1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vi và đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ vii của đảng cộng sản việt nam

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ VI Và Đại Hội Đại Biểu Toàn Quốc Lần Thứ VII Của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Tác giả Bùi Kim Oanh, Đoàn Nguyễn Bảo, Nguyễn Tú Lan, Nguyễn Thị Minh Thư, Cao Duy Khánh, Phan Thị Thuý Mùi, Lê Thị Ngọc Ánh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thắm
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 4,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Bối cảnh lịch sử (4)
    • 1.1. Đại hội VI (4)
    • 1.2. Đại hội VII (4)
  • 2. Khái quát chung về hai kỳ Đại hội (5)
  • 3. Một số nội dung quan trọng trong hai kỳ Đại hội (15)
    • 3.1. Đại hội VI: Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT-XK trong 5 năm 1986-1990 Đảng Cộng sản Việt Nam (15)
    • 3.2 Các chính sách lớn về chiến lược ổn định và phát triển (0)
  • 4. Tổng kết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và VII (33)
    • 4.1. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (33)
    • 4.2. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII (34)
    • 4.3. Kết luận (34)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (35)

Nội dung

Công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủnghĩa diễn ra trong điều kiện các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhaucùng tồn tại

Bối cảnh lịch sử

Đại hội VI

Trong khoảng thời gian này, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, xuất hiện nhiều hình thái kinh tế mới của thời đại công nghệ cũng như xu hướng, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước, trong đó có Việt Nam Chiến tranh lạnh đang đi đến kết thúc Thế giới dần dần chuyển từ xu thế đối đầu sang đối thoại. Toàn cầu hóa trở thành xu thế khách quan Các tổ chức quốc tế liên tiếp xuất hiện Chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột, bất công Mô hình chủ nghĩa xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã bộc lộ những khuyết tật, chính vì vậy Liên Xô và các nước XHCN đều đưa ra các chính sách cải cách, mở cửa, cải tổ,

Khủng hoảng kinh tế - xã hội diễn ra trầm trọng, Việt Nam đang bị các nước đế quốc và thế lực thù địch bao vây, cấm vận,… Những khó khăn về sản xuất và phân phối, lưu thông dẫn đến mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, nguyên vật liệu, giữa thu và chi, giữa xuất khẩu và nhập khẩu Đời sống của nhân dân, nhất là nông dân, công nhân, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang gặp nhiều khó khăn Nhiều nhu cầu chính đáng của người dân như ăn, ở, thuốc men không được đáp ứng

Công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa diễn ra trong điều kiện các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia - dân tộc. Yêu cầu cấp thiết trước tình hình đó là phải sửa đổi cơ chế, chính sách, cơ cấu kinh tế trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, nhận thức đúng đắn các quy luật khách quan, những đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và những đặc điểm riêng của đất nước, khắc phục những biểu hiện của chủ nghĩa giáo điều, bệnh chủ quan, duy ý chí, nóng vội và cả những biểu hiện bảo thủ, trì trệ trong tư duy, quan điểm và hoạt động thực tiễn.ViệtNam xóa bỏ bao cấp chính thức vào năm 1985, yêu cầu đặt ra cho Đảng và nhà nước cần đưa ra những nội dung quan trọng, đề ra đường lối đổi mới.

Đại hội VII

Các mối quan hệ hợp tác thương mại quốc tế giữa các khu vực, quốc gia, các doanh nghiệp giữa các nước ngày càng tăng với tốc độ phát triển vượt bậc Sự ra đời của các tổ chức quân sự, kinh tế thế giới giữa các khu vực hoặc các quốc gia với nhau ngày càng nhiều và trở nên phổ biến

Việt Nam tiếp tục duy trì chủ trương giữ vững hòa bình và phát triển kinh tế ; kiên quyết thực hiện chính sách “thêm bạn, bớt thù”; mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, vì hòa bình và phát triển ở khu vực và trên thế giới Công cuộc đổi mới đã nhận được sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế,nền kinh tế bước đầu chuyển biến tích cực, đã hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Khái quát chung về hai kỳ Đại hội

2.1.1 Đại hội VI: diễn ra trong 3 ngày từ ngày 15 đến ngày 18/12/1986

2.1.2 Đại hội VII: diễn ra trong 3 ngày từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991

Hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội

Hội trường Ba Đình, thủ đô Hà Nội

Dự Đại hội có 1.129 đại biểu, thay mặt gần 1,9 triệu đảng viên trong cả nước, trong số đó có 925 đại biểu của 40 tỉnh, thành, đặc khu; 172 đại biểu các đảng bộ trực thuộc Trung ương, 153 đại biểu nữ, 115 đại biểu thuộc các dân tộc thiểu số; 50 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang và Anh hùng lao động; 72 đại biểu là công nhân trực tiếp sản xuất; Đến dự Đại hội có 35 đoàn đại biểu quốc tế.

Dự Đại hội có 1176 đại biểu nam và nữ đại diện cho hơn 2 triệu đảng viên ở các lĩnh vực hoạt động khác nhau từ mọi miền của đất nước hoặc đang công tác ở nước ngoài Đến dự Đại hội còn có các đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Liên Xô, Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Nhân dân cách mạng Campuchia, Đảng Cộng sản Cuba Dự khai mạc Đại hội còn có đại biểu Đảng Cộng sản Nhật Bản thường trú tại Hà Nội và các đơn vị trong đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc gia và quốc tế, đại diện các tổ chức phi chính phủ tại Hà Nội.

2.4 Tổng bí thư Ban Chấp Hành:

2.4.1 Đại hội VI: Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI gồm 124 uỷ viên chính thức,

49 ủy viên dự khuyết; bầu Bộ Chính trị gồm 13 uỷ viên chính thức và một ủy viên dự khuyết Đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng và Lê Đức Thọ được giao nhiệm vụ Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

2.4.2 Đại hội VII: Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII gồm 146 uỷ viên; bầu Bộ Chính trị gồm có 13 uỷ viên Đồng chí Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương của Đảng Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng và Võ Chí Công được giao trách nhiệm làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa V trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng

Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT - XH trong 5 năm 1986 - 1990

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá VI trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000.

2.6.1 Đại hội VI: Đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng.

2.6.2 Đại hội VII: Đại hội của Trí tuệ – Đổi mới – Dân chủ – Kỷ cương – Đoàn kết

Mục tiêu tổng quát: Ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo.

Mục tiêu cụ thể: Đổi mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội, nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả mọi khả năng hiện có và tiềm tàng của nền kinh tế Cụ thể là, bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Phát huy mạnh mẽ và đồng bộ khoa học - kỹ thuật Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại,

Mục tiêu tổng quát: “Mục tiêu tổng quát của 5 năm tới là vượt khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản thoát khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay”.

Mục tiêu cụ thể: kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu có tích lũy từ nền kinh tế quốc dân; tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân: tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hoạt động Nhà nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng

Quan điểm mới về cải tạo xã hội chủ nghĩa được đưa ra tại Đại hội dựa trên 3 nguyên tắc: Tuân theo quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất để xác định bước đi và hình thức thích hợp.

Phải xuất phát từ thực tế nước ta và là vận dụng quan điểm của Lênin coi nền kinh tế có cơ cấu nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ.

Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa phải xây dựng quan hệ sản xuất mới trên cả 3 mặt xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, chế độ quản lý và chế độ phân phối xã hội chủ nghĩa.

Những quan điểm và nguyên tắc được Đại hội VII khẳng định:

Về vai trò lãnh đạo của Đảng, Đại hội VII xác định vai trò của Đảng gắn liền với việc xây dựng và thực hiện thắng lợi Cương lĩnh, Chiến lược và công cuộc đổi mới Đồng thời gắn vai trò của Đảng với hệ thống chính trị Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy Đảng liên hệ mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Đặc biệt trong bối cảnh quốc tế, trong nước và tình hình Đảng ta hiện nay việc xác định đúng và phát huy vai trò của Đảng càng có ý nghĩa đặc biệt

Về bản chất giai cấp của Đảng, Đại hội VII khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc

Về nền tảng tư tưởng của Đảng, Đại hội VII khẳng định: Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động

Về mục đích của Đảng, Đại hội VII xác định Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng nước Việt Nam dân chủ, giàu mạnh theo con đường xã hội chủ nghĩa và cuối cùng là thực hiện lý tưởng cộng sản chủ nghĩa Đại hội VII khẳng định tiếp tục đổi mới, chỉnh đốn Đảng Đại hội VII coi việc tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng, là công việc thường xuyên bảo đảm cho Đảng ta luôn luôn ngang tầm nhiệm vụ cách mạng

Một số nội dung quan trọng trong hai kỳ Đại hội

Đại hội VI: Phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển KT-XK trong 5 năm 1986-1990 Đảng Cộng sản Việt Nam

Một số ngành, địa phương và cơ sở đã nảy nở những mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, khai thác các khả năng để phát triển sản xuất, khắc phục khó khăn trong đời sống Hàng trăm công trình lớn, nhiều công trình vừa và nhỏ được xây dựng trong thời gian qua, tuy có những mặt chưa hợp lý, song là những cơ sở vật chất - kỹ thuật rất quan trọng Đội ngũ công nhân lành nghề và cán bộ khoa học kỹ thuật đã được đào tạo không ít Nhiều kết quả nghiên cứu khoa học, kỹ thuật đã được kết luận.

3.1 Ba chương trình lớn : Lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu 3.1.1 Lương thực, thực phẩm :

Những năm qua, nông nghiệp nước ta đã có chuyển biến, đạt được một số thành tựu quan trọng, nhất là về sản xuất lương thực và tạo ra một số vùng chuyên canh cây công nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng lương thực tăng không đều và chưa vững chắc; diện tích cây công nghiệp tăng chậm, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày; chưa gắn việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp với công nghiệp chế biến; lao động, đất đai, rừng, biển chưa được sử dụng tốt

Do nhận thức về nông nghiệp toàn diện, trong đó lương thực, thực phẩm là trọng tâm số một, chưa được thấu suốt đầy đủ Đầu tư và nhất là các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp chưa được giải quyết thỏa đáng.

Trong 5 năm 1986-1990, chúng ta tập trung cho mục tiêu số một là sản xuất lương thực và thực phẩm, đồng thời ra sức mở mang cây công nghiệp, nhất là cây công nghiệp ngắn ngày, đi liền với xây dựng đồng bộ công nghiệp chế biến, phát triển mạnh các ngành nghề, gắn lao động với đất đai, rừng, biển, nhằm khai thác đến mức cao nhất những tiềm năng đó.

Nhiệm vụ đặt ra là phải đạt cho được mục tiêu bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện, từ sản xuất, chế biến đến phân phối và tiêu dùng, gắn việc bố trí cơ cấu lương thực với việc cải tiến cơ cấu và nâng cao chất lượng bữa ăn phù hợp với đặc điểm từng vùng Phải dựa vào việc khai thác thế mạnh của từng địa phương đồng bằng, trung du, miền núi, ven biển một cách hợp lý nhất, vừa tăng sản xuất lương thực tại chỗ, vừa tạo ra các nguồn sản phẩm khác để trao đổi lấy lương thực, kể cả thông qua xuất nhập khẩu

Kiên quyết tập trung các điều kiện vật chất cho các vùng trọng điểm về lương thực hàng hoá

Cần áp dụng hàng loạt biện pháp đồng bộ

Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu, cần được phát động thành phong trào quần chúng rộng khắp, kết hợp với sự đầu tư đúng mức của Nhà nước

Làm tốt công tác dự báo, thực hiện một hệ thống các chính sách thật sự khuyến khích sản xuất lương thực, thực phẩm

Trong việc khai thác, cần đề cao kỷ luật, giữ đúng quy trình kỹ thuật, có tính tới cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống

Sản xuất hàng tiêu dùng có mức phát triển, tuy nhiên còn chậm, nhiều mặt hàng thông thường vẫn khan hiếm, chất lượng hàng tiêu dùng giảm sút đã gây lãng phí lớn về vật tư và gây ra sự bất bình chính đáng trong nhân dân,nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

Giải phóng năng lực to lớn để đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng trong các ngành, các thành phần kinh tế, với mọi hình thức tổ chức, quy mô và trình độ kỹ thuật Phải bảo đảm sản xuất nhiều loại hàng tiêu dùng cho nhiều nhu cầu, đa dạng của xã hội, phù hợp với từng vùng, từng lứa tuổi, không để thiếu những hàng tiêu dùng thông thường Việc tăng sản lượng phải đi liền với việc bảo đảm chất lượng, không ngừng đổi mới quy cách, bảo đảm kỹ thuật và mỹ thuật của sản phẩm. Ưu tiên các điều kiện vật chất để tận dụng công suất của các xí nghiệp hiện có, nhất là các xí nghiệp lớn có năng suất, hiệu quả Cần từng bước đổi mới kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm Bằng phương thức bán hoặc cho vay tín dụng, trang bị thêm máy móc, thiết bị cho tiểu, thủ công nghiệp

Tận lực khai thác các nguồn nguyên liệu trong nước, đồng thời ưu tiên dành ngoại tệ để nhập khẩu những nguyên liệu cần phải nhập

Cần xóa bỏ ngay những chính sách, chế độ đang gò bó lực lượng tiểu, thủ công nghiệp , bao gồm hợp tác xã, tổ sản xuất, kinh tế gia đình, cá thể, tư nhân. Cùng với phát triển sản xuất, phải thực hiện một chính sách tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.

Thường xuyên kiểm tra, quản lý thị trường, sản xuất hợp lý, vừa hiện đại vừa thủ công, nhằm tạo ra một khối lượng lớn hàng hoá có chất lượng tốt, bảo đảm nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Việc sản xuất thực phẩm, phải quản lý chặt chẽ chất lượng và tiêu chuẩn vệ sinh.

Tăng nhanh khối lượng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, khắc phục cung cách làm ăn ít hiệu quả, tình trạng phân tán, lộn xộn, gây thiệt hại cả ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước

Có đầu tư đủ mức, bảo đảm quỹ vật tư cần thiết cho sản xuất, chú trọng các vùng sản xuất tập trung, các mặt hàng chủ lực

Khuyến khích thỏa đáng đối với người trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu. Giá mua phải thống nhất theo phẩm cấp của từng mặt hàng, cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu

Giảm bớt các khâu trung gian, khắc phục tệ cửa quyền, tuỳ tiện, xâm phạm lợi ích của người trực tiếp sản xuất hàng xuất khẩu Cơ sở làm hàng xuất khẩu phải được thông tin kịp thời về thị trường và giá cả, được tiếp xúc với người tiêu thụ để kịp thời cải tiến mặt hàng, nâng cao quy cách và chất lượng hàng hoá phù hợp với yêu cầu khách hàng.

Hoan nghênh những tổ chức kinh tế của nước ngoài quan hệ trực tiếp với các tổ chức kinh tế Việt Nam để mở rộng quy mô hợp tác, thoả mãn lợi ích của cả hai bên, theo chính sách và luật pháp của Nhà nước ta.

Xóa bỏ ngay những chế độ, thể lệ, những thủ tục phiền hà đang gò bó, hạn chế những hoạt động này.

Tổ chức trên quy mô lớn việc làm gia công hàng xuất khẩu, mở rộng việc đưa lao động và chuyên gia đi làm việc ở các nước bằng nhiều hình thức thích hợp. Đẩy mạnh xuất khẩu sang cả hai khu vực xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, trước hết là bảo đảm các cam kết quốc tế.

Nghiên cứu ban hành thuế xuất, nhập khẩu nhằm thể hiện chính sách đối với các mặt hàng, thiết lập trật tự và kỷ cương trong lĩnh vực ngoại thương.

3.2 Công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng :

Các chính sách lớn về chiến lược ổn định và phát triển

sự phát triển, nhấn mạnh vị thế, vai trò của văn hóa đối với chính trị, kinh tế và các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội.

Về quan điểm đối ngoại đa phương, Đại hội VI đã làm rõ nét tư duy đối ngoại theo định hướng đa phương của Việt Nam khi lần đầu tiên đưa cụm từ “đa dạng hóa quan hệ” trên cơ sở “thêm bạn bớt thù” về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới Đại hội VII của Đảng diễn ra trong bối cảnh thế giới có những biến động lớn Quan điểm, chủ trương “thêm bạn, bớt thù”, trong đó khái niệm “bạn”, “thù” cần được hiểu rộng hơn Đại hội VII khẳng định: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”và từ chủ trương đó, hình thành nên chính sách đối ngoại theo hướng “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại” Nhận thức mới trong tư duy lý luận về nội hàm khái niệm “bạn” và “thù” được thể hiện cụ thể trong việc thực thi chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, mở rộng quan hệ với tất cả các quốc gia, các tổ chức quốc tế và khu vực, các phong trào chính trị thế giới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Trong nhiệm kỳ Đại hội VII, quá trình đổi mới tư duy về đối ngoại đa phương của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện rất rõ tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VII (năm 1992) Hội nghị đã chỉ ra nhiệm vụ trước mắt là khai thông mối quan hệ với các cơ chế đa phương trên thế giới như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); mở rộng quan hệ với các tổ chức hợp tác khu vực, trước hết là khu vực châu Á - Thái Bình Dương mà trước tiên là ASEAN Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VII đã đánh dấu bước tiến mới trong tư duy về ngoại giao đa phương của Đảng, đó là mở rộng quan hệ kinh tế với nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và thế giới, không phân biệt chế độ chính trị cũng như trình độ phát triển.

Tổng kết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI và VII

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI

Đại hội VI của Đảng có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp quá độ lên chủ nghĩa xã hội và mở ra thời kỳ phát triển mới cho cách mạng Việt Nam

Sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng nước, cùng với sự đi lên của đất nước, nước ta còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức, việc Việt Nam gia nhập WTO,đánh dấu sự nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc tìm tòi đường lối phát triển đất nước một cách đúng đắn WTO được coi là “cơ hội vàng” cho sự phát triển kinh tế của nước nhà, không những thế còn đặt ra những khó khăn trước mắt Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trước những thách thức của thời kì hội nhập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là đại hội kế thừa và quyết tâm đổi mới, đoàn kết tiến lên của Đảng ta Thành công của Đại hội đã mở ra một bước ngoặt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng Việt Nam, đưa đất nước bước sang một giai đoạn phát triển mới Đại hội là minh chứng lịch sử quan trọng cho vai trò của đổi mới cho sự phát triển, và khẳng định trong thời đại này muốn phát triển ta phải không ngừng đổi mới trong tư tưởng cũng như phương thức sản xuất mới có thể đưa nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội cũng như cùng sánh vai với các cường quốc năm châu.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII

Thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng, cột mốc mới trong tiến trình cách mạng nước ta Diễn văn bế mạc Đại hội của Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nêu rõ:

“Kết quả nổi bật của Đại hội chúng ta là sự thống nhất cao trên tất cả các vấn đề lớn thuộc về quan điểm, đường lối có ý nghĩa quyết định đối với vận mệnh đất nước

Kết quả đó khẳng định, trong đường lối của mình, Đảng ta và Nhân dân ta quyết tâm không gì lay chuyển nổi đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn, đó là con đường duy nhất đúng đắn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã làm tròn được trách nhiệm trọng đại do toàn Đảng, toàn dân giao phó và sự mong chờ của bạn bè quốc tế, là “Đại hội của trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn kết” Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội thông qua là những văn kiện hết sức quan trọng, vạch ra những quan niệm,phương hướng, nhiệm vụ cơ bản những năm trước mắt cũng như thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Kết luận

Như vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã mở đầu công cuô ’c đổi mới. Đại hội VII tiếp tục chủ trương đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhằm đưa đất nước đi vào thế ổn định và phát triển Sau một thời gian khủng hoảng kinh tế - xã hội và sau những biến động phức tạp của tình hình chính trị quốc tế, hai kỳ đại hội trên ưu tiên tập trung xác định đường lối phát triển kinh tế, ổn định xã hội, văn hóa

Sau năm 1986, quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng ta tiếp tục diễn ra từng bước theo hướng vừa làm vừa thử nghiệm, sửa đổi, bổ sung, cải tiến trên cơ sở đúc rút những kinh nghiệm của thực tiễn Đảng ta từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý kinh tế cũ,dần hình thành cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Những thành công to lớn trong công cuộc đổi mới kinh tế đất nước sau gần 40 năm đã chứng minh định hướng, chủ trương và phương thức đổi mới của Đảng là đúng đắn Mặt khác, những thành công đó đã cho thấy khả năng lãnh đạo đất nước xoay chuyển tình thế, kịp thời thích nghi với bối cảnh chính trị - kinh tế mới của quốc tế nhưng vẫn giữ được những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Ngày đăng: 24/06/2024, 17:31

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam (dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), Bộ giáo dục và Đào tạo Khác
2. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI - Wikipedia Khác
3. Tháng 12-1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng - Tạp chí Tuyên giáo Khác
4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng - Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Khác
5. Tìm Hiểu Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam (1930-2016) Qua các kỳ đại hội Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w