Với đặc điểm địa hình này có thể thấy lưu vực sông Bé rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy điện,bên cạnh đó với sự phức tạp của địa hình cũng ảnh hưởng lớn đến dòng chảy c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐỊA LÝ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN: THỦY VĂN HỌC ĐẠI CƯƠNG CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN: TÌM HIỂU VỀ CHẾ ĐỘ THỦY VĂN VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN SÔNG TÁC ĐỘNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA LƯU VỰC SÔNG BÉ TẠI VIỆT
1 Dương Như Nguyệt (2356080054) – Nhóm trưởng
2 Nguyễn Thị Linh Nhi (2356080061) – Thành viên
3 Điểu Thị Thảo (2356080083) – Thành viên
4 Hồ Tấn Phát (2356080069) – Thành viên
5 Trần Thái Ngọc (2356080051) – Thành viên
Trang 2BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
1 Dương Như Nguyệt 2356080054 dung, làm word,Tổng hợp nội
thuyết trình
Nhómtrưởng
2 Nguyễn Thị Linh Nhi 2356080061 Soạn nội dung,
Trang 3MỞ ĐẦU
Thủy văn học là một lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu về nước trong tự nhiên,bao gồm các quá trình liên quan đến chu trình nước, sự phân bố, lưu trữ và di chuyển của nước trên, dưới và trong bề mặt Trái đất Thủy văn học đại cương không chỉ tập trung vào nghiên cứu các hiện tượng mưa, dòng chảy, bốc hơi, thấm nước, mà còn đi sâu vào việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ nước của các lưu vực sông, hồ và hệ thống ngầm Thủy văn học có vai trò quan trọng trong thực tiễn Môn học này cung cấp những kiến thức nền tảng giúp con người hiểu rõ hơn về sự tương tác giữa nước và các yếu tố tự nhiên, từ đó ứng dụng vào việc quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên nước một cách hiệu quả
Trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, việc khai thác và quản lý nguồn tài nguyên nước đang trở thành một trong những vấn đề quan trọng, đặc biệt là tại các lưu vực sông lớn Lưu vực sông Bé, nằm ở miền Nam Việt Nam, là một trong những vùng có tiềm năng lớn về thủy năng và cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt Tuy nhiên, sự phát triển của các công trình trên sông như đập thủy điện, hồ chứa, và các dự án thủy lợi đã và đang tạo ra những thay đổi đáng kể đối với chế độ thủy văn tự nhiên, từ đó ảnh hưởng đến môi trường cũng như đời sống kinh tế
- xã hội của khu vực
Trong tiểu luận này, chúng ta sẽ đi sâu vào tìm hiểu về chế độ thủy văn của lưu vực sông Bé, từ đặc điểm tự nhiên, diễn biến dòng chảy đến các yếu tố thủy văn quan trọng Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ đánh giá những tác động của các công trình thủy điện và các dự án phát triển liên quan đến sông Bé đối với hoạt động kinh tế - xã hội trong vùng, qua đó đưa ra những kiến nghị cho công tác quản lý và phát triển bền vững tài nguyên nước trong tương lai
Trang 4I GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG BÉ
1 Giới hạn và vị trí sông Bé
Sông Bé là chi lưu lớn nằm bên bờ sông Đồng Nai được bắt nguồn từ vùng núi phía Tây (tỉnh Đăk Nông) thuộc khu vực Nam Tây Nguyên (cao nguyên Xnaro) chảy về các tỉnh Bình Phước, Bình Dương trước khi hợp lưu vào sông Đồng Nai [2]
Thượng nguồn của sông Bé có địa hình bị chia cắt ở độ cao 600 - 800 m với 3 nhánh lớn là Đak R'lap, Đak Glun và Đak Huyot Sông Bé là một trong bốn phụ lưu lớn của hệ thống sông Đồng Nai với diện tích 7.839 km2 trong đó diện tích thuộc tỉnh Bình Phước là 5034 km2, Đắk Nông là 960 km2 , Bình Dương 818 km2 , Đồng Nai 551 km2 và
là một trong ba nhánh sông lớn của sông Đồng Nai [1]
Lưu vực sông Bé có tổng diện tích 7650 km2 thuộc tọa độ khoảng 11006’ đến
12022’vĩ độ Bắc và 106035’đến 107030’ kinh độ Đông, thuộc các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Đắc Nông, Đồng Nai và một phần thuộc Campuchia, nằm trên vùng chuyển tiếp
từ địa hình núi cao, cao nguyên của phần cuối phía Nam dãy Trường Sơn xuống đồng bằng Nam Bộ nên địa hình biến đổi rất đa dạng và phức tạp [1] Với đặc điểm địa hình này có thể thấy lưu vực sông Bé rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy điện,bên cạnh đó với sự phức tạp của địa hình cũng ảnh hưởng lớn đến dòng chảy của lưu vực sông này
Đặc điểm thủy văn của sông Việt Nam nói chung và sông Bé nói riêng phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm khí hậu, sông Bé thuộc miền khí hậu phía Nam mang tính chất chung của khí hậu Việt Nam là nhiệt đới ẩm gió mùa với sự phân hóa hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ trung bình năm cao khoảng 25,5 ° C - 26,7 ° C, lượng mưa trên lưu vực sông này thuộc vào loại lớn nhất trên toàn hệ thống sông Đồng Nai, trong đó vào mùa mưa chiếm 85% lượng mưa cả năm và mùa khô là 15% lượng mưa cả năm [1]
2 Đặc trưng hình học về sông và lưu vực sông
Trang 5Sông Bé có chiều dài sông chính là 350km, là một nhánh của sông Đồng Nai nên
hạ lưu đổ nước trực tiếp vào sông Đồng Nai không có cửa sông đổ trực tiếp ra biển, độ uốn khúc 1,4 và độ dốc lòng sông 0,0032 Lưu vực sông Bé có diện tích 7650km2 với chiều rộng bình quân của lưu vực 50km, độ dốc bình quân của sông là 0,00024 Thủy triều ảnh hưởng khoảng 10 km gần cửa nên sông Bé được xem là khu vực điển hình của sông thuộc vùng trung du. Thượng nguồn sông Bé có địa hình bị chia cắt, lòng sông dốc (độ dốc 0,072), sông suối chảy trong những khe núi nhỏ hẹp [5]
Từ sau Thác Mơ đến suối Nước Trong là trung lưu sông, với hướng chảy chính là hướng Bắc - Nam, cao độ lưu vực biến đổi từ 50 - 120m, độ dốc lòng sông 0,00053 tùy thuộc vào địa hình đáy sông Từ sau suối Nước Trong sông đổi hướng thành Tây Bắc - Đông Nam và đổ vào sông Đồng Nai tại vị trí sau thác Trị An khoảng 6km chiều dài sôngchính Lượng mưa trên lưu vực sông Bé vào loại lớn nhất trên toàn hệ thống sông Đồng Nai, khoảng từ 2.200 - 2.600 mm Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng từ tháng V – X trùngvới mùa gió mùa tây nam hoạt động với lượng mưa chiếm trên 85% lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng XI đến tháng IV năm sau với lượng mưa chiếm khoảng15% lượng mưa cả năm Sông Bé nằm hoàn toàn trong khu vực đồi núi và trung du nên không chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn và chua phèn, tuy nhiên, thủy triều có thể vào khoảng 10km tính từ cửa sông.[5]
Với những đặc điểm hình học của lưu vực sông Bé như trên thì đây là sông có diện tích tương đối lớn cung cấp lượng nước lớn chohệ thống sông Đồng Nai, cùng với đặc điểm là phụ lưu nên lưu vực sông Bé sẽ không chịu tác động lớn từ biển, bên cạnh
đó, sông Bé chảy trên dạng địa hình đồi núi và trung du nên lũ ở vùng này sẽ rất dữ dội ảnh hưởng mạnh đến đời sống và sinh hoạt
3 Đặc trưng mạng lưới sông suối
Mật độ sông suối tại lưu vực sông Bé khá dày đặc , Sông Bé có các nhánh sông đổ
vào là Đắk Lung, Đắk Glắk, và chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam theo hướng địa
Trang 6hình của nước ta, do chảy trên khu vực vùng núi nên sông Bé chảy theo hướng địa hình núi của vùng.
Lưu vực sông Bé gồm bảy cấp dòng chảy, trong đó tổng số dòng cấp 1 là 13845, dòng chính sông Bé từ Thác Mơ đến cửa lưu vực tại Hiếu Liêm là dòng cấp 7 Có năm lưu vực cấp 6 đều phân bố ở tả ngạn, 15 trong số 18 lưu vực cấp 5 phân bố bên tả ngạn
Có sự bất đối xứng lớn giữa tả và hữu ngạn lưu vực (AF = 35,67); vùng I (AF = 41,85); nổi bật tại vùng II (AF = 30,66) tuyến tính với các thông số mạng dòng chảy như số lượng dòng chảy, diện tích trung bình. Các bậc dòng chảy (từ cấp 2 đến cấp 6) có quan
hệ tuyến tính với các thông số mạng dòng chảy như: số lượng dòng chảy, diện tích trung bình, độ chênh cao, độ dốc trung bình lưu vực Đây là cơ sở để tính toán chế độ thủy văn lưu vực như cân bằng nước, mô hình hóa dòng chảy tràn, cường độ xói mòn và trầm tích v.v
4 Địa hình, địa chất, đất đai, thảm thực vật trên lưu vực:
Địa hình, địa chất: lưu vực sông Bé nằm trên địa hình trung du dạng đồi bát úp và lượn sóng phân bố ở vùng trung lưu và phía Đông của hạ lưu vực sông, độ cao phổ biến ởđây từ 100 - 200m, với đặc điểm địa chất chủ yếu là lớp phù sa từ đá bandan do sự phonghóa của tầng đất trên vùng địa núi khu vực Tây Nguyên
Địa hình vùng đồng bằng trung du ở hạ lưu ít chia cắt hơn, nhưng không có các cánh đồng lớn tập trung mà chủ yếu là dạng gò xoải và lượn sóng ven theo triền đồi của các suối Nước Trong, suối Giai phía bờ trái, vùng Tân Lập, Minh Hương, Tân Quan và Chơn Thành phía bờ phải Cao độ vùng này phổ biến từ 50 - 100 m
Địa hình đồng bằng trũng cục bộ nằm rải rác dọc theo các sông suối trên lưu vực Những đồng bằng dạng này thường nhỏ hẹp, chủ yếu dùng để trồng lúa nước, một số nơi chưa được cải tạo nên vẫn là đồng lầy hoang hóa Hướng nghiêng của địa hình cũng là hướng dốc của lưu vực, với độ cao giảm dần theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ 750 - 1.000 m ở vùng thượng, trung lưu xuống vùng hạ lưu chỉ còn 80 - 100m và tăng dần từ phía Tây lưu vực với 80 - 150 m sang phía Đông lưu vực với 250 - 700 m
Trang 7Đất đai: Diện tích đất tự nhiên tại lưu vực sông Bé theo thống kê vào năm 2015 là 7.838,9 km2, bao gồm: đất rừng là 1.378,7 km2, chiếm 17,59%; đất nông nghiệp là 5.587,7 km2, chiếm 71,28%; đất đô thị là 16,87 km2 chiếm 0,21%; đất mặt nước là 151 km2 chiếm 1,92% và đất đồng cỏ là 704,6 km2, chiếm 8,98% Số liệu thống kê cho thấy
cơ cấu sử dụng đất của lưu vực sông Bé trong các năm gần đây có sự thay đổi theo chiều hướng tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất đô thị, giảm mạnh diện tích đất lâm nghiệp
Thảm thực vật: với những đặc điểm về khí hậu và đất đai ở lưu vực sông Bé nên ở đây có hệ sinh thái rất đa dạng và phong phú, trong đó thảm thực vật là một trong những yếu tố quan trọng cấu thành cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái ở đây
Các thảm thực vật tiêu biểu như sau: Rừng tự nhiên với rừng thường xanh nhiệt đới, rừng hỗn giao Rừng trồng với rừng trồng keo, bạch đàn và cao su Rừng ngập nước
và thảm thực vật ven sông tiêu biểu là rừng ngập nước theo mùa, cỏ nước và thực vật thủy sinh Thảm cây bụi và đồng cỏ và thảm thực vật nông nghiệp gồm có cây trồng côngnghiệp, cây trồng nông nghiệp ngắn ngày
Vai trò của thảm thực vật trong lưu vực sông Bé: Bảo vệ nguồn nước, hỗ trợ đa dạng sinh học, phát triển kinh tế và đời sống người dân Chính vì các vai trò đó chúng ta cần có các biện pháp bảo tồn để thảm thực vật như bảo vệ rừng tự nhiên, như trồng rừng thay thế, khuyến khích nông nghiệp bền vững, và kiểm soát khai thác gỗ, cần được thực hiện để duy trì và phục hồi thảm thực vật của lưu vực sông Đồng thời, quản lý tốt hơn các nguồn tài nguyên nước và bảo vệ đất ven sông cũng là cách bảo vệ hệ sinh thái địa phương
5 Đặc trưng dòng chảy Lưu vực
5.1 Lưu lượng dòng chảy (Q):
Lưu lượng dòng chảy chính là tổng lượng nước trên lưu vực sông tại một thời điểm nhất định và lưu vực sông Bé có lưu lượng dòng chảy thường thay đổi theo mùa Trong mùa mưa, lưu lượng tăng cao do lượng nước từ các con suối và mưa đổ về lưu vực
Trang 8có thể đạt khoảng 80-150 m³/s Trong khi đó vào mùa khô, lưu lượng giảm do lượng mưavào mùa này thấp (nguồn cung cấp nước chính của sông Bé là từ nước mưa) nên lưu lượng vào mùa này giảm xuống còn khoảng 20-50 m³/s Lưu lượng dòng chảy trung bình
của lưu vực sông Bé thường đạt tới 250m³/s - 300m³/s.
5.2 Tổng lượng dòng chảy (W):
Tổng lượng dòng chảy (W) là lượng nước chảy qua lưu lượng sông trong một khoảng thời gian thường là một năm đây là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá tiềm năng nước của một lưu vực Tổng lượng dòng chảy trung bình của lưu vực Sông Bé hằng năm thường dao động 7,9 tỷ m³ - 9 tỷ m³ tùy thuộc vào thời điểm trong năm, mùa mưa thì tổng lượng dòng chảy này sẽ cao còn mùa cạn thì tổng lượng dòng chảy sẽ thấp
và giữa hai mùa thì tổng lượng dòng chảy có sự chênh lệch lớn
5.3 Độ sâu dòng chảy (Y):
Độ sâu của Sông Bé cũng có sự thay đổi theo mùa và địa hình, lưu vực sông Bé nằm trên dạng địa hình đồi núi và trung du nên độ sâu của dòng chảy sẽ chịu tác động lớncủa địa hình, bên cạnh đó là sự thay đổi lưu lượng nước theo mùa cũng sẽ tác động đến
độ sâu của dòng chảy Độ sâu trung bình của lưu vự sông Bé dao động từ 1 đến 3 mét, nhưng có thể đạt đến 5 mét ở một số đoạn có địa hình hẹp và sâu Độ sâu dòng chảy có thể thay đổi theo mùa do lượng nước từ mưa và các yếu tố khác, trong mùa mưa độ sâu thường tăng do lượng mưa lớn sẽ cung cấp lượng lớn nước chảy vào sông nhiều hơn từ
đó mực nước của sông tăng kéo theo độ sâu tăng, ngược lại vào mùa khô lượng mưa ít từ
đó nước cung cấp cho sông sẽ giảm mạnh vì vậy mà độ sâu dòng chảy ở đây sẽ giảm
5.4 Module dòng chảy (M):
Diện tích lưu vực Sông Bé khoảng 7.502 km² (Theo quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành danh mục lưu vực sông liên tỉnh) Trong mùa mưa lưu lượng trung bình là 250 m³/s, module dòng chảy sẽ được tính như sau:
M=250/7,502 ≈ 0.033 m³/s.km²
Trang 9(Lưu ý rằng giá trị này sẽ thay đổi theo mùa và thời điểm cụ thể).
Module dòng chảy của lưu vực Sông Bé ước tính khoảng 0.033 m³/s.km² trong mùa mưa với lưu lượng trung bình là 250 m³/s Giá trị này có thể thay đổi theo mùa và điều kiện khí hậu, do đó cần theo dõi liên tục để có số liệu chính xác hơn
5.5 Hệ số dòng chảy (α):
Tại lưu vực Sông Bé những nơi có độ sâu 5 mét và thời điểm lượng mưa là 1500
mm (1.5m) thì Hệ số dòng chảy (α) được tính như sau:
α=Y/P =5 /1.5 ≈3.33
Hệ số dòng chảy (α) của lưu vực Sông Bé, tại độ sâu dòng chảy là 5 m và lượng mưa là 1.5 m, ước tính khoảng 3.33 Giá trị này phản ánh mối quan hệ giữa lượng nước sinh ra từ lượng mưa và độ sâu thực tế của dòng chảy trong sông
6 Đặc điểm dòng chảy của lưu vực
Với đặc điểm về lượng mưa và bốc hơi như trên thì lưu vực sông Bé có lượng nước dồi dào nhất là vào mùa mưa, điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thủy điện và đảm bảo nguồn nước cho người dân tại khu vực của sông Bé
và các khu vực lân cận
Trang 106.2 Đặc điểm dòng chảy theo mùa
Mùa lũ: Sông Bé có mùa lũ trùng với mùa mưa vào khoảng tháng 8 đến tháng 11, khi lượng mưa đạt đỉnh Lưu lượng dòng chảy có thể tăng mạnh, dẫn đến lũ lụt, một con
số lưu lượng cao nhất được ghi nhận vào mùa lũ có thể lên đến 2.000 m³/s Với lượng nước lớn tập trung thời gian ngắn cùng với đặc điểm địa hình núi sẽ làm có lũ lên nhanh, đột ngột gây sạt lở, ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người dân tại lưu vực sông này
Mùa kiệt: hay mùa cạn sẽ trùng với thời kì mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng
4 năm sau, khi lượng mưa giảm đáng kể Lưu lượng dòng chảy thấp có thể chỉ đạt 10-20 m³/s, từ đó sẽ làm cho lượng nước trong lưu vực sông Bé giảm mạnh sẽ gây nên tình trạng thiếu nước điều này làm ảnh hưởng lớn đến việc cung cấp nước cho nông nghiệp vàsinh hoạt
Với đặc điểm lưu lượng dòng chảy không đều phân hóa thành hai mùa rõ rệt như trên thì cần có biện pháp điều tiết dòng chảy và sử dụng nước hợp lý để tránh tình trạng
dư thừa nước quá nhiều vào mùa lũ và thiếu nước vào mùa kiệt ở lưu vực sông Bé
6.3 Bùn cát.
Nguồn gốc trầm tích và đặc điểm địa chất của bùn cát ở lưu vực sông bé phụ thuộc lớn vào nguồn gốc đá mẹ và các quá trình phong hóa ở lưu vực này, cụ thể như sau:
về nguồn gốc thì theo viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam chỉ ra rằng trầm tích bùn cát của
lưu vực sông Bé chủ yếu đến từ phong hóa của các loại đá như đá granit và đá bazan Cácloại đá này phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ, bao gồm cả lưu vực sông Bé, và khi phong hóa sẽ tạo ra các loại trầm tích giàu khoáng chất như thạch anh, sét, và một số khoáng vật
khác Về thành phần của bùn cát thì theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh và cộng
sự (2018), bùn cát trong lưu vực sông Bé có thành phần hạt mịn, chủ yếu là cát, bùn và
sét và tùy vào điều kiện dòng chảy và địa hình mà tỷ lệ các loại hạt này có sự thay đổi rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô
Trang 11Lưu lượng bùn cát của lưu vực này thay đổi theo mùa biểu hiện như sau: Về thủy văn miền Nam Việt Nam cho thấy mùa mưa (tháng 5-11) dòng chảy trên sông Bé tăng mạnh, dẫn đến lượng bùn cát cũng tăng cao, trong khi vào mùa khô dòng chảy yếu hơn, dẫn đến sự giảm tải lượng bùn cát ( theo nghiên cứu của Lê Anh Tuấn (2015))
Bồi lắng: Do địa hình lưu vực sông Bé nằm trên dạng địa hình núi dốc với lượng mưa lớn trong mùa lũ, hiện tượng bồi lắng bún cát xảy ra nhiều tại các đoạn sông và hồ chứa, bồi lắng này làm giảm dung tích hồ chứa, giảm khả năng điều tiết nước và tăng nguy cơ lũ lụt Về phân bố, bùn cát chủ yếu lắng đọng tại các khúc quanh của sông và cácvùng trũng Một báo cáo của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển (2020) cũng xác nhận hiện tượng này, đặc biệt tại các khu vực hạ lưu, nơi dòng chảy yếu hơn
Lưu vực sông Bé có tỷ lệ bồi lắng hàng năm khoảng 3-5 triệu tấn bùn cát, điều nàyđòi hỏi các biện pháp kiểm soát xói mòn và duy trì lòng sông với một số biện pháp tiêu
biểu như: Phục hồi rừng đầu nguồn theo tài liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhấn mạnh cần thiết phải tái tạo và bảo vệ rừng tại lưu vực đầu nguồn để tăng khả năng giữ nước, giảm xói mòn và hạn chế lượng bùn cát Quản lý khai thác cát việc khai
thác cát trên sông cần được kiểm soát chặt chẽ để hạn chế xói lở và thay đổi dòng chảy Một số địa phương đã áp dụng các biện pháp quản lý theo quy hoạch khai thác cụ thể nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực Hệ thống quan trắc bùn cát nên thiết lập các trạm quan trắc để giám sát bùn cát trên sông Bé giúp kiểm soát tốt hơn các biến đổi và đề xuất kịp thời các biện pháp ứng phó
6.4 Xâm nhập mặn.
Xâm nhập mặn ở sông Bé là một vấn đề tương đối mới và không quá nghiêm trọng do vị trí địa lý của sông chủ yếu ở thượng nguồn thuộc khu vực miền núi, xa biển, tuy nhiên, xâm nhập mặn có thể ảnh hưởng đến các khu vực tiếp giáp với sông Bé và các con sông khác vào mùa khô, khi lưu lượng nước giảm, dẫn đến nước mặn xâm nhập sâu hơn vào nội địa
Trang 12Đặc biệt trong thời gian gần đây xâm nhập mặn ở sông Bé đang ngày càng nghiêmtrọng do tác động của biến đổi khí hậu và các hoạt động kinh tế, thủy lợi Mặc dù sông
Bé không trực tiếp đổ ra biển, nhưng do nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ với mạng lưới sông ngòi chằng chịt cùng với đó là sự kết nối với sông Đồng Nai nên dòng nước mặn từ hạ lưu có thể ảnh hưởng đến hệ thống nước mặt và nước ngầm trong vùng
Một số biện pháp ứng phó và quản lý xâm nhập mặn ở lưu vực sông Bé như sau:
Xây dựng hệ thống đê, cống ngăn mặn theo tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khuyến nghị xây dựng các hệ thống đê điều và cống ngăn mặn tại các nhánh
sông kết nối với sông Đồng Nai để hạn chế nước mặn xâm nhập vào lưu vực sông Bé
Quản lý và bảo vệ rừng ngập mặn, từ một số nghiên cứu, chẳng hạn như của Hoàng Văn Nam (2020), nhấn mạnh rằng rừng ngập mặn có tác dụng làm giảm xâm nhập mặn, nhờ
đó bảo vệ các khu vực đất ven sông, tuy nhiên, điều này khó áp dụng rộng rãi tại lưu vực sông này do đặc điểm vị trí nội địa của nó Quản lý sử dụng nước và giảm khai thác nước
ngầm đặc biệt trong mùa khô cần giảm khai thác nước ngầm và tăng cường các biện pháp
trữ nước ngọt, bao gồm các hồ chứa và ao trữ nước, có thể giảm áp lực xâm nhập mặn
6.5 Thiên tai.
Lưu vực sông Bé nằm trong vùng thường xuyên phải đối mặt với các loại thiên tai như lũ lụt, hạn hán và ngập úng, đặc biệt là dưới tác động của biến đổi khí hậu và sự phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay Các thiên tai này gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội và ảnh hưởng lớn đến môi trường tự nhiên của lưu vực cụ thể như sau:
Về lũ lụt: Lưu vực sông Bé có đặc điểm địa hình dốc, nguồn nước từ nhiều sông nhánh chảy xuống, dẫn đến nguy cơ lũ cao trong mùa mưa theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan và cộng sự (2019), cho thấy lượng mưa lớn và tập trung trong mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 11) gây ra hiện tượng lũ quét và ngập lụt tại các vùng trũng ven sông, đặc biệt là trong giai đoạn bão và áp thấp nhiệt đới, lưu vực sông Bé thường đối mặt với
lũ lụt nghiêm trọng Các năm ghi nhận mức độ lũ lụt cao bao gồm năm 2016 và 2020, gây thiệt hại lớn cho nông nghiệp và cơ sở hạ tầng, theo Báo cáo của Viện Khoa học