1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề bài Từ nội dung thuyết trình của Nhóm em hãy liên hệ thực tiễn hiện nay

12 17 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 310,85 KB

Nội dung

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Đề bài: Từ nội dung thuyết trình của Nhóm em hãy liên hệ thực tiễn hiện nay

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ KINH TẾ SỐ

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Đề bài: Từ nội dung thuyết trình của Nhóm em hãy liên hệ thực tiễn

hiện nay

Họ tên sinh viên: Phạm Quang Huy

Mã sinh viên: 11192403

Hà Nội, 2022

Trang 2

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ 3

1 HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA IV (Tháng 8 – 1979) 3

1.1 Bối cảnh lịch sử 3

1.2 Nội dung 3

1.3 Đánh giá 4

2 HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA V (THÁNG 6 – 1985) 4

2.1 Nhận định tình hình 4

2.2 Mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá – lương – tiền 5

2.3 Những chủ trương và biện pháp lớn 6

2.4 Tổ chức chỉ đạo và thực hiện 7

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN HIỆN NAY 8

1 BỐI CẠNH HIỆN NAY 8

2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN 9

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ 3 BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI

KINH TẾ

3 BƯỚC ĐỘT PHÁ ĐỔI MỚI KINH TẾ(1979 – 1986)

1 HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA IV (Tháng 8 – 1979)

Hội nghị diễn ra trong 9 ngày: từ 15/08 đến 23/08/1979: Hội nghị tổng kết tình hình xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ tổ quốc 4 năm 1976-1979 và vạch ra nhiệm vụ cấp bách trước mắt Hội nghị thông qua nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương

1.1 Bối cảnh lịch sử

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn đất nước độc lập, thống nhất Đây là con đường phát triển hợp quy luật nước ta, là điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội

1.2 Nội dung

Hội nghị lần thứ sáu, khóa IV (8 - 1979) nhằm tập trung bàn về phương hướng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương để khắc phục tình trạng khan hiếm hàng tiêu dùng thiết yếu và thúc đẩy công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp phát triển Nhưng do tính chất cấp bách của đời sống, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã kịp thời bổ sung, thảo luận, đánh giá

và ra hai nghị quyết quan trọng Đó là Nghị quyết Về tình hình và nhiệm vụ bách và Nghị quyết

Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương

Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cấp bách gồm có 2 nội dung chính:

• Thứ nhất: Nghị quyết tập trung đánh giá về tình hình hiện tại của đất nước

• Thứ hai: Xuất phát từ thực tế đất nước, Nghị quyết đề ra 3 nhiệm vụ cấp bách:

- Đẩy mạnh sản xuất, ổn định và bảo đảm đời sống của nhân dân

- Tăng cường quốc phòng an ninh, sẵn sàng chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc

- Kiên trì khắc phục những mặt tiêu cực trong hoạt động kinh tế - xã hội

Nghị quyết Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, gồm có những nội dung sau:

- Nghị quyết xác định phương hướng, nhiệm vụ phát triển công nghiệp hàng tiêu dùng

và công nghiệp địa phương trong tình hình mới Nhiệm vụ cơ bản của công nghiệp địa phương là phục vụ đời sống nhân dân địa phương, góp phần phục vụ nhu cầu của

cả nước và xuất khẩu

Trang 4

- Tư tưởng cốt lõi của Hội nghị là: “Phải tận dụng các thành phần kinh tế” quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, cá thể (kể cả tư sản được kinh doanh hợp pháp)Tận dụng mọi khả năng về lao động, tài nguyên và năng lực sản xuất của các ngành kinh tế, quốc phòng văn hóa để sản xuất hàng tiêu dùng” Hội nghị đã thống nhất tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ tập thể của công nhân và nhân dân lao động => Đây là Nghị quyết đánh dấu sự nghiệp đổi mới bắt đầu

Cùng với việc áp dụng những thành tựu về khoa học-kỹ thuật, việc thực hiện rộng rãi phương thức khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động , tuy chưa hoàn thiện và còn nhiều hạn chế song đã góp một phần quan trọng tạo nên bước phát triển sản xuất nông nghiệp, mở ra phương hướng đúng cho việc củng cố quan hệ kinh tế mới ở nông thôn

1.3 Đánh giá

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa IV là nghị quyết “bung ra” của Đảng về phát triển kinh tế, góp phần vào quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Bên cạnh những thành tựu, chúng ta gặp không ít những khó khăn đó là: kinh tế mất cân đối lớn,kinh tế quốc doanh và tập thể trong sản xuất luôn bị thua lỗ, không phát huy được tác dụng; kinh tế tư nhân và cá thể bị ngăn cấm Sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Trong xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực

2 HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 8 KHÓA V (THÁNG 6 – 1985)

Từ ngày 10 đến 17- 6 - 1985, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa V họp bàn và quyết định một vấn đề cực kỳ quan trọng: cải cách một bước giá, lương, tiền

để xoá bỏ quan liêu, bao cấp, chuyển hẳn sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa

2.1 Nhận định tình hình

Thứ nhất, trong hoàn cảnh chiến tranh kéo dài, nền kinh tế nước ta chậm phát triển, để bảo đảm nhu cầu về chiến đấu và đời sống trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã phải dựa một phần quan trọng vào viện trợ của các nước anh em

Thứ hai, từ sau ngày giải phóng miền Nam, điều kiện kinh tế - tài chính của nước ta thay đổi căn bản: viện trợ không hoàn lại hầu như không còn nữa; số vốn vay dài hạn của các nước anh em và bè bạn để nhập khẩu nguyên liệu, nhiên liệu và hàng tiêu dùng bị giảm đi nhiều

Thứ ba, hai cuộc chiến tranh xâm lược do bọn phản động gây ra đã gây cho ta nhiều thiệt hại Dân số lại tăng lên quá nhanh Trong khi đó thì nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng hơn trước, nhu cầu quốc phòng và chi về xây dựng cơ bản vẫn phải duy trì ở mức cao

Trang 5

Thứ tư, trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước chưa kiên quyết và kịp thời sắp xếp lại sản xuất và xây dựng, Do bảo thủ, quan liêu, thiếu nhạy bén, chỉ đạo, điều hành có nhiều khuyết điểm, tư tưởng ỷ lại vào viện trợ từ bên ngoài còn nặng, nên chúng ta đã chậm đổi mới chính sách kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế

Thứ năm, những mất cân đối trong nền kinh tế chậm được khắc phục, tính năng động trong sản xuất kinh doanh không được phát huy, tài chính quốc gia ngày càng thiếu hụt, lạm phát nghiêm trọng, hệ thống giá của Nhà nước ngày càng tách rời giá trị và sức mua của đồng tiền, tiền lương thực tế và đời sống của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang ngày càng giảm sút, gây ra nhiều tiêu cực trong tâm lý và đời sống xã hội

Thứ sáu, từ sau Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV (tháng 9-1979), Đảng và Nhà nước đã đề ra một số chủ trương, chính sách về sản xuất và phân phối lưu thông

2.2 Mục tiêu và phương hướng giải quyết vấn đề giá – lương – tiền

Mục tiêu

• Thúc đẩy sản xuất phát triển theo cơ cấu hợp lý (ngành, vùng, thành phần), khai thác mọi tiềm năng lao động, đất đai, ngành nghề, cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện có,

nhằm phát triển mạnh sản xuất với năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hơn

• Ổn định đời sống nhân dân lao động, trước hết là đời sống công nhân, viên chức và lực lượng vũ trang Nhà nước làm chủ sản xuất và phân phối lưu thông, làm chủ thị trường và giá cả; từng bước cân bằng ngân sách và tiền mặt

• Góp phần tạo dần nguồn tích lũy từ nội bộ nền kinh tế quốc dân để công nghiệp hoá

xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội

• Thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa, tăng cường kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể, phát triển kinh tế gia đình

• Góp phần tăng cường quốc phòng và an ninh, kiên quyết chống địch phá hoại; đấu tranh có hiệu quả chống các hiện tượng tiêu cực

Phương hướng giải quyết vấn đề giá – lương tiền

• Tính đủ chi phí hợp lý trong giá thành sản phẩm Thực hiện cơ chế một giá trong toàn bộ hệ thống giá Phân công, phân cấp hợp lý trong cơ chế quản lý giá, tăng cường kỷ luật quản lý giá

• Tiền lương thực tế phải thực sự bảo đảm cho người ăn lương sống chủ yếu bằng tiền lương, tái sản xuất được sức lao động và phù hợp với khả năng của nền kinh tế quốc dân

Trang 6

• Gắn chặt tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả, thực hiện phân phối theo lao động

• Xác lập quyền tự chủ về tài chính của các ngành kinh tế - kỹ thuật, các địa phương

và đơn vị cơ sở gắn liền với sửa đổi cơ chế kế hoạch hoá và quản lý

• Chuyển hẳn công tác ngân hàng sang hạch toán kinh tế, kinh doanh xã hội chủ nghĩa, lấy hiệu quả kinh tế của đồng vốn làm tiêu chuẩn hàng đầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng

 Hội nghị chủ trương: trong tình hình kinh tế đang biến động, chưa ổn định, cuộc điều chỉnh lớn và toàn diện về giá - lương - tiền lần này phải tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhưng phải tính toán thận trọng các phương án vững chắc gắn chặt với việc xây dựng và hoàn chỉnh cơ chế quản lý mới

2.3 Những chủ trương và biện pháp lớn

Về giá cả:

• Điều chỉnh mặt bằng giá cả và cơ chế quản lý giá phải dựa trên các nguyên tắc

• Xác định giá phù hợp với giá trị và sức mua của đồng tiền

• Định giá trên cơ sở lấy kế hoạch làm trung tâm thực hiện hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa

• Lấy giá thóc làm chuẩn để tính các loại giá khác và toàn bộ mặt bằng giá

• Quản lý giá phải có phân công, phân cấp hợp lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ

• Hội nghị đề cập đến các vấn đề về giá mua lương thực và nông sản; tính đủ các yếu

tố chi phí và xác định giá thành sản phẩm công nghiệp; điều chỉnh giá bán buôn hàng công nghiệp và giá bán lẻ đồng thời nhấn mạnh về cơ chế quản lý giá, cần thực hiện cơ chế một giá thống nhất, do Nhà nước) quy định và điều chỉnh kịp thời khi cần thiết

Chủ trương, chính sách về lương:

• Chính sách tiền lương phải quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, xoá bỏ bao cấp, từng bước khắc phục tính chất bình quân, chênh lệch bất hợp lý;

• Bãi bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá bù lỗ, chuyển sang chế độ trả lương bằng tiền; xác định lại hệ thống lương cơ bản thống nhất cả nước

• Sắp xếp lại các mức lương, thang lương, phụ cấp, tiền thưởng

• Tính phụ cấp đắt đỏ

• Điều chỉnh chế độ trợ cấp xã hội

Chủ trương, chính sách về tài chính, tiền tệ:

Trang 7

• Phấn đấu hạ giá thành và phí lưu thông, cải tiến chế độ thu quốc doanh và các loại thuế Tích cực phấn đấu tiến tới thực hiện cân bằng ngân sách, chấm dứt phát hành cho chi tiêu ngân sách

• Thực hiện chế độ tự chủ tài chính của xí nghiệp, làm cho giá, lương, tài chính, tín dụng phát huy đầy đủ chức năng đòn bẩy kinh tế, kích thích và đòi hỏi các đơn vị kinh tế phát triển sản xuất, mở rộng kinh doanh xã hội chủ nghĩa, cải tiến kỹ thuật, làm ăn có hiệu quả

• Điều chỉnh mối quan hệ giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thực hiện chế độ phân cấp ngân sách trên cơ sở ba cấp cùng làm chủ, bảo đảm sự nhất trí giữa ba lợi ích (toàn xã hội, tập thể, cá nhân người lao động)

• Áp dụng các biện pháp có hiệu lực để cải tiến lưu thông tiền tệ, thu hút tiền nhàn rỗi, đẩy nhanh nhịp độ quay vòng đồng tiền Chuyển mạnh hoạt động của ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa; kịp thời đáp ứng những nhu cầu về vốn cho sản xuất - kinh doanh theo giá mới

• Tăng cường sự kiểm soát bằng đồng tiền và kỷ luật về tài chính và tiền mặt Sửa đổi chế độ chi tiêu phù hợp với cơ chế mới; trên cơ sở đó, nghiêm cấm mọi sự chi tiêu sai chế độ; chống lãng phí; nghiêm trị mọi hành vi tham ô, lập quỹ đen Thực hiện nghiêm ngặt sự kiểm tra và thanh tra tài chính của Nhà nước

2.4 Tổ chức chỉ đạo và thực hiện

Hội nghị đề ra 4 yêu cầu:

Một là: Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương trong cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành từ Trung ương đến các đơn vị cơ sở

Hai là: Việc thi hành Nghị quyết này đòi hỏi thống nhất ý chí và hành động của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp, đòi hỏi nâng cao ý thức tổ chức và kỷ luật Các ngành, các địa phương phải chuẩn bị chu đáo và vững chắc để thực hiện tốt chính sách mới

về giá - lương - tiền

Ba là: Tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở phải căn cứ vào tinh thần Nghị quyết mà xác định lại chức năng, nhiệm vụ,

Bốn là: Để chỉ đạo việc chuẩn bị và thực hiện Nghị quyết này, Ban Bí thư Trung ương

và Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng cần phối hợp chặt chẽ, theo dõi hằng ngày và xử lý kịp thời các vấn đề cụ thể xuất hiện trong quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách mới

về giá - lương - tiền

Trang 8

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V là sự đổi mới tư duy trên lĩnh vực lưu thông, phân phối với nét nổi bật là thừa nhận sản xuất hàng hoá và những quy luật của sản xuất hàng hoá

CHƯƠNG 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN HIỆN NAY

1 BỐI CẠNH HIỆN NAY

Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển

từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt gần 2.800 USD Cũng trong giai đoạn này, tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%

Nhờ có nền tảng vững chắc, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu đáng kể trong những giai đoạn khủng hoảng, mới đây là đại dịch COVID-19 Năm 2020 Việt Nam

là một trong số ít các quốc gia ghi nhận tăng trưởng GDP dương khi đại dịch bùng phát Tuy nhiên, biến thể Delta đã gây ra một cú sốc cho Việt Nam, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 của Việt Nam chỉ đạt 2-2,5%, thấp hơn 4 điểm phần trăm so với trung bình thế giới

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2017 (trên 1.000 trẻ sinh) Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 76,3 năm 2016, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực

có mức thu nhập tương đương Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể Tính đến năm 2016, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993 Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 70% năm 2016, trong khi tỉ lệ ở thành thị là trên 95%

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 Để làm được điều này, nền kinh tế cần tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trên đầu người trong 25 năm tới Việt Nam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn

Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn Dân số đang già

đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường,

Trang 9

các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng Tiến trình của các xu hướng này càng bị đẩy nhanh bởi đại dịch COVID-19

Theo cập nhật Báo cáo Chẩn đoán Quốc gia mới nhất của Ngân hàng Thế giới, để vượt qua những thách thức này và đáp ứng các mục tiêu phát triển, Việt Nam cần cải thiện đáng

kể hiệu quả thực thi chính sách, đặc biệt trong các lĩnh vực tài chính, môi trường, chuyển đổi kỹ thuật số, giảm nghèo/anh sinh xã hội và cơ sở hạ tầng

2 LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Từ đầu năm 2020, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tác động toàn diện đến nền kinh tế nước ta, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và khả năng thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và 5 năm 2021-2025 Vì thế, để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế- xã hội cho cả giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, nâng cao hiệu quả, năng suất lao động, sức cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ trong trung và dài hạn, Chính phủ cần có những chính sách phù hợp để thúc đẩy phục hồi kinh tế, và những quan điểm về phục hồi kinh tế từng được nêu ra trong Hội nghị Trung ương 6 khoá IV và Hội nghị Trung ương 8 khoá V sẽ là những tham khảo có giá trị

Từ cơ sở lý luận ở trên, kết hợp với bối cảnh tình hình Việt Nam ta ở thời điểm hiện tại,

ta có thể đưa ra một vài kiến nghị sau nhằm tăng tốc độ phục hồi nền kinh tế Việt Nam:

• Chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp kịp thời bằng việc thành lập các Tổ công tác đặc biệt về bảo đảm nguồn cung hàng hóa và hỗ trợ duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các địa phương Đồng thời thường xuyên tổ chức nhiều buổi làm việc trực tuyến với các Hiệp hội, ngành hàng và các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chủ lực (như cơ khí, điện tử, ô tô, dệt may, da – giày, giấy, đồ uống, thuốc lá…) để kịp thời nắm bắt các khó khăn, vướng mắc cũng như kiến nghị của doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh, triển khai hiệu quả công tác bảo đảm nguồn cung nguyên vật liệu, năng lượng phục vụ sản xuất, duy trì hoạt động đối với các dự án sản xuất công nghiệp lớn, quan trọng, góp phần bảo đảm “mục tiêu kép”

• Thích ứng an toàn với COVID-19 Theo đó, Trung ương và địa phương bảo đảm có

sự chỉ đạo nhất quán, tập trung và xuyên suốt nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh,

hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp

Trang 10

• Ngành dịch vụ của Việt Nam có phần lớn thu nhập từ các hoạt động du lịch, vậy nên việc triển khai thực hiện lộ trình mở cửa lại du lịch, vận tải hàng không, các ngành dịch vụ giải trí, văn hóa, nghệ thuật gắn với bảo đảm an toàn dịch bệnh

• Cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy định hướng dẫn và tăng cường tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, thực hiện thống nhất các quy định về đi lại, di chuyển của người lao động, lưu thông hàng hóa, dịch vụ và sản xuất an toàn, duy trì hoạt động liên tục, ổn định với công suất và chi phí phù hợp

• Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, có chính sách hỗ trợ kịp thời cho người dân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn do tác động của dịch bệnh và thực hiện hiệu quả, giải ngân cho các chính sách cho vay ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách xã hội

• Đầu tư tăng cường kết nối cung - cầu lao động toàn quốc trên nền tảng trực tuyến phục vụ công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và cung ứng lao động; xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, nhất là trường cao đẳng chất lượng cao, trọng điểm và thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; nâng cao năng lực cơ sở tuyến đầu của hệ thống cơ

sở trợ giúp xã hội, chăm lo cho các đối tượng bị sang chấn tâm lý, cơ nhỡ và các đối tượng yếu thế bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19

• Kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế Bà Hương cho rằng việc thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ cần linh hoạt vừa đảm bảo kiềm chế lạm phát, vừa đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng; nâng cao tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng của nền kinh tế

• Cơ chế, chính sách và các giải pháp hỗ trợ tiếp tục được triển khai hiệu quả, giúp người dân, người lao động, doanh nghiệp chống chịu, vượt qua khó khăn, ổn định

và phục hồi sản xuất Đặc biệt là hỗ trợ cho người lao động bị mất việc làm, mất thu nhập cần được triển khai hiệu quả với phương châm: “không để ai bị bỏ lại.” Qua các chính sách hỗ trợ hiệu quả, người dân sẽ yên tâm sinh sống đồng thời không di dời khỏi nơi làm việc về quê hương, dẫn tới xáo trộn, thiếu hụt nguồn lực lao động

• Phát triển mạnh thị trường nội địa lành mạnh cũng như thúc đẩy xuất khẩu bền vững

Cụ thể, các giải pháp chú trọng bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu, nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ cho sản xuất, không để đứt gãy chuỗi cung ứng Trên yêu cầu đó, các các quan chức năng thực hiện tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Về thị trường, các địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phối hợp xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng từng loại nông sản, gắn với nguồn gốc xuất xứ, phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo chuỗi cung ứng trong nước

Ngày đăng: 03/04/2022, 02:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w