chặt chẽ hơn, chính xác hơn với tình hình thực tế: “Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn, phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc”.
Năm, nhận định về những vấn đề toàn cầu cấp bách liên quan đến vận mệnh loài
người: Kế thừa Cương lĩnh năm 1991, Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung hai vấn đề
Trang 8toàn cầu cấp bách có liên quan đến vận mệnh loài người là “chống khủng bố” và “ứng Bổ sung thêm 2 đặc trưng “dân chủ, công bằng” vào mục tiêu tổng quát là “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Điểm mới của Cương lĩnh năm 2011 so với văn kiện Đại hội Đảng khóa X là chuyển từ “dân chủ" lên trước từ “công bằng” trong mục tiêu tổng quát Bởi vì, cả lý luận và thực tiễn đều chỉ rõ dân chủ là điều kiện, tiền đề của công bằng, văn minh; đồng thời, để nhấn mạnh bản chất của xã hội ta là xã hội dân chủ theo đúng tư tưởng Hồ Chí Minh phó với biến đổi khí hậu toàn cầu”, thay đổi từ “bệnh tật” thành từ “dịch bệnh”.
Sáu, nhận định về đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại: Cương lĩnh
năm 2011 xác định: “Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc Cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ có những bước tiến mới Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” (Cương lĩnh năm 1991 xác định: Loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hoá của lịch sử).
- Về mục tiêu tổng quát Cương lĩnh năm 2011 đã nêu khái khát hơn các đặc trưng
của xã hội XHCN Cụ thể:
Điều chỉnh một số cụm từ trong đặc trưng của xã hội XHCN cho đúng thực tế như “do nhân dân làm chủ” thay thế cho “do nhân dân lao động làm chủ”; bổ sung cụm từ “quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp” thay thế cho “chế độ công hữu về các tư liệu sản
Trang 9xuất chủ yếu”; bổ sung từ “pháp quyền” vào sau từ “nhà nước”, thêm nội dung “do Đảng Cộng sản lãnh đạo” vào sau cụm từ “nhà nước pháp quyền”.
Như vậy, Cương lĩnh năm 2011 đã nêu: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới."
Tóm lại, hiện nay, khi đánh giá thành tựu 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới,30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội năm1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung,phát triển năm 2011), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tháng 01 năm2021 đã tiếp tục khẳng định: “đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sángtạo.”
Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cơ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờquy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một đất nước Việt Nam“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
3 Những thành tựu đạt được và hạn chế 3.1 Thành tựu
Trang 10Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh tế nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, nước ta trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện Năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng lên
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ được chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt và đạt những kết quả tích cực, nhất là xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm
Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được phát huy và trở thành động lực phát triển đất nước Đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố vững chắc hơn Xây dựng Đảng được triển khai đồng bộ, toàn diện, gắn xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị, tổ chức với đạo đức
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo quyết liệt, đạt nhiều kết quả thiết thực, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị đạt kết quả khả quan, bộ máy bước đầu được tinh giản, chính phủ liêm chính, kiến tạo, xây dựng được củng cố
Đối ngoại và hội nhập quốc tế đạt nhiều thành tựu nổi bật Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao Những kết quả trên khẳng định sự đúng đắn, phù hợp thực tiễn của các phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
3.2 Hạn chế