Nội dung của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường Quy luật cạnh tranh Competition Law là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các
Trang 1ĐỀ BÀI: TRÌNH BÀY NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG LIÊN HỆ VỚI
Họ tên: Nguyễn Hải Bình Lớp: Quản trị Marketing CLC 64C
Mã sinh viên: 11220849
Hà nội 2023
Trang 3MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU 3
PHẦN NỘI DUNG 3
1 NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.1 Nội dung của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 3
1.2 Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 5
2 LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA. 7
2.1 Tác động tích cực 7
2.2 Tác động tiêu cực 9
PHẦN KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh
tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh Thực tế cho thấy, nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng thành công quy luật cạnh tranh vào việc phát triển kinh
tế, đạt được nhiều thành tựu đáng kể Chúng ta cũng đã áp dụng quy luật này khi đổi mới nền kinh tế và đạt được một số thành tựu nhất định, bao gồm: cải thiện đời sống của người dân, phát triển xã hội, và đảm bảo sự ổn định kinh tế, Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn Một trong những khó khăn thách thức đó
là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thông qua việc tham gia vào các tổ chức như ASEAN, APEC, WTO, việc xây dựng một nền kinh tế cạnh tranh là cực kỳ cần thiết để đảm bảo quá trình phát triển kinh tế và đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp Vậy quy luật cạnh tranh là gì? Vì sao nó lại có những tác động mạnh mẽ như vậy đến nền kinh tế thị trường ở nước ta? Với tư cách là sinh viên kinh tế, em quan tâm và muốn lựa chọn tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này
1 NỘI DUNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT CẠNH TRANH TRONG
1.1 Nội dung của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Quy luật cạnh tranh (Competition Law) là quy luật kinh tế điều tiết một cách khách quan mối quan hệ ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong sản xuất
và trao đổi hàng hóa Quy luật này đòi hỏi các chủ thể kinh doanh đã tham gia thị trường phải chấp nhận sự cạnh tranh, bên cạnh sự hợp tác, trong quá trình hoạt động của họ.
Cạnh tranh là sự ganh đua kinh tế giữa các chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm đạt được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa, từ đó đạt được lợi ích tối đa cho mỗi chủ thể Mọi doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh một loại hàng hoá trên thị trường đều phải đối mặt với cạnh tranh Đây là một điều không thể tránh khỏi
và là đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường Theo Marx “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều
Trang 5kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể diễn ra giữa các chủ thể trong nội bộ ngành, cũng có thể diễn ra giữa các chủ thể thuộc các ngành khác nhau.
1.1.1 Cạnh tranh trong nội bộ ngành
Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh cùng một ngành hàng hóa Đây là một trong những phương thức để thực hiện lợi ích của doanh nghiệp trong cùng một ngành sản xuất.
Ví dụ: Coca cola và Pepsi được coi là cạnh tranh trong nội bộ ngành nước giải khát có ga, hay như Samsung và Apple là các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành di động thông minh, hay cạnh tranh ngành đồ ăn nhanh giữa các quán gà rán KFC hoặc Lotteria…
Biện pháp cạnh tranh là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó để thu được lợi nhuận siêu ngạch.
Kết quả của cạnh tranh trong nội bộ ngành là hình thành giá trị thị trường của hàng hoá (giá trị xã hội của hàng hoá) Điều kiện sản xuất trung bình trong một ngành thay đổi do kỹ thuật sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên làm cho giá trị thị trường của hàng hoá đó có xu hướng giảm xuống Trên thị trường hàng hoá phải bán theo giá thị trường (giá trị xã hội) mặc dù giá trị cá biệt khác nhau Điều này làm cho điều kiện sản xuất trung bình của một ngành thay đổi, giá trị xã hội của hàng hoá giảm xuống, chủng loại hành hoá đa dạng với chất lượng ngày càng cao.
Giá trị thị trường không chỉ chịu sự tác động của giá trị xã hội, mà còn chịu tác động của giá trị cá biệt của nhà sản xuất cung ứng đại bộ phận một loại hàng hoá cho thị trường Theo Marx: “Một mặt phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào
đó, mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện trung bình của khu vực đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng số những sản phẩm của khu vực này”
Vậy, giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hóa được sản xuất trong một khu vực sản xuất cụ thể Hay là giá trị cá biệt của những hàng hóa được sản xuất và chiếm đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường
Trang 61.1.2 Cạnh tranh giữa các ngành
Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh giữa các ngành khác nhau Do đó, nó trở thành phương thức để thực hiện lợi ích của các chủ thể thuộc các ngành sản xuất khác nhau trong điều kiện kinh
tế thị trường.
Ví dụ: Hiện nay bảo hiểm và ngân hàng là hai ngành đang cạnh tranh với nhau rất mạnh; Hoặc cạnh tranh giữa các ngành như ngành may mặc, ngành thiết bị y
tế, ngành xây dựng,
Cạnh tranh giữa các ngành là phương thức để các chủ thể sản xuất kinh doanh ở các ngành sản xuất khác nhau tìm kiếm lợi ích của mình Mục đích của cạnh tranh giữa các ngành là nhằm tìm nơi đầu tư có lợi nhất
Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau
1.2 Tác động của quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh là một quy luật kinh tế tồn tại khách quan, với những mặt tích cực và hạn chế Tuy nhiên, mặt tích cực là chủ yếu, đặc biệt trong trường hợp cạnh tranh lành mạnh Trái lại, những mặt tiêu cực và hạn chế của cạnh tranh thường xuất hiện trong tình huống cạnh tranh không lành mạnh, dễ dàng nhận ra được.
1.2.1 Những tác động tích cực của cạnh tranh
Thứ nhất, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
Trong một nền kinh tế thị trường, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp không ngừng tìm kiếm và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ vào quá trình sản xuất, đồng thời cải tiến trình độ tay nghề và tri thức của lao động
Cứ như vậy, khi các doanh nghiệp cạnh tranh, chất lượng của lực lượng sản xuất nói chung sẽ ngày một cải thiện và phát triển
Thứ hai, cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường
Trong một nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế đều hoạt động trong môi trường cạnh tranh và hướng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận Ngoài việc hợp tác, họ cũng cạnh tranh với nhau để đạt được điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh, nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất Qua đó, nền kinh tế thị trường liên tục hoàn thiện và phát triển
Thứ ba, cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiếp cận các nguồn lực phải dựa trên nguyên tắc cạnh tranh, nhằm phân bổ chúng cho các chủ thể kinh tế sử dụng hiệu quả hơn Do đó, các chủ thể sản xuất kinh doanh phải thiết lập sự cạnh
Trang 7tranh để có cơ hội sử dụng các nguồn lực này trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Thứ tư, cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, mục đích chính của các chủ thể kinh tế là đạt lợi nhuận tối đa Để đạt được lợi nhuận, các nhà sản xuất phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà họ lựa chọn Chính vì vậy, điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải nỗ lực để đa dạng sản phẩm, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng
và xã hội.Vậy là, càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ họ đem đến cho người tiêu dùng sẽ càng có chất lượng cao hơn, đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu đối với đồng tiền mà họ làm ra
1.2.2 Những tác động tiêu cực của cạnh tranh
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của cạnh tranh lành mạnh, còn tồn tại những hệ lụy và tác động tiêu cực của cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế thị trường Điển hình là hành vi chạy theo lợi nhuận đơn thuần, vi phạm pháp luật, sử dụng các thủ đoạn không đúng đạo đức kinh doanh, lờ đạo đức y
tế, môi trường, xã hội, hay coi nhẹ các vấn đề này, Những thực trạng này đang gây ra những vấn đề đáng lo ngại cho xã hội.
Một là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trườngkinh doanh Khi chủ thể thực hiện mọi cách để cạnh tranh sẽ có thể sử dụng các thủ đoạn xấu để tăng lợi nhuận: buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, Đây là những hành vi xấu, làm môi trường kinh doanh sẽ ngày càng đi xuống về mặt chất lượng và làm giá trị đạo đức bị xói mòn Do đó, các biện pháp, thủ đoạn cạnh tranh thiếu lành mạnh cần được loại trừ.
Hai là, cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội
Để giành được những ưu thế trong cạnh tranh, có thể có chủ thể chiếm giữ các nguồn lực mà không phát huy vai trò của các nguồn lực đó trong sản xuất kinh doanh, không dựa vào sản xuất để tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội Khi
đó, nguồn lực không được phân bổ hợp lí: nơi cần thì không đủ, nơi có thì không thể phát huy tối ưu vai trò của nguồn lực mình sở hữu Trong những trường hợp như vậy, cạnh tranh đã làm cho nguồn lực xã hội bị lãng phí
Ba là, cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại phúc lợi của xã hội
Khi các nguồn lực bị lãng phí, cạnh tranh không lành mạnh đã khiến cho phúc lợi xã hội bị tổn thất: phân hóa giàu nghèo và các vấn đề xã hội khác sẽ ngày một nhiều, nghiêm trọng hơn Cho nên, khi các chủ thể sử dụng các biện
Trang 8pháp cạnh tranh thiếu lành mạnh, phúc lợi xã hội bị ảnh hưởng là không thể tránh khỏi.
2 LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA.
Từ năm 1986 đến 2006, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua một quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, với sự quản lý và điều tiết của nhà nước nhằm hạn chế nhược điểm của nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội Về bản chất, nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn là nền kinh tế thị trường, do đó, quy luật cạnh tranh-một quy luật của nền kinh tế này, có tác động đáng kể đến nền kinh tế Việt Nam Ở đây, chúng ta cũng cần xem xét những tác động của cạnh tranh đến nền kinh tế thị trường ở Việt Nam theo hai mặt khác nhau:
2.1 Tác động tích cực
Cạnh tranh giúp thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất:
Trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, khoa học và công nghệ đóng vai trò then chốt Công nghệ và các thành tựu khoa học đã có những đóng góp đáng kể vào việc nâng cao tư liệu sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp Để đạt được những bước tiến này, không thể không nhắc đến xu hướng toàn cầu hóa, tính hội nhập quốc tế và quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.
Việt Nam đã xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp với dây chuyền sản xuất hiện đại Trong lĩnh vực nông nghiệp, sự ứng dụng của máy móc đã giúp tăng năng suất lao động và thay thế dần sức lao động của con người, chẳng hạn như việc sử dụng máy cày thay thế cho trâu, dùng máy tuốt lúa liên hợp để thay thế cho quá trình lao động vất vả, Sự cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất cũng đã đóng góp vào việc giảm giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp sản xuất thấp hơn so với giá trị xã hội của hàng hóa đó.
Không chỉ vậy, đội ngũ nhân lực chuyên môn cũng đạt được những bước tiến đáng kể, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền sản xuất hiện đại Nông dân Việt Nam hiện nay đã sử dụng các công nghệ mới:máy bay phun thuốc, ứng dụng máy cấy/sạ kết hợp vùi phân bón ứng dụng công nghệ cao, sử dụng nhà kính với các phương pháp và hạt giống mới để tăng năng suất cây trồng, Kết quả là ngành nông nghiệp trong quý IV năm 2022 đã tăng 2,88%, đóng góp 0,27điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị gia tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Trang 9Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
Sau hơn 30 năm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể, là một trong những nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất khu vực, với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới Ví
dụ như hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc; hàng thủy sản xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản; và đặc biệt là cà phê Việt Nam đã ghi điểm trong lòng bạn bè quốc tế và được tin dùng. Cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2015 đã có sự cải thiện đáng kể khi nhập siêu giảm dần, và năm 2012 đánh dấu một mốc son khi Việt Nam đạt xuất siêu lần đầu tiên kể từ năm 1992.
Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt việc phân bổ các nguồn lực Việc phân bổ nguồn lực ở Việt nam không chỉ phụ thuộc vào cơ chế thị trường,mà còn do định hướng của Nhà nước và những chính sách nhằm ổn định, khắc phục những hạn chế của thị trường Nhờ vào cạnh tranh, những khuyết tật của nền kinh tế thị trường đã được bộc lộ rõ, từ đógiúp cho Nhà nước có những định hướng đúng đắn cho nền kinh tế nước nhà Nghị quyết đại hội Đảng XII đã khẳng định: “Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động
và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hiện thiện thể chế kinh tế ”
Cạnh tranh thúc đẩy năng lực thỏa mãn nhu cầu của xã hội
Cạnh tranh đã thúc đẩy các nhãn hàng Việt Nam thay đổi tích cực trong phương thức marketing, thậm chí cả chất lượng và mẫu mã sản phẩm để đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của khách hàng, đồng thời vẫn giữ được giá trị riêng của mình Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trang thương mại điện tử đang dần chiếm ưu thế, hầu hết các thương hiệu đều có kênh riêng và đưa ra các chính sách giảm giá hay ưu đãi cho khách hàng Công nghệ đang giúp khách hàng dễ dàng đặt mua đồ ăn, đồ gia dụng, mỹ phẩm, chỉ với vài thao tác và có thể được giao hàng tận nhà.
Bên cạnh đó, việc tham khảo trải nghiệm của khách hàng càng ngày càng được coi trọng, và thái độ phục vụ của nhân viên cũng trở thành một tiêu chí cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp Điều này đòi hỏi các nhãn hàng phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng để giành được sự tin tưởng và lòng trung thành của khách hàng, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường.
Trang 102.2 Tác động tiêu cực
Thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta cho thấy thực trạng cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt kể từ khi chuyển sang kinh tế thị trường, nhất là khi áp lực cạnh tranh trên thị trường ngày một lớn, nền kinh tế Việt Nam cũng chứng kiến
sự tồn tại của nhiều loại hành vi cạnh tranh được coi là không lành mạnh Theo cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, tính đến hết năm 2018 đã có khoảng
400 hồ sơ khiếu nại về các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và con số này còn đang có chiều hướng gia tăng Chính vì vậy, vấn đề cạnh tranh không lành mạnh đang là một vấn đề nhức nhối, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Ta có thể lấy một vài ví dụ về hành vi đó trong những năm gần đây ở Việt Nam: Cạnh tranh không lành mạnh gây tổn hại môi trường kinh doanh
Hành vi gièm pha doanh nghiệp và gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác là hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường được các doanh nghiệp “không lành mạnh” sử dụng nhằm "hạ gục" đối thủ trên thương trường điển hình như tin đồn rằng ăn bột ngọt-mì chính của hãng bột ngọt Ajinomoto
là“gây ung thư” Ăn nước mắm Chinsu“gây ung thư”, trong bia BIGI (Tiền Giang) có ruồi, trong chai bia Tiger có gián, băng vệ sinh P&G có chất amiăng gây hại cho người sử dụng
Hành vi như: “gây nhầm lẫn cho khách hàng” bằng cách nhái nhãn mác, ăn theo các thương hiệu nổi tiếng: chẳng hạn Lavie và La Ville, Lavier, Lavige, ;
xe máy WAVE và WAK E UP, DREAM và DEALIM, DLEAM,
Cạnh tranh không lành mạnh gây lãng phí nguồn lực xã hội
Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân cũng như các doanh nghiệp Những thời gian đầu dịch nhiều người thường nhân cơ hội tích trữ khẩu trang, sau khi dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ ở Việt Nam, họ sẽ tung khẩu trang ra thị trường và bán với mức giá cao ngất ngưởng, gấp tới 4-5 lần thậm chí có những cá nhân độn giá lên
cả chục lần nhằm thu được lợi nhuận khủng khiếp.
Ngoài ra, còn có rất nhiều vụ việc liên qua đến cạnh tranh không lành mạnh, điển hình như: Formosa Hà Tĩnh đã bị phạt bồi thường thiệt hại 500 triệu USD và được gọi là công ty gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua khi làm ô nhiễm môi trường biển khiến cá chết hàng loạt tại bốn tỉnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên – Huế Hay công ty Vedan Việt Nam, sau hơn 1 năm bị phát hiện xả nước thải “chui”
ra sông Thị Vải, Viện Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh đã công bố kết quả nghiên cứu dựa trên các quan trắc kỹ thuật cho thấy công ty bột ngọt Vedan đã gây ra 80% – 90% ô nhiễm cho sông Thị Vải, huyện Long Thành,