1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá Trình Phát Triển Đổi Mới Xây Dựng Đất Nước Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Thông Qua Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ Vi Và Lần Thứ Vii.pdf

43 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 4,67 MB

Nội dung

Hoàn cảnh trong nước Theo Nghị quyết Đại hội IV và Đại hội V, Đảng đã đặt ra yêu cầu phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, từng bước xây dựng nước ra tr

Trang 1

DAI HOC QUOC GIA THANH PHO HO CHi MINH

TRUONG DAI HOC BACH KHOA

a

c2 BÀI TẬP THUYẾT TRÌNH MON: LICH SU DANG CONG SAN VIET NAM

ĐỀ TÀI:

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐỔI MỚI XÂY DỰNG ĐẤT

NƯỚC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM THÔNG QUA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI VÀ

LẦN THỨ VII LỚP L03 - NHÓM 6 - HK231

Giảng viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Hữu Kỷ Ty

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh - 2023

Trang 3

MUC LUC

PHAN I: QUA TRINH PHAT TRIEN DUONG LOI DOI MOI XAY DUNG DAT

NUOC CUA DANG CONG SAN VIET NAM THONG QUA DAI HOI DAI BIEU

1.1 Hoàn cảnh thế giới

1.2, Hoàn cảnh trong nước

H Nội dung cơ bản của đại hội - <5 5< < 5 s< s9 S1 SH 5189951855551 S8955555555555955 505556 2.1 Trên lĩnh vực kinh tế

2.2 Trên lĩnh vực công nghiệp hoá

2.3 Trên lĩnh vực văn hoá

2.4 Trên lĩnh vực đối ngoại

3.1 Hội nghị lần thứ 2 (4/1987)

3.2 Hội nghị lần thứ 3 (8/1987)

3.3 Hội nghị lần thứ 4 (12/1987)

3.4 Hội nghị lần thứ 6 (3/1989)

PHAN II: QUA TRINH PHAT TRIEN DUONG LOI DOI MOI XAY DUNG DAT

NUOC CUA DANG CONG SAN VIET NAM THONG QUA DAI HOI DAI BIEU

I, Hoan canh lich sw

1.1 Hoàn cảnh thế giới

1.2 Hoàn cảnh trong nước

H Nội dung cơ bản của đại hội

2.1 Trên lĩnh vực kinh tế

2.2 Trên lĩnh vực công nghiệp hoá

Trang 4

2.3 Trên lĩnh vực văn hoá

2.4 Trên lĩnh vực đối ngoại

HI Các Hội nghị Trung ương Dang bỗ sung

3.1 Hội nghị lần thứ hai (từ ngày 25-11 đến ngày 4-12-1991 tại Hà Nội)

3.2 Hội nghị lần thứ năm (từ ngày 3-6 đến ngày 10-6-1993 tại Hà Nội)

3.3 Hội nghị lần thứ sáu (từ ngày 24-11 đến ngày 1-12-1993 tại Hà Nội)

3.4 Hội nghị lần thứ bảy (từ ngày 20-1 đến ngày 25-1-1994 tại Hà Nội)

3.5 Hội nghị lần thứ tám (từ ngày 16-1 đến ngày 23-1-1995 tại Hà Nội)

3.6 Hội nghị lần thứ chín (từ ngày 6-11 đến ngày 14-11-1995 tại Hà Nội)

PHẢN II: CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐÁT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI NĂM 1991

I Nội dung cương lĩnh H Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cương lĩnh DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

DANH MUC TU VIET TAT

Trang 6

PHAN | : QUA TRINH PHAT TRIEN DUONG LOI DOI

MỚI XÂY DUNG DAT NUOC CUA DANG CONG SAN

VIET NAM THONG QUA DAI HO! DAI BIEU TOAN

QUOC LAN THU VI

I Hoan canh lich su

Thứ hai, xu thế thế giới cũng thay đổi từ xu thế đối đầu thành xu

thế đối thoại từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX, khi Mỹ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Lạnh, mở ra thời kỳ mới trên trường quốc tế Tạo ra những điều kiện thuận lợi và cơ hội cho Việt Nam trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam có được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN, các nước không liên kết, các nước bạn bè trên thế giới Thúc đẩy quá trình đổi mới toàn diện đất

nước, đưa đất nước vượt qua khó khăn, tiến lên phía trước Mở rộng

quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới, tham gia

6

Trang 7

tích cực vào các tổ chức quốc tế, góp phần duy trì hòa bình, ổn định

và phát triển khu vực và thế giới

Thứ ba, công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện Cuộc khủng hoảng này gây tác động tiêu cực, bất lợi nhiều mặt đối với Việt Nam chúng ta lúc bấy giờ Việt Nam bị mất đi nguồn hỗ trợ kinh tế, quân sự và chính trị

từ Liên Xô và các nước Đông Âu, gây ra khó khăn về tài chính, thương mại, đầu tư và an ninh quốc gia Việt Nam phải thực hiện những cải cách sâu rộng về kinh tế, chính trị và xã hội để thích ứng với xu thế

toàn cầu hóa, đổi mới và phát triển

1.2 Hoàn cảnh trong nước

Theo Nghị quyết Đại hội IV và Đại hội V, Đảng đã đặt ra yêu cầu

phải đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an

ninh, từng bước xây dựng nước ra trở thành một nước xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, bởi đất nước vừa trải qua nhiều năm chiến tranh, cơ chế tập trung, quan liêu, hành chính mệnh lệnh đã ăn sâu vào tiểm thức của mọi người, việc đổi mới tư duy và phương thức lãnh đạo chưa được đặt ra một cách đúng mức

Sự thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đã tạo ra những thuận lợi to lớn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, tuy nhiên cũng tạo ra tâm lý chủ quan cản trở sự phát triển nhận thức của Đảng Trong nhiều vấn đề, tình trạng bao biện, làm thay khá nghiêm trọng dẫn đến hệ thống chính trị bị kém hiệu quả Hoạt động của Nhà

nước và các đoàn thể nhiều khi chỉ mang tính hình thức Kinh tế - xã

hội thiếu năng động Quyền làm chủ của Nhân dân chưa được phát huy một cách thực chất

Chiến tranh kết thúc, sự viện trợ của các nước anh em giảm dần

và chuyển sang hợp tác, trao đổi theo giá thị trường quốc tế Các thế

lực phản động câu kết với nhau chống phá quyết liệt cách mạng nước

Trang 8

ta Chiến tranh bùng nổ ở hai đầu biên giới Mỹ tiến hành cuộc bao

vây, cấm vận nước ta ngày càng khắc nghiệt

Do những sai lầm trong đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và quản lý kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội đất nước ngày càng khó khăn: tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát phi mã, hiệu quả đầu

tư hạn chế, đời sống Nhân dân không được cải thiện, thậm chí nhiều

mặt còn sa sút hơn Đất nước dần lâm vào một cuộc khủng hoảng

kinh tế - xã hội trầm trọng “Tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 1976-1980 chỉ 1,6%, sản xuất không đủ tiêu dùng Lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng đều khan hiếm, lạm phát tăng 300% năm 1985 lên 774% năm 1986”'

II Nội dung cơ bản của đại hội

2.1 Trên lĩnh vực kinh tế

Trong thời kì 1975-1986, những sai lầm nghiêm trọng trong chủ trương, chính sách, chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện được Đại hội VI chỉ rõ, đánh giá và nhìn nhận, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế

Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm, khuyết điểm đó,

là bệnh chủ quan duy ý chí, lối suy nghĩ và hành động đơn giản,

không chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng đó

là tư tưởng vừa tả khuynh vừa hữu khuynh

Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu cụ thể về kinh tế-

xã hội trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là:

Một là, vấn đề lớn nhất hiện nay là sắp xếp, bố trí lại cơ cấu và bước đi của nền kinh tế phù hợp với phương hướng, mục tiêu của

những năm trước mắt, phù hợp với khả năng thực tế của nước ta đảm

bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, vững chắc, với nhịp độ nhanh Trong những năm tới, chúng ta thật sự lấy nông nghiệp làm mặt trận

' Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.261

8

Trang 9

hàng đầu, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và hang xuất

khẩu

Hai là, sắp xếp lại các cơ sở sản xuất hiện có, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư, bố trí hợp lý quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, khai thác mọi khả năng phát triển sản xuất, nhất là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp và dịch vụ

Ba là, nhân tố tăng trưởng kinh tế cực kỳ quan trọng là ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và kỹ thuật, nhất là những thành tựu

về sinh học, về giống cây trồng và vật nuôi, về đổi mới công nghệ và ứng dụng kỹ thuật tiến bộ, nhằm tiêu hao ít năng lượng, nguyên liệu, tạo ra các vật liệu mới, sản phẩm mới từ nguyên liệu trong nước, nâng

cao chất lượng sản phẩm

Bốn là, để tháo gỡ khó khăn, tạo ra động lực mới, phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với nội dụng chủ yếu là xóa bỏ tập trung quan

liêu, bao cấp, sửa đổi các chính sách đòn bẩy kinh tế, hình thành cơ

chế kế hoạch hoá theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; thiết lập trật tự, kỷ cương Khâu quyết định là bố trí đúng cán bộ, kiện toàn bộ máy quản lý, đổi mới phong cách và lề lối làm việc phù hợp với yêu cầu đổi mới cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý

Năm là, đi đôi với công cuộc cải tạo và phát triển kinh tế, chúng

ta triển khai tích cực, kiên quyết và bền bỉ các hoạt động về phát triển xã hội, xây dựng nền văn hoá mới và con người mới, chống các hiện tượng tiêu cực, nhất là tệ tham những, hối lộ, đầu cơ, trục lợi,

thiết lập công bằng xã hội

Sáu là, bảo đảm các nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh,

trước hết là nhu cầu thường xuyên về đời sống và các hoạt động khác của lực lượng vũ trang; tổ chức tốt hơn hoạt động sản xuất, xây dựng

9

Trang 10

kinh tế của quân đội, góp phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho

quốc phòng và kinh tế, tự bảo đảm một phần nhu cầu của lực lượng

vũ trang, góp thêm hàng hoá cho tiêu dùng xã hội và xuất khẩu

Đại hội nêu ra năm phương hướng lớn phát triển kinh tế:

Một là, bố trí lại cơ cấu sản xuất

Hai là, điều chỉnh cơ cấu đầu tư xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa

Ba là, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế Coi

nền kinh tế có nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ

Đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, hành

chính, bao cấp, chuyển sang hạch toán, kinh doanh, kết hợp kế hoạch với thị trường

Bốn là, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, phát huy mạnh mẽ động lực khoa học - kỹ thuật

Năm là, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại

2.2 Trên lĩnh vực công nghiệp hoá

Trong công nghiệp, Đại hội VI đã đưa ra định hướng “xóa bỏ chế

độ tập trung, bao cấp, chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa nhằm tạo ra động lực mạnh

mã cho ngành sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hóa theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao Nhà máy thủy điện Hòa Bình phát điện tổ máy số 1 Liên doanh dầu khí Việt - Xô khai thác

những thùng dầu thô đầu tiên “1

Đặc biệt tại Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là phải thực

' Bộ Giáo dục và Đào tao (2021), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.266 - 267

10

Trang 11

hiện 03 chương trình lương thực, thực phẩm (1); hàng tiêu dùng (2) và hàng xuất khẩu (3) trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ

Một là, về lượng thực - thực phẩm, phải đạt được mục tiêu bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện, từ sản xuất, chế biến đến phân phối và tiêu dùng, gắn việc bố trí cơ cấu lương thực Phải

dựa vào việc khai thác thế mạnh của từng địa phương đồng bằng,

trung du, miền núi, ven biển một cách hợp lý nhất, vừa tăng sản xuất

lương thực tại chỗ, vừa tạo ra các nguồn sản phẩm khác để trao đổi lấy lương thực, kể cả thông qua xuất nhập khẩu Gắn với việc giải

quyết lương thực, nhất thiết phải giảm mạnh tỷ lệ tăng dân số

Hai là, về hàng tiêu dùng, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng là một chương trình lớn, không chỉ có ý nghĩa cấp bách trước mắt, mà còn có ý nghĩa lâu dài và cơ bản Đó là điều kiện để bảo đảm các nhủ cầu đời sống hằng ngày của nhân dân, giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động, tạo nguồn tích luỹ và nguồn xuất khẩu quan

trọng

Ba là, về hàng xuất khẩu, là ngành mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm này, đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại Nhiệm vụ đặt ra là tăng nhanh khối lượng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, khắc phục tình trạng phân tán, lộn xôn, gây thiệt hại cả ở

thị trường trong nước lẫn ngoài nước.“Mức xuất khẩu phải tăng

khoảng 70% so với 5 năm trước, dựa vào các mặt hàng chính là nông sản và nông sản chế biến, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu, thủ công

nghiệp, thủy sản” Phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết định để

' Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI (26/11/1990), Nghị quyết số 10- NQ/TW tại Hội nghị Trung ương lần thứ mười về Phương hướng chỉ đạo kế

11

Trang 12

khuyến khích sản xuất và đầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ

để nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ sản xuất

Điểm nổi bật chính của Đại hội VI, chính là “sự thay đổi trong lựa chọn mô hình chiến lược CNH, chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước đây bằng mô hình hỗn hợp (hướng về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu) đang được áp dụng phổ biến và khá

thành công tại một số quốc gia Châu Á thời điểm đó"! Ngoài ra, xây

hợp với điều kiện thực tế, nhằm phục vụ thiết thực các mục tiêu kinh

tế, quốc phòng trong chặng đường đầu tiên, và chuẩn bị tiền để cho

việc đẩy mạnh công nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo

2.3 Trên lĩnh vực văn hoá

Về văn hoá, theo nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng đã xác định:

Một là, tiến hành cải tạo XHCN theo nguyên tắc phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động, làm cho thành phần kinh tế XHCN giữ vai trò chi phối, sử dụng mọi khả năng của các thành phần kinh tế khác dưới sự chỉ đạo của thành phần kinh tế XHCH

Hai là, Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật Từ đó là nền tảng để xây dựng một nền

văn hoá xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc

Ba là, đổi mới nội dụng và phương thức hoạt động của các tổ chức quần chúng, hướng mạnh về cơ sở, thu hút đông đảo nhân dân vào các phong trào cách mạng

Bốn là, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa, củng cố liên minh công nông và chăm lo

' Bộ Công Thương Việt Nam (08/06/2022), Công nghiệp hoá ở Việt Nam va

https://moit.gov.vn/tin-tuc/phat-trien-cong-nghiep/cong-nghiep-hoa-o-viet-

nam-va-qua-trinh-phat-trien-kinh-te-xa-hoi.html

12

Trang 13

giáo dục thế hệ trẻ, tăng cường khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo

Năm là, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa, tôn trọng và bảo đảm quyền công dân; chống tệ nạn quan liêu, ức hiếp quần chúng trong bộ máy lãnh đạo và quản lý các cấp

Sáu là, thực hiện có nền nếp khẩu hiệu dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra Động viên quần chúng tham gia quản lý kinh tế -

xã hội, tham gia các hoạt động cải cách kinh tế Thông qua phong trào thi đua phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo và rèn luyện con người mới, xây dựng những tập thể lao động mới, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài

2.4 Trên lĩnh vực đối ngoại

Về đối ngoại, theo nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VI của Đảng đã xác định:

Một là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, vì sự nghiệp dân tộc và nghĩa vụ quốc tế Đấu tranh giữ vững nền hòa bình độc lập ở Đông Dương, từ đó góp phần giữ gìn hòa bình ở Đông Nam

A, Chau A - Thái Bình Dương và trên thế giới Tận dụng điều kiện quốc

tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc

Hai là, phát triển và củng cố quan hệ đặc biệt giữa ba nước Đông Dương; đoàn kết và tôn trọng độc lập, chủ quyền của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc

Ba là, đoàn kết và hợp tác toàn diện với Liên Xô là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta; cùng với đó, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa khác Từ đó tăng cường sự ảnh hưởng của các nước xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới

13

Trang 14

Bốn là, tăng cường đoàn kết của phong trào cộng sản và công

nhân quốc tế trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế

vô sản Củng cố sự hợp tác giữa các đảng trong cuộc đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Năm là, mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế Ủng hộ các phong trào đấu tranh giải phóng và độc lập dân tộc chống chủ nghĩa

đế quốc, chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình

Sáu là, sẵn sàng đàm phán để giải quyết những vấn đề giữa Việt

Nam với Trung Quốc Bình thường hoá quan hệ và khôi phục tình hữu nghị giữa hai nước, vì lợi ích của nhân dân hai nước, duy trì hoà bình

ở Đông Nam Á và trên thế giới

Từ đó, nhận thấy rằng nhiệm vụ của chính sách đối ngoại là nhằm

góp phần giữ vững hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới, góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và CNXH

II Các Hội nghị Trung ương Đảng bổ sung

3.1 Hội nghị lần thứ 2 (4/1987)

Về lĩnh vực kinh tế, hội nghị đề ra một số phương hướng giải

quyết vấn đề cấp bách về lưu thông, phân phối là phải nắm vững 4

mục tiêu: giảm tỷ lệ bội chi ngân sách, giảm nhịp độ tăng giá, giảm tốc độ lạm phát, giảm khó khăn về đời sống của nhân dân Những điều này dựa trên cơ sở xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển các hoạt động kinh tế sang hạch toán kinh doanh XHCN, nâng

cao vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc doanh, phát huy khả năng

tích cực của các thành phần kinh tế khác, mở rộng giao lưu hàng hoá, giải phóng sức sản xuất

14

Trang 15

3.2 Hội nghị lần thứ 3 (8/1987)

Đảng đã quyết nghị: Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế quốc doanh sang kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế”, Hội nghị nhấn mạnh mục đích của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là phải tạo ra động lực mạnh mẽ giải phóng mọi năng lực sản xuất, thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật, phát triển kinh tế hàng hoá theo hướng đi lên chủ nghĩa xã hội với năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, trước mắt nhằm phục vụ ba chương trình kinh tế lớn, từng bước thực hiện “bốn giảm”, thiết lập trật tự kỷ cương trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội, tạo tiền đề để tiến lên

3.3 Hội nghị lần thứ 4 (12/1987)

Đảng họp để quyết định về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong 3 năm (1988-1990) Mục tiêu phấn đấu của kế hoạch ba năm còn lại là phải thực hiện cho bằng được việc ổn định một bước quan trọng tình hình kinh tế - xã hội Điều kiện quyết định là phát triển mạnh mẽ sản xuất hàng hoá, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, trước hết tập trung sức thực hiện ba chương trình kinh tế lớn, đặc biệt là chương trình lương thực - thực phẩm

3.4 Hội nghị lần thứ 6 (3/1989)

Về lĩnh vực kinh tế, hội nghị tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, điểm nổi bật là đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế Nâng cao nghiên cứu lý luận, thực tiễn, đúc kết các kinh nghiệm tạo nền tảng, cơ sở cho việc thực hiện đổi mới tư duy, cụ thể hóa kịp thời, đúng đắn các nghị quyết của Đảng trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế - xã hội

Về lĩnh vực đối ngoại, phương hướng cơ bản trong những năm trước mắt là tích cực thực hiện đường lối của Đại hội VI và Nghị quyết : Bạn Chấp hành Trung ương Đảng khoá VI (28/8/1987), Nghị quyết số 03- NQ/TW tại Hội nghị Trung ương lần thứ hai về Chuyển hoạt động của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc danh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế

15

Trang 16

13 của Bộ Chính trị về công tác đối ngoại, kiên trì đường lối độc lập, tu chủ, giữ vững hòa bình, tranh thủ thời gian và điều kiện thuận lợi, từng bước ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chủ nghĩa

xã hội, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc,

góp phần vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội

Cần tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để giành vị trí có lợi trong phân công lao động quốc tế; thực hiện phương châm "thêm bạn, bớt thù", chuyển từ đối đầu sang đấu tranh và hợp tác trong cùng tồn tại hòa bình

Tích cực chuẩn bị chiến lược chính trị và kinh tế đối ngoại lâu dài cho tới cuối thế kỷ này Chuyển mạnh hoạt động ngoại giao từ quan

hệ chính trị là chủ yếu sang quan hệ chính trị - kinh tế, mở rộng quan

hệ kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng đất nước

Nâng cao hiệu quả hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước anh

em trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi, cùng chịu trách nhiệm Đổi mới mạnh mẽ quan hệ mọi mặt với Lào và Campuchia theo tinh thân mới, phù hợp với tình hình sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết

Kiên trì thúc đẩy đồng thời quan hệ Việt - Trung, khôi phục quan

hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước

Tranh thủ thời cơ giải quyết vấn đề Campuchia bằng chính trị, đồng thời chuẩn bị tốt khả năng rót hết quân không có giải pháp trong năm 1989 Xây dựng mối quan hệ quốc tế mới với các nước ASEAN, biến Đông Nam thành khu vực hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác

Mở rộng và đa dạng hóa quan hệ với các nước, bệnh thường hòa quan hệ với Mỹ, phát triển quan hệ với các nước châu Á - Thái Bình Dương cũng như Tây Âu Tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh cho

Trang 17

hòa bình, đoàn kết và ủng hộ các phong trào giải phóng dân tộc, các lực lượng cách mạng, góp phần phát triển phong trào

Cuộc đấu tranh giai cấp trên thế giới đã có một số thay đổi về hình thức, nhưng bản chất cuộc đấu tranh giai cấp trên thế giới không thay đổi Trong tình hình mới, chúng ta phải hết sức tranh thủ những điều kiện thuận lợi mới, nhưng phải thấy hết tính chất phức tạp của

cuộc đấu tranh mới và hết sức độ cao cảnh giác

3.5 Hội nghị lần thứ 8 (3/1990)

Về lĩnh vực kinh tế, hội nghị cũng tập trung giải quyết những vấn

đề cấp bách trong việc đổi mới tư duy, đặc biệt tư duy kinh tế như trong hội nghị lần thứ 6 BCHTW Đảng (3/1989) đã nêu ra

Về lĩnh vực đối ngoại, tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại theo phương châm thêm bạn, bớt thù, giữ vững hòa bình, để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó, cần nắm vững những phương hướng sau đây:

Tiếp tục thực hiện đường lối Nghị quyết Đại hội VI và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về đối ngoại: giữ vững hòa bình, tranh thủ điều kiện bên ngoài thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời căn cứ vào khả năng và điều kiện cụ thể của ta góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Kiên trì phương

châm thêm bạn, bớt thù, không để các vấn đề cục bộ, tạm thời, thứ

yếu cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của ta

Nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, đoàn kết quốc tế phù hợp với tình hình mới Khắc phục tình trạng phụ thuộc, dựa dẫm; đa dạng hóa quan hệ quốc tế, đẩy lùi từng bước các chính sách bao vây, cấm vận

đối với nước ta

Tích cực củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đặt lên hàng đầu yêu cầu đối mới, nâng cao

17

Trang 18

hiệu quả sự hợp tác toàn diện với Liên Xô Tăng cường quan hệ đặc biệt giữa Đảng và nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia trên

cơ sở tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau

Trong quan hệ với Trung Quốc, cần phải nắm vững phân định của Đảng ta: Trung Quốc là nước xã hội chủ nghĩa; chúng ta kiên trì phấn đấu sớm bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc; đồng thời giữ

vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Đối với các nước mà Đảng Cộng sản không còn lãnh đạo chính quyền, ta tích cực ủng hộ những người cộng sản trong cuộc đấu tranh chính nghĩa của họ, đồng thời có cách xử lý đúng đắn quan hệ về mặt nhà nước

Tích cực góp phần thúc đẩy việc phối hợp hành động chung của các Đảng Cộng sản và các nước xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện mới

Kiên trì phấn đấu cho một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia phù hợp với lợi ích cơ bản của cách mạng Campuchia, và hòa bình, ổn định trong khu vực

Bằng nhiều hình thức khác nhau ra sức ủng hộ cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Ta nhận thức rằng cách đóng góp tốt nhất và thiết thực nhất lúc này vào cách mạng thế giới là thực hiện thành

công đường lối đổi mới của Đảng ta, làm cho Việt Nam ngày càng ổn

định về chính trị, phát triển về kinh tế - xã hội, vững mạnh về an ninh

- Quốc phòng

3.6 Hội nghị lần thứ 11 (3/1990)

Về lĩnh vực văn hoá, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã ra nghị quyết về văn hoá, văn nghệ, chỉ rõ những định hướng và chủ trương thúc đẩy quá trình đổi

18

Trang 19

mới văn hoá, văn nghệ, khuyến khích anh chị em văn nghệ sỹ trong hoạt động sáng tạo

Hoạt động văn hoá, văn nghệ có thêm sức sống, phong phú hơn

về nội dung, đa dạng hơn về hình thức, thể loại và phương thức hoạt

động Đội ngũ văn nghệ sỹ thuộc các thế hệ có nhiều cố gắng đáng

ghi nhận vào sự nghiệp đổi mới Trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, dân chủ được phát huy, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo

Tuy nhiên, mức độ thỏa mãn văn hoá, văn nghệ của đông đảo nhân dân lao động còn rất thấp Ở nhiều vùng nông thôn, miền núi, vùng căn cứ cách mạng cũ, đời sống văn hoá về một số mặt giảm sút

so với thời kháng chiến Hoạt động văn hoá, văn nghệ thường tập trung nhiều ở các vùng đô thị và có khuynh hướng chạy theo thị hiếu của số đông có nhiều tiền, kể cả những thị hiếu không lành mạnh Tình trạng các văn hóa phẩm độc hại phổ biến trên lan đến gây hậu quả rất xấu, đã xuất hiện một số tư tưởng lệch lạc: coi nhẹ văn nghệ cách mạng và kháng chiến, nhìn xã hội toàn màu đen, để quần chúng

tuồng, chèo lúng túng về phương hướng hoạt động

Về lĩnh vực đối ngoại, Nghị quyết Đại hội VI cũng như các nghị

quyết của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị đã xác định mục

tiêu của các hoạt động đối ngoại là gìn giữ hòa bình, tranh thủ những

điều kiện quốc tế thuận lợi để đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ

nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, góp phần tích cực vào sự nghiệp chung của nhân loại về hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ

xã hội

19

Trang 20

Quan hệ giữa nước ta và Liên Xô đang được đổi mới phối hợp với quá trình cải tổ ở Liên Xô và đổi mới ở Việt Nam, phối hợp với lợi ích của nhân dân hai nước Ta kiên trì chính sách giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống với Đảng Cộng sản và nhân dân Liên Xô

Với truyền thống hữu nghị và đoàn kết đặc biệt giữa Đảng và nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, ta đang đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả sự hợp tác giữa ba nước trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của mỗi nước và trên

tỉnh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau

Bằng nỗ lực không ngừng, nhất là với việc rút hết quân Việt Nam khỏi Campuchia, ta đã góp phần rất quan trọng vào quá trình giải quyết hòa bình vấn để Campuchia trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và hòa hợp dân tộc của Campuchia

Quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Cuba, không ngừng được mở rộng và tăng cường

Với đường lối độc lập, tự chủ và đoàn kết quốc tế, chúng ta kiên trì thúc đẩy quá trình bình thường hóa với Trung Quốc Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc sau 10 năm không bình thường, đang mở ra quá trình bình thường hóa, vì lợi ích nhân dân hai nước, vì hòa bình và ổn định ở khu vực và trên thế giới

Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa ta với Ấn Độ ngày càng được tăng cường Sự hợp tác với nhiều nước độc lập dân tộc tiếp tục được mở rộng

Ta mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước Đông Nam Á theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hai bên cùng có lợi, coi đây là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong tình hình mới

20

Trang 21

Ta đã có những cố gắng để tạo dựng quan hệ với các nước Uc, va

nhiều nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Đông Âu, Bắc Âu Ta

đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều nước, trong đó có Ấn

Độ, Indonesia, Thụy Điển, Phần Lan, Italia Giữa nước ta với Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng đang có những bước đi theo hướng bình thường hóa quan hệ

Ta tăng cường tình đoàn kết chiến đấu với các đảng cộng sản và

công nhân, các phong trào bảo vệ độc lập và chủ quyền dân tộc, các

tổ chức quốc gia và quốc tế

Những thành tựu trên mặt trận đối ngoại đã tạo môi trường quốc

tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy

lùi một bước chính sách bao vây, cô lập về chính trị đối với nước ta, tăng thêm bè bạn, nâng cao uy tín của nước ta trên trường quốc tế

21

Ngày đăng: 14/11/2024, 20:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w