1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích thực trạng hội nhập quốc tế về thương mại, Đầu tư, dịch vụ tài chính, lao Động của việt nam hiện nay, khuyến nghị giải pháp

30 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng Hội Nhập Quốc Tế Về Thương Mại, Đầu Tư, Dịch Vụ Tài Chính, Lao Động Của Việt Nam Hiện Nay, Khuyến Nghị Giải Pháp
Tác giả Nguyễn Đắc Hưng, Nguyễn Thị Phương
Người hướng dẫn Thảo
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hưng Yên
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTST T Từ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Việt Tên đầy đủ Tiếng Anh 1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Association of SoutheastAsian Nations 2 VCCI Phòng Thương mại và

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN

KHOA : KINH T Ế

- � �

-BÀI TIỂU LUẬN

MÔN : TOÀN CẦU HÓA

ĐỀ TÀI:PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ VỀ THƯƠNG MẠI, ĐẦU TƯ, DỊCH VỤ TÀI CHÍNH, LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY, KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP

Giáo viên giảng dạy : NGUYỄN ĐẮC HƯNG

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Mã sinh viên : 11421084

Lớp : 114214

Hưng Yên, 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan bài tiểu luận “ Phân tích thực trạng hội nhập quốc tế thươngmại, đầu tư, dịch vụ tài chính, lao động của VIỆT NAM hiện nay, khuyến nghị giảipháp”

là một công trình nghiên cứu độc lập của riêng em không có sự sao chép của ngườikhác Đề tài nghiên cứu trên là một một sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên cứutrong quá trình học tập Đây là một đề tài không dễ và cũng khá khó khăn với mộtsinh viên năm nhất như em Trong quá trình thực hiện em còn có nhiều thiếu sót dokiến thức còn sơ sài mong thầy cô giúp đỡ

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực về nội dung trong bàitiêu luận của em, em kính mong thầy giúp đỡ em hoàn thành bài viết xuất sắc hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

MỤC LỤC

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ST

T

Từ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Việt Tên đầy đủ Tiếng Anh

1 ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông

Nam Á

Association of SoutheastAsian Nations

2 VCCI Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam

Vietnam Chamber of Commerceand Industry

3 FTA Hiệp định Thương mại tự do Free Trade Agreement

4 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment

5 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization

6 GATT Hiệp định chung về thuế quan

và Thương mại

General Agreement on Tariffsand Trade

7 MFN Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc Most Favoured Nation

8 MFA Hiệp định đa biên Multi – Factor Authentication

9 APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu

12 ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển

chính thức

Offcial Developmemt Assistance

14 ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu The Asia – Europe Meeting

16 CNTT-TT Công nghệ thông tin-Truyền

thông

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU,SƠ ĐỒ

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I : NỘI DUNG

Trang 7

1 Khái niệm về hội nhập quốc tế

Hội nhập quốc tế là một quá trình tăng trưởng tất yếu, do bản chất thếgiới của lao động và gắn kết giữa con người Sự ra đời và phát triển của kinh

tế đối tượng cũng là động lực hàng đầu xúc tiến tiến trình hội nhập Hộinhập diễn ra dưới nhiều hình thức, mức độ và trên nhiều ngành khônggiống nhau, theo tiến trình từ thấp đến cao Hội nhập vừa mới trở thành một

xu thế lớn của thế giới hiện đại, ảnh hưởng mạnh mẽ đến quan hệ quốc tế vàđời sống của từng đất nước bây giờ, hội nhập quốc tế là lựa chọn chính sáchcủa hầu hết các quốc gia để phát triển

2 Mục tiêu của hội nhập quốc tế

Về mục tiêu của hội nhập quốc tế: Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế đểtranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài (ngoại lực) phục vụ sự nghiệpbảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong lĩnh vực kinh tế, Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị nêu rõ mục tiêu: “mởrộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN, thực hiện dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Quá trình hội nhậpquốc tế trước hết là đáp ứng lợi ích phát triển của đất nước; mặt khác thôngqua đó phát huy vai trò của nước ta trong quá trình hợp tác và phát triển khuvực và thế giới, đóng góp vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vìhoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

3 Phương pháp của hội nhập quốc tế

Trên thực tiễn hiện giờ, có nhiều phương pháp hiểu và định nghĩa khác nhau

về khái niệm “hội nhập quốc tế” Tựu chung, có ba phương pháp tiếp cận chủyếu sau:

Trang 8

Phương pháp tiếp cận thứ nhất, thuộc về trường phái theo chủ nghĩa liên bang,

cho rằng hội nhập (integration) là một hàng hóa cuối cùng hơn là một tiếntrình món hàng đó là sự tạo dựng một Nhà nước liên bang kiểu như Hoa Kỳhay Thụy Sỹ Để phân tích những người theo trường phái này chú ý chủ yếu tớicác khía cạnh luật định và thể chế

Cách tiếp cận thứ hai, với Karl W Deutsch là trụ cột, nhìn thấy hội nhập trước

tiên là sự liên kết các quốc gia thông qua tăng trưởng các luồng giaolưu như thương mại, đầu tư, thư tín, thông tin, du lịch, di trú, văn hóa… từ

đó hình thành dần các cộng đồng an ninh (security community) Theo Deutsch,

có hai loại cộng đồng an ninh: loại cộng đồng an ninh hợp nhất giống như kiểuHoa Kỳ, và loại cộng đồng an ninh đa nguyên giống như kiểu Tây

Âu như vậy, hướng dẫn tiếp cận thứ hai này xem xét hội nhập vừa là một côngcuộc vừa là một món hàng cuối cùng

phương pháp tiếp cận thứ ba nhìn thấy xét hội nhập dưới góc độ là hiện

tượng/hành vi các nước mở rộng và sử dụng sâu sắc hóa liên kết hợp tác vớinhau trên cơ sở phân công lao động quốc tế có chủ đích, dựa vào lợi thế củamỗi nước và mục đích theo đuổi

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1 Khái quát chung về hội nhập quốc tế Việt Nam hiện nay

Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường phụ thuộc cao vào xuất khẩuthô và đầu tư trực tiếp nước ngoài theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đây

là nền kinh tế lớn thứ 6/11 ở Đông Nam Á; lớn thứ 44 trên thế giới xét

Trang 9

theo quy mô GDP danh nghĩa hoặc lớn thứ 34 nếu xét GDP theo sức muatương đương (năm 2016), đứng thứ 127 xét theo GDP danh nghĩa bìnhquân đầu người hoặc đứng thứ 117 nếu tính GDP bình quân đầu ngườitheo sức mua tương đương Tổng sản phẩm nội địa GDP năm 2016 là 202

tỷ USD theo danh nghĩa hoặc 595 tỷ USD theo sức mua tương đương.Đảng Cộng sản Việt Nam luôn mong muốn xây dựng một hệ thống kinh

tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tính đến tháng 11 năm

2007, đã có Trung Quốc, Nga, Venezuela, Nam Phi, ASEAN và Ukrainatuyên bố công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, đến năm

2013, đã có 37 quốc gia công nhận Việt Nam đạt kinh tế thị trường(VCCI) trong đó có Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc Đến năm 2017, saunhững nỗ lực đàm phán các Hiệp định thương mại tự do (FTA) songphương và quốc tế, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đã thông báo đã có

69 nước công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường tại một phiên họpChính phủ Xét về mặt kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên củaLiên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế,Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợptác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện vàTiến bộ xuyên Thái Bình Dương, ASEAN Việt Nam tham gia các hiệpđịnh thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, NhậtBản, Trung Quốc và một số nước khác Việt Nam cũng đã ký với NhậtBản một hiệp định đối tác kinh doanh, kinh tế song phương Các chỉ sốquan trọng về kinh tế của Việt Nam ở mức rất thấp so với khu vực và thếgiới GDP bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.540 USD, thấp hơn 4.5lần so với GDP bình quân đầu người chung của thế giới Năng suất laođộng, chỉ số sáng tạo của nền kinh tế, chỉ số tự do kinh tế, chỉ số hấp thụFDI thấp hơn nhiều các nước khu vực, kể cả Lào và Campuchia Đồng

Trang 10

thời lao động nam và nữ chưa qua đào tạo của Việt Nam chiếm tỷ lệ caokhoảng 80% Trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu 2-3 thế hệ so vớithế giới và vài chục năm so với khu vực, đa số doanh nghiệp đang sở hữucông nghệ rất lạc hậu và máy móc hết khấu hao Tỷ trọng đóng góp củakinh tế tư nhân trong GDP rất thấp (chưa đến 10%), trong khi tỷ lệ thamnhũng ở mức cao.

2 Thực trạng của hội nhập quốc tế Việt Nam hiện nay

2.1 Thuận lợi

Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang được hỗ trợ mạnh mẽ không chỉbởi nhu cầu nội địa lớn mà định hướng xuất khẩu tương đối cao Tỷ lệngười dân nghèo đã được giảm xuống một cách đáng kể dưới 3%.Đồng thời trong khoảng 30 năm gần đây nền kinh tế Việt Nam liên tụcphát triển, không có dấu hiệu suy thoái Kể từ năm 1988 đến nay nềnkinh tế tăng trưởng trung bình gần 7%, chỉ có duy nhất một năm làmức tăng trưởng thấp hơn, khoảng 5% Từ đó, thu nhập bình quân đầungười cũng được nâng cao 5 lần từ năm 1988 đến nay Mặc dù tăngtrưởng kinh tế trong những năm gần đây thấp hơn mức cao kỷ lụctrong thập kỷ 1990, nhưng lại khá bền vững, rộng khắp và thân thiệnvới việc làm Sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, nền kinh

tế vĩ mô của Việt Nam đã được phục hồi nhanh chóng và nổi lên thànhquốc gia có xuất khẩu mạnh và có kinh tế thu nhập trung bình pháttriển mạnh Các nhà đầu tư nước ngoài cũng tăng cường tìm hiểumong muốn góp vốn vào nền kinh tế Việt Nam Đồng thời, các chỉ số

xã hội ngày càng được cải thiện bởi người dân có cơ hội tiếp xúc vớinền giáo dục, y tế, các cơ sở hạ tầng tiên tiến

Trong báo cáo thường niên kinh tế vĩ mô Việt Nam đã nêu rõ sự tăngtrưởng của nền kinh tế gắn với 3 điểm sáng quan trọng:

Trang 11

- Thứ nhất: Sự gia tăng kinh tế khá đồng đều bởi nó đến từ tất cả cáckhu vực

- Thứ hai: Kinh tế tư nhân là vai trò đóng góp quan trọng trong việcphát triển kinh tế

- Thứ 3: Hoạt động xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao

Tăng năng suất lao động đã phục hồi phần nào trong những năm gần đâynhờ vào sự mở rộng khu vực FDI, và việc người lao động chuyển từ lĩnhvực nông nghiệp sang lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ và sản xuất Tuynhiên, việc tăng năng suất vẫn còn khá yếu, thể hiện việc thiếu hiệu quảthường xuyên trong phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế Hạch toán tăngtrưởng trên một loạt giả định cho thấy một bức tranh trong đó tỷ lệ tăng

Trang 12

năng suất các nhân tố tổng hợp trong thập kỷ qua nhìn chung là thấp.Năng suất lao động đã kéo tăng trưởng GDP xuống, mặc dù có nhiều sựkhác biệt trong mức năng suất và tốc độ tăng trưởng trong và giữa cáclĩnh vực, cũng như trong và giữa các công ty

Dân số Việt Nam trẻ, tuy nhiên hiện nay lại đang phải đối mặt với nhữngtrở ngại lớn Dân số đông, tăng nhanh đã tạo áp lực vô cùng lớn lên sảnlượng tiềm năng Mặc dù dân số trong độ tuổi lao động và lực lượng laođộng sẽ tiếp tục tăng trong hai thập kỷ tới, nhưng tỷ lệ tăng giảm xuốngcòn khoảng 1%/năm, thấp hơn hẳn so với mức tăng trung bình 2,5%trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2013 Nếu nhìn tổng thể, thì dân sốtrong độ tuổi lao động đang bắt đầu giảm Phạm vi Việt Nam có thể tối đahoá lợi nhuận thu được từ lợi tức dân số còn lại có ý nghĩa vô cùng quantrọng Việc Việt Nam có thể sử dụng thanh thiếu niên trong những côngviệc có hiệu suất cao hơn sẽ quyết định không chỉ tốc độ tăng trưởng tổnghợp mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân

Mặc dù Việt Nam đang tăng cường và đạt được nhiều thành tích về đầu

tư vào con người, tuy nhiên năng suất lao động vẫn chưa được cao Mộtđứa trẻ sơ sinh ở Việt Nam có năng suất lao động cả đời thấp hơn mộtđứa trẻ được học và chăm sóc sức khỏe đầy đủ khoảng 67% Mặc dù hiệnnay nhà nước đang rất chú trọng trong việc phát triển giáo dục các cấp,nâng cao hơn nữa cơ sở vật chất kỹ thuật, đồng thời tạo điều kiện mộtcách tối ưu cho sự phát triển của trẻ nhỏ nhưng mức độ kỹ năng vẫn chưathật tương xứng yêu cầu của một nền kinh tế đang trên đà phát triển Mức tăng trưởng tín dụng nhanh, đòn bẩy ngày càng tăng của khu vực tưnhân và nợ công cao tiềm ẩn nguy cơ kìm hãm và làm mất ổn định kinh

tế Mặc dù nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang được

Trang 13

giữ ở mức tương đối ổn định, nhưng lớp đệm kinh tế vĩ mô vẫn còn khámỏng.

Di sản thể chế chưa thật sự hoàn chỉnh và môi trường kinh doanh, quyếtđịnh đầu tư rắc rối đã và đang cản trở vô cùng lớn đến việc phân bổnguồn lực kinh tế hiện nay Đồng thời vai trò của nhà nước và thị trườngcần tiếp tục thay đổi, hoàn thiện hơn nữa để giúp bộ máy kinh tế pháttriển bền vững, nâng cao giá trị

3 Mục tiêu của hội nhập quốc tế Việt Nam hiện nay

Nhà nước Xã Hội Chủ nghĩa đã đặt ra những mục tiêu cụ thể cho nền kinh tếViệt Nam, bao gồm:

- Đảm bảo cân đối và ổn định nền kinh tế vĩ mô của nước nhà Giữ vững anninh tài chính, an ninh lương thực, an ninh năng lượng để đảm bảo sự pháthợp thực hiện tăng trưởng xanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn nhânlực trong và ngoài nước

- Giảm thiểu một cách tốt nhất những tác động tiêu cực của hoạt động kinh

tế đến môi trường Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tàinguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo Phòng ngừa, kiểmsoát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môitrường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học Hạn chế tác hạicủa thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất lànước biển dâng

4 Cơ hội và thách thức của hội nhập quốc tế đối với Việt Nam hiện nay

Ngày nay, toàn cầu hóa đang là một trong những xu thế phát triển tất yếu của quan hệ quốc tế hiện đại Đại diện cho xu thế toàn cầu hóa này là sự

ra đời và phát triển của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) WTO là tổ

Trang 14

chức thương mại lớn nhất toàn cầu, với sự tham gia của 148 nước thành viên, không chỉ điều tiết thương mại hàng hóa mà còn cả các lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ, chiếm trên 90% tổng kim ngạch thương mại thế giới.

Việt Nam là quan sát viên của GATT (Hiệp định chung về thuế quan vàthương mại) và chính thức nộp đơn gia nhập WTO ngày 4/1/1995 Ngày22/8/1996, Việt Nam đã gửi Bị vong lục về chế độ ngoại thương của ViệtNam tới WTO Tháng 7/1998, Việt Nam tiến hành phiên họp đa phương đầutiên tới Nhóm công tác về minh bạch hóa các chính sách kinh tế thương mại.Cho tới nay, Việt Nam đã thực sự hoàn tất về cơ bản giai đoạn minh bạchhóa chính sách và đang ở giai đoạn đàm phán rất quan trọng về mở cửa thịtrường một cách toàn diện Gia nhập WTO đã đem lại nhiều cơ hội thuận lợicho Việt Nam, điều này được thể hiện ở các điểm sau đây:

Thứ nhất, Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ khắc phục được tìnhtrạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế Ví dụ như sự đối xử tối huệquốc (MFN) không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của ViệtNam, thúc đẩy việc thâm nhập thị trường cho hàng hoá xuất khẩu của ViệtNam, cải thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối

xử theo hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế ViệtNam Đặc biệt, các Hiệp định của Vòng đàm phán Uruguay đã đem lại choViệt Nam các lợi ích như: Đẩy mạnh thương mại và quan hệ của Việt Namvới các thành viên khác trong WTO và đảm bảo nâng cao vai trò quan trọngcủa Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và chính trị toàn cầu như là mộtthành viên của WTO

Trang 15

Thứ hai, gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện mở rộng thị phần quốc tế cho cácsản phẩm Việt Nam và thúc đẩy thương mại phát triển Việt Nam sẽ có cơhội xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng ra thế giới nhờ được hưởng nhữngthành quả của các vòng đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế, tăngcường tiếp cận thị trường của WTO, đặc biệt trong các lĩnh vực hàng dệtmay và nông sản Cơ hội xuất khẩu bình đẳng sẽ có những ảnh hưởng tíchcực đến hoạt động của các doanh nghiệp trong nước, sản xuất sẽ được mởrộng và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động Việc bãi bỏ Hiệpđịnh đa biên (MFA) về hàng dệt sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng dệt maycủa Việt Nam Các nhà xuất khẩu Dệt - May Việt Nam sẽ được đảm bảotrong vòng 10 năm sau khi trở thành thành viên của WTO, đồng thời, cácnước nhập khẩu sẽ không có các hạn chế MFA đối với hàng dệt may củaViệt Nam Đối với các mặt hàng nông sản, là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3trên thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thị trường xuất khẩu mặt hàng này hơn vìhạn ngạch nhập khẩu gạo và các nông sản khác sẽ được thay thế bằng thuế

và thuế sẽ phải được cắt giảm theo Lộ trình quy định của WTO Việt Nam cólợi nhiều khi các thị trường gạo mở cửa, đặc biệt là các thị trường Nhật Bản

và Hàn Quốc So với các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ có lợi hơn

từ các Hiệp định của Vòng Uruguay vì theo quy định của WTO, hàng xuấtkhẩu dưới dạng sơ chế của các nước đang phát triển sang các nước phát triểnthường không phải chịu thuế hoặc thuế thấp Việt Nam là nước xuất khẩunhiều hàng sơ chế, sẽ rất có lợi từ quy định này

Bên cạnh việc mở rộng xuất khẩu hàng hóa trong nước, Việt Nam còn tậndụng được cơ hội từ nhập khẩu như lựa chọn nhập các loại hàng hóa có kỹthuật cao, công nghệ tiên tiến để nhanh chóng phát triển các ngành có công

Ngày đăng: 08/12/2024, 04:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w